What's new

Daehan120cc và cuộc rong chơi ngàn dặm của 2 kẻ thích lang thang.

Chào các bạn,

Kể từ lúc gia nhập cái hội “Phượt” này, tui đã dẫn các bạn theo vài cuộc rong chơi, từ Hà Tiên qua Kép, rồi lang thang về Đất Mũi, xuyên U Minh… Xen vào giữa là trở về những ngày tháng cũ, nhìn lại những bến phà xưa mà giờ này có nhiều bạn trẻ chưa một lần biết đến. Tất cả là để mong chia sẻ cùng nhau những vui, buồn trên đường đi phượt. Rất vui vì các bài viết đã được nhiều bạn trẻ theo dõi và góp ý. Hy vọng rằng bài kế tiếp này sẽ không làm các bạn thất vọng. Xin mời !

Daehan120cc và cuộc rong chơi ngàn dặm của 2 kẻ thích lang thang!

Lời mở đầu:

Nhìn cái tựa hơi bị “hoành tráng”, tự mình cũng thấy ngài ngại. Nhưng thật ra đó là “mơ ước”, mà mơ ước thì chẳng làm chết ai bao giờ, đôi khi nó còn có vẻ lãng mạn nửa. Thôi thì cứ mơ. Rong chơi ngàn dặm thì phải trên 1000km lận, nào phải giỡn chơi. Cho nên cuộc rong chơi tương đối dài ngày, thực hiện được nó phải giải quyết được các điều kiện sau:

1/Thiên thời: ở đây tui muốn nói tới thời tiết. Chuyến đi dự kiến cuối tháng ba đầu tháng tư, lúc này trời chưa vào mùa mưa, còn bão thì phải tháng 8 trở đi mới có. Vậy thì yên tâm lên đường.

2/Phương tiện: Dĩ nhiên đó là con Daehan cùi bắp mua từ năm đầu thế kỷ XXI, tới nay là 12 năm rồi, nhưng ngoại trừ việc phải thay sên dĩa, vỏ ruột, bu-gi…thì cái máy chưa một lần bị rã, bởi vì cho tới nay nó vẫn chưa bao giờ để chủ nhân phải “nằm đường”!

3/Địa lợi: Ý tui là tình hình đường sá, dốc đèo có hiểm trở không, an ninh có vấn đề gì chăng? Chạy con Daehan bèo thì chắc “bọn ác” ít khi dòm ngó; nhưng cũng không cấm chúng “nghía” tới “trang thiết bị” đi đường! Cho nên phải lựa đường mà chạy, hỏi thăm kỹ lưỡng trước mỗi đoạn hành trình. Còn lại thì…hên xui!

4/Sức khỏe: He he, cái này mới cực kỳ quan trọng, nó quyết định sự thành bại của cuộc rong chơi. Chỉ cần 1 trong 2 người bịnh “quạng” bất tử, thì lập tức chuyến đi chấm dứt ngay!

Chuyến đi này, tuy có dự định từ trước, đã thực hiện các chuyến đi nháp…nhưng ngày giờ và cơ hội xuất phát cũng chỉ được quyết định rất “thình lình”. Lộ trình cũng đã dự kiến, thực tế chắc chắn không theo ý mình muốn, nhất là mấy nguyên tắc như: đi trên dưới 100km ngày, hoàn thành mỗi đoạn đường trong vòng buổi sáng hay đừng quá trễ, hoặc cứ theo các cung đường đã định.v..v...đều có thể thay đổi do nhiều lý do khách và chủ quan, như đã nói. Cuối cùng, để tăng tính hấp dẫn của bài viết, tác giả sẽ chỉ tiết lộ theo trình tự thời gian, đúng như những gì đã xảy ra trong chuyến đi, không nói trước, không dự kiến dự cò gì cả.

Phần 1 : Đường lên Cao nguyên.

Lỗ Tấn (1881-1936), nhà văn Trung Quốc - Danh nhân văn hóa thế giới, đã viết “Mặt đất làm gì có đường, chỉ do con người đi mãi mà thành đường”. Ông nói không sai, nhưng xem đường là chỉ do con người làm nên thì còn thiếu, bởi vì còn có đường đi của kiến, đường đi quen thuộc của thú rừng…không kể “đường đi” trên không của các loài chim thiên di hàng năm. Mà thôi, đó chỉ là suy luận cho vui, dẫu sao, đường do con người làm nên mới thật là quan trọng.
Nước là dấu hiệu đầu tiên mà các nhà khoa học muốn tìm thấy để xác định một hành tinh có sự sống hay không. Cho đến bây giờ mọi cố gắng tìm kiếm nước trong không gian vẫn chẳng kết quả gì. Và địa cầu vẫn là hành tinh xanh đơn độc, lang thang trong mênh mông vũ trụ! Cho nên sự quan trọng của nước là tuyệt đối. Nó quyết định sự sống còn của các sinh vật.
Dòng sông, theo tôi là một “kiểu hình” của nước, tích góp từ những chút giọt nhỏ nhoi nơi thượng nguồn, rồi “chảy” theo từng địa thế của đất. Và nếu nói theo Lỗ Tấn thì mặt đất làm gì có sông, chỉ do nước tự góp nhặt đâu đó rồi cùng nhau “chảy” về phía thấp mà thành.
Các bạn thân mến,
Tôi xin phép nói lan man chút đỉnh như trên về con đường và dòng sông bởi vì, có lẽ, mọi chuyến đi, xa và dài ngày, đều không thể thiếu chúng. Nhờ chúng cuộc đi trở nên thú vị và hấp dẫn. Chuyến đi của chúng tôi cũng sẽ qua những con đường và cũng sẽ dọc theo những dòng sông.
 
Last edited by a moderator:
Re: Daehan100cc và cuộc rong chơi ngàn dặm của 2 kẻ thích lang thang.

3.4. Ngày 21-4-2012.

KampongCham - PhnomPenh: 124km.

Cuộc rong chơi của 2 kẻ thích lang thang,đến hôm nay vừa bước sang ngày thứ 23,với chiều dài đoạn đường vượt qua đã hơn 3.000 cây số.Nỗi nhớ nhà đang dần lớn lên trong lòng những kẻ “giang hồ vặt”và đường về quê cũng đang réo gọi bên tai,cho nên dù có muốn,chúng tôi cũng không thể ở lại lâu hơn.Thật sự,Kampong Cham có rất nhiều điểm đáng để các du khách viếng thăm,nhất là những công trình kiến trúc tiền Angkor…như khu đền cổ Angkor Bachey,Đền Prey Nor Kor Knong-Krau,khu đền tháp Preah Theat Teuk Chha….nhưng bây giờ chúng tôi “mắc về” lắm rồi,xin hẹn một ngày sẽ… “Trở lại Kampong Chàm”.

attachment.php


07h36’,chúng tôi rời khách sạn Mekong.Như thường lệ,cả hai dành đôi mươi phút lòng vòng qua các phố,chụp thêm vài file ảnh,đến Bưu điện(đã biết chỗ) xin dấu,trước khi trở ra quốc lộ.Sáng nay khi đứng tại vòng xoay phía trước Ngân hàng quốc gia Campuchia,mới để ý thấy con đường Preah Kosamak Nearyroth chạy thẳng từ cổng Tòa Hành Chánh ra bờ sông Mekong theo đúng hướng Đông.Chắc chắn đây không phải là một tình cờ,khi tôi nhớ lại con đường khoảng 50 cây số dẫn đến Cố đô Angkor ở Siem Reap,cũng thẳng tăm tắp và cũng theo hướng Đông – Tây;đó cũng chính là con đường “Hoàng Đạo” phía trước Kinh thành Huế.Có lẽ,hướng Đông là hướng chính mà các công trình “quyền lực” phương Đông luôn chọn để xây dựng?Sau cùng,chúng tôi cặp theo bờ Mekong,chạy chầm chậm ra quốc lộ 7.

attachment.php


attachment.php


attachment.php


attachment.php


attachment.php


attachment.php
 
Last edited:
Re: Daehan100cc và cuộc rong chơi ngàn dặm của 2 kẻ thích lang thang.

Tuy nhiên,vẫn còn quyến luyến cái duyên của Kampong Chàm,chúng tôi quyết định trở lại cầu Kizuna để ngắm nhìn lại thành phố từ nơi tương đối cao,nhìn lại giòng Mekong đang êm đềm trôi bên dưới và ngôi thánh đường đạo Hồi vươn cao bên bờ sông hiền hòa,giữa cộng đồng người Chăm vẫn giữ nguyên bản sắc,dù là sống ở Kampuchia hay Việt Nam.

attachment.php


attachment.php


attachment.php


attachment.php


Sông Mekong,từ đây đã bớt đi những đảo nhỏ lô nhô như phía thượng nguồn,sông Mekong,từ đây như “đầy” nước hơn,dù rằng bây giờ đang là mùa khô hạn.Nhìn lên thượng nguồn,rồi ngó xuống hạ lưu,tôi thấy,giữa trời đất bao la,giòng sông đang lặng lờ chảy như một giảy lụa xanh ngăn ngắt,đang dịu dàng trôi nhẹ xuống quê nhà.Tôi thật xúc động,y như cái cảm giác lúc ngắm sông trên bờ Mekong Vạn Tượng,bởi thật không ngờ có ngày mình “bổng” đứng nơi đây !
Sông Mekong,đúng là một báu vật,không chỉ bởi vì nó có Thác Khône,có cá heo Dolphine nước ngọt…và thật tình mà nói,theo tôi,người Việt chúng ta chính là những người hưởng lợi nhiều nhất cái “vật báu trời cho” này.
Tôi nổ máy Daehan,đổ dốc cầu Kizuna,theo quốc lộ 7,trực chỉ PhnomPenh,đích đến ngày hôm nay,cách KampongCham 124km.

attachment.php


attachment.php


attachment.php


Chúng tôi rời KampongCham khi chạy ngang dưới bảng chỉ đường,lúc đó là 08h36’,ngày 21-4-2012.
 
Re: Daehan100cc và cuộc rong chơi ngàn dặm của 2 kẻ thích lang thang.

Trước khi tiếp tục,tôi xin phép bổ sung thêm tấm ảnh Tòa Hành chánh Tỉnh Kampong Chàm.

attachment.php


Quốc lộ 7 chẳng có gì đặc biệt,vẫn là con đường nhựa chạy ngang qua các thị trấn ,làng mạc đơn điệu của đồng bằng Mekong.Bây giờ con đường không còn cặp theo giòng sông,nên chẳng có gì đáng chú ý,ngoại trừ mấy “con Mẹc khùng” với ghế “súp” đặc biệt kinh hoàng phía sau,khiến 2 kẻ rong chơi “liều mạng” này cũng phải đành nhường cái “sự liều mạng “ lại cho dân Campuchia.

attachment.php


Tôi chỉ lo chạy cho nhanh để sớm tới PhnomPenh.Vì vậy,tôi không hề chú ý đến một địa điểm rất đáng ghé thăm,đó là đền Angkor Bachey,xây dựng vào giửa thế kỷ 11 dưới triều đại Suryavarman II.Nó chỉ cách thành phố Kampong Cham 2,2km,quá dễ để dừng xe thăm viếng,vậy mà chúng tôi đã vô tình bỏ qua,vì không biết trước.Thiệt là uổng!
09h30’,tôi tạm dừng tại một kho lương thực để uống chút nước.Chợt nhìn thấy một máy cày tay kéo “rờ mọt” chở lúa.Đây là một loại phương tiện vận tải nhỏ,rất thuận tiện và cơ động,mà khoảng những năm 1970,người Nhật đã sáng tạo đồng thời với máy cày tay,Trường CĐNN Cần thơ được viện trợ cho mấy chiếc.Lần cuối cùng tôi sử dụng phương tiện này vào năm 1975,khi chở nông cụ từ khu 2 Cái Khế,nay là cơ ngơi chính của Đại Học Cần thơ,về khu 1 Cái Răng.Muốn bẻ lái loại này,chỉ cần bóp nhẹ thắng phải hoặc trái,còn tạm dừng thì chỉ việc kéo lật cái thanh ngang trước mặt(Ăm bray a) ra sau ,rồi bóp cả 2 thắng.Người Nhật chế ra để vận chuyển lúa gạo từ ruộng về kho hay phân,thuốc từ nhà ra đồng.Thật là thuận tiện,vì chuyển phương tiện làm đồng,cày bừa, thành phương tiện vận tải,khi kéo thêm cái “rờ mọt”;như thế tận dụng được sức kéo một cách uyển chuyển,không tốn thêm tiền đầu tư lại phát huy hiệu quả của nông cụ.Bây giờ,luật giao thông Việt Nam xếp phát minh của Nhật vào loại xe “cải tiến,thô sơ”và cấm sử dụng triệt để !He he,đúng là nghèo mà sang!
Tôi bổng muốn tìm lại cái cảm giác lái cái con “cào cào” này sau gần 40 năm xa nó,nên xin phép ngồi lên “mó máy” …chụp hình.

attachment.php


Một loại phương tiện thô sơ nhưng khá phổ biến khác mà chúng tôi thường xuyên gặp trên đường là xe ngựa thồ.Cũng tương tự loại xe ngựa vùng 7 núi An Giang,nhưng thay vì dùng loại bánh xe hơi thì người Campuchia sử dụng bánh xe gắn máy loại hông lớn để chịu tải,xe ngựa ở đây dùng để tải hàng hóa,thỉnh thoảng cũng có chở người,nhưng rất hiếm.Tôi bổng thấy khoái làm “xà ích” một lần cho biết và cơ hội đến lúc 09h40’,tại một kho lương thực kế tiếp.Bằng cách ra dấu tôi cũng được một chủ xe cho phép lên điều khiển chiếc xe ngựa,bà xã tôi nói lái xe honda hay lái xe hơi khác với lái xe ngựa nghe ông,hơn nửa đây là con ngựa Miên,ông la bằng tiếng Việt,nó hổng hiểu,ông biểu dừng nó cứ chạy …tới thì mệt đấy.Thôi,ông chỉ được …nhích tới nhích lui thôi!

attachment.php


attachment.php


attachment.php


attachment.php
 
Last edited:
Re: Daehan100cc và cuộc rong chơi ngàn dặm của 2 kẻ thích lang thang.

09h50’,chúng tôi tới thị trấn Skuon,là huyện lỵ của huyện Cheung Prey,cách KampongCham49km.Tôi tạm dừng tại vòng xoay Skuon,tại đây quốc lộ 7 chia 2 nhánh,thành quốc lộ 6 đi Kampong Thom và quốc lộ 6A đi Phnom Penh,còn đúng 75km nửa.Ngã 3 Skuon,trên bản đồ du lịch Campuchia lại được biết như là chợ côn trùng (spiderville),vì có món “nhện chiên” nổi tiếng.Thật ra còn có dế chiên,cào cào xào…món nào cũng “bá cháy bò chét”,nhưng tôi chỉ dám …ngó thôi!

attachment.php


attachment.php


Nếu muốn,từ đây tôi có thể chạy thẳng đến Siem Reap để thăm Angkor Wat ngay trong ngày hôm nay,vì chỉ cách có 200km nửa.

attachment.php

(Chú thích : Ảnh này tôi mượn trên net).


10h20’,chúng tôi nghĩ chân tại một cái chỏng,dưới tán lá mát rượi của cây ven đường.Cái chỏng tre thật thích hợp để tôi nằm nghĩ lưng và một cốc cà phê sửa đá rót ra từ cái ly trử lạnh lúc này khiến tui thấy chuyến đi thật tuyệt vời!
Còn có cái chỏng thứ 2 kế bên,dưới một mái lá,đây chắc là chỗ để chủ nhà bên trong bày bán cái gì đó,bây giờ bỏ trống,lát sau cũng có mấy thanh niên đến ngồi nghĩ chân.

attachment.php


attachment.php


Lúc sau,có một xe gắn máy chở một chị người Khmer khoảng ngoài 50,dừng lại,chị bước xuống,nhìn biển số xe và thật bất ngờ chị hỏi bà xã tôi:chị ở đâu qua đây?Thì ra chị đã từng sống ở Quận 5,Sài gòn gần 10 năm,khi chạy nạn Pol Pot.Bây giờ chị đón xe để đi Phnom Penh.Chúng tôi trò chuyện với nhau một hồi thật lâu,bỏ mấy lượt xe chạy ngang.Cuối cùng,chị cũng đón một xe và chào từ giã.Cuộc đời thỉnh thoảng có những cái ngẫu nhiên,nghĩ lại thật dễ thương,như cuộc “tương ngộ” này,trên đất nước Chùa Tháp,gặp chị người bản xứ,nói được tiếng mình chợt thấy thân quen,còn chị sau bao năm bỗng gặp lại “đồng hương hồi thời lánh nạn”,chuyện trò không muốn dứt!

attachment.php


attachment.php

Anh bạn trẻ này là em của chị Khmer tị nạn Pol Pot.
 
Re: Daehan100cc và cuộc rong chơi ngàn dặm của 2 kẻ thích lang thang.

Từ đây về Phnom Penh cũng không còn xa nửa,nhưng cũng nên đi sớm để tránh cái nắng trưa gay gắt trên đường.
Thốt lốt,có thể xem như là loài cây tiêu biểu cho đất nước Chùa Tháp(theo tôi biết thì tên đúng là “thốt lốt”nhưng nhiều người lại gọi là “thốt nốt”,trùng với tên Huyện Thốt Nốt,Thành phố Cần thơ).Nhưng mãi đến đoạn đường 6A này chúng tôi mới thật sự thấy lại hình ảnh quen thuộc của những cánh đồng với những bờ đê thốt lốt ngang dọc,giống như vùng 7 núi Tri Tôn,Tịnh Biên của An Giang.

attachment.php


Từ lúc này,thỉnh thoảng chúng tôi còn thấy những quán nước bên đường,đôi khi có mắc võng như ở quê nhà.

attachment.php


Càng về gần thủ đô,lưu lượng xe càng tăng,trong đó vẫn có nhiều xe chở quá tải như chúng tôi đã thấy trong mấy ngày qua.Nhìn cận cảnh tấm ảnh đã chụp,ta thấy rõ ràng toàn bộ số hành khách và khối lượng hành lý “treo” sau đít xe chỉ được giữ bởi 2,3 sợi dây mong manh,chỉ vài lần “nhún lên,xuống” là có thể đứt vậy mà họ vẫn chẳng thấy e ngại gì !Có trường hợp đầu chiếc xe gắn máy cột gác lên phần đuôi con Mẹc,còn đuôi thì treo tòn teng trong khoảng không phía dưới cánh cửa sau,đang dở chỏng lên,người đi(hay chủ xe gắn máy?) thì cưởi lên trên như là chỗ ngồi “đặc biệt”,cứ thế “bay” tuốt về PhnomPenh.Có lẽ dân Campuchia được Thần Khỉ Hanuman độ mạng nên vô tư giỡn mặt tử thần !

attachment.php


12h30’,chúng tôi dừng nghĩ tại một quán nước,để đi vệ sinh và tạm tránh cái nắng “đứng bóng”đang gay gắt đổ lên đầu.Thật tình trời nóng như thế này,chỉ có uống nước là ngon,nhu cầu ăn được giải quyết dễ dàng bằng lương khô và chuối.Chúng tôi gọi 2 trái dừa tươi,vừa uống vừa ngắm những con Mẹc làm xiếc diễn ra liên tục trên quốc lộ 6A.
Sau 20’,chúng tôi tiếp tục cuộc hành trình và cũng mất chừng ấy thời gian,Daehan lọt vào khu vực ngoại ô PhnomPenh.Cũng giống như các thành phố lớn của Việt Nam,ngoại ô Thủ đô Campuchia trải dài hàng chục cây số.Đoạn đường này tôi đã đi qua khi theo tour thăm Angkor Wat vào năm 2005,nhưng bây giờ đã hoàn toàn đổi khác,không thể nào nhận ra.Tôi vẫn chưa biết bao lâu thì tới,cứ vừa chầm chậm quan sát vừa tìm chỗ nghĩ đêm.

attachment.php



attachment.php



attachment.php


Cuối cùng,sau một cua mềm mại về tay phải,chúng tôi lên dốc cầu Sài gòn,tên chính thức là cầu Hữu nghị Cam-Nhật,do chính phủ Nhật bản xây tặng.Lúc đó là 13h35’.

attachment.php
 
Last edited:
Re: Daehan100cc và cuộc rong chơi ngàn dặm của 2 kẻ thích lang thang.

Đổ hết dốc cầu,tới vòng xoay,tôi rẻ qua đường Monivong.
Phnom Penh,bây giờ đã khác nhiều so với 7 năm trước(2005) và càng khác xa hơn cái thời năm 1985 khi lần đầu chúng tôi tới chơi.Lưu lượng xe cộ cao nên hệ thống tín hiệu giao thông khá phức tạp,khiến tôi hơi bối rối,nhiều lúc cũng hoảng hồn vì sợ Công an GT,nhưng chẳng thấy ông nào và sau này nghĩ lại,nếu có lở vi phạm,không cố ý,chắc họ cũng xuề xòa cho qua !

attachment.php


attachment.php


attachment.php


attachment.php

Anh xe lôi này muốn hướng dẫn tìm khách sạn(dĩ nhiên mình phải trả công),nhưng tôi từ chối vì nghĩ mình tự tìm ra.Và tôi cũng không mất thì giờ lắm trong công việc này.

attachment.php


14h Chúng tôi tìm được khách sạn,Comfort Star,giá tương đối cao(18 USD/ngày)nhưng chỉ còn đêm nay thôi nên không cần phải lựa chọn,mất thì giờ.

attachment.php
 
Re: Daehan100cc và cuộc rong chơi ngàn dặm của 2 kẻ thích lang thang.

3.5.PhnomPenh

attachment.php

Chú thích:
-Vượt cầu Cam-Nhật ở vị trí số 2.
-Vong qua bùng binh,theo đại lộ Monivong(93)
-Đến vị trí số 5 rẻ phải,qua đường 141,ks Comfort Star ở số 101-103.
-Con đường từ Chùa Wat Phnom đến Đài Độc Lâp là đại lộ Norodom.
-Bến Sisowath là con đường cặp bờ sông.

attachment.php





attachment.php





attachment.php





attachment.php


3.5.1.Phnom Penh,1985.
Năm 1979,bộ đội Việt Nam giải phóng Campuchia khỏi bọn Khmer Đỏ.Đó là một quyết định bắt buộc,vì sự an nguy của tổ quốc,là đòn đau làm sụp đổ những mưu đồ của bọn Tàu đỏ.Chúng ta hãy tưởng tượng,nếu không có sự kiện đó,thì một kịch bản có thể như sau:
Sau khi dùng bọn “đồ tể” Pol Pot tàn sát hết phân nửa số dân Campuchia,chỉ còn lại khoảng 3 triệu người,thì Trung Cộng sẽ lấy danh nghĩa viện trợ,xây dựng cơ sở hạ tầng…với sự đồng thuận của bọn cầm quyền tay sai Pol Pot,Ieng Sary…xua hàng triệu dân Tàu sang “giúp đở” và chắc chắn sau vài chục năm sẽ có một thế hệ người Miên gốc Tàu,là dân Campuchia chính cống.Và nếu như vậy thì bây giờ đã có một nước “Campuchia Dân chủ”made in China nằm dọc theo biên giới Tây Nam của ta!Thật là hú vía!
Khoảng giửa năm 1985, chị họ của bà xã tôi rủ đi Campuchia chơi.Gửi đứa con gái 22 tháng tuổi cho Ông Bà Ngoại, chúng tôi quảy bị “xuất ngoại”.
18h chiều,từ bến đò Cồn Tiên,Châu Đốc,tàu đưa chúng tôi lên đến vùng biên giới Vĩnh Xương,huyện Tân Châu vào lúc nửa đêm.Đêm biên giới tối đen trên giòng sông Tiền mênh mông nước.Quả thật đây là một cuộc rong chơi khá phiêu lưu,vì chúng tôi đi hoàn toàn không có phép,nên cái không khí lạnh lẽo của vùng biên mậu khiến chúng tôi hồi hộp trong lòng.Chỗ tàu cặp bến tạm dừng là một bờ đất,tôi không biết đó là đất liền hay cù lao,nhiều hàng quán sáng đèn bình ắc-qui đang đầy khách ăn uống đợi chờ giờ qua biên giới.Chợt nhiều loạt súng nổ vang,kèm theo là hoạt cảnh rượt đuổi trên sông,rồi một chiếc vỏ đâm đầu vô bãi,nhiều người vọt lên bờ,vác theo mấy bao đồ chạy tuốt ra sau hè mất dạng,lính biên phòng cũng phóng lên,súng ống trên tay trông có vẻ “khẩn trương”tìm kiếm,khiến tôi “hồn phi phách tán”,đi chơi kiểu này quả thật chẳng ham.Thì ra đó là cuộc rượt đuổi bắt buôn lậu,một “chuyện thường ngày ở huyện”,nó diễn ra mỗi đêm nên người dân nơi đây chẳng bị giật mình giật mẫy như chúng tôi.Có khi lát nửa đây,kẻ đuổi và người bị rượt lại cùng nhau ăn cháo lòng,uống cà phê tại một quán nào đó,nơi đây!Nhưng với tôi,cái hứng thú “đi chơi Nam Vang” đã xẹp lép từ lúc nghe súng nổ,nếu không có sự động viên của bà chị vợ,chắc là tôi ở lại đây đợi sáng,theo tàu đò trở về Châu Đốc.
Chờ tại đây đến khoảng 3 giờ sáng thì chúng tôi lên “đò chẻ” để được “lòi” qua biên giới.Chủ tàu dặn mọi người không hút thuốc và giữ im lặng khi nào tàu chạy ngang chốt biên phòng.Một không khí căng cứng khiến những người lần đầu đi Miên như tôi cảm thấy “lành lạnh cẳng chưn”!Trong lúc các anh bộ đội về phép thì vô tư hút thuốc.Khoảng hơn 4 giờ sáng thì tới biên phòng,có nhiều ánh đèn pin rọi thẳng vào ghe,anh chủ đò nói lớn : “gần sáng rồi,cho qua …anh Năm ơi !”Sau đó ghe tiếp tục chạy sâu vào đất Miên,đến gần sáng thì tới một nơi gọi là Cồn Cỏ.Từ đây hành khách được chuyển sang tàu lớn để tiếp tục hành trình đến Neak Loeang (Neak Lương).Tại đây chúng tôi lên xe đò đi Nam Vang.
Điều đầu tiên mà tôi còn nhớ khi đặt chân tới Phnom Penh vào thời điểm đó là cái cảm giác “tự do”trước một thành phố lạ,nhưng lại thấy quen thuộc bởi vì nó rất giống với Quận 5 Sài gòn trước 1975.Rất nhiều người Việt và Việt gốc Hoa từ Việt Nam qua sinh sống,buôn bán lẫn lộn với một số không nhiều dân Campuchia còn sót lại sau họa diệt chủng. Cái không khí buôn bán “tự do” y như miền Nam Việt Nam ngày còn chế độ cũ với hàng hóa dồi dào từ Thái lan qua,vàng bạc mua bán thoải mái,thậm chí có cả vàng “xề” và nhất là….có thể dùng tiếng Việt thoải mái tại chợ.
Sau năm 1975,dân miền Nam,đột nhiên “bít chịt” với thế giới bên ngoài,nhạc cũ(nhạc vàng) thì còn nghe lén lút,phim ảnh,truyền hình thì… “đứt đuôi con nòng nọc”,chẳng còn phim Tây,phim Mỹ,hổng còn phim chưởng Hồng Kong.Họa hoằng lắm mới có “Thầy Lang”, “Người cá”…thay cho những “Thép đã tôi thế đấy”, “Ruslan và Lyudmila”,chán phèo và nặng nề,khô khan….Còn Khương Đại Vệ,Địch Long…một thời làm mưa làm gió thì chẳng dám bén mảng tới xứ Việt Nam.Thừa mứa đến mức chán chê trước 1975, rồi suốt 10 năm dài không biết chưởng chiết là gì,tôi mới thấy thiếu.Đột nhiên qua tới Nam Vang thì tha hồ mà coi;nhưng tụi tôi cũng chỉ coi 1 phim cho “đã thèm”,cho bỏ những ngày bị… bịt tai che mắt.
Phnom Penh lúc đó còn thưa vắng,đường sá thẳng thớm,đẹp đẻ với những hàng dừa hay bằng lăng hoa tím.Đô thị được xây dựng theo một qui hoạch hiện đại,hợp lý từ trước,thời của Quốc Vương Sihanouk,nên tuy không lớn nhưng khá đẹp và lịch sự.Ngoài ra những công trình kiến trúc có giá trị nghệ thuật và lịch sử như Hoàng cung,Chùa Tháp Wat Phnom…cùng Bảo tàng nghệ thuật đã gây cho tôi ấn tượng về một nền văn hóa có chiều sâu.
Hoàng Cung và Chùa Bạc mỗi tuần mở cửa 2 lần cho khách viếng thăm.Ngày đó khách được vào tới gần sát ngai vàng chứ không phải đứng nhìn từ xa như bây giờ.
Wat Phnom là ngôi chùa đẹp,nổi tiếng linh thiêng,nằm trên một quả đồi cao có nhiều cây xanh,bóng mát.
Qua đây mua bán đúng là “một vốn bốn lời”,vì giá cả giống như bên Việt Nam,nhưng tính bằng tiền “ria”(1 riel=4 đồng VN).Một người Sài Gòn qua mở quán cà phê “Bố Già” chẳng bao lâu sau mở thêm “Bố Già 2”,nhiều người Việt, nhạy bén trong kinh doanh đã làm giàu nhanh chóng trên vùng đất mới.Còn một số người khác thì mượn đất Miên làm chỗ “trung chuyển” qua nước thứ 3,đở gian khổ và nguy hiểm hơn vượt biên theo đường biển.Đó là trường hợp của vợ chồng chị bà xã tôi,bây giờ họ đang định cư bên Úc.
Ở chơi được 6 ngày thì chúng tôi quyết định về vì…nhớ con!Mà khi đã quyết định rồi thì chúng tôi lại nôn nao,vội vã. Vội đến nỗi đã không chịu chờ để đi tàu từ Neak Loeang về Cồn Cỏ như hồi chuyến lên,mà đi luôn xe ôm cho lẹ, về thẳng tới Om-xà-no,tiếp giáp cửa khẩu Vĩnh Xương.
Vào năm 1985,đây là một quyết định liều lĩnh vì xe ôm đã chở chúng tôi vòng vèo qua những con đường làng rất vắng vẻ, lại không có phép xuất cảnh,đi không ai biết,về không ai hay.Ông Miên xe ôm nếu là Khmer đỏ hoặc đơn giản là một “bọn ác” thì chúng tôi đã …bỏ mạng từ 27 năm rồi!Thật đúng là liều mạng,bây giờ nghĩ lại có quá nhiều “kịch bản” xấu trên cái đoạn đường xe ôm Neak Loeang đi Om-xà-no,ngày ấy!Mọi nguy hiểm đều có thể xảy ra rất dễ dàng trên một đất nước không còn nhiều dân,sau họa diệt chủng.Hai xác người bị thủ tiêu rồi vùi dập tuốt trong cái vùng mênh mông,thưa vắng chắc không bao giờ được tìm ra!Đi không ai biết,về không ai hay vì chẳng một giấy phép lộn lưng,thì chuyện “mất tích”kể như an bài,có khi còn đồn là “tới bển”rồi cũng nên!
Cũng may “lù khù có ông cù độ mạng”,khoảng 2 giờ chiều thì chúng tôi tới Om-xà-no tiếp giáp với Vĩnh Xương.Ông xe ôm tốt bụng biểu mua 4 điếu Samit cho anh lính biên phòng trực và nói là “lên Nam Vang thăm đứa em đi bộ đội” .Tôi thực hiện y như vậy,trình 2 giấy CMND và chịu khó trút hết đồ trong bị,túi mang theo để anh ta xét.Thủ tục xong xuôi,chúng tôi qua cửa khẩu,thuê luôn xe ôm về tuốt Châu Đốc,chấm dứt những ngày rong chơi thú vị trên đất Chùa Tháp với chuyến trở về liều mạng,mà giờ đây nghĩ lại còn thấy “lạnh mình”!

Đây là tấm ảnh duy nhất kỷ niệm lần đầu tiên đến Nam Vang bằng một chuyến đi chui,khi về thì nóng vội đi xe ôm một cách “dại dột”,vào năm 1985.

attachment.php
 
Last edited:
Re: Daehan100cc và cuộc rong chơi ngàn dặm của 2 kẻ thích lang thang.

Đây là ảnh chụp trong lần thăm Angkor Wat,2005…

attachment.php


…và ghé Phnom Penh.

attachment.php


attachment.php


attachment.php


attachment.php



Lần này,chúng tôi theo một tour du lich thăm Angkor Wat ở Siem Reap.Trên đường đi và về có ghé qua Phnom Penh,bây giờ là thủ đô của Vương Quốc Campuchia.Chuyến đi này,đứa con gái 2 tháng tuổi ngày nào cũng được đi theo,nên không phải bị nhớ nửa,nhưng thời gian dành cho Phnom Penh cũng chỉ đủ đi thăm vài điểm định sẳn trong chương trình như Hoàng Cung,Casino,Chùa Wat Phnom và vài chợ.Ngồi tren chiếc xe bus lớn chạy lòng vòng cũng chỉ như cởi ngựa xem hoa.
26 năm sau khi thoát khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot,Phnom Penh đã trở nên một thành phố phát triển với nền kinh tế tự do như đã có từ thời sau thuộc địa.Ông Hun Sen đã từ bỏ cái Đảng Cách mạng của mình để trở thành Samdek Hun Sen,đứng ra lèo lái và làm cho Campuchia ngày một phát triển.Có một Casino đúng nghĩa để moi tiền của những kẻ giàu,tôi thấy nhiều khách chơi có vẻ đến từ Trung Hoa lục địa!Nhưng điều gây ấn tượng cho tôi chính là số lượng xe hơi cao cấp xuất hiện quá nhiều trên đất nước này,có biển số hay không có biển số vẫn lưu thông bình thường.Vào thời đó(2005),dân Campuchia chơi xe hơi khiến người Sài gòn và Hà Nội cũng phải…ngước nhìn!Đó là những gì tôi nhìn thấy bên ngoài ,dĩ nhiên không thể rút ra một kết luận gì về một Campuchia hiện đại.
Bây giờ vào thăm Hoàng Cung,Chùa Bạc phải mua vé,không thể đi thoải mái như 20 năm trước,nhiều khu vực không được phép vượt qua.
Bến Sisowath vẫn là tụ điểm mà nhiều người tìm đến để hóng mát,thư giản vào buổi chiều.
Vì theo tour của công ty lữ hành nên người ta chở đâu thì mình thăm đó,không có nhiều thì giờ cũng như phương tiện để tự khám phá riêng tư.Và lần thứ hai,bà xã đến cúng chùa Wat Phnom.
 
Re: Daehan100cc và cuộc rong chơi ngàn dặm của 2 kẻ thích lang thang.

Phnom Penh,2012.

attachment.php



17h chúng tôi đi thăm thành phố.Từ khách sạn Comfort Star ,đường 141,tôi chạy xuống đường 125,rồi rẻ trái qua đại lộ Sihanouk (1),nhắm hướng đài Độc Lập(2) đi tới.
Tượng đài Độc lập,một điểm đến mà hầu như mọi du khách đều phải ghé ngang để chụp ảnh kỷ niệm,khi tới PhnomPenh.
Đài được xây dựng năm 1958,khánh thành năm 1982,là tác phẩm của kiến trúc sư Campuchia Vann Molyvann,nhằm đánh dấu 9 năm thoát khỏi sự đô hộ của nước ngoài.

attachment.php


attachment.php


attachment.php



Nằm trên giao tuyến của 2 đại lộ Norodom và Sihanouk,nếu theo hướng từ bờ sông Mekong vào thì nó nằm cuối quảng trường Neak Banh Tuek,đại lộ Suramant(7) .Đó là một công trình đẹp,có hình dạng của một stupa(hoa sen) cách điệu,mang phong cách kiến trúc Khmer cổ rất đặc trưng của đất nước Chùa Tháp.Nơi đây là trung tâm của những buổi lễ quan trọng ở Campuchia,cũng là địa điểm đọc diễn văn của Quốc Vương trong những ngày kỷ niệm trọng đại.
Tại đây chúng tôi gặp một đoàn khách du lịch từ Việt Nam sang.Cậu hướng dẫn nghe tôi nói mới vừa đi một vòng Đông Dương bằng con xe “cùi bắp”đậu bên lề,vừa tới đây hồi trưa này,thì lắc đầu,không biết vì không tin hay vì …không tưởng tượng nổi khi nhìn con xe và… cái ông-già-có-vẻ-hổng-nói-dóc này!

attachment.php


Trên đường đi từ KampongCham qua,tôi đã “làm”xà ích, “lái” máy cày tay kéo theo rờ mọt,bây giờ,thấy chiếc xe lôi thùng không có chủ,tôi leo lên “làm” tài xế cho đủ món “làm chơi”!

attachment.php


attachment.php
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,343
Bài viết
1,175,297
Members
192,059
Latest member
haibeo79
Back
Top