What's new

[Chia sẻ] Cung AMDO - Hành trình thảo nguyên Thanh Tạng

Chúng tôi đã có một chuyến đi không thể nào quên. Hành trình 19 ngày của chúng tôi như sau:

Ngày 1 (1/9) :
21h45 lên tàu liên vận Hà Nội – Nanning

Ngày 2 (2/9) :
9h tới Nanning : lang thang ở thành phố Nanning
22h35 Bay Nanning – Chengdu (thức tế chuyến bay dời đến 23h30)

Ngày 3 (3/9) :
Tới Chengdu lúc 1h30
Tham quan Chengdu : Wenshu Temple, Ancient street, Sanxingdui, People Park, Sichuan Opera, Jinli Ancient Street
Hostel: Mix Chengdu

Ngày 4 (4/9) :
7h20 bay Chengdu – Lhasa
9h30 tới sân bay Gonga - Lhasa
12h có mặt ở Lhasa
Tham quan Lhasa : Sera Monastery, Bakhor
Hostel: Rama Kharpo

Ngày 5 (5/9) :
Namtso Lake

Ngày 6 ( 6/9) :
Tham quan Lhasa : Potala, Jokhang Monastery
16h35 : Lên tàu ở Lhasa đi Xining

Ngày 7 (7/9) :
16h50 : Tới ga Xining
Xem ca nhạc Tạng
Hostel: Lete

Ngày 8 (8/9) :
Kumbum (Ta’er Si) Monastery
Lên đường đi Rebkong (Tongren)
18h đến Rebkong
Hotel: Yun Long

Ngày 9 (9/9):
Rebkong Monastery
Upper & lower Wutun Monastery
Buy thangka
Tham quan Thangka village
Lên đường đi Labrang (Xia he)
Visit Red Rocks mountains
Visit Ganjia Grassland
18h : tới Labrang
Hotel: White Stupa

Ngày 10 (10/9):
Da’er zong Lake
Labrang Monastery

Ngày 11 (11/9):
Lên đường đi Taktsang Lhamo (Langmusi)
17h tới Taktsang Lhamo
Taktsang Lhamo Monastery, white rocks
Hostel: Not to remember

Ngày 12 (12/9):
Lên đường đi Hong Yuan (Aba Prefecture)
Tham quan dọc đường : Lake, Zari grassland, Stupa,
3pm tới Hong Yuan
Hotel: 3 star one

Ngày 13 (13/9) :
Yellow River (sông Hoàng hà)
Great Tibetan lunch
Lên đường đi Ma’er Kang
Hostel: Unbelievable place

Ngày 14 (14/9):
Tiếp tục hành trình tới Ma’er Kang
9h tới Ma’er Kang
Tham quan castles
Tiếp tục đi Danba
15h đến Danba
Hostel: Zha xi zhou Kang backpackers hostel

Ngày 15(15/9) :
Tham quan Danba: Zhong Lu valley, Soupo tower
Nite at Danba

Ngày 16(16/9):
6h : Lên đường đi Chengdu, dọc theo song Dabu
18h đến Chengdu
Hostel: Dream travel Youth

Ngày 17 (17/9):
Tham quan Chengdu : Ancient street, Wu hou temple, Do Fu Cottage

Ngày 18 (18/9):
10h35 : Bay Chengdu – Nanning
12h35 – Đến Nanning
Lang thang Nanning
18h45 : lên tàu liên vận Nanning – Hà Nội

Ngày 19 (19/9) :
5h tới Hà Nội, kết thúc chuyến đi
18g : Tiệc chia tay nhóm sài gòn.

Hành trình từ Xining đến Chengdu chúng tôi thuê xe oto cho toàn tuyến. Chúng tôi sẽ cố gắng viết chi tiết của từng điểm dừng chân để các bạn đi sau có thể có được những thông tin hữu ích.
 
Last edited:
Các bạn rất sốt ruột vì bọn tôi cứ mon men ở ngoài tour chính, toàn ăn uống với Lhasa. Vâng bắt đầu từ đây sẽ chính thức là Amdo ạ.

Trước hết là cung đường bọn tôi đã đi qua để các bạn dễ hình dung:

5068417576_fdf4132750_z.jpg


Tiếp theo là một chút thông tin về Amdo:

Trước khi Quân đội nhân dân Trung Quốc "giải phóng" Tây Tạng năm 1950s, Tây Tạng được chia thành 3 vùng chính U-Tsang, Kham và Amdo.

map.gif


Ngày nay, Amdo hoàn toàn nằm ngoài khu tự trị Tây Tạng (TAR) và tách ra thành 3 tỉnh Cam Túc, Thanh Hải và Tứ Xuyên. Được bao quanh bởi hai dòng sông Hoàng Hà và Dương Tử, Amdo tuy cùng văn hóa và dân tộc Tạng, nhưng từ thế kỷ thứ 9, Amdo chỉ còn liên kết chặt chẽ với Lhasa về mặt tôn giáo và văn hóa. Về mặt chính trị. Amdo được tổ chức như những vương quốc nhỏ, về danh nghĩa thì thuộc Trung Quốc và Tây Tạng, nhưng thực chất những vương quốc nhỏ này độc lập dưới sự lãnh đạo của các thủ lĩnh địa phương. Đến giữa thế kỷ 18, Dalai Ladma mất ảnh hưởng ở vùng Amdo. Năm 1928 vùng Đông Bắc Amdo nhập vào tỉnh Thanh Hải của Trung Quốc.

Amdo là quê hương của những vị Monks, học giả lớn của Phật giáo Tây Tạng, những người có ảnh hưởng lớn đến chính trị và phát triển tôn giáo như Dalai Ladma thứ 14, Panchen Ladma thứ 10 và đặc biệt là nhà cải cách Tong Khách Ba.
 
Xí, cho em úp mí tấm hình trong chuyến tàu rong ruổi 25h Thanh Tạng nhé :D

25h trên chuyến tàu Thanh Tạng.. cho tôi những cái nhìn đầu tiên về vùng thảo nguyên mênh mông Tây Tạng.. trời ơi, cả Thiên Táng, cả những năm tháng của Thư Văn, những ngày lang bạt, những mùa lang bạt.. hiện ra rõ rệt trước mắt tôi.
Và tôi thấy rằng.. hành trình thảo nguyên của tôi là ko gì cân đo đong đếm được. Tôi đã đi bằng đôi chân mình, đã thấy bằng chính đôi mắt mình, đã lặng người để chiêm ngưỡng những cảnh đẹp ấy.. Tôi hạnh phúc và sung sướng. Mình đang ở Tibet!

5014224935_1cb228f020.jpg

và núi tuyết
5007528431_5869683e2c.jpg

và hoàng hôn
5012162954_9a92cfc1cc.jpg


^^
 
Các bạn rất sốt ruột vì bọn tôi cứ mon men ở ngoài tour chính, toàn ăn uống với Lhasa. Vâng bắt đầu từ đây sẽ chính thức là Amdo ạ.

He he yes, đã đến phần hấp dẫn rồi đây, cảm ơn các thông tin cụ thể của bạn :)

@ngaymua: hình của bạn đẹp quá (c)
 
Chào mọi người,

Nói thêm về vé tàu Thanh Tạng, theo thông tin mình cập nhất từ bạn Emma, Mix Hostel thì vào mùa đông khách du lịch đến Tây Tạng, từ tháng 5-10 hàng năm, vé tàu Thanh Tạng khá là khó mua, tùy thời điểm mà sẽ phải trả commission là từ 100-500RMB/vé. Thời điểm cao điểm nhất là 2 tuần cuối tháng 8, mỗi vé thường thì phải cộng thêm là 500RMB. Nên bạn ấy nói lúc nhóm mình đi, cộng thêm 200RMB/vé cũng là thường tình. Các bạn nói vậy biết vậy, nhưng lúc chúng tôi trả tiền 1 vé toa ngồi cho bạn guide của chúng tôi tổng cộng là 572RMB. Vậy thì giá vé giường nằm mềm của chúng tôi cũng là bình thường.
 
Hi đang ngóng chờ thông tin và hình ảnh của các bạn...
Cho mình bổ sung là vùng Amdo bây giờ chủ yếu là Thanh Hải và một phần phiá Tây Nam của Cam Túc vùng Tây Tứ Xuyên chủ yếu là vùng Kham cũ bạn ạ.
Mình cũng độc hanh phượt sang vùng hồ Thanh Hải (Lake Kokonor) vào cuối 2008, rất mong các bạn mô tả nhiều về vùng đất Ngọc Thụ nơi phát xuất thượng nguồn của Mê Kông hoặc là có thông tin gì về Khả Khả Tây Lý tức phiá Tây của Amdo...
 
Tu viện Kumbum

Sau một đêm làm đại gia ở Tây Ninh, sáng hôm sau chúng tôi bắt đầu hành trình chính. Điểm đến đầu tiên là Rebkong, trên đường đi chúng tôi rẽ vào tu viện Kumbum.

Tu viện Kumbum cách Tây Ninh khoảng 30km, là một trong sáu tu viện lớn nhất của phái Gelukpa (Những cái khác là Ganden, Sera và Drepung ở Lhasa, Tashilhunpo ở Shigatse và Labrang) và là một trong những tu viện nổi tiếng trong lịch sử Phật giáo Tây Tạng.

Tương truyền vào năm 1357 - Tông Khách Ba, nhà cải cách Phật giáo Tây Tạng cũng là người sáng lập ra phái Gelukpa sinh ra ở đúng nơi ngày nay là tu viện Kumbum, một giọt máu cuống rốn của ông đã rơi xuống đất và ở đó mọc lên một cây Đàn hương có 100.000 lá, trên mỗi chiếc lá đều có hình Đức Phật.

Năm 1379. mẹ của Tông Khách Ba xây một tu viện nhỏ và stupa ở dưới gốc cây, sau này nhờ sự giúp sức của dân làng xây dựng thêm những tòa nhà khác. Năm 1583, Datlai Ladma thứ 3 là Sonam Gyatso, trên đường sang Mông Cổ đã dừng chân tại đây, chính ông đã yêu cầu xây dựng ở quê hương của Tông Khách Ba một tu viện lớn và chỉ định người đứng đầu. Tu viện Kumbum hoàn thành 1583.

Datlai Ladma thứ 14 Tenzin Gyatso sinh ra ở một ngôi làng cách tu viện khoảng 60km, sau khi được tìm thấy, ông đã ở đây 18 tháng trước khi về Lhasa.

Kumbum nằm gần Tây Ninh nên rất đông khách du lịch và nếu không có hàng kinh luân và stupa trước cửa chắc không ai nghĩ đây là một tu viện của Phật giáo Tây Tạng.

Những cánh cửa

DSC03451.JPG


Những mái ngói

Tibet%209.2010-2%20308.JPG


Sơn xanh sơn đỏ

5071847135_69c562bf5d_z.jpg


Những mầu sắc sặc sỡ này rất ít thấy trên Lhasa. Tu viện ở trên Lhasa chủ yếu là ba mầu đen, trắng và đỏ hơi nâu nâu. Lúc đầu thì tôi cũng ấm ức, tại sao lại thế. Nhưng sau tôi nghĩ lại, đấy đơn giản chỉ là sự giao thoa của các nền văn hóa.

DSC03497.JPG


Tibet%209.2010-3%20264.JPG


Đến cả người Tạng ở đây cũng ăn mặc sặc sỡ

Tibet%209.2010-3%20140.JPG
 
Phần I: Tàu Thanh Tạng

Xin chào cả nhà!
Suốt những ngày qua Tavaris không nguôi nhớ về thảo nguyên bao la, những con người, cảnh vật, xúc cảm... tất cả dường như vẫn đêm đêm quện vào khói hương trầm thoang thoảng trong những giấc mơ... Nhưng dù có nhớ Tây Tạng đến mấy cũng đành dằn lòng mà chịu đựng, hi vọng lại sẽ có một ngày không xa trở lại cái nơi thanh sạch, cao xa tận cùng thế giới với bao huyền tích ấy... nơi mà tôi đã để lại đó một phần tâm hồn của mình.
Từ khi trở về cái thành phố ồn ào, hỗn độn với những toan tính, lôm nhôm với lễ hội mà người ta đặt tên là Đại Lễ Ngàn Năm, tôi vùi đầu vào mớ công việc đã dồn ứ lại trong suốt thời gian đi Tibet... chẳng có nhiều thời gian thăm hỏi những người bạn đã đồng hành cùng tôi suốt 20 ngày. Nhưng tôi tin rằng tất cả các bạn tôi đều sẽ có nỗi nhớ về Tây Tạng giống như tôi...
Ngày hôm nay, khi đã bắt đầu thảnh thơi với công việc hơn, có thời gian để ngẫm về chặng đường đã qua, nghĩ về những ước mơ từ thời còn là một cậu nhóc giờ đây đã được thực hiện. Và cũng có thời gian nhiều hơn để vào chăm sóc topic này, chia sẻ những xúc cảm, những góc nhìn về Tibet với những ai quan tâm và có mơ ước một lần trong đời đi đến nơi ấy như tôi. Trong các bài viết trước những người bạn của tôi đã chia sẻ với mọi người rất nhiều thông tin mà theo tôi là khá quan trọng cho hành trình này. Còn riêng mình, tôi xin được dùng một phương tiện cổ lỗ là những bức ảnh film (của một tay máy nghiệp dư như tôi) để nói hộ những điều cảm nhận được từ Tây Tạng và cuộc sống nơi đây.


000051.jpg


000070.jpg


"Tuyến đường sắt Thanh Tạng phía đông từ Cơ_mu Thanh Hải, phía tây đến Lhasa Tây Tạng với tổng chiều dài 1118km. Là tuyến đường sắt cao nguyên có chiều dài và ở độ cao thuộc loại nhất thế giới. Trong đó có một đoạn dài 965km trên độ cao trung bình 4000m so với mực nước biển, đặc biệt điểm cao nhất qua đèo Đang_cu_la cao 5072m... Khó khăn lớn nhất khi thi công tuyến đường sắt này là phải xuyên qua vành đai đất đông lạnh cao nguyên khá dài, dọc đường phần lớn là vùng sinh quyển cao nguyên khí hậu cũng như điều kiện sống rất khắc nghiệt, có đoạn còn phải đi qua khu vực dân cư rất thưa thớt gọi là "khu cấm cao nguyên"..."
Trên đây là một số thông tin cơ bản về tuyến đường sắt Thanh Tạng, đủ thấy Trung Quốc đã vượt qua những trở ngại tự nhiên để xây dựng được một công trình có quy mô lớn đến thế nào! Với tuyến đường sắt này, chính quyền Bắc Kinh đã thực hiện được khá tốt chính sách giữ gìn an ninh trong khu vục chính trị nhạy cảm Tây Tạng. Đồng thời Hán hóa khá nhanh cộng đồng người Tạng nơi đây cũng như khai thác và phát triển kinh tế dọc tuyến đường sắt đi qua. Suốt dọc chiều dài của tuyến đường, chúng ta dễ dạng bắt gặp các trạm duy tu bảo dưỡng cũng như các trạm gác, thường xuyên có các tốp lính vũ trang đầy đủ đi tuần suốt tuyến ngày đêm. Ngoài ra, có một điều đặc biệt là khi thi công tuyến đường sắt Thanh Tạng người Trung Quốc đã cố gắng hết sức để bảo vệ, hạn chế tối thiểu làm tổn thương môi trường đất đông lạnh và hệ sinh thái thảm cỏ, động vật ở những khu vực có tuyến đường này đi qua. Thêm nữa, để bảo vệ nguồn tài nguyên động thực vật tại các khu bảo tồn thiên nhiên Khả Khả Tây Lý, Tâm Giang Nguyên, Khương Đường... đoạn đường sắt qua những nơi này phải tăng thêm nhịp cầu và hành lang cho động vật. Dùng toa xe có thân xe bịt kín, tập trung xử lí rác thải ngay trên xe, có điểm bỏ rác thải cố định và nghiêm cấm bỏ rác thải bừa bãi dọc tuyến. Các ga trung tâm phải sử dụng năng lượng sạch như năng lượng gió, mặt trời và nước thải sinh hoạt bắt buộc phải được sử lí trước khi thải...


000042.jpg


000064.jpg


Suốt chặng đường, qua cửa kính tàu thi thoảng các bạn sẽ bắt gặp một vài đàn cừu, đàn Yak hàng trăm con hay các gia đình du mục trên đồng cỏ rộng lớn ngút tầm mắt với nhiều vạt màu xanh đã bắt đầu ngả sang vàng báo hiệu một mùa đông khắc nghiệt nữa lại sắp đến với nơi này. Những ngôi nhà đắp đất bỏ hoang hay những vệt khói trắng leo lắt từ những căn lều trắng trong cái nắng chiều tà ở nơi hoang vu này đã cho tôi một nỗi buồn khó tả... Có khung cảnhmà khi đi qua gây cho tôi những xúc cảm đặc biệt đến nỗi tôi tự nhủ thầm một cách ích kỷ rằng mình sẽ không chụp hình, sẽ chẳng chia sẻ cho ai cả... chỉ giữ riêng cho mình thôi, và có lẽ đấy cũng là lí do để tôi sẽ còn đi qua nơi này nhiều lần nữa.

000058.jpg

(Ngoài những con đường nhựa chạy thẳng dài tít tắp song song với tuyến đường săt còn có những lối mòn rất "cô đơn" thế này)

000003.jpg

(Cận cảnh một đỉnh tuyết trắng mây bay)

:)Còn nữa...
 
Last edited:
"Mênh mông quá khoảng trống này ai lấp.
Khi thanh âm cũng bất lực như lời ..."


Chị Mèo ơi.
Bác Dân ơi.
Anh Hào ơi.
Anh Tấn ơi.
Anh Ninh ơi.
Anh Khánh ơi.
Em Tâm ơi.
Tuyền - ta ơi.

Nhớ quá chừng...
 
Cho mình hỏi các bạn chút: vậy từ Tây Ninh đi chơi các điểm các bạn thuê xe riêng hay đi xe, tàu công cộng?, Nếu thuê xe thì giá cả điều kiện thế nào/ , từ đây trở đi có cần guide nữa ko?
 
Nhóm mình liên hệ với bạn guide từ Lhasa, mua cho bạn cả vé tàu Lhasa-Xining. Vì đi cung Amdo hơn 10 ngày nên rất cần guide, vừa nói được tiếng Tạng và tiếng Tàu. Ngày công cho bạn này chỉ có 250RMB/ngày. Đoạn này dễ thở hơn Lhasa, TAR rất nhiều, không phải báo cáo chính quyền đi đâu về đâu. Trên đường đi cũng có gặp một số toán tây ba lô phượt bằng xe máy. Tuy vậy cũng có 1 số nơi (Hongyuan) theo lời bạn guide thì chính quyền không chào đón người nước ngoài, nhưng vì bọn này trông cũng giống người Tàu nên không gặp trở ngại gì cả.

Bạn guide liên hệ thuê xe pháo luôn. 8 người + 1 guide 2 xe mini van, haha. 1 xe chở đồ, 1 xe chở người. Giá cả thì chờ chị Mèo, anh cào cào cập nhật. Nói chung là khá mềm. Tiền nong thỏa thuận luôn từ đầu. Muốn đi thêm điểm nào ngoài hành trình thì trả thêm tiền xe 3.5-5RMB/km. Ngoài ra có một điểm mà lúc đầu không ai nghĩ ra, phải trả cả tiền ăn ngủ cho 2 lái xe nữa. Một ngày tính ra tuy không nhiều, nhân lên hơn 10 ngày cũng đáng kể đấy.

Nếu các bạn đi những tour ngắn từ Xining: hồ Thanh Hải, tu viện..., có thể liên hệ với khách san. Quả này phải credit cho Youth Lete hostel ở Xining, thông tin rất đầy đủ. Tàu xe công cộng thì mình chịu.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,681
Bài viết
1,171,069
Members
192,340
Latest member
xjjrc
Back
Top