What's new

Daehan120cc và cuộc rong chơi ngàn dặm của 2 kẻ thích lang thang.

Chào các bạn,

Kể từ lúc gia nhập cái hội “Phượt” này, tui đã dẫn các bạn theo vài cuộc rong chơi, từ Hà Tiên qua Kép, rồi lang thang về Đất Mũi, xuyên U Minh… Xen vào giữa là trở về những ngày tháng cũ, nhìn lại những bến phà xưa mà giờ này có nhiều bạn trẻ chưa một lần biết đến. Tất cả là để mong chia sẻ cùng nhau những vui, buồn trên đường đi phượt. Rất vui vì các bài viết đã được nhiều bạn trẻ theo dõi và góp ý. Hy vọng rằng bài kế tiếp này sẽ không làm các bạn thất vọng. Xin mời !

Daehan120cc và cuộc rong chơi ngàn dặm của 2 kẻ thích lang thang!

Lời mở đầu:

Nhìn cái tựa hơi bị “hoành tráng”, tự mình cũng thấy ngài ngại. Nhưng thật ra đó là “mơ ước”, mà mơ ước thì chẳng làm chết ai bao giờ, đôi khi nó còn có vẻ lãng mạn nửa. Thôi thì cứ mơ. Rong chơi ngàn dặm thì phải trên 1000km lận, nào phải giỡn chơi. Cho nên cuộc rong chơi tương đối dài ngày, thực hiện được nó phải giải quyết được các điều kiện sau:

1/Thiên thời: ở đây tui muốn nói tới thời tiết. Chuyến đi dự kiến cuối tháng ba đầu tháng tư, lúc này trời chưa vào mùa mưa, còn bão thì phải tháng 8 trở đi mới có. Vậy thì yên tâm lên đường.

2/Phương tiện: Dĩ nhiên đó là con Daehan cùi bắp mua từ năm đầu thế kỷ XXI, tới nay là 12 năm rồi, nhưng ngoại trừ việc phải thay sên dĩa, vỏ ruột, bu-gi…thì cái máy chưa một lần bị rã, bởi vì cho tới nay nó vẫn chưa bao giờ để chủ nhân phải “nằm đường”!

3/Địa lợi: Ý tui là tình hình đường sá, dốc đèo có hiểm trở không, an ninh có vấn đề gì chăng? Chạy con Daehan bèo thì chắc “bọn ác” ít khi dòm ngó; nhưng cũng không cấm chúng “nghía” tới “trang thiết bị” đi đường! Cho nên phải lựa đường mà chạy, hỏi thăm kỹ lưỡng trước mỗi đoạn hành trình. Còn lại thì…hên xui!

4/Sức khỏe: He he, cái này mới cực kỳ quan trọng, nó quyết định sự thành bại của cuộc rong chơi. Chỉ cần 1 trong 2 người bịnh “quạng” bất tử, thì lập tức chuyến đi chấm dứt ngay!

Chuyến đi này, tuy có dự định từ trước, đã thực hiện các chuyến đi nháp…nhưng ngày giờ và cơ hội xuất phát cũng chỉ được quyết định rất “thình lình”. Lộ trình cũng đã dự kiến, thực tế chắc chắn không theo ý mình muốn, nhất là mấy nguyên tắc như: đi trên dưới 100km ngày, hoàn thành mỗi đoạn đường trong vòng buổi sáng hay đừng quá trễ, hoặc cứ theo các cung đường đã định.v..v...đều có thể thay đổi do nhiều lý do khách và chủ quan, như đã nói. Cuối cùng, để tăng tính hấp dẫn của bài viết, tác giả sẽ chỉ tiết lộ theo trình tự thời gian, đúng như những gì đã xảy ra trong chuyến đi, không nói trước, không dự kiến dự cò gì cả.

Phần 1 : Đường lên Cao nguyên.

Lỗ Tấn (1881-1936), nhà văn Trung Quốc - Danh nhân văn hóa thế giới, đã viết “Mặt đất làm gì có đường, chỉ do con người đi mãi mà thành đường”. Ông nói không sai, nhưng xem đường là chỉ do con người làm nên thì còn thiếu, bởi vì còn có đường đi của kiến, đường đi quen thuộc của thú rừng…không kể “đường đi” trên không của các loài chim thiên di hàng năm. Mà thôi, đó chỉ là suy luận cho vui, dẫu sao, đường do con người làm nên mới thật là quan trọng.
Nước là dấu hiệu đầu tiên mà các nhà khoa học muốn tìm thấy để xác định một hành tinh có sự sống hay không. Cho đến bây giờ mọi cố gắng tìm kiếm nước trong không gian vẫn chẳng kết quả gì. Và địa cầu vẫn là hành tinh xanh đơn độc, lang thang trong mênh mông vũ trụ! Cho nên sự quan trọng của nước là tuyệt đối. Nó quyết định sự sống còn của các sinh vật.
Dòng sông, theo tôi là một “kiểu hình” của nước, tích góp từ những chút giọt nhỏ nhoi nơi thượng nguồn, rồi “chảy” theo từng địa thế của đất. Và nếu nói theo Lỗ Tấn thì mặt đất làm gì có sông, chỉ do nước tự góp nhặt đâu đó rồi cùng nhau “chảy” về phía thấp mà thành.
Các bạn thân mến,
Tôi xin phép nói lan man chút đỉnh như trên về con đường và dòng sông bởi vì, có lẽ, mọi chuyến đi, xa và dài ngày, đều không thể thiếu chúng. Nhờ chúng cuộc đi trở nên thú vị và hấp dẫn. Chuyến đi của chúng tôi cũng sẽ qua những con đường và cũng sẽ dọc theo những dòng sông.
 
Last edited by a moderator:
Sáng sớm đã đọc cái comment này rồi,nhưng phải đi công chuyện ngay nên giờ mới reply được.Rất cảm ơn về đề nghị se ảnh.He he,tốt thôi,đông vui,được xem hình ảnh Tam Đảo trước cũng hay chứ.Vả lại Tamdao quý chúng tôi nên mới se ảnh,tôi rất thích,cứ "tự nhiên như người Long xuyên",đó là câu mà dân Miền Tây Nam bộ hay nói.Còn nửa,Giày mới cũng tốt,nhưng tui khoái giày mọi hơn.Hi hi...
Doigiaymoi.
 
Chào Pavel,
Cảm ơn cháu,ha ha,nhiều khi bác còn phải phục...bác nửa kìa!Thôi thì,hể còn "cơi" được thì cứ "cơi","cơi" xong dìa kể lại cho mọi người đọc chơi,được khen là thích lắm!
Xin cảm ơn,
Doigiaymoi
 
He he,
Nhà ngươi gan trời,dám gọi "ấy" là quân địch khi chỉ mới bị đich bắt có 2 tháng.Như ta đây sống chung với ...lũ suốt mấy chục năm rồi mà còn chả dám gọi như thế.Thôi chúc cho quân ta và quan địch luôn hạnh phúc.Mừng cho bạn có một quê hương thứ 2 đáng yêu.
Doigiaymoi.
 
He he,
Nhà ngươi gan trời,dám gọi "ấy" là quân địch khi chỉ mới bị đich bắt có 2 tháng.Như ta đây sống chung với ...lũ suốt mấy chục năm rồi mà còn chả dám gọi như thế.Thôi chúc cho quân ta và quan địch luôn hạnh phúc.Mừng cho bạn có một quê hương thứ 2 đáng yêu.
Doigiaymoi.

Cháu cám ơn bác nhiều
 
He he,giống chứ seo,cả 2 đều là kiểu con sâu cả;nhưng tháy vậy mà hổng phải vậy đâu,hình như họ có giống nhau vài con số...nói chơi vậy chứ bác nào có biết ất giáp gì.
Doigiaymoi.
 
Rất cảm ơn khoikhang,
Buổi sáng này có công chuyện phải đi tận Núi Sập,khi về cho bã xã ghé mấy cái Chùa.13h mới tới nhà,nghĩ chút xíu,rồi edit lại bài viết và hình ảnh tới bi giờ,xin cháu hãy chờ thêm chút nửa.
Doigiaymoi.
 
1.10.3.Tỉnh lỵ Attapeu.

Nhà nghĩ Mỹ Hạnh,tầm thường như các nhà nghĩ bình dân ở Việt Nam,chỉ có phòng quạt,sạch sẽ,50.000kip/đêm.

attachment.php



Theo thông lệ,việc đầu tiên sau khi nhận phòng nghĩ,chúng tôi lo tắm gội và giặt giũ quần áo,để kịp hong khô trước khi đi vào sáng hôm sau.Nghĩ ngơi thêm ít thời gian rồi dắt xe ra dạo chơi.Đó là lợi thế rất lớn để ta có thể đi khắp thành phố trong khoảng thời gian ngắn,muốn chụp ảnh thì dừng xe,muốn bách bộ thì bỏ xe đâu đó…

Chúng tôi có ý định thăm Lào từ 3 năm trước;nhưng muốn thăm đúng vào Tết Lào là mới đây.Trước ngày đi,tôi có hỏi ông bạn Đ.v.Ch.về ngày Tết ở Lào và được trả lời là khoảng 15 tháng 4 dương lịch.Qua đây mới biết,cũng như dân Việt,dân Campuchia,…người Lào ăn Tết nhiều ngày liên tiếp và chiều hôm nay mới chính thức bắt đầu.Hèn gì,hồi sáng khi xin giấy xuất xe,tôi đã được nhắc phải làm nhanh ,trước khi mấy ông hải quan Lào nghĩ Tết.Còn cái dãy xe tải “dồn cục” bên cửa khẩu Phoukeau khi sáng thì hình như cũng an phận “hạ trại” nghĩ Tết theo Lào!Bây giờ,tới đây mới thấy,tôi có cảm giác như cái thị xã nhỏ bé,hiền hòa này đang như “chuẩn bị” chờ …Tết té nước!
Chúng tôi đèo nhau đi “dạo” Attapeu.Từ giờ,có thể “quên” đi nón bảo hiểm,bởi vì luật Lào không buộc đội ,còn công an thì từ sáng đến giờ không thấy.Thú thật, đội nón bảo hiểm là cần thiết,để bảo vệ “cái đầu”,nhưng cái sự bỏ bớt nó, khi đi dạo vòng vòng trong cái “tỉnh lỵ” nhỏ xíu này làm tui chợt nhớ tới cái cảm giác thoải mái “quen thuộc”dạo nào.
Tôi thật sự không biết gọi đây là thị trấn,thị xã,hay là tỉnh lỵ bởi vì nó …kì cục lắm,với tôi nó không đủ lớn để là tỉnh lỵ,nhưng không thể gọi là thị trấn(vì nó là …tỉnh lỵ).
Tôi chạy trở ra quốc lộ 11,quay lại phía cầu Sekong…

attachment.php


…để đến cái chợ chính của tỉnh lỵ,nó thật nhỏ,nhỏ xíu,nhỏ hơn cả cái chợ phường hay chợ xã ở nước ta,nơi đó tập trung chừng mươi cửa hàng điện máy,đồ nhựa,đồ gia dụng,còn lại là các tiệm bán tạp phẩm,trái cây….

attachment.php


Vì tới vào buổi chiều nên tôi không biết được sự nhộn nhịp buổi sáng ra sao.Vả lại,dường như mọi người cũng đang dọn dẹp sớm để lo “ăn Tết”.Bà xã mua 1 nãi chuối xiêm,không ngon lắm,giá 18.000đ Việt ,rồi rời chợ.

attachment.php


Sau khi ra khỏi chợ chúng tôi đi tìm chỗ đổ xăng , nhớ đã thấy có cây xăng trước khi qua cầu Sekong,tôi trở lại đó,đổ đầy bình cho chuyến đi ngày mai,mất 30.000 kip.

attachment.php



Rồi trở lại ngắm dòng sông lần nửa. Tôi rất ngạc nhiên khi thấy dù nằm sát sông Sekong,nhưng thị xã chẳng”bám” lấy bờ sông như ở nước ta,dù chỉ là để làm cho cảnh quan thêm đẹp.
Bắt nguồn từ A Lưới (Thừa Thiên Huế) sông A Sáp chảy qua đất nước Lào và mang tên Sekong (se có nghĩa là sông,theo tiếng Lào).Sông Sekong ,là một chi lưu của Sông Mekong,lần lượt chảy qua các tỉnh Saravane,Sekong rồi Attapeu.Quốc lộ 11 (Lào) từ bản Phoukeau,sau 124km,cắt ngang sông Sekong ngay tại cửa ngỏ vào thị xã,cây cầu lớn bắc ngang dòng sông này cũng tên là cầu Sekong

Trở về con “phố” chính,nằm trên quốc lộ 11 ngay sát dốc cầu, tôi rẻ qua nhiều con đường khác rộng rãi,khang trang nhưng thưa vắng nhà cửa.Thỉnh thoảng 1 chiếc ô tô (thường là loại bán tải “xịn”) chạy qua,đầy người phía sau,vẫy tay chào như thể…chúc mừng năm mới!...

attachment.php


…hoặc các thanh niên,thiếu nữ Lào ăn mặc xinh đẹp,lượn lờ xe máy dạo chơi.

attachment.php
 
Re: Daehan100cc và cuộc rong chơi ngàn dặm của 2 kẻ thích lang thang.

Bà xã biểu tìm chỗ mua 1 sim Lào để gọi điện thoại cho con.Gặp 1 cửa tiệm tạp hóa khang trang,có bán sim đ/t,mua mất 30.000 kip và gọi được cho mấy đứa con (chắc đang nóng ruột chờ tin tức cha mẹ),không dám cà kê nhiều vì mau hết tiền lắm!Tại đây,còn bán những giỏ quà Tết,bao giấy màu vui mắt giống như bên nhà.

attachment.php


attachment.php


attachment.php


attachment.php



Nhìn đường sá vắng vẻ,nhà cửa sạch sẽ,thoáng đảng,tôi thấy giống như chiều 30 Tết bên nhà.Tết Lào còn gọi là Tết “té nước” vì việc tạt nước vào người khác là nhằm mong ước đem may mắn cho họ.Chiều nay chỉ mới bắt đầu,chưa có gì đặc biệt,thỉnh thoảng thấy vài chú bé “vũ trang” súng nước đứng rình rập bên đường!Chạy chậm chậm qua một ngôi chùa lớn,cách kiến trúc giống như Thái Lan,Campuchia và mấy chùa Miên của Việt Nam,bà xã muốn vào cúng,tôi nói còn thời gian ở Lào mà,nay mai tha hồ cúng,bây giờ sắp tối,đi vòng vòng chơi…

attachment.php



…rồi chúng tôi bổng gặp một khách sạn đồ sộ.Ô hay,cái thị trấn nhỏ như “lòng bàn tay” này chẳng thấy hoạt động kinh tế nào sôi động,chợ búa thì như tôi vừa nói,thua cả chợ xã bên nhà,tuy đường sá rộng rãi,khang trang nhưng người thì thưa,vắng,… còn khách vãng lai thì tới nơi nầy để làm gì khi chưa có một khu du lịch hay vui chơi đặc biệt nào gần đây ?Vậy mà cất chi “bự” vậy?Nhìn lại tên khách sạn,cũng trên cao “vòi vọi” thì tôi chẳng còn thắc mắc: Hoang Anh Attapeu Hotel.Một khách sạn có sao,hoành tráng,mà chẳng thấy ai cả,vắng hoe !Bà Xã còn “cả gan” bước vào trong hỏi giá.Bả nói hỏi cho biết,ai bắt mình mà sợ…hi.. hi..

attachment.php


attachment.php


Attapeu cách cái HAGL Head’s Office chỉ hơn 200km ,bởi 1 khoảng “rừng” già bạt ngàn ,việc đầu tư của tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai vào tỉnh này đã thực hiện từ lâu, “lợi,hại” ra sao thì “người ta” đã “tính” hết rồi,riêng cái khoảng thay thế rừng “cổ thụ” bằng cao su non chắc cũng… hổng lỗ….mà thôi vụ này nó đã vượt quá cái “ biên giới” suy tư trong đầu,hãy quên mà lo đi chơi!
 
Last edited:
Sáng sớm đã đọc cái comment này rồi,nhưng phải đi công chuyện ngay nên giờ mới reply được.Rất cảm ơn về đề nghị se ảnh.He he,tốt thôi,đông vui,được xem hình ảnh Tam Đảo trước cũng hay chứ.Vả lại Tamdao quý chúng tôi nên mới se ảnh,tôi rất thích,cứ "tự nhiên như người Long xuyên",đó là câu mà dân Miền Tây Nam bộ hay nói.Còn nửa,Giày mới cũng tốt,nhưng tui khoái giày mọi hơn.Hi hi...
Doigiaymoi.
Dạ vâng, chắc gọi cô chú thì hợp lý hơn ạ. Vậy chú là "Đôi giầy mọi". Hôm giữa tháng 10 cháu và ôm nhà cháu cũng có chuyến lang thang miền tây. Cháu có nghé qua Long xuyên, nhưng vì đang háo hức ngược dòng sông Hậu lên thăm vùng lũ nên chỉ kịp qua thăm một ngôi chùa nhỏ của người Hoa, dừng chân trước nhà thờ Long xuyên. Nhưng năm nay lũ không về nên chắc mùa thu năm sau lại trở lại.
Hôm tận thế vừa rồi (21/12) nhà cháu cũng chạy lên Tam đảo, nhà cháu đi đêm, gần nửa đêm ba vợ chồng cái con mới lên đến nơi, từ chân núi lên thị trấn cũng là quãng đường 12km vượt độ chênh cao khoảng 900m. Sương mù kinh khủng đến mức nhiều đoạn không có cọc tiêu hoặc hộ lan phản quang cháu phải đi mò hoặc xuống xe dò đường trước rồi lên mò tiếp. Mù tới mức chỉ nhìn thấy mỗi đầu xe mình. Chỉ sợ làm loãng dòng hồi ký của hai bác.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,360
Bài viết
1,175,379
Members
192,068
Latest member
shbet188us
Back
Top