What's new

[Chia sẻ] Côn đảo - hoang dã

Bao la miền Nam thưa thớt quá em hơi Gato với các bác Bắc bộ nên hôm nay em làm một cục quyết tâm cho cái Topic này có gì mà dừng giữa đường thì các bác giúp em với nhé

Rời bỏ không khí lễ hội Noel ở SG, đèn hoa treo kín các phố chính, xe cộ nườm nợp, nhà em quyết định đến một nơi mà các cụ ngày xưa gọi là đi đày Côn Đảo

Côn Đảo là một cụm gồm 16 hòn đảo lớn nhỏ, hòn đảo lớn nhất là đảo Côn Sơn với tổng dân số 6000 người trong đó riêng các chiến sĩ đã chiếm 3000. Mặc dù dân số có khi không bằng một phường của Cần thơ nhưng vẫn hơn Cần thơ là có Sân bay, cái này em hy vọng cuối năm nay Cần thơ sẽ vượt.

Côn đảo từ trên không (em súng lớm, tiền ít ngồi ngay cái cửa sổ bẩn)

1204815bb5c03f4e.jpg



1204815bb5c06275.jpg



Sân bay Côn Sơn


1204815bb5c01c26.jpg



Bãi biển trung tâm thị trấn


1204815bb5c0859d.jpg



Hoang dã


1204815bb5c0cbeb.jpg



1204815bb5c0ef13.jpg
 
Bình minh ló rạng cảng Bến Đầm
3340691947_3a2d131e4a_b.jpg


3341534156_f935818575_b.jpg



Từng thuyền câu, tàu cá thong dong về bến sau một đêm buông câu, quăng lưới..
3340715629_4472941933_b.jpg


Những con đường rất sạch sẽ .. những cây bàng trên đường Tôn Đức Thắng vươn ra biển.
3352251113_ccd6844644_o.jpg


..đường Lê Duẩn
3351859980_3451ef2d30_b.jpg
[/

Các món ăn sáng tại chợ Côn Đảo không được đa dạng lắm : ngô luộc (ở đây người ta gọi là “cái ngô” ), bún mắm, mỳ, 1 loại bánh tương tự như bánh rán (nhưng dài hơn ) vàbánh mì. Và món ăn đầu tiên tại Côn Đảo của chúng tôi:
Bún mắm.
3351839016_54e817f42b_b.jpg
 
Biển Côn Đảo

Lúc bình minh, mặt trời lấp ló sau Hòn Bảy Cạnh

3493616423_90654ee60f_b.jpg


Ngắm bình minh mờ ảo trên biển, từ trái sang: Hòn Bảy Cạnh, Hòn Bông Lan, Hòn Tài Lớn, Hòn Tài Nhỏ
3352251101_8524f19698_o.jpg


Mây còn đang lim dim ngủ. Từ phải sang: cánh cung phải của đảo Côn Sơn, Hòn Trác, Hòn Tài Nhỏ
3494446188_233752e98e_b.jpg


Bãi biển trải dài, sạch sẽ, cát êm mịn, sóng nhẹ nhàng..
3493616439_37bf8dc2ba_b.jpg


Sao biển

3493616429_a1f88250bb_b.jpg


Hình dưới này, có lẽ là trứng Sao biển?
3543089190_133bd29746_o.jpg


3493616443_3e77923e33_o.jpg
 
Last edited:
Côn Đảo -khi biển xanh - xanh xanh, mây trắng - trắng trắng xóa

Hòn Trứng (hay còn gọi là Hòn Đá Bạc), là hòn đảo màu trắng bé tí xíu giữa ảnh, bạn hãy nhìn kỹ một chút sẽ thấy. Hòn đảo này là nơi tụ tập của rất nhiều loại chim chóc. Phân chim đã tạo nên màu trắng đặc trưng của hòn đảo này, và trong những ngày nắng, Hòn Đá Bạc được nhìn thấy rất rõ.

3356749502_96c5217733_b.jpg


Mũi Ta Bê

3355924125_82d5daa353_b.jpg


..và Mũi Ta Bê - khi nhìn từ trên cao

3494480624_85a692560e_o.jpg


Hòn Bảy Cạnh

3356713132_68083d9891_o.jpg


Đoạn đường từ trung tâm huyện đảo ra sân bay Côn Sơn (hay còn gọi là sân bay Cỏ Ống)
3356713130_77994c1ee4_o.jpg


Nước trong vắt..
3356713112_f24a98d9cb_o.jpg
 
Côn Đảo - Một số trại giam

Có thể bạn đã tới Côn Đảo, bạn cũng đã được nghe và biết tới các trại tù nơi đây. Không biết cảm giác của bạn khi đó thế nào? còn bản thân tôi thì ..rất sợ khi đi thăm những khu trại giam này cho dù bây giờ đó chỉ là quá khứ, là lịch sử. Tôi đã cố gắng trấn an mình để được tận mắt thấy và hiểu thêm về những gì đã đi qua hòn đảo này cách đây vài chục năm. Không thể hiểu nổi, tại sao quần đảo tuyệt đẹp này lại đã từng được Pháp, Mỹ-Ngụy chọn để dựng nên những nhà tù khủng khiếp như vậy? lại càng không thể tưởng tượng nổi tại sao con người có thể nghĩ ra và làm những điều tàn ác đến thế??? Nhưng trên hết, tôi cảm phục vô cùng sức chịu đựng phi thường của những người yêu nước đã bị lưu đày nơi đây.

Trại Phú Hải

3351077759_3a6a897001_b.jpg


Phòng giam lớn. Chính giữa phòng giam có một bàn thờ nhỏ cho linh hồn của những người tù đã ra đi tại khu nhà tù này. Dù chỉ nhìn những mô hình tái hiện quá khứ trong căn phòng này nhưng cũng thấy xót xa vô cùng..

3351062429_0a1429e25e_b.jpg


3351868790_3f55ecd929_b.jpg


Khu biệt giam

3351072269_f6811c43b4_b.jpg


Phòng cấm cố

3351894110_a1bd5d8913_o.jpg


Khu bếp ăn của người tù, trông có vẻ tử tế..nhưng thực ra là bọn chúa đảo dùng để mị các đoàn kiểm tra và nhà báo

3351065123_e0df9e8859_o.jpg


Hành lang trại giam

3351888260_f888e83683_b.jpg
 
Chuồng Cọp kiểu Pháp

Chuồng cọp kiểu Pháp (Trung tâm cải huấn Phú Hải – trại Phú Tường) được cho xây dựng từ năm 1940, gồm 120 phòng giam và 60 phòng tắm nắng, nhưng được bọn cai tù và chúa đảo che dấu hết sức tinh vi, và phải tới 30 năm sau người ta mới tìm ra được khu Chuồng Cọp này.

Chuồng cọp là nơi tra tấn tù nhân vô cùng dã man và tàn bạo. Đã có một vài đoàn nhà báo Mỹ tới Côn Đảo để tìm kiếm các thông tin về chuồng cọp nhưng chưa ai tìm ra được chuồng cọp được che dấu ở đâu. Năm 1970, một đoàn nghị sĩ và nhà báo Mỹ tới Côn Đảo để xác minh các thông tin khủng khiếp về Chuồng Cọp đã được đưa ra trên báo chí Mỹ và phương Tây lúc bấy giờ. Trong đó có Tom Harkins, người đã có dịp may được gặp Cao Nguyên Lợi, người sinh viên mới được trả tự do từ Chuồng Cọp. Do không bị bịt mắt khi dẫn ra khỏi trại giam nên Cao Nguyên Lợi đã nhớ và vẽ lại sơ đồ đường tới Chuồng Cọp cho Tom Harkins và căn dặn ông phải lưu ý thật kỹ, trước cửa vào Chuồng Cọp có một vườn rau xanh, đó là dấu hiệu duy nhất ông có thể tìm ra được lối vào Chuồng Cọp.

Khi đoàn Mỹ vào trại Phú Tường, cánh cổng sắt rất lớn mở ra, che khuất toàn bộ lối rẽ nhỏ phía bên phải. Đoàn đại biểu Mỹ được dẫn đi khắp trại Phú Tường nhưng Tom Harkins vẫn không tìm ra được lối đi theo sơ đồ của Cao Nguyên Lợi. Ông liền hỏi chúa đảo Nguyễn Văn Vệ, trong trại có trồng rau xanh cho tù nhân không? Ông muốn được tận mắt chứng kiến xem tù nhân có được đảm bảo các quyền lợi không? Vệ không nghi ngờ gì với câu hỏi của Tom Harkins, nên đã dẫn đoàn quay trở ra, và đi về phía cổng và rẽ vào lối đi nhỏ. Tom Harkins đã nhận ra đây chính là lối đi theo chỉ dẫn của Cao Nguyên Lợi, nhưng vì cánh cổng chính quá lớn, khi mở ra đã che khuất toàn bộ khiến ông không thể nhìn thấy nó. Hết lối đi nhỏ thì tới một khoảng không gian khá rộng được trồng rau. Tom Harkins hỏi Vệ: đây là rau gì? Vệ chỉ trả lời cho qua quýt là rau muống, vì nghĩ rằng có nói rau gì thì Tom cũng không biết. Nhưng Tom Harkins là người biết khá nhiều về Việt Nam, ông biết đó chắc chắn thứ rau đó không phải là rau muống (thực chất khi đó là rau lang). Ông đã nhận ra sự nói dối của Vệ, và tiến tới nhổ một cây rau lên, ông vừa nhấc nhẹ thì cây rau đã bật gốc. Là rau mới được trồng vào mà Vệ bố trí nhằm che mắt và đối phó đoàn khách. Vệ hết sức lúng túng vì việc đó. Tom Harkins lại hỏi, cánh cổng kia dẫn tới đâu? Vệ nói là dẫn sang một trại giam khác, nhưng trại đó đã không còn được sử dụng, và hiện đang bị khóa trái. Nếu ông muốn thăm thì phải đi bằng lối khác. Tuy nhiên, với thói quen luôn có cây gậy trên tay, Vệ vừa nói, vừa gõ gõ lên cánh cổng. Phía bên kia, kẻ gác cổng có lẽ thấy xì xào hồi lâu mà chưa có tín hiệu gì của Vệ, khi nghe thấy tiếng Vệ và tiếng gõ cửa thì lại nghĩ rằng đó là lệnh mở cửa ra, nên hắn đã mở cổng ra. Vệ hết sức bất ngờ và không kịp ngăn Tom Harkins và đoàn khách ùa vào. Và chuồng cọp đã được phát hiện ra. Cùng đi trong đoàn với Tom Harkins còn có Don Luce là người biết khá tiếng Việt. Tom Harkins đã được chứng kiến sự thật khủng khiếp nhất tại Chuồng Cọp, những phòng giam hết sức chật chội chỉ tầm 3m2 nhưng có phòng lại chứa tới 10-12 người, điều kiện sống vô cùng tệ hại và mất vệ sinh. Những người tù kêu đói, khát và tranh nhau nói về điều kiện sống khổ cực và những trận đàn áp man rợ của Mỹ-Ngụy. Có nhiều người có thể nói tiếng Anh rất tốt thì đã nói trực tiếp với Tom Harkins, có người nói tiếng Việt thì đã có Don Luce ghi lại giúp. Điều đặc biệt mà những người cùng đoàn với Tom Harkins không ai biết, đó chính là chiếc cặp đen đựng tài liệu của ông còn chính là một máy ghi âm. Nó được bật lên nhờ động tác mở cặp. Vì vậy toàn bộ cuộc nói chuyện, những lời của người tù ở Chuồng Cọp đã được ghi lại và là bằng chứng để cả thế giới biết đến tội ác khủng khiếp của Mỹ-Ngụy và hệ thống nhà tù ở Côn Đảo.

Lối nhỏ vào khu chuồng cọp, luôn bị cổng chính rất lớn khi mở ra che khuất


3351916426_826a077100_o.jpg


Khoảng trống để trồng rau xanh cho người tù. Cái cửa ở phía góc phải ảnh là lối vào khu chuồng cọp.

3351909706_91de7e6b11_b.jpg


Phía trái là là khu nhà được gọi bằng cái tên rất mỹ miều: Phòng tắm nắng, nơi tra tấn, đánh đập người tù. Dãy nhà bên phải là chuồng cọp

3351909710_109f98e4c0_b.jpg


Phòng tắm nắng

3351923574_c2289741f6_b.jpg


Chuồng cọp. Cai ngục đi phía trên, rắc vôi bột và dội nước bẩn xuống phía dưới, nơi có rất nhiều người tù đứng chen chúc.

3351916444_520b700269_b.jpg


3351923572_94e473c65c_b.jpg


Tom Harkins - người đã cho cả thế giới biết đến chuồng cọp và những trận đàn áp rất man rợ của Mỹ-Ngụy đối với người tù tại Côn Đảo
3444426205_913449fdfd_m.jpg
 
Chuồng cọp kiểu Mỹ & khu Chuồng Bò

Chuồng cọp kiểu Mỹ (trại Phú Bình): Những căn phòng rất nhỏ hẹp, chỉ chừng 3m2, phía trên lợp mái xi-măng, dưới là nền bê tông, và với kiểu thời tiết hầu như quanh năm nắng nóng, người tù bị giam giữ trong phòng không khác gì như trong lò lửa nóng hầm hập.
3351104669_287ba26435.jpg


Giếng khơi để cho người tù tắm giặt, nhưng hầu như nó chỉ có tính chất tượng trưng vì mỗi khi người tù ra tới đó sẽ bị đánh đập hết sức dã man.

3351104665_30d045d909.jpg


Khu Chuồng bò.

Chuồng nuôi bò (trong ảnh là nơi ở phía ngoài cùng và nơi phía bên tay phải) là 2 khu nuôi giữ bò, có đường ngầm dẫn nước tắm và nước thải của bò từ đó về cái hầm ở góc trái ảnh. Hầm phân bò – sâu hơn 2 mét, là nơi người tù bị ném xuống , một hình thức tra tấn vô cùng man rợ.


3353003474_b971946237.jpg


Hầm phân bò
3352174269_1a6cc2c141.jpg


Chuồng bò

3352174265_d5f0800fff.jpg


Khoảng đất trong ảnh dưới đây là nơi nhiều người yêu nước đã bị giặc xử bắn.
3351923596_3e2089b7c9.jpg


Một góc trại Phú Bình, những cây bàng như có linh hồn vẫn sống mãi với thời gian, đã chứng kiến biết bao đau thương và sự kiên cường, bất khuất của những người yêu nước.

3351923592_26684ff220.jpg
 
Tờ mờ sáng đầu tiên ở Côn Đảo..khi còn đang say sưa khò khò, một tiếng còi hú ầm ĩ đột nhiên vang lên, lôi tuột tôi ra khỏi giấc ngủ mệt. Một âm thanh giống như tiếng còi báo động trong thời chiến mà tôi đã từng được nghe qua đài, tivi. Cô bạn thân cũng đã tỉnh giấc. Cả hai đứa vẫn đang ù ù cạc cạc không biết tiếng còi ủ từ đâu, để làm gì…,. Tiếng còi có lẽ dài trong khoảng 30 giây và ngay sau đó là tiếng đài phát thanh huyện Côn Đảo nên tôi cũng đã trấn tĩnh lại được ngay. Tôi quờ tay tìm chiếc điện thoại để xem giờ. Mới có 5h sáng. Trên đài, chị phát thanh viên đã bắt đầu đọc các bản tin của huyện, rồi trong nước, quốc tế, bản tin thời tiết và một chương trình ca nhạc không dài lắm. Tôi đã tỉnh hẳn giấc, vừa nằm nghe đài, vừa bật cười vì kiểu báo thức toàn đảo rất đặc biệt của Côn Đảo. Dù đã biết đó là tiếng còi báo thức, nhưng tôi vẫn không khỏi giật mình trong hai buối sáng sau đó. Thật sự rất khó quên được cảm giác được gọi dậy như vậy ở nơi đây. Thời gian như được kéo lùi lại vài chục năm chỉ trong giây lát.. dường như để cho mỗi người đã ra với đảo đều được lắng nghe quá khứ, có lẽ cũng là để nhắc nhở mỗi chúng ta không được quên những đau thương, những hy sinh, bất khuất đã mang lại tự do, yên bình cho ngày hôm nay.

Nghĩa trang Hàng Dương – nơi mỗi chúng ta hướng về tri ân các anh hùng, liệt sĩ. Hiện nay, tại Hàng Dương mới chỉ quy tập được hơn 1000 liệt sĩ, trong đó có ~ 700 liệt sĩ đã xác định được tên tuổi, quê quán, còn lại là liệt sĩ Khuyết Danh.

3352170257_fc9c50f892_o.jpg


Có những nấm mộ chung cho 3 liệt sĩ..
3352170281_210bee40b7_o.jpg


Hai hàng Dương.
3352164275_3952a299e8_o.jpg


3351104673_d177638aa3_o.jpg


3353086968_22f5fc2fe2_o.jpg


3353086974_aeb3659f11_o.jpg


Đài tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ tại nghĩa trang Hàng Dương - Côn Đảo
3352255653_cc44881f54_o.jpg
 
Cây Bàng


Trước khi đi Côn Đảo, tôi có xuống thăm nhà chị gái. Chị dặn:

- Ở Côn Đảo có gì hay hay thì mua nhé!

- Tất nhiên rồi, em nghe nói Côn Đảo có món đặc sản nhân bàng!

- Úi giời, ở đâu ra mà lắm nhân bàng cho dì mua? Chị gái anh rể ngồi bên ngạc nhiên hỏi.

- ???

- Dì không biết cái câu “Một thúng nhân bàng, một sàng nhân khế” à?

- Thế là sao ạ?

- Ý là có được nhiều nhân bàng, nhân khế thì cũng rất mất công, nên ngày xưa có người còn thách cưới như vậy.

- Em chẳng biết, thấy người ta nói là đặc sản, chắc là có bán nhiều thật.

Chị ấy cười khì khì: ừ, ai hơi đâu ngồi cậy hạt bàng ra mà bán cho dì!!

..

Mà dĩ nhiên là người ta bán thật, vì trước khi đi tôi đã tăm tia mua những quà gì về rồi. Họ bán nhiều và đương nhiên không phải là người dân Côn Đảo chỉ cậy hạt bàng để bán cho tôi như chị của anh rể “châm biếm”, mà Côn Đảo có đủ bàng cho nhiều nhiều khách du lịch khác. Nhân bàng đã trở thành một thứ quà, thứ đặc sản mà tôi mới chỉ thấy ở Côn Đảo mới có. Thế cũng đủ biết là bàng ở Côn Đảo nhiều đến thế nào rồi nhỉ?


Đặt chân lên Côn Đảo, rời Bến Đầm chỉ vài trăm mét là đã bắt đầu thấy ngay cây bàng. Bàng mọc ven đường biển và được trồng thành hàng lối ngày càng nhiều dần khi tới trung tâm huyện đảo. Bàng có mặt trên mọi ngóc ngách đường phố của Côn Đảo..


Đường Tôn Đức Thắng, chạy ven biển
3352251113_ccd6844644_o.jpg


Phía cầu tàu 914
3353105436_118c0c331c_o.jpg



3494466310_612a343c24_o.jpg


Những cây bàng rất cổ thụ, gốc xù xì vươn dài ra đường, thân đến hai người ôm không hết.
3494466298_2204c063ba_o.jpg


3494466294_4319e3a74c_o.jpg


Một điều đặc biệt, những cây bàng nơi đây còn được đề biển tên một cách trang trọng để nhắc đến cái tên của loài cây mà có lẽ người Việt nào cũng biết. Bạn thân nói với tôi: “Những cây bàng ở đây chắc cũng có linh hồn ấy nhỉ?, nó quá lâu đời và chứng kiến bao nhiêu sự kiện lịch sử, cả tàn ác và anh hùng”. Tôi đã từng được nghe chị hướng dẫn viên kể về cây bàng đã gắn bó với những người yêu nước bị đày ở Côn Đảo như thế nào. Vào những mùa đông rét mướt, hay mùa hè nóng bức, ít lá bàng rụng được người tù nhặt rồi dấu mang về trại giam, lót trên nền bê tông, nền đá đủ để nằm nghiêng, cũng đỡ lạnh thấu tim hoặc cũng chống đỡ được chút ít với cái nóng như rang. Rồi quả bàng, lá bàng non có khi còn là bữa ăn qua ngày của họ, lá bàng còn thay giấy để viết thơ ca hoặc thậm chí còn để truyền tin giữa những người tù. Có những người bị giam trong tù một thời gian dài, không còn biết được tháng, năm thế nào hay các mùa ra sao. Họ chỉ biết mỗi một lần bàng thay lá, nghĩa là một năm lại đã trôi qua.


Một chiều muộn sau một ngày rong ruổi trên các nẻo đường ở đảo lớn. Bạn đang thỏa sức ngụp lặn dưới biển. Còn tôi ngồi trên kè đá đợi bạn. Một chị xách cái làn và cắp cái thúng bán hàng rong đi qua. “Quầy” hàng của chị ấy có dứa nước(dứa dại) đã phơi khô. Loại dứa này, nghe quảng cáo (tôi chưa kiểm nghiệm công dụng) là sao qua, rồi đun nước, hạ thổ một lần rồi uống, có tác dụng hạ nhiệt, mát gan, thậm chí trị cả sỏi thận. Loại hàng thứ hai mà chị này có, là thứ mà tôi đã nhắc tới: nhân bàng. Có hai loại nhân bàng: loại sao với đường, và loại sao với muối. Tôi thì thích loại với muối hơn. Nói là với muối, nhưng loại này không hề mặn, chỉ đậm đà hơn hạt bàng tươi một tí tẹo thôi, gần như giữ được vị bùi bùi nguyên gốc của nhân bàng tươi. Còn loại với đường, thì rất ngọt, đường bọc xung quanh và không còn giữ được cái nhiều cái chất gốc của nhân bàng. Một điều thú vị nữa với loại nhân bàng sao muối: mỗi hạt bàng nhìn mập mạp, vỏ hơi thâm nâu, khi cắn một miếng, sẽ thấy được các lớp màu trắng ngà của hạt bàng xếp cuộn khít vào nhau, rất đều đặn. Vả lại nhìn hạt nhân bàng sao muối sẽ thấy được sự khéo léo của người dân nơi đây khi họ lấy được nguyên vẹn hạt bàng như vậy.

Nếu có dịp, tôi thích được trò chuyện với những người bán hàng rong mà tôi gặp. Thông thường, họ có vẻ rất cới mở, và cũng thường sẵn lòng kể cho mình nghe về nghề và cuộc sống thường ngày của họ.

- Côn Đảo nhiều bàng thế này chắc chị thu được nhiều hạt bàng lắm?

- Không có nhiều đâu cưng ơi. Chị bán hàng ngoài bốn mươi tuổi này, luôn cười hiền lành, là người thứ hai, sau chị đồng nghiệp cũ ở SGN gọi tôi bằng cái từ rất thân mật, rất Miền Nam mà những người Bắc như tôi rất không thường được nghe. Trên đảo cũng nhiều người lượm bàng lắm. Mà người từ nơi khác người ta cũng tới để lượm bàng nữa kia.

- Có ai thầu hay quản lý việc nhặt bàng không chị?

- Không có đâu, cứ mạnh ai nấy nhặt thôi

- Mùa nào thì nhiều bàng nhất?

- Bàng chín nhiều nhất vào mùa hè, tầm tháng 7, tháng 8. Gió thổi, dơi ăn, bàng rụng đầy trên đường ấy. Có hôm, sắp bão, bàng rụng la liệt, chị ham, cố nhặt thêm bàng mà vừa cào vừa sợ quá trời!

...

- Chị có dụng cụ hái bàng nào không? có bao giờ phải trèo hẳn lên cây để hái bàng không?

- Không, cây cao thế trèo sao nổi? Bàng rụng là nhặt thôi.

- Chị lấy nhân bàng ra bằng cách nào? Có dụng cụ, máy móc gì không?

- Đâu có gì đâu, toàn dùng dao không hà. Chị bán hàng lại cười xởi lởi.

- Vậy chị làm thế nào?

- Thì cứ chặt bên ít bên nhiều..

- Là như thế nào ạ?

- Là.. thế này này.. chị vừa nói vừa dùng tay miêu tả lại, tức là dùng dao, chặt vát dần quả bàng, mỗi bên ít một, ít một, rồi nó sẽ lộ cái nhân ra.

..

Ôi trời ơi! Lại biết thêm một cái nghề.. kỳ công đến là vậy! Sao mà lại tỉ mẩn đến thế hả giời!? Để có một hạt bàng cũng chẳng đơn giản tí nào, không đơn giản như cái cách mà tôi vẫn thường thưởng thức ngày nhỏ: quả bàng chặt đôi, lấy tăm khêu lấy nhân vẫn còn tươi nguyên, bùi bùi. Chả thế mà giá một cân nhân bàng của chị ấy cũng không phải rẻ. 400.000Đ / 1kg loại rang muối. Thật lòng, nếu chỉ tính cái công rất rất thủ công và tỉ mỉ kia, thì 400.000Đ tôi vẫn cho là còn ít. (Một cân chắc có cỡ 500-600 hạt. ).

..

Đặt chị bán hàng cả 2 loại nhân bàng và một ít dứa dại, ngày về chị ấy sẽ đóng thùng cẩn thận cho tất cả mấy thứ lỉnh kỉnh kia. Tôi đợi bạn về thay đồ, tranh thủ ngồi nói chuyện thêm với chị bán hàng. Trời đã tối mịt, hàng bóng cao áp đã lên điện từ đời nào.


Trên đường Nguyễn Huệ, ..và những cô bé, cậu nhóc đang tự tới trường từ rất sớm
3352235579_85a2598850_o.jpg


Quả bàng chín rơi cụp trước mặt..(Quán ăn sáng gần chợ Côn Đảo)
3494466318_38b6cc776c_o.jpg
 
Khách sạn tại Côn Đảo có thể thuê ks mini Tân An, 1 khách sạn mới ngon lành và rẻ hơn Phi Yến nhiều. Để tui tìm lại số đt rồi post lên sau.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
58,928
Bài viết
1,172,562
Members
191,777
Latest member
giothuong2k
Back
Top