What's new

[Chia sẻ] Cung AMDO - Hành trình thảo nguyên Thanh Tạng

Chúng tôi đã có một chuyến đi không thể nào quên. Hành trình 19 ngày của chúng tôi như sau:

Ngày 1 (1/9) :
21h45 lên tàu liên vận Hà Nội – Nanning

Ngày 2 (2/9) :
9h tới Nanning : lang thang ở thành phố Nanning
22h35 Bay Nanning – Chengdu (thức tế chuyến bay dời đến 23h30)

Ngày 3 (3/9) :
Tới Chengdu lúc 1h30
Tham quan Chengdu : Wenshu Temple, Ancient street, Sanxingdui, People Park, Sichuan Opera, Jinli Ancient Street
Hostel: Mix Chengdu

Ngày 4 (4/9) :
7h20 bay Chengdu – Lhasa
9h30 tới sân bay Gonga - Lhasa
12h có mặt ở Lhasa
Tham quan Lhasa : Sera Monastery, Bakhor
Hostel: Rama Kharpo

Ngày 5 (5/9) :
Namtso Lake

Ngày 6 ( 6/9) :
Tham quan Lhasa : Potala, Jokhang Monastery
16h35 : Lên tàu ở Lhasa đi Xining

Ngày 7 (7/9) :
16h50 : Tới ga Xining
Xem ca nhạc Tạng
Hostel: Lete

Ngày 8 (8/9) :
Kumbum (Ta’er Si) Monastery
Lên đường đi Rebkong (Tongren)
18h đến Rebkong
Hotel: Yun Long

Ngày 9 (9/9):
Rebkong Monastery
Upper & lower Wutun Monastery
Buy thangka
Tham quan Thangka village
Lên đường đi Labrang (Xia he)
Visit Red Rocks mountains
Visit Ganjia Grassland
18h : tới Labrang
Hotel: White Stupa

Ngày 10 (10/9):
Da’er zong Lake
Labrang Monastery

Ngày 11 (11/9):
Lên đường đi Taktsang Lhamo (Langmusi)
17h tới Taktsang Lhamo
Taktsang Lhamo Monastery, white rocks
Hostel: Not to remember

Ngày 12 (12/9):
Lên đường đi Hong Yuan (Aba Prefecture)
Tham quan dọc đường : Lake, Zari grassland, Stupa,
3pm tới Hong Yuan
Hotel: 3 star one

Ngày 13 (13/9) :
Yellow River (sông Hoàng hà)
Great Tibetan lunch
Lên đường đi Ma’er Kang
Hostel: Unbelievable place

Ngày 14 (14/9):
Tiếp tục hành trình tới Ma’er Kang
9h tới Ma’er Kang
Tham quan castles
Tiếp tục đi Danba
15h đến Danba
Hostel: Zha xi zhou Kang backpackers hostel

Ngày 15(15/9) :
Tham quan Danba: Zhong Lu valley, Soupo tower
Nite at Danba

Ngày 16(16/9):
6h : Lên đường đi Chengdu, dọc theo song Dabu
18h đến Chengdu
Hostel: Dream travel Youth

Ngày 17 (17/9):
Tham quan Chengdu : Ancient street, Wu hou temple, Do Fu Cottage

Ngày 18 (18/9):
10h35 : Bay Chengdu – Nanning
12h35 – Đến Nanning
Lang thang Nanning
18h45 : lên tàu liên vận Nanning – Hà Nội

Ngày 19 (19/9) :
5h tới Hà Nội, kết thúc chuyến đi
18g : Tiệc chia tay nhóm sài gòn.

Hành trình từ Xining đến Chengdu chúng tôi thuê xe oto cho toàn tuyến. Chúng tôi sẽ cố gắng viết chi tiết của từng điểm dừng chân để các bạn đi sau có thể có được những thông tin hữu ích.
 
Last edited:
Chi phí Lhasa tour: 3.200 RMB trong đó chi phí permit mỗi người là 325 RMB và còn lại là tiền xe đón từ sân bay về Hostel và từ Hostel ra ga tàu (2.000 RMB được deposit từ VN)
Chi phí thuê xe đi Namtso: 5.000 RMB phải thuê trước và thanh toán tại Mix hostel.
 
Buổi sáng ở Potala.

Sáng ngày thứ 3 ở Lhasa, trời trong xanh và rất đẹp, mọi người đều có vẻ khỏe mạnh, đặc biệt là hai bạn già và một bạn trẻ được một hôm an dưỡng ở nhà, nên đi lại phăm phăm. Mọi người đều háo hức vào Potala, trái tim của Lhasa, nơi ai một lần đến Tây Tạng cũng phải đến. (Nhưng trong đoàn có một bạn lỡ hẹn với mọi người, nên đành phải lang thang ở ngoài không được vào bên trong.)

Mọi người dậy sớm, ăn sáng và bàn bạc lình trình cung Amdo với bạn tour guider, rồi lên đường đến Potala. Vé đã đặt từ hôm trước, trên vé đặt ghi số lượng người và giờ đến, chúng tôi đặt 10 giờ sáng. Mỗi lần vào Potala chỉ được đi 1 vòng và trong khoảng thời gian là 1 tiếng, nếu đi quá thời gian trên, bạn tour guider sẽ bị phạt (toshiba cái bọn Tầu khựa).

Potala nằm trên ngọn núi ở trung tâm Lhasa, đứng từ đây nhìn ra xung quanh sẽ thấy Lhasa được bao quanh bởi những ngọn núi hùng vi, nhưng Lhasa giờ là một thành phố hiện đại với những chung cư san sát.

5062790924_f81f0321fc_z.jpg


5062778164_d05d7894db_z.jpg


5062777574_8251162ffb_z.jpg


Ở trong Potala không được chụp ảnh.

DSC02799.JPG


Potala không quá đẹp và huyền bí như những gì tôi đã hình dung, cảm giác là Potala rất lộn xộn, tối tăm, dù rất nhiều hiện vật quý giá, vàng ngọc dát đầy nhưng vẫn không át được cái cảm giác thất vọng của tôi. Và lại phải chửi toshiba cái bọn Tầu khựa, nói thì oang oang, đi lại thì ồn ào chen lấn ầm ĩ, chỉ thiếu nhổ nước bọt . Thêm nữa bạn guider cứ vừa dẫn đi vừa nhìn đồng hồ chỉ sợ bị muộn. Nên tôi xem cũng chỉ lướt qua từng phòng một.

DSC02795.JPG


Các bạn bảo, ở trong Potala còn nhìn thấy cả ảnh Mao chủ tịch, tôi nhìn mãi không thấy.
 
Nếu bạn nào thích mua sách về Potal, bạn phải mua ở các cửa hàng lưu niệm bên trong Potala, ở ngoài chợ không thấy có bán, kể cả hàng sách. Ngoài ra nếu mua sách thì sẽ được các bạn đóng 1 cái dấu: A souvenir of Potala palace.

IMG_3349.JPG


Bên ngoài Potala, các bạn Tạng vẫn cần mẫn đi lại và xoay kinh luân.

DSC02492.JPG


DSC02480.JPG


DSC02474.JPG


Um mani pad me hum trên tường Potala

DSC02513.JPG


---
Buổi sáng hôm trước, khi chúng tôi đứng chờ đặt vé trước cửa Potala, chúng tôi thấy 2 bạn Tầu đứng xỉa xói chửi nhau ầm ĩ trước những dòng người Tạng cần mẫn, thành kính đi vòng quanh Potala. Thật là bực mình cái bọn Tầu khựa.
 
cảm giác chán nản, thất vọng, bực bội, và thời gian thì eo hẹp, chả kịp cảm gì ở Potala thành kính này nữa
 
Sau khi rời khỏi Potala, cả đoàn tách ra mỗi người đi một hướng, một số người muốn về nhà đi ngủ, một số người muốn ra chợ Pakhor, riêng tôi - tôi muốn vào đền Jokhang để được tận mắt nhìn thấy bức tượng Jowo linh thiêng vào bậc nhất của xứ Tây Tạng.

Jowo Repoche - Đức hạnh cao quý là bức tượng miêu tả Đức Phật Thích Ca Mâu Ni năm ngài 12 tuổi. Tương truyền bức tượng này được làm bởi một vị thần chủ về Nghệ thuật ở Ấn Độ - Vishvakarman từ thời Đức Phật còn tại thế và sau khi làm xong được ngài ban phước lành.

Bức tượng này được A Dục vương mang vào Trung Quốc trong thời kỳ ông truyền bá đạo Phật vào nước này - Thế kỷ thứ 3 trước công nguyên. Khi Tùng Tán Cang Bố cưới Văn Thành công chúa thế kỷ thứ 7, bà đã mang bức tượng này cùng rất nhiều kinh sách vào Tây Tạng như là của hồi môn.

Đền Jokhang được xây dựng bởi công chúa Bhrkuti vợ vua Tùng Táng Cang Bố. Ngôi đền được xây trên một hồ nước là trái tim của một con ma nữ, vì thế nó không cho ai đến xây đền. Sau nhờ Văn Thành công chúa biết thuật Phong thủy, bà ném một chiếc nhẫn bà vẫn đeo xuống hồ và cho dê chở đất lấp hồ. Dê trong tiếng Tạng là RA và đất trong tiếng Tạng là SA, vì thế khu đất này được gọi là RASA, lâu dần biến âm thành Lasha ngày nay. Vì thế có thể nói Jokhang là gốc của Lasha.

5064194100_835a207375_z.jpg


Lúc đầu bức tượng Jowo được đặt ở đền Romoche, còn ở Jokhang, bà Bhrkuti đặt bức tượng Bất động Như lai mang sang từ Nepal, sau đấy để tỏ tình đoàn kết, hai bà đã đổi hai bức tượng cho nhau.

5064194318_41e2d996d3_z.jpg


Tôi đến Jokhang, đứng xếp hàng trong đoàn người Tạng thành kính lầm rầm cầu nguyện, tay mang theo bình bơ bò Yak tưới lên những chậu nến không bao giờ tắt trong đền. Phải đứng trong hàng dài đoàn người thành kính, mới thấy hết được sự sùng đạo của người Tạng, đến mỗi bức tượng họ lại rì rầm cầu nguyện, thành kính sờ chân tượng, chỗ nào rộng họ lại làm lễ ngũ thể nhập địa.

5064194544_31d4ae8aaf_z.jpg


Tôi cũng chỉ được xem lướt qua bức tượng Jowo vì quá đông, nếu đứng xếp hàng theo vòng thì chắc phải cả ngày mất. Thế nên tôi tách đoàn người, chạy một vòng quanh rồi phải quay về vì sắp đến giờ lên tầu đi Tây Ninh.

5063583129_62af55e17a_z.jpg


5063583335_e63e7eae26_z.jpg


5063583563_df89c459d9_z.jpg


Rời khỏi Lhasa, tôi cứ có cảm giác đây là một thành phố sắp chết. Cung điện linh thiêng của người Tạng - Potala giờ đơn độc trên đỉnh núi, nhìn ra xung quanh chỉ thấy quảng trường với những phố lớn đường to, tòa nhà ngang dọc. Hồng cung, bạch cung giờ chẳng còn hồ nước rộng để soi bóng. Jokhang vẫn còn những người Tạng thành kính nhưng có lẽ rồi đến một ngày nó cũng sẽ chỉ mở cửa cho khách du lịch giống như Potala, chẳng còn người Tạng nào muốn vào nữa.
 
Cám ơn các bạn đã theo dõi topic. Các bạn khác trong đoàn đã bỏ lửng topic xong rồi kêu réo tôi viết hix. Tôi không mong muốn chia sẻ những thông tin về Tây Tạng và Amdo vì thực ra những thông tin đấy tôi đều thu nhận được từ internet, tôi chỉ muốn chia sẻ cảm xúc của mình về vùng đất xa xôi ấy.

Ảnh tôi đưa lên topic là ảnh của tất cả mọi người trong đoàn cùng chụp, không riêng gì ảnh của tôi. Và tôi cũng không chỉnh sửa ảnh, để tôi muốn giữ nguyên cảm xúc khi chụp.

------

Tầu cao tốc Tây Tạng - Thanh Hải.

Từ Potala về mọi người túa đi mua đồ ở chợ Pakhor còn tôi thì mải đi vào Jokhang và nghĩ bụng mình còn đi hơn 10 ngày nữa, mua đồ làm gì xách cho nặng. Nhưng đấy là một sai lầm, mọi cái bán ở Pakhor đều rẻ hơn những chỗ tôi sẽ đi trong chặng Amdo sắp tới, có chăng rẻ thì phải về Thành Đô. Vẫn biết đồ có mua ở đâu thì cũng vẫn là đồ Tầu, nhưng dù sao mua ở trên Lhasa vẫn dễ dối lòng hơn, chứ mua ở Thành Đô khó mà có thể dối lòng mình được :D

Quay lại chuyến tầu cao tốc Tây Tạng - Thanh Hải, lại là một nỗi thất vọng nữa của tôi, tôi không được tận mắt nhìn thấy đường tầu đẹp và hùng vĩ như trên Discovery, các bạn trên Discovery quay cả những thứ ở xung quanh, rồi thế giới động vật, những hoạt động của con người xung quanh đường tầu. Còn ở đây tôi chỉ được nhìn qua cửa sổ. Hơn nữa, đoạn đầu tiên thì trùng với cung đường đi hồ Namtso của ngày hôm trước.

Tibet%209.2010-2%20018.JPG


Tibet%209.2010-2%20083.JPG


Tibet%209.2010-2%20091.JPG


Chạy thêm được một đoạn, chưa kịp nhìn thấy dẫy Khả Khả Tây Lý thì trời đã tối. Cả bọn chẳng biết làm gì, nên lăn ra ngủ.

Trên tầu chẳng có bạn phục vụ nào biết nói tiếng Anh, chúng tôi như một lũ ngọng vì nghe các bạn í đứng ở cửa toa xổ ra một tràng tiếng Tầu. May sao, một lúc sau có một bạn người Tạng làm tour guider nói giọng Mỹ rất chuẩn từ buồng bên cạnh chạy sang dịch hộ, hóa ra lúc nãy bạn phục vụ trên tầu bảo là Toilet hút chân không, chỉ cần bấm một cái nút là được, không cần phải đổ nước xuống. Đúng là bó tay với bọn Tầu bẩn. Đi qua hai đầu toa, chỗ toilet ướt nhoét nhoèn nhoẹt.

Bạn Tạng còn nhiệt tình giúp đỡ, lấy cho tờ khai tự nguyện cam kết đủ sức khỏe để đi tầu Thanh Tạng bằng Tiếng Anh để mọi người điền và kí tên vào, dẫn ra toa ăn để dịch từng món ăn trong thực đơn. Bạn này đúng là trẻ khỏe, chạy đi khắp các toa giúp đỡ các bạn Tạng không biết tiếng Tầu, từ xếp hành lí, dẫn vào buồng… Bạn í kể bạn í có một văn phòng du lịch và trợ giúp mọi người ở trên Lhasa, còn bạn í thì chuyên dẫn các bạn Tây đi trecking bằng xe máy.

IMG_3581.JPG


Đúng là những lúc như thế này mới thấy nhận được sự giúp đỡ, dù nhỏ nhất vẫn quý.

Trên tầu tôi vẫn không bị shock độ cao, nhưng trong đoàn có hai bạn già yếu nhất đoàn vẫn bị đau đầu, chóng mặt, khó thở và không muốn ăn uống gì. Cậu bị tôi xui không uống thuốc chống shock ở sân bay Thành Đô than thở: Mình đúng là người không nhậy cảm nên không cảm nhận được những thay đổi bên ngoài.

Buổi sáng, tầu chạy qua vùng đất "Ngàn dặm không mây" - một hoang mạc, đất đai khô cằn chết chóc, không có cây nào sống được, chỉ có những bụi cỏ thấp lè tè và vàng úa. Trời xanh xa tít và không một gợn mây. Nhìn qua kính cửa sổ, không khí không được trong vắt như trên Lhasa mà đùng đục giống mầu đất.

DSC03087.JPG


IMG_3626.JPG
 
Last edited:
Bạn tour guider người Tạng, sau một hồi dịch và giải thích các món ăn gồm những gì.

DSC00328.JPG


Và kết quả cuối cùng :

DSC00339.JPG


DSC00329.JPG


Nếu không có bạn í, chắc chúng tôi phải nhịn đói, vì lúc trước chúng tôi lên toa ăn bị các bạn trên toa đấy đuổi quầy quậy đi về. Hóa ra là nếu muốn ăn phải đặt trước với bạn phục vụ của toa mình, rồi bạn í báo lên toa ăn.

Chụp ảnh trên tầu

IMG_3596.JPG


IMG_3595.JPG


Nhậu trên tầu.

Tibet%209.2010-2%20109.JPG
 
Last edited:
DSC03087.JPG


Một điều hơi ngạc nhiên mà đến giờ này mình chưa giải thích nổi: giữa chốn đồng không mông quạnh, hoang sơ vắng vẻ không hiểu sao dọc đường tàu người ta lại sắp xếp những ô hình vuông rất cẩn thận như hình vẽ trên, ở giữa ô vuông cũng không thấy xuất hiện vật gì đặc biệt cả. Đoạn đường trên không hề ngắn có dễ phải mấy chục km mà có khi đến cả trăm km nữa ấy chứ. Lúc đầu mọi người cứ tưởng là chia ô để trồng cây nhưng đi mãi mà chả thấy cây nào mọc cả.
Có ai biết xin giải thích giùm, xin cám ơn rất nhiều.
 
Với hàng nghìn km mặc dù đi giữa cách đồng hoặc sa mạc hoang vu hay là bất kỳ đâu, 2 bên đường tàu đều có hàng rào ngăn cách. Nếu để ý mọi người thấy phía dưới hàng rào còn có lưới để đề phòng động vật chui vào giữa đường tàu. Tuy tốn kém nhưng cũng thấy tàu khựa rất quan tâm đến an toàn đường sắt. Ngoài ra đây là tuyến đường sắt đặc biệt vì ở trên cao và tốn kém nên chính phủ TQ cũng rất lo lắng đến sự an toàn và hạn chế tối đa việc phá hoại. Dọc tuyến đường sắt đều có các trạm gác của quân đội để thường xuyên giám sát, buối tối hôm đi từ Namtso về Lhasa chúng tôi thường xuyên thấy lính canh cầm đèn pin đi tuần dọc đường sắt. Khi đi trên tàu chúng tôi vẫn thấy các trạm canh dọc đường. Với khoảng cách 2.400km từ Lhasa đến Xining thì đây là một công việc khó khăn, vất vả và tốn kém. Không biết đến bao giờ đường sắt VN mới an toàn và quy củ thế này nhỉ???
Tibet%209.2010-2%20083.JPG
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
58,578
Bài viết
1,169,179
Members
191,428
Latest member
969149329
Back
Top