What's new

[Chia sẻ] Cung AMDO - Hành trình thảo nguyên Thanh Tạng

Chúng tôi đã có một chuyến đi không thể nào quên. Hành trình 19 ngày của chúng tôi như sau:

Ngày 1 (1/9) :
21h45 lên tàu liên vận Hà Nội – Nanning

Ngày 2 (2/9) :
9h tới Nanning : lang thang ở thành phố Nanning
22h35 Bay Nanning – Chengdu (thức tế chuyến bay dời đến 23h30)

Ngày 3 (3/9) :
Tới Chengdu lúc 1h30
Tham quan Chengdu : Wenshu Temple, Ancient street, Sanxingdui, People Park, Sichuan Opera, Jinli Ancient Street
Hostel: Mix Chengdu

Ngày 4 (4/9) :
7h20 bay Chengdu – Lhasa
9h30 tới sân bay Gonga - Lhasa
12h có mặt ở Lhasa
Tham quan Lhasa : Sera Monastery, Bakhor
Hostel: Rama Kharpo

Ngày 5 (5/9) :
Namtso Lake

Ngày 6 ( 6/9) :
Tham quan Lhasa : Potala, Jokhang Monastery
16h35 : Lên tàu ở Lhasa đi Xining

Ngày 7 (7/9) :
16h50 : Tới ga Xining
Xem ca nhạc Tạng
Hostel: Lete

Ngày 8 (8/9) :
Kumbum (Ta’er Si) Monastery
Lên đường đi Rebkong (Tongren)
18h đến Rebkong
Hotel: Yun Long

Ngày 9 (9/9):
Rebkong Monastery
Upper & lower Wutun Monastery
Buy thangka
Tham quan Thangka village
Lên đường đi Labrang (Xia he)
Visit Red Rocks mountains
Visit Ganjia Grassland
18h : tới Labrang
Hotel: White Stupa

Ngày 10 (10/9):
Da’er zong Lake
Labrang Monastery

Ngày 11 (11/9):
Lên đường đi Taktsang Lhamo (Langmusi)
17h tới Taktsang Lhamo
Taktsang Lhamo Monastery, white rocks
Hostel: Not to remember

Ngày 12 (12/9):
Lên đường đi Hong Yuan (Aba Prefecture)
Tham quan dọc đường : Lake, Zari grassland, Stupa,
3pm tới Hong Yuan
Hotel: 3 star one

Ngày 13 (13/9) :
Yellow River (sông Hoàng hà)
Great Tibetan lunch
Lên đường đi Ma’er Kang
Hostel: Unbelievable place

Ngày 14 (14/9):
Tiếp tục hành trình tới Ma’er Kang
9h tới Ma’er Kang
Tham quan castles
Tiếp tục đi Danba
15h đến Danba
Hostel: Zha xi zhou Kang backpackers hostel

Ngày 15(15/9) :
Tham quan Danba: Zhong Lu valley, Soupo tower
Nite at Danba

Ngày 16(16/9):
6h : Lên đường đi Chengdu, dọc theo song Dabu
18h đến Chengdu
Hostel: Dream travel Youth

Ngày 17 (17/9):
Tham quan Chengdu : Ancient street, Wu hou temple, Do Fu Cottage

Ngày 18 (18/9):
10h35 : Bay Chengdu – Nanning
12h35 – Đến Nanning
Lang thang Nanning
18h45 : lên tàu liên vận Nanning – Hà Nội

Ngày 19 (19/9) :
5h tới Hà Nội, kết thúc chuyến đi
18g : Tiệc chia tay nhóm sài gòn.

Hành trình từ Xining đến Chengdu chúng tôi thuê xe oto cho toàn tuyến. Chúng tôi sẽ cố gắng viết chi tiết của từng điểm dừng chân để các bạn đi sau có thể có được những thông tin hữu ích.
 
Last edited:
Phần II: Ánh sáng nơi thảo nguyên

Suốt 25 giờ trên chuyến tầu hỏa cao nhất thế giới này tôi đã gặp nhiều người Tạng, Hán với những mục đích hành trình khác nhau. Những người Hán trắng trẻo, sạch sẽ với những balo hay vali kéo du lịch tiện lợi, những người Tạng sạm đen quấn mình trong những chiếc áo choàng thùng thình chật vật với những đùm hàng khổng lồ, nhem nhuốc sực mùi Yak... Và có lẽ dùng câu chữ thì sẽ khó mà có thể diễn tả được sự đối lập giữa các gương mặt của những người Tạng, người Hán. Nhưng với riêng tôi, tôi thích những đôi mắt u uẩn buồn, những nếp nhăn trên gương mặt đen sạm của những người già hay những đôi má hây hây đỏ của lũ trẻ, đôi mắt sáng rực như ánh sáng thảo nguyên mênh mông của các thanh niên...

Ở những khoang hạng cao các bạn sẽ có được điều kiện đi tàu tốt hơn (như bài viết của các bạn tôi đã đề cập đến). Nhưng nếu ở những khoang hạng thấp, tôi tin rằng các bạn sẽ có được những cảm nhận chân thật, sâu sắc hơn về đời sống, con người dân tộc Tạng. Và ở đây bạn sẽ có được những bức ảnh chân dung nhiều xúc cảm. Nếu có một lần đi lại tuyến đường này nhất định tôi sẽ mua vé hạng bét để được đồng hành cùng những người Tạng dù chỉ là 25 giờ đồng hồ thôi...

000045.jpg

(Người đàn ông Tạng này đi cùng toa với chúng tôi. Ông ấy ngồi lặng lẽ mãi bên cửa sổ với đôi mắt buồn bã, miệng lẩm nhẩm niệm chú và tay lần tràng hạt suốt cả cuộc hành trình. Các bạn có thể thấy được sự mai một truyền thống Tạng qua trang phục của ônh ấy.)

000056.jpg

(Cậu bé người Tạng này đi cùng mẹ và anh trai trở về nhà sau chuyến hành hương đến Lhasa. Cậu ta đã nhanh chóng kết thân và nô đùa với chúng tôi suốt cả hành trình. Đặc biệt là anh trai của cậu bé này là một người dẫn đường chuyên nghiệp cho các Tour mạo hiểm bằng motor hoặc leo núi. Chàng trai "nghĩa hiệp" và thân thiện này đã rất nhiệt tình giúp đỡ chúng tôi cũng như tất cả những người đi tàu khác khi gặp khó khăn (ngôn ngữ, chuyển đồ...). Nói chung anh trai cậu bé là một chàng trai tuyệt vời (bạn Jdno7 rất mê chàng này... kekeke...) và chúng tôi đã có được contact của cậu ấy, điều này sẽ rất có ích trong những chuyến đi sau.)

000046.jpg

(Hoàng hôn trên cao nguyên Thanh Hải)

Bức ảnh trên tôi chụp qua cửa kính tàu hỏa vào khoảng 19h30'...
Dường như ở nơi cao xa, thanh sạch này không cho chỗ cho bóng đêm. Dù cả lúc mặt trời đã lặn hoàn toàn vẫn đâu đó ánh sáng từ các hồ nước, các đỉnh băng tuyết vĩnh cửu... như những ngọn đèn mỡ Yak cháy mãi trong các tu viện, như đôi mắt sáng hay ánh sáng đức tin trong sâu thẳm nơi ling thiêng nhất mỗi tâm hồn mỗi người Tạng...
ཨོཾ་མ་ནི་པ་དྨེ་ཧཱུྃ

Còn nữa...
 
Last edited:
Cám ơn các bạn vẫn đã quan tâm, theo dõi. Thành thật xin lỗi mọi người vì thời gian vừa qua mọi người trong đoàn hơi bận, một số thành viên đang chuẩn bị lên đường đi Cửu Trại Câu, một số thành viên bận đi công tác. Trong lúc này Miền Trung đang đau thương vì lũ lụt nên cũng ảnh hưởng đến tâm lý, thời gian của mọi người khi post bài.
Rất mong mọi người thông cảm và chờ đợi. Chúng tôi sẽ cố gắng gửi đến các bạn những thông tin tiếp theo của cuộc hành trình trong thời gian sớm nhất.
Hy vọng các bạn vẫn quan tâm, theo dõi và ủng hộ chúng tôi.
Thanks
 
Re: Phần II: Ánh sáng nơi thảo nguyên

"... Đặc biệt là anh trai của cậu bé này là một người dẫn đường chuyên nghiệp cho các Tour mạo hiểm bằng motor hoặc leo núi. Chàng trai "nghĩa hiệp" và thân thiện này đã rất nhiệt tình giúp đỡ chúng tôi cũng như tất cả những người đi tàu khác khi gặp khó khăn (ngôn ngữ, chuyển đồ...). Nói chung anh trai cậu bé là một chàng trai tuyệt vời (bạn Jdno7 rất mê chàng này... kekeke...) và chúng tôi đã có được contact của cậu ấy, điều này sẽ rất có ích trong những chuyến đi sau.)"


Hehe bạn ơi cho mình và mọi người xin ké cái contact ấy với. Kiếm được tour guide good là 1 nửa thành công của chuyến đi roài. :) Share cho mọi người với nhe. Thanks bạn nhìu nhìu! :D
 
Chào cả nhà nhé, tớ lại lên đường đi đến đất Tạng đây. Khi về sẽ chăm chỉ viết bài chia sẻ.
Hihi chúc bạn lên đường vui vẻ, vậy là nợ nần lại chống chất, chuyến sau kèm thêm chuyến trước, khi về viết bài mệt nghỉ :D
 
Hôm nay là tròn một tháng chúng tôi trở về từ Tây Tạng. Công việc, những mối quan tâm khác và cả những chuyến đi khác đã cuốn chúng tôi đi. Những cảm xúc về Tây Tạng gần như biết mất khỏi đầu tôi. Hôm nay mới rảnh rỗi một tí, ngồi xem lại ảnh thấy như không phải mình về 1 tháng, mà như lâu lắm. Giở lại hòm mail, trước lúc đi có ngày cả đoàn viết cho nhau đến 15 cái mai đểl trao đổi thông tin, chia xẻ cảm xúc.

Thế mới thấy cuộc sống hàng ngày của mình tẻ nhạt.

==========

Buổi sáng ở Kumbum (tiếp theo)

5100130874_06bff0e049_z.jpg


Ở tu viện Kumbum, ngoài những tòa nhà với hình thức kiến trúc giao thoa giữa Tạng và Hán ra, những pho tượng Phật ở đây cũng mang nhiều phong cách tượng Phật Trung Hoa, khuôn mặt không dữ dằn. Rất ít những tượng đặc trưng của Tạng mật như Tara, Hoan hỉ Phật, Kim cương tát đóa... mà chủ yếu là Quán Thế Âm Bồ Tát, Phật Adida. Nhìn những bức tượng Phật này gần gũi với đạo Phật của người Việt hơn, thế nên các bạn cũng bắt chiếc người Tạng làm lễ Ngũ thể nhập địa :D

5100126676_442bcac198_z.jpg


Rất tiếc ở bên trong tu viện không được phép chụp ảnh, chúng tôi chỉ thỉnh thoảng chụp trộm được vài kiểu. Ở Amdo có thể thấy ảnh của Datlai Ladma thứ 14 được thờ cùng ảnh của các vị Datlai Ladma các đời trước và Panchen Ladma. Về nguyên tắc, chính phủ TQ không công nhận vị Datlai Ladma này, thế nên ảnh của vị này cũng được xếp vào hàng quốc cấm, trên Lhasa không hề nhìn thấy ảnh Datlai Ladma thứ 14. Dưới Amdo chắc lệnh cấm được nới lỏng hơn nên ảnh của Datlai Ladma có ở nhiều nơi.

5099498257_273145e291_z.jpg


Những khuôn mặt Tây Tang, đôi mắt họ luôn buồn.

5099604815_7a9354afee_z.jpg


5100203224_53153806c9_z.jpg
 
Last edited:
Tuy tu viện rất đông khách du lịch, nhưng cũng có những góc vắng vẻ. Vì là tu viện rất rộng mà trời rất nắng và đã quá trưa nên mọi người đều mệt, nên nhìn lên những khu nhà cao cao ai nấy đều lắc đầu không đi nữa, quay ra. Một phần nữa là đường đi tiếp còn dài, phải đi không sợ trời tối.

5099617841_916e938613_z.jpg


5100216974_562cb7352d_z.jpg


5100166508_591fba4ce1_z.jpg


Rời Kumbum, chúng tôi ra khỏi hẳn thành phố Tây Ninh và bắt đầu đi sâu vào cao nguyên:

5099508609_ce5c2d905d_z.jpg
 
Last edited:
Rời Kumbum, ra khỏi thành phố Tây Ninh là bắt đầu cao nguyên.
Lúc đầu còn là những cánh đồng lúa mỳ/cao lương đang chín vàng.

5102301079_eb54ea70fb_z.jpg


Nhưng chỉ quá thêm một tí, đất đai khô cằn. Chỉ thấy những núi mầu đất đỏ, nhìn giống như xa mạc. Cây cối không thể mọc xanh tốt.

5102922656_2c607fa90f_z.jpg


Ở Amdo và cả Tây Tạng, ở mỗi đỉnh đèo họ đều vẽ một bức tượng Phật trên vách núi. Chắc là để cầu an cho những người ngày ngày qua lại trên đèo.

5102946994_85fb25829c_z.jpg


Dừng chân.

5102899768_b4e784a274_z.jpg



5102898776_5d2a03d6d8_z.jpg


Chiều tối chúng tôi đến Rebkong, một thị trấn nhỏ và đang được xây dựng. Nói chung những thị trấn chúng tôi đi qua đều nho nhỏ và đang xây dựng ngổn ngang. Cả thị trấn có 1-2 quán karaoke, có rất nhiều quán ăn, một vài shop đồ hiệu quần áo, giầy dép... 10h đêm là vắng teo, trời ban ngày rất nóng nhưng ban đêm rất lạnh. Đêm đầu tiên trên cao nguyên rất dễ chịu vì độ cao ở Rebkong chỉ khoảng 2500m so với mặt nước biển. Khách sạn tiện nghi. Chúng tôi ngủ ngon lành.
 
Rebkong

Rebkong là thị trấn tiếp theo trên cung đường Amdo của chúng tôi. Rebkong được coi là cái nôi nghệ thuật của cả vùng Tây Tạng, ở đây có rất nhiều họa sỹ vẽ tranh Thangka. Thangka là một loại tranh vẽ bằng bột mầu đặc trưng của người Tạng. Tất cả các bức tranh đều về một chủ đề Phật Giáo, nhưng điều đặc biệt của những bức tranh này, ngoài bột mầu tự nhiên thì những họa tiết trên tranh rất rất rất nhỏ nhưng sắc nét. Nếu dùng kính lúp soi lên thì sẽ thấy cái tài của những họa sỹ.

5111163868_dc8ceb0d5a_b.jpg


5110681667_7834ec853b_b.jpg


Rebkong là thị trấn nằm sâu trong vùng Amdo, nên dân ở đây chủ yếu là người Tạng (chiếm đến 70%), và vì thế thị trấn rất hiền lành.

Tu viện ở Rebkong rất rộng và đẹp. Theo những gì ghi trên bảng hướng dẫn du lịch thì tu viện gần như bị phá sạch vào thời Đại cách mạng văn hóa và được người Tạng xây lại bắt đầu vào những năm 1990s, thế nên tu viện tương đối mới, nhưng không như Kumbum chỗ nào mới xây là mang phong cách Trung Quốc, ở đây dù mới xây nhưng vẫn giữ được nét kiến trúc của người Tạng nhiều hơn. Tu viện Tạng lộn xộn vô tổ chức và bên trong luôn tối tăm không như chùa Việt và Trung Quốc ra hình chữ đinh chữ gì gì rất rõ ràng. Nhưng chính sự tối tăm cộng với mùi bơ Yak của những ngọn đèn làm nên sự thành kính bên trong những tu viện ở Tây Tạng.

5110823009_944652160e_b.jpg


Người Tạng không giống người Việt là đến chùa phải len được vào tận chân Đức Phật để dúi tiền công đức vào tay Phật và thắp hương lấy được. Người Tạng hầu như chỉ đi xung quanh tu viện, họ đi vòng to tức là đi vòng quanh tu viện và đi vòng nhỏ tức là từng ngôi chùa/đền bên trong 7 vòng (tôi không nhớ chính xác con số 7 lắm). Cần mẫm xoay kinh luân trên tay, kinh luân quanh tu viện và lẩm nhẩm Um mani Pad me hong.

5110721321_d163ef16a5_b.jpg


Nhưng ở dưới Amdo, người Tạng không còn xoay kinh luân trên tay nữa, họ chuyển sang dùng tràng hạt như người Trung Quốc và Việt.

5110852667_7787a5cdc6_b.jpg


5110818649_96c477e14e_b.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,681
Bài viết
1,171,069
Members
192,340
Latest member
xjjrc
Back
Top