What's new

[Chia sẻ] Cùng chia sẻ Đà Nẵng - Hội An - Cù Lao Chàm - Huế

Với khoảng cách 900km và 1h 10 phút bay từ SG đã có thể đến Đà Nẵng. Từ đây có thể đi các nơi lân cận trong bán kính không quá xa như Hội An, Cù Lao Chàm, Huế bằng nhiều phương tiện.
Hành trình tùy người có nhiều hay ít thời gian, nhưng khoảng 5 ngày là vừa cho 1 cung như vậy.
Chia sẻ này mình tặng cho vài người bạn như đã hứa, những bạn chưa và đang có kế hoạch đến các nơi này, xem như là 1 guideline nho nhỏ để có thể đến một vùng đất xa lạ. Cũng không ngoài chào đón những chia sẻ của ace khác có nhiều kinh nghiệm hơn, , hi vọng sẽ có được những thông tin hữu ích như nơi ở, phương tiện, vé tham quan, các địa điểm ăn uống, …

DSC03530Small.jpg

Bay rẻ của Jetstar, thứ 6 là dễ book nhất nhé

DSC04023Small.jpg

Một chút Đà Nẵg với Bán đảo Sơn Trà

DSC03740Small.jpg

Hội An - di sản văn hóa

_SC01617Small.jpg


Bãi Ông-Cù Lao Chàm

DSC02493Small.jpg

Và ... rất Huế
 
@dungnhidng: Không ngờ biển Cù Lao Chàm lại xanh và trong đến thế. Mình ra Đà Nẵng 6 lần, 6 lần đều mưa bão, tổ chức hội thảo xong là trốn luôn trong resort cả ngày. Tiếc ghê, mình bỏ lỡ nhiều thứ quá :(

Cù Lao Chàm đẹp nhất mùa tháng 5-6-7, đây cũng là mùa du lịch nở rộ. Các tháng khác biển khắc nghiệt hơn.

Vượt sóng Cù Lao

Vuotsong_resize.jpg

 
Sắp tới mình có 3 ngày 3 đêm ở Đà Nẵng, nhưng chưa rõ đi đâu, các bạn có thể gợi ý chút cho mình không? Với ngân sách khiêm tốn, thì mình nên đặt KS ở đâu được ( tầm 500k trở xuống ) .
 
Sắp tới mình có 3 ngày 3 đêm ở Đà Nẵng, nhưng chưa rõ đi đâu, các bạn có thể gợi ý chút cho mình không? Với ngân sách khiêm tốn, thì mình nên đặt KS ở đâu được ( tầm 500k trở xuống ) .

Đến Đà Nẵng nên đi: Bà Nà: 1 ngày, Sơn Trà (1/2 ngày), Hội an (cách ĐN 35 km: 1/2 ngày + 1 buối tối), Ngũ Hành Sơn (trên đường đi Hội An 2-3 tiếng). còn thời gian thì phi lên đèo Hải Vân (2-3 tiếng là dư), phi ra Lăng Cô (1/2 ngày) => thuê xe máy tự đi là ok nhất.
còn nữa: Thánh địa Mỹ Sơn (cách ĐN tầm 70 km)
Hotel ở Trung tâm không quá đắt, 3-400k là rất nhiều (hotel Ý Vân - bên kia cầu SÔng Hàn - nhìn ra sông, cho thuê xe máy luôn or hỏi thêm google).
thân !
 
Sắp tới mình có 3 ngày 3 đêm ở Đà Nẵng, nhưng chưa rõ đi đâu, các bạn có thể gợi ý chút cho mình không? Với ngân sách khiêm tốn, thì mình nên đặt KS ở đâu được ( tầm 500k trở xuống ) .

Đi Bà Nà về trong ngày cũng được, tiện thì đi lên đèo Hải Vân chơi luôn.

Đi Hội An nên ở 1 ngày. Đi Ngũ Hành sơn, bán đảo Sơn trà- chùa Linh ứng-bãi Bắc. Vừa rồi mình ở ks prince 60 Trần Phú giá cũng ok, thực sự tự dưng 4 đứa chui vào phòng family 550k/đêm không dùng hết :| 4 đứa ngủ chung 1 cái giường 2m ở đấy đã đủ rồi cơ .

Nếu bạn muốn mua quà về thì ra hàng Tú anh ở chợ Hàn í, của 1 cụ bà bán, mình mua bà còn tự bớt cho mình tiền mà không phải mặc cả cơ.
 
Last edited by a moderator:
Hi cả nhà,

Nhà tơ có kế hoạch đi Đà Nẵng từ 16-18/9 này rùi, mà tới ngày sắp đi ông xã nói không đi được. Ba mẹ con (1 bé 3 tuổi - hơi còi và nghịch + 1 bà bầu 6 tháng) lên kế hoạch đi một mình. Có ai đi cùng với mình ngày này không. Thì ghép vào cho vui nghe

Không đi thì tiếc vé đã mua rồi, không hoàn, không hủy (thui, lần sau mình không đặt vé rẻ nữa, cứ đặt loại hoàn hủy cho kinh tế, vì tính ra vé không hoàn không hủy trong nhiều trường hợp là không hề kinh tế chút nào)

Mobile: 0983.539.429
 
Đọc chia sẻ của mọi người trên đây, mình thấy hào hứng quá. :x

Mình đã đọc hết topic này và tham khảo 1 số trang khác, nên cũng có sơ sơ cho mình 1 cái plan tương đối.
Tình hình là tối ngày 8/9 mình sẽ đáp máy bay từ Tp.HCM đi Đà Nẵng và sáng 13/9 từ Huế về lại Tp.HCM.
Do vậy mình quyết định sẽ tham quan Đà Nẵng - Hội An 2 ngày: 9 và 10 tháng 9.
Nhưng bây giờ lại đắn đo quá vì sợ không đủ thời gian. Các bạn có kinh nghiệm, góp ý giúp mình với nhé.

Kế hoạch:
- Tối ngày 1 (8/9): có mặt ở sân bay Đà Nẵng, về khách sạn để hành lí. Đi ăn tối (bún chả cá ở Lê Hồng Phong), thuê xe máy, nghĩ ngơi.
- Ngày 2 (9/9): Ăn sáng (Mì Quảng Hải Phòng), đi Linh Ứng Tự thăm tượng Phật lớn nhất VN, ngắm bãi biển Mỹ Khê buổi sáng sớm.
Tranh thủ đi Bà Nà tham quan và đi cáp treo dài nhất thế giới.
Tối về lại thành phố Đà Nẵng ăn tối (Bánh trán trần + ốc hút bà Kiều), đi cầu quay sông Hàn, nghĩ ngơi.
- Ngày 3 (10/9): Ăn sáng (Bánh canh Nguyễn Chí Thanh), đi đường sát bờ biển ra Hội An, đón tàu đi Cù Lao Chàm chuyến 7h30. Tham quan và ăn đồ biển trên Cù, 4h quay lại Hội An. Đi dạo Phố cổ và ăn đặc sản Cao Lầu (quán chị Liên) đường Thái Phiên). 8h leo lên xe về lại Đà Nẵng. Ăn tối (mì Quảng bà Vị), cafe Karty, nghĩ ngơi.

Ngủ lại Đà Nẵng và sáng hôm sau (11/9) đón xe ra Huế.

(Kế hoạch tại Huế mình chưa kịp nghiên cứu).

Ban đầu mình tính 1 ngày đi Linh ứng tự, Bà Nà; 1 ngày đi Ngũ Hành Sơn rồi chạy ra Hội An luôn. Nhưng có người bạn nói là không đi Cù Lao Chàm thì uổng lắm. Nên mình đổi cái lịch đi Ngũ Hành Sơn qua Cù Lao Chàm, nhưng lại sợ không kịp vì đi Cù Lao Chàm tốn thời gian hơn.
Nhờ các bạn có kinh nghiệm chỉ giùm:
1. Nếu chỉ được chọn 1 trong 2 thì mình nên đi Bà Nà hay Ngũ Hành Sơn?
2. Liệu 1 ngày để vừa đi CLC và vừa đi tham quan phố cổ Hội An có được không?
3. Có thể giới thiệu mình 1 khách sạn gần gần cầu sông Hàn giá rẻ ~ 300k/đêm cho 2 người (đi bộ khoảng 5-7') với? Ban đầu mình định Book khách sạn Rainbow trên đường Bạch Đằng - giá 420k/đêm nhưng lên đây đọc thấy có một thành viên nào đó ở KS trên Phạm Phú Thứ ~270k (các nhà nghĩ đường nhỏ nhỏ giá rẻ hơn) nên mình muốn tiết kiệm 1 khoảng.
 
Em vừa đi cung này đợt 30/04 về.
Thực sự thấy rất yêu cù lao chàm :D
Theo em thấy thì vào Đà Nẵng thuê xe máy đi là rẻ nhất :D
80K/ ngày + 50K tiền xăng là có thể vivu cả ngày.
Đợt em vào lúc đầu ở KS Bạch Đằng ngay bờ sông 600K/đêm đắt lòi mắt, sau đó chuyển vào KS Thượng Hải chỗ Nguyễn Văn Linh giá 300K ( gần gần sân bay) rất nhiều thứ hay ho để ăn.
Xuống Hội An và cửa đại các bác đi xe máy trên đường Sơn Trà Điện Ngọc, mát và đẹp lắm, nhất là về Đà Nẵng muộn muộn một tý :D
Yêu nhất Đà Nẵng ở chỗ lắm thức ăn lặt vặt rất ngon và hải sản ở Đà Nẵng cũng rẻ nữa, có điều bia Larue uống ko thích lém :D

P/S: nếu chọn Ngũ Hành Sơn và Bà Nà theo mình bạn nên đi Bà Nà, với lại Ngũ Hành Sơn cũng gần và cũng ko có quá nhiều chỗ để đi :D
Đi Hội An và Cù Lao Chàm thì taxi xuống đó cũng khá tốn :D, nếu đi xe buýt thì sáng sớm có chuyến đi Hội An 15K hay sao ý, hồi mình đi dùng dịch vụ của Cty Hội An Xanh giá 450K có lặn biển và ăn trưa, nói chung người xứ Quảng rất tốt bụng và lịch thiệp :)
 
Cảm ơn bạn manhhoaishb
Vậy chắc là mình sẽ không đi Ngũ Hành Sơn mà dành 1 ngày đi Bà Nà rồi đi thăm Linh ứng tự để xem tượng Phật.
 
Có nghe nói đến cây ngô đồng, võng ngô đồng, và bà cụ duy nhất ở Cù Lao Chàm còn thắt võng ngô đồng, bạn nào có thông tin chia sẻ lên đây với.
 
Hai cụ già cuối cùng chung thủy với nghề đan võng ngô đồngTừng có thời thịnh hành ngang với nghề đi biển, nhưng giờ đây, nghề đan võng ngô đồng độc đáo ở Cù Lao Chàm (Hội An) chỉ còn lay lắt trong đôi tay hai mẹ con người đàn bà goá bụa.
Nghề đan võng cổ ngô đồng đã có hàng trăm năm nay ở xã đảo Tân Hiệp, Cù Lao Chàm. Chiếc võng được xem như một biểu tượng đặc trưng của người dân nơi đây. Trải qua những thăng trầm của cuộc sống, nét văn hóa truyền thống này đang dần biến mất…
Theo những người già trên đảo Cù Lao Chàm, võng ngô đồng không phải là thứ võng thông thường, nó độc đáo ở chỗ được làm từ sợi của thân cây ngô đồng (một loài cây chỉ mọc ở trên những mỏm núi cao, hay vách đá cheo leo). Mặc cho nắng, gió, bão biển…, rễ cây vẫn bám chặt vào đá, thân cây luôn dẻo dai, vươn thẳng mình như thách thức với sự khắc nghiệt của đại dương. Ngô đồng còn là một loài cây đẹp và không kém phần lãng mạn. Khoảng từ cuối tháng 8 đến đầu tháng 9, khi gió đảo đã trút đi hết những chiếc lá cuối cùng để lại trơ trọi cành, cũng là lúc cây đâm chồi, nở rực một màu hoa đỏ ngập tràn Cù Lao.
Xa xưa, những cư dân đầu tiên của đảo đã phát hiện ra đặc tính ưu việt này của thân cây ngô đồng, nên đã sử dụng để đan gùi, võng, làm dây thừng... Người dân đảo Cù Lao thường bảo, nằm trên võng ngô đồng có cảm giác “hoà thuận” với thiên nhiên, vào mùa hè thấy mát, mùa đông thì ấm áp. Vì thế nên có một thời, chiếc võng hiển hiện khắp mọi nơi, từ những khung cửa của người vợ ngóng chồng, hoặc theo chân những người đàn ông ra biển.
Để làm ra một chiếc võng ngô đồng cũng lắm công phu, có khi phải mất cả mấy tháng ròng. Trước hết, muốn lấy được sợi của cây về, người Cù Lao phải trèo lên núi, chọn cây to chừng bắp chân người, không non hoặc già quá để đốn về. Sau đó dùng búa dập nát theo thớ của thân cây, rồi đem ngâm trong nước tù của ruộng chừng 7 ngày, cho lớp vỏ cứng mềm mục, nhả dần ra, lộ sợi xơ thì đem vớt lên. Tiếp tục dùng tay tước lớp vỏ mục cứng lấy lớp xơ màu trắng đục, đem giặt sạch bằng nước suối trong rồi đem ra phơi nắng cho thật khô, đến khi chuyển thành màu trắng ngà tinh mới, có độ óng là lúc xơ đã sẵn sàng để đan võng.
Quá trình đan võng cũng vô cùng tỉ mỉ và công phu, đòi hỏi người đan không những khéo léo mà còn phải kiên trì, bền bỉ. Khi đan võng tuyệt đối không được đan lỗi, vì khi đã bị lỗi thì không gỡ ra được nữa...
Trên đảo Cù Lao Chàm ngày nay chỉ còn 2 người đàn bà góa phụ lặng lẽ làm nên những chiếc võng cổ ngô đồng. Đó là cụ Nguyễn Thị Muôn (88 tuổi) và con gái bà là Mai Thị Rài (68 tuổi).
Chồng mất trong một lần đi biển, cụ Muôn ở vậy nuôi 4 đứa con, gánh những vất vả lo toan bằng nghề đan võng. Đã có lúc, võng là vật dụng mỗi ngày cụ trao đổi lấy gạo, lấy tôm cá với cư dân đảo. Sau 50 năm, các con cụ đã có gia đình riêng, 3 người đã ra ở riêng hoặc vào đất liền sinh sống. Riêng bà Rài, cô con gái thứ 2 của cụ lại một lần nữa bất hạnh như mẹ.
Hai người đàn goá phụ trở về nương tựa lẫn nhau. Hàng ngày từ sáng sớm, họ dắt nhau lên rừng, đỡ nhau qua từng vách núi để chặt và gùi cây ngô đồng về đan võng.
“Đan võng rất khó và không phải ai cũng làm được vì nó tốn rất nhiều thời gian, nếu người nào mà không có lòng kiên trì thì không thể làm được”, cụ Muôn tóc trắng như cước bình thản tâm sự, tay vẫn mải mốt chau chuốt từng mắt võng trước hiên nhà.
Đến giờ cụ không nhớ nổi mình đã đan bao nhiêu chiếc võng trong đời, nhưng có điều sản phẩm của cụ đã để lại ấn tượng rất tốt đối với du khách khi đến với đảo Cù Lao.
“Hôm trước có mấy người khách du lịch nước ngoài hỏi mua võng, họ thích lắm, nhưng tui chỉ còn một cái thế là họ đặt cho mẹ con tui đan 3 cái, hẹn lần sau đến lấy”, cụ Muôn kể.
Điều mẹ con cụ Muôn trăn trở không phải sự vất vả, cực nhọc khi làm võng, mà họ sợ một ngày nào đó cái nghề độc đáo này sẽ biến mất.
Mấy chục năm nay, chưa có cư dân nào trên đảo Cù Lao Chàm gắn bó với nghề đan võng cổ lâu như cụ Muôn. Dạo trước thi thoảng cũng có người theo đuổi nghề này nhưng chỉ chừng một năm rồi thôi, không ai đủ kiên nhẫn để chịu nổi cái công phu, tỉ mỉ và... ít hiệu quả như nghề đan võng (dù khách du lịch hiện trả giá đến 1 triệu đồng mỗi chiếc).
Toàn xã đảo Tân Hiệp hiện có trên 2.600 nhân khẩu, đa số là ngư dân, chủ yếu sống bằng nghề đi biển. Theo một cán bộ UBND xã, lớp trẻ trên đảo không ai chịu theo cái nghề này vì nó quá công phu và đòi hỏi sự kiên nhẫn, khéo léo. Trong khi đó, chỉ cần đi biển một mùa trăng là có thể đủ trang trải cuộc sống.
Bên cạnh đó, làn gió phát triển du lịch đã len lỏi vào trong từng gia đình, từng ngóc ngách của người dân đảo. Phụ nữ có thêm nghề bán đồ lưu niệm hoặc kinh doanh hàng quán. Hầu hết đàn ông trai tráng đều đi biển, ít ai lên núi chặt ngô đồng về cho vợ đan võng. Chẳng mấy ai còn mặn mà với nghề truyền thống này.
Hội phụ nữ và Đoàn thanh niên xã cũng từng mở một vài lớp học nghề đan võng cổ, tuy nhiên số người theo học ngày càng thưa dần và không còn ai đủ kiên nhẫn theo học nghề. Theo nhận xét của nhiều khách du lịch Quảng Nam, nếu bảo tồn được nghề truyền thống này thì võng ngô đồng thực sự sẽ là một sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống đặc sắc nhất của xã đảo và là sản phẩm văn hóa, tinh thần độc đáo của tỉnh Quảng Nam.
Minh Nhật
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,730
Bài viết
1,136,629
Members
192,542
Latest member
8xbetbuilders
Back
Top