What's new

[Tổng hợp] Chuyên mục: Kỹ Năng Sinh Tồn.

2.Khai thác ngọn lửa

Tất nhiên là ngọn lửa vẫn được chúng ta sử dụng để nấu nướng, sưởi ấm, hong khô, thắp sáng… ( bài viết hướng dẫn về cách nấu nướng và bảo quản thức ăn sử dụng ngọn lửa như thế nào sẽ được đề cập vào kì sau ) Nhưng chúng ta làm việc đó như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất lại là chuyện khác.

Ngoài hoang dã bạn không có những vật dụng cần thiết để thắp sáng như đèn pin hay chỉ là các loại đèn nến đơn giản thì bạn có thể đốt lên một đống lửa để soi sáng và sưởi ấm. Tuy thế bạn cũng không thể bê nguyên chúng để đặt vào trong nơi trú ẩn như hang động, lều trại được. Bạn sẽ bị ngộp khói hoặc nhiễm độc khí carbon monoxide, 1 đống lửa to để trong lều trại thì nguy cơ gây cháy rất cao, cực kì nguy hiểm.

Vậy chúng ta sẽ chi phối và sử dụng ngọn lửa như thế nào là đúng cách nhất ?

Lửa trong lều trại

- Nếu bạn đã xây dựng được một căn lều đơn giản kiểu lều du mục khá thuận tiên cho việc đốt lửa phía bên trong thì bạn có thể nhóm lên một đống lửa nhỏ. Tuy nhiên phải kiểm soát ngọn lửa ở mức độ vừa đủ, bao quanh bếp lửa là những viên đá nhỏ xếp theo vòng tròn để tránh việc lửa sẽ lan ra xung quanh trong lúc ta không để ý.

Chú ý: chọn những viên đá khô và chắc chắn. Những viên đá ẩm ướt, đá vôi rất dễ bị nổ nếu nung nóng. Bị những mảnh đá nóng này bắn vào mắt cũng là cả một vấn đề đấy.

resized_fw-4119f.bmp


- Đối với những loại lều trại kiên cố và kín đáo hơn. Bạn có thể làm một loại bếp ngầm kiểu Dakota như hình dưới. Đây là một loại bếp đơn giản, an toàn nhưng rất thuận lợi đáp ứng nhiều loại nhu cầu khác nhau của bạn. Nó kiểm soát, che giấu ngọn lửa tốt. Phục vụ cho việc nấu ăn hay sưởi ấm đều rất an toàn tiện lợi.

Loại bếp Dakota ngầm này có thể sử dụng ở trong lều hoặc ngoài trời.

Cách làm một bếp Dakota ngầm như sau:

resized_bepngam-4119f.bmp


+ Đào một lỗ đường kính khoảng 40cm, sâu khoảng 50-70 cm dưới mặt đất. Lỗ này ở trong lều hay ngoài trời đều được. Nếu ở trong lều thì nên đặt gần cửa để lều được thoáng khí và không bị ngộp khói.

+ Đào thêm một lỗ khác có tác dụng thông gió, lỗ này ở hướng gió là tốt nhất.

+ Thông 2 lỗ này với nhau và sắp xếp bếp lửa bên dưới tùy theo nhu cầu của bạn như hình minh họa.

Đốt lửa trên tuyết hoặc trên sàn gỗ

Ở những nơi có tuyết phủ dầy bạn không thể nhóm lên được một đống lửa theo cách thông thường hoặc những nơi bạn không muốn cho ngọn lửa tiếp xúc với sàn đất (VD đốt bếp trên sàn gỗ chẳng hạn). Bạn có thể áp dụng theo cách sau để có được một đống lửa ấm áp theo như mong muốn.

Ở những khu vực lạnh giá tuyết phủ, những thân cây xanh cỡ cổ chân cổ tay thường rất giòn và được bẻ gẫy một cách dễ dàng bằng tay không. Giữ lấy phần thân cây và đạp mạnh vào phần gần gốc ta có thể thu được một thân cây xanh nguyên vẹn. Với vài ba cây còn xanh tươi kiểu đó, ta có thể sắp xếp thành một bếp lửa cháy trên tuyết theo hình minh họa dưới đây.

+ Đặt liên tiếp những thân cây này cạnh nhau thành một sàn gỗ nhỏ.

+ Xếp thêm một lớp thân gỗ tươi lên phía trên. 2 lớp hoặc 3 lớp thì càng tốt.

+ Những thân gỗ tươi này đặt phía dưới ngọn lửa nên không dễ bắt lửa. Bếp lửa kiểu này có thể duy trì khá lâu ở những vùng đất tuyết phủ.

resized_bepbang-4119f.bmp

Đốt lửa trên băng tuyết hoặc vùng lầy lội.

Các loại đống lửa

Nói chung để tạo ra một đống lửa khi đã có mồi lửa rồi là việc khá đơn giản. Bạn thu thập những nguyên liệu dễ cháy và duy trì được sự cháy tốt xung quanh như: những cành cây khô, thân cây gỗ chết khô, cỏ khô, than bùn, phân gia súc khô, than đá … rất nhiều thứ để bạn có thể tận dụng và sau đó hình thành nên một đống lửa.

Ở đây mình chỉ nói sơ qua vài cách tạo ra những đống lửa khác nhau từ củi khô. Ưu điểm khác nhau của từng loại để các bạn có thể tận dụng nó trong những tình huống đặc thù nhất.

- Đống lửa kiểu hình nón thông dụng:

Không có gì phức tạp để nói thêm về dạng này. Đây là dạng bếp lửa bạn hay được thấy nhất ở bất kì đâu. Chúng đều ở dạng hình nón cho dù những thanh củi được xếp ở góc độ cao hay thấp. Ở hình dạng này, các thanh củi được xếp xen kẽ và dựa vào nhau để tạo thành một hình nón. Khi bắt lửa, lửa sẽ cháy đều từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới.

- Đống lửa kiểu Lean to ( đống lửa kiểu nghiêng )

lean-9403b.PNG


Đây là dạng đống lửa cho phép ta hẹn giờ lửa tắt hay kiểm soát, dập tắt ngọn lửa một cách dễ dàng nhất. Tuy nhiên ngọn lửa từ loại đống lửa này khá yếu. Ta có thể khắc phục bằng cách sử dụng những thanh củi to hơn.

Cách tạo ra đống lửa kiểu này như sau:

+ Cắm một thân gỗ tươi xuống mặt đất, nghiêng 1 góc 30 độ so với mặt đất.

+ Xếp lần lượt những thanh củi gác lên thân gỗ tươi đó theo như hình minh họa. Xếp xen kẽ và sát vào nhau.

+ Khi đốt cháy, các thanh củi cháy lần lượt từ cao xuống đến thấp. Tùy vào cách ta bố trí củi dày hay mỏng, nhiều hay ít mà ta có thể kiểm soát được thời gian đống lửa sẽ tắt

+ Khi muốn dập tắt đống lửa ta chỉ việc loại bỏ phần củi chưa cháy đến, chỉ mất vài giây là ta có thể làm tắt lửa. Đây cũng là loại bếp lửa cháy rất tốt ngay cả với gỗ ướt. Xếp gỗ ướt ở phía sau lửa cháy ở phía trước sẽ tự động hong khô chúng để nuôi dưỡng sự cháy.

- Đống lửa kiểu mương chữ thập (Cross ditch)

cross-9403b.bmp


Đống lửa kiểu này được tạo ra để hình thành nên những ngọn lửa mạnh mà các loại đống lửa bình thường khác không làm được. Thông thường những đống lửa trại chỉ có thể kiểm soát theo kiểu làm lửa yếu mạnh bằng cách rút bớt ra hay thêm củi vào. Loại đống lửa Cross ditch này sẽ cho ta những đám lửa cháy mạnh, tiêu thụ nhiều nhiên liệu hơn gấp đôi so với loại đống lửa khác.

Cách tạo ra đống lửa kiểu này như sau:

+ Đào một cái rãnh hình chữ thập dưới mặt đất, sâu gần 1 gang tay, chiều rộng khoảng 1 gang tay như hình minh họa.

+ Ở giữa của rãnh chữ thập ta xếp củi, bùi nhùi và nhiên liệu cháy lên trên.

+ Rãnh cạn hình chữ thập này sẽ hút không khí xung quanh để cung cấp cho đống lửa một cách liên tục. Đống lửa này sẽ cháy rất to và mạnh.

- Đống lửa kiểu kim tự tháp (Pyramid)

pyra-9403b.PNG


Đây là kiểu đống lưa giúp bạn có thêm thời gian rảnh rỗi khi không cần phải chú ý đến nó. Nó sẽ cháy đều và liên tục qua đêm mà không cần phải thêm củi hay trông nom gì cả ( thông thường với những đống lửa kiểu khác phải có một người thức canh để giữ cho lửa không bị tắt )

Cách tạo ra đống lửa kiểu này như sau:

+ Đặt 2 thân gỗ lớn nhất phía dưới cùng.

+ Lần lượt xếp các thanh gỗ đều nhau lên phía trên, so le nhau như hình minh họa.

+ Thêm một lớp khác theo chiều ngang lên phía trên. Phía trên nữa là một lớp thân gỗ khác so le theo chiều dọc.

+ Càng nhiều lớp củi như thế ta càng có một bếp lửa cháy lâu. Cũng không nhất thiết lớp sau phải nhỏ hơn lớp trước. Loại đống lửa này sẽ cháy từ trên xuống dưới rất đều đặn.
 
Các loại bếp mini và đèn thắp sáng đơn giản

Bếp mini.

301-untitled17-9403b.jpg



Như tôi đã nói ở nhiều kì trước, có rất nhiều thứ bạn có thể tận dụng được ngoài hoang dã ngay cả khi bình thường đối với bạn nó là vật vô dụng bỏ đi. Các loại vỏ lon, vỏ hộp bằng kim loại là một ví dụ. Từ nó ta có thể làm nên rất nhiều thứ có ích cho cuộc sống sinh tồn ngoài hoang dã. Ở đây tôi xin hướng dẫn các bạn sử dụng các loại vỏ lon, vỏ hộp thức ăn đóng hộp làm thành một chiếc bếp mini cực kì thuận tiện.

Nhiên liệu để chiếc bếp này hoạt động là các loại mỡ động vật, dầu thực vật, sáp ong ( lấy ra từ các tổ ong, mình sẽ hướng dẫn rõ hơn về tổ ong vào các kì sau )

Cách tạo ra chiếc bếp mini này như sau:

- Đục 4 lỗ nhỏ theo hình chữ thập trên nắp lon.

- Xâu 4 sợi dây vải hay bong gòn có tác dụng giống như tim đèn vào 4 cái lỗ đó. Để thừa ra một đoạn lên phía trên làm bấc.

- Cắt 2 miếng thiếc từ một chiếc lon khác để làm kiềng như hình dưới. 2 miếng kim loại này phải đủ cứng để có thể chống đỡ được những chiếc nồi.

301-untitled18-9403b.jpg


- Đổ mỡ động vật, dầu hay sáp ong vào trong lon.Khi đốt lửa lên, 4 tim đèn sẽ hút mỡ hay dầu phía dưới để tiếp tục cháy. Bếp sẽ cháy khoảng nửa ngày với ngọn lửa vừa đủ để đun nấu. Khi hết dầu mỡ phía dưới ta phải tiếp tục thêm vào.

Đây là một loại bếp nhỏ gọn, có tác dụng lớn và thuận tiện để di chuyển.

Bếp Koolik của người Eskimo:

Với những vùng đất băng tuyết lạnh giá như Eskimo, ngay cả nước còn đóng băng dày hàng tấc thì mỡ động vật cũng bị đóng băng ngay cả khi ở trong lon. Nó sẽ bị đóng cục và không cung cấp được dầu lên trên như loại bếp mini ở trên. Ta phải sử dụng loại bếp Koolik của người Eskimo để khắc phục nhược điểm đó.

Ta cần chuẩn bị: vải hay bông gòn làm bấc, một hộp thiếc rộng, 2 miếng thiếc mỏng để đỡ bấc đèn.

Thiết kế chúng như hình sau đây để tạo thành một chiếc bếp Koolik Eskimo

- Mỡ động vật được để lên tấm thiếc để luôn bị tan chảy cung cấp mỡ nước cho bấc đèn.

- 2 tấm thiếc vừa nâng đỡ bấc đèn vừa làm nóng mỡ đông phía dưới, đảm bảo cho bấc đèn luôn hút được mỡ lỏng từ dưới lên giúp đèn hoạt động liên tục.

- Loại bếp này có thể đun nấu, sưởi ấm hay thắp sáng đều được. Thời gian hoạt động của nó cũng rất dài.

resized_den%20eskimo-4119f.PNG


Đèn thợ rừng:

Đây là một loại đèn cực kì đơn giản. Đựng mỡ động vật trong các vật liệu như vỏ dừa, vỏ sò. Lấy một sợi vải hay bong gòn làm bấc đèn. Cố định nó bằng cách xuyên qua một sợi kim loại nhỏ qua rồi gác lên phía trên vỏ sò vỏ dừa như hình vẽ. Ta cũng có thể cố định bằng cách kẹp nó bằng 2 viên đá nhỏ. Nói chung chỉ cần cố định bấc đèn lên trên là được. Khi đốt lên cũng cho ta ánh sáng khá ổn định.

denthomo-9403b.PNG


Đèn mù u.

Cây mù u là loại cây hoang mọc nhiều ở nước ta. Nhiều nơi trồng loại cây này để ép lấy dầu thắp đèn. Loại cây này cũng mọc hoang dã ở một số nước nhiệt đới trên thế giới

Quả của loại cây này chứa rất nhiều tinh dầu dễ cháy. Ta có thể ép tinh dầu từ quả đó hoặc phơi khô, cắt lát và xâu vào một cái que kim loại nhỏ. Khi đốt nó sẽ cháy rất sáng và lâu. Đem ra gió cũng không bị tắt.

resized_800px-Starr_061106-1468_Calophyllum_inophyllum-4119f.jpg

Cây mù u

3.Lưu trữ lửa

Một sự thật ở đây là để làm ra được một ngọn lửa thì cực kì tốn công sức và sự kiên nhẫn cao độ. Bạn cũng chẳng dễ dàng gì để kiếm nguyên liệu mà duy trì cho lửa cháy mãi được nên sẽ có một vấn đề được đặt ra ở đây là làm thế nào để bảo quản và lưu trữ ngọn lửa trong một thời gian dài.

Nếu bạn ở yên một chỗ và có thời gian trông coi, duy trì ngọn lửa thì không có vấn đề gì.Nhưng nếu bạn muốn đi đâu đó một vài ngày mà khi quay về vẫn còn giữ được ngọn lửa đang cháy thì có thể làm theo cách như sau:

- Sắp xếp những thanh gỗ lớn theo hướng gió thổi, thanh gỗ sau gác lên phần đuôi của thanh phía trước.

- Đốt thanh gỗ đầu tiên ( phần ở hướng gió) . Thanh gỗ này sẽ cháy từ từ cho đến phần đuôi.

- Khi cháy hết thanh thứ nhất, do thanh phía sau được gối lên thanh trước nên nó sẽ được nhóm lên và tiếp tục cháy về phía đuôi. Tương tự như thế lửa sẽ được duy trì cho đến khi thanh gỗ cuối cùng cháy hết.

resized_giulua1-4119f.PNG


Sử dụng một đoạn thừng khô: Lấy một đoạn dây thừng khô bện bằng các loại sợi cây và đốt một đầu. Thổi tắt nó chỉ để lửa cháy âm ỉ. Tùy thuộc vào độ dài của sợi dây thừng mà ta có thể giữ được lửa trong thời gian dài hay ngắn. Nhiều nhất cũng có thể lên đến vài ngày.

Khi cần ta đưa đầu đang cháy âm ỉ đó vào bùi nhùi và thổi bùng lên ngọn lửa.

resized_giulua2-4119f.PNG



Nếu không có dây thừng ta có thể bện cỏ khô, rơm khô, sợi cây lại thật chặt và sử dụng như sợi dây thừng ở phía trên. Đây là cách mà người Việt Nam ta xưa vẫn sử dụng để lưu trữ lửa. Sợi rơm này được gọi là sợi rơm con cúi, đựng chúng trong các hộp kim loại hoặc ống tre tươi có thể mang vác đi dễ dàng.Nếu bện dài một chút ta có thể giữ lửa được rất lâu.

Sử dụng một chiếc lon, vỏ đồ hộp, vỏ dừa, vỏ trai, mai rùa …Đổ một lớp tro để lót phía dưới sau đó để những viên than nóng vào giữa.Trên cùng ta phủ lên một lớp tro mỏng nữa cũng có thể giữ được than cháy âm ỉ khá lâu khoảng nửa ngày. Dùng một sợi dây xỏ qua để mang vác, di chuyển từ chỗ này sang chỗ khác khi bạn làm việc.

Tổng kết

Ở ngoài hoang dã, đôi khi một ngọn lửa cháy trong đêm cũng quyết định số phận của bạn. Chưa kể đến những vùng đất băng giá lạnh lẽo ,sống trong một khu rừng sâu, những hang động tối tăm mà quanh mình chỉ dày đặc một màu đen tối thì cảm giác khủng bố sẽ mau chóng đến với bạn. Ngọn lửa giúp bạn an tâm hơn trong hoàn cảnh đó. Một ngọn lửa le lói trong rừng sâu sẽ soi sáng, sưởi ấm, xua đuổi các loài thú dữ và còn cả trăm cách khai thác nó mà bạn sẽ phải tự tìm ra nếu thất lạc ngoài hoang dã. Trong những hoàn cảnh khốn cùng đó, việc tạo ra một nguồn năng lượng quan trọng là ngọn lửa sẽ là một nấc thang vững chắc giúp bạn bước tiếp trên con đường sinh tồn.

Ở kỳ sau, chúng ta sẽ bàn đến một vấn đề cũng cấp thiết không kém lửa và nước. Đó là thực phẩm. Thực phẩm từ thực vật, thực phẩm từ động vật. Thứ gì ăn được và thứ gì không ăn được? Chế biến và bảo quản chúng như thế nào? Hẹn gặp lại các bạn trong phần sau của loạt bài về chuyên đề kỹ năng sinh tồn!
 
Đến đây xin kết thúc loạt 7 chuyên mục quan trọng trong sinh tồn, hy vọng thông tin trên sẽ hữu ích với các bạn. :)
 
cái này chắc print ra, đóng thành 1 tập thì họa may mà nhớ hết! hichic!
cám ơn anh, thông tin rất hay và hữu ích! :)
 
cái này chắc print ra, đóng thành 1 tập thì họa may mà nhớ hết! hichic!
cám ơn anh, thông tin rất hay và hữu ích! :)

Hi, anh cũng đang nghiền ngẫm cái này đây, nhớ những ý chính về kỹ năng thôi, còn lại thì phải tập cách sử dụng thuần thục các dụng cụ mình trang bị sẵn. :)
Anh thấy cách tận dụng thức ăn là động vật có độc rất cần thiết, nhất định phần này phải nhớ vì thà chờ chết đói còn "lành" hơn là ăn phải thức ăn độc.
 
- [


- Di chuyển trên biển bằng bè


Hải Lưu: tìm kiếm và tận dụng các dòng hải lưu là phương án tốt nhất, ta luôn có một hướng đi cụ thể mà không bị chi phối bởi hướng gió hoặc đơn giản khi ta thậm chí không có nổi một chiếc buồm. Khi đã tìm kiếm được cho mình một dòng hải lưu nào đó ta có thể điều khiển tốc độ di chuyển của mình bằng một công cụ tự tạo. Nó có thể tăng tốc độ của bè lên rất đáng kể. Đó là 1 chiếc Sea anchor , vật dụng này cho đến bây giờ vẫn được sử dụng khá rộng rãi.
image04-4c982.jpg

Nguyên lý hoạt động của một sea anchor (buồm gầu).


image08-4c982.jpg

Một cái sea anchor cỡ lớn.

image01-4c982.jpg
Bạn có thể thay cái xô này bằng bất kì thứ gì sẵn có: vải, túi nilon...



Chẳng cần giải thích nhiều đúng không. Dòng hải lưu chảy mạnh nhưng thường chảy sâu trong lòng biển hơn là trên mặt. Sử dụng một chiếc buồm ngầm như thế này để kéo chiếc bè về phía trước thì rất hiệu quả khi ta đang trong dòng chảy của nó.Nếu không thể tạo ra bất kì cái sea anchor nào được thì làm bè đầm hơn, chìm sâu vào nước hơn 1 chút thì tốc độ trôi cũng nhanh hơn.



Bác chắc không hiểu chữ anchor là cái neo.

Nếu họ muốn dùng nó làm buồm thì đã kêu là sail rồi.

Sea anchor mục đích của nó là làm cho mấy thuyền nhỏ, nhất là thuyền phao cấp cứu không bị lật vì gió lớn hoặc sóng lớn. Không ai dùng nó với mục đích làm buồm hết.
 

Bác chắc không hiểu chữ anchor là cái neo.

Nếu họ muốn dùng nó làm buồm thì đã kêu là sail rồi.

Sea anchor mục đích của nó là làm cho mấy thuyền nhỏ, nhất là thuyền phao cấp cứu không bị lật vì gió lớn hoặc sóng lớn. Không ai dùng nó với mục đích làm buồm hết.

Hi, cũng như bài trước, mình thấy bài hay nên copy qua sang cho ae Phượt tham khảo chứ trình của mình chưa đủ để viết bài này đâu, bác xem lại giúp.
@ Dù sao cũng cảm ơn bác đã giải thích hộ. Nếu được, mong bác chia sẻ kinh nghiệm sinh tồn của bác với ae. :)

- Không xét ngữ nghĩa tiếng Anh, mình thấy nhiều bài viết vẫn dùng chữ sea anchor. Có lẽ họ muốn nói đến thiết kế kiểu "neo biển" nhưng có tác dụng lợi dụng dòng hải lưu để đưa tàu đi xa và đúng hướng, bởi bài viết trên cũng ghi rất rõ là dùng buồm thì không dùng sea anchor, vì gió và hải lưu thường nghịch hướng, nếu chỉ dùng sea anchor thì hướng của tàu đi là hướng của dòng hải lưu cũng là điều dễ hiểu. :)

http://kynang.7pop.net/2011/07/lam-gi-e-ton-tai-khi-troi-dat-tren-bien.html
 
Last edited:
Hi, cũng như bài trước, mình thấy bài hay nên copy qua sang cho ae Phượt tham khảo chứ trình của mình chưa đủ để viết bài này đâu, bác xem lại giúp.
@ Dù sao cũng cảm ơn bác đã giải thích hộ. Nếu được, mong bác chia sẻ kinh nghiệm sinh tồn của bác với ae. :)

- Không xét ngữ nghĩa tiếng Anh, mình thấy nhiều bài viết vẫn dùng chữ sea anchor. Có lẽ họ muốn nói đến thiết kế kiểu "neo biển" nhưng có tác dụng lợi dụng dòng hải lưu để đưa tàu đi xa và đúng hướng, bởi bài viết trên cũng ghi rất rõ là dùng buồm thì không dùng sea anchor, vì gió và hải lưu thường nghịch hướng, nếu chỉ dùng sea anchor thì hướng của tàu đi là hướng của dòng hải lưu cũng là điều dễ hiểu. :)

http://kynang.7pop.net/2011/07/lam-gi-e-ton-tai-khi-troi-dat-tren-bien.html

Tớ biết bác lấy từ link khác đấy chứ.

Ý đây là bác không biết bài viết sai nên cứ copy and paste qua.

Còn bác muốn nghĩ chữ sea anchor là thế nào ngoài chữ neo thì tùy bác. Đừng thấy người khác dùng mà nghĩ là họ dùng đúng.

Cho bác thêm cái link của chỗ bán sea anchor nè.

http://www.seaanchor.com/seaanchor.htm



Bác kiếm cuốn sách Adrift của Callhan mà đọc. Ông này bị chìm thuyền và sống 1 mình trên bè phao 76 ngày. Bè này có sea anchor.
http://en.wikipedia.org/wiki/Steven_Callahan


Youtube lấy xuống mất rồi. Bác kiếm DVD của Les Stroud - Survivorman - Lost at Sea mà coi ông ta dùng sea anchor để làm gì.
 
Tớ biết bác lấy từ link khác đấy chứ.

Ý đây là bác không biết bài viết sai nên cứ copy and paste qua.

Còn bác muốn nghĩ chữ sea anchor là thế nào ngoài chữ neo thì tùy bác. Đừng thấy người khác dùng mà nghĩ là họ dùng đúng.

Cho bác thêm cái link của chỗ bán sea anchor nè.

http://www.seaanchor.com/seaanchor.htm



Bác kiếm cuốn sách Adrift của Callhan mà đọc. Ông này bị chìm thuyền và sống 1 mình trên bè phao 76 ngày. Bè này có sea anchor.
http://en.wikipedia.org/wiki/Steven_Callahan


Youtube lấy xuống mất rồi. Bác kiếm DVD của Les Stroud - Survivorman - Lost at Sea mà coi ông ta dùng sea anchor để làm gì.

Nguồn của bác gợi ý đều ở nước ngoài cả, VN mình hơi khó tiếp cận được. Vâng, khi mình paste bài này, mình vẫn chưa đọc hết 7 chương của nó, và đến tận giờ, mình vẫn chỉ mới đọc đến 5 chương đầu vì chứng đau lưng và cổ, cũng như công việc không cho phép mình ngồi lâu được, dù rất muốn đọc hết.
Mình không nghĩ ai đúng ai sai cả, mình hiểu ý người viết muốn nói. Bởi người viết bài này là người VN, sinh sống tại VN, họ tham khảo nhiều thông tin cũng như tài liệu, kiến thức khác nhau từ khắp nơi, tổng hợp lại và diễn giải cho người VN hiểu bằng ngôn ngữ VN. Vì thế, cái chữ tiếng Anh ấy họ nói không quan trọng bằng cách họ truyền đạt và muốn mình hiểu. Người VN nếu không phải dân trong nghề hàng hải, hoặc không có đam mê tìm hiểu về sinh tồn,... thì nói thật, dù họ rành tiếng Anh, họ chỉ hiểu sea anchor là neo biển chứ họ chẳng biết nó là gì, dùng ra sao. Ở đây người viết dùng từ đó để diễn tả một công cụ giúp thuyền di chuyển bằng dòng hải lưu, đừng xét họ đúng hay sai, hãy cảm ơn họ vì đã cho chúng ta cái nhìn đơn giản nhất. :)
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,672
Bài viết
1,171,162
Members
192,346
Latest member
tuoihongtran
Back
Top