Tiếp theo là ghé Bưu điện thành phố để xin đóng dấu lên cuốn atlas và bản đồ.Đây là công trình mang dấu ấn thời thuộc địa,với lối kiến trúc Gothic,thể hiện bằng những lan can lục bình,những đầu cột thức corinthian…Có lẽ,bưu điện là ngành đi theo cùng dấu chân thuộc địa,nên các công trình kiến trúc của nó cũng được xây dựng cùng thời.Trong một thời gian dài,đây là một ngành tương đối không thay đổi,về mặt nhân sự và qui mô.Các nhà “giây thép”,không cần nhiều nhân viên,làm nhiệm vụ nhận phát thư từ,bưu phẩm…cứ “buồn bả”nằm lặng lẽ bên cạnh giòng đời luôn biến dịch.Đùng một cái,cùng với những tiến bộ đột phá của công nghệ thông tin,ngành viễn thông bổng trở nên rộn rịp và vươn lên mạnh mẽ vào đầu thế kỷ 21.Và do không có nhu cầu thay đổi trong một thời gian dài,các công trình kiến trúc của Bưu điện tại các thành phố lớn Đông Dương,bổng trở thành các “báu vật”kiến trúc,mà Bưu điện Sài Gòn là một điển hình,Campuchia Post chẳng thấm vào đâu.Tuy nhiên,nó đang nằm trong một khu phố cũng đầy “màu sắc” thuộc địa còn sót lại,nếu có kế hoạch bảo tồn,chỉnh sửa thích hợp(tốt nhất là nhờ tư vấn từ các chuyên gia Pháp),khu vực này có thể sẽ trở thành một trong những tụ điểm hấp dẫn,một dấu nhấn mạnh mẽ,làm “xáo trộn” cái màu sắc Khmer tràn ngập các điểm du lịch.Thật tình,bây giờ nhìn quan cảnh nơi này chúng tôi thấy vẫn còn “nhếch nhác” lắm,nhưng rõ ràng,theo bản đồ,đây là một lô đất “vàng” giống như khu vực Đồng Khởi Sài gòn (dĩ nhiên chỉ là giống thôi).
Từ Bưu Điện nhìn xuống khu phố cổ.
Khối nhà trong ảnh này nếu,giữ nguyên kiến trúc,nhấn nhá thêm chút đỉnh,làm “mới” thêm về màu sắc,với một “hành lang cà phê”có dù và vài chậu cây cảnh,rất “Tây”…thì trước Bưu điện Phnom Penh sẽ…hết ý!
Chúng tôi tiếp tục long nhong qua các con phố nhỏ quanh khu vực này,tìm đường trở ra cầu Sài Gòn.
Có mấy vị Sư đang đi khất thực với dù cùng cà sa màu vàng cam dưới ánh nắng sớm mai,một hình ảnh đặc trưng tại các quốc gia mà Phật Giáo Theravatda là Quốc giáo.
Cuối cùng tôi chạy ra bến Sisowath,rẻ trái ghé cầu Hửu nghị Campuchia – Nhật bản.Tôi bước theo chiếc cầu thang xoắn lên mặt cầu,nhìn ngắm giòng sông Tonle Sap,từ trên cao.Cầu này là cửa ngỏ của Phnom Penh nối với các tỉnh phía Bắc mà chúng tôi đã qua,đồng thời cũng nối liền với đường đến “cố đô” Siem Reap,nơi có hệ thống đền tháp vĩ đại của các Vương triều Angkor,bây giờ đã là “di sản thế giới”.
Phía thượng nguồn sông Tonle Sap là Biển Hồ.
Sông Tonle Sap,thật là một trường hợp đặc biệt,có thể vừa là chi lưu,vừa là phụ lưu của sông Mekong.Như ta biết,Biển Hồ là một kết hợp giữa sông và hồ,từ năm 1997 đã được UNESCO công nhận là khu dự trử sinh quyển thế giới,bởi có hệ thống sinh thái đa dạng và nguồn thủy sản nước ngọt phong phú.
Vào tháng 6,khi nước sông Mekong dâng cao thì sông Tonle Sap lại chảy ngược lên Biển Hồ,khiến mực nước nơi đây lên cao,có nơi sâu đến 9m và diện tích mặt hồ từ 10.000km2 tăng lên đến 16.000km2,là nơi sinh sản lý tưởng của nhiều loài cá nước ngọt.Thời điểm này,nó là “phụ lưu” của Mekong.
Đến tháng 10,khi lưu lượng nước Mekong giảm đi thì nước từ Biển Hồ theo giòng Tonle Sap đổ ra Mekong,tại đoạn sông “Bốn mặt”, rồi tiếp tục cùng Mekong thoát ra Biển Đông qua 2 phụ lưu là Sông Tiền và sông Hậu.Thời điểm này,Tonle Sap lại là “chi lưu” của sông Mekong.
Dù là chi lưu hay phụ lưu,Tonle Sap cùng với Biển Hồ,ngoài nhiệm vụ cung cấp 75% thủy sản cho Campuchia,nuôi sống 3 triệu người ngụ cư trong lưu vực,còn làm nhiệm vụ như một cái “ổn áp” khổng lồ,góp phần điều hòa lượng nước trên sông Mekong,khiến vùng Đồng bằng sông Cửu Long của ta tránh được cái lũ dữ dội vào mùa nước đổ,và không bị thiếu nước vào mùa hạn hán hằng năm.
Phía chót doi đất,có cái cao ốc đang mọc lên, là nơi hợp lưu của 2 sông Tonle Sap và Mekong,ngay trước mặt Hoàng Cung,gọi là “Sông Bốn Mặt”.
Nhìn chung đoạn sông này cũng hao hao giống bến Bạch Đằng,Sài gòn,chỉ thiếu sự hiện diện của các tàu Viễn Dương.Bây giờ tôi mới nhìn thấy rõ hơn cái tòa cao ốc(nghe nói chủ là mấy anh Tàu xì!) đang xây dựng trên doi đất phía trước mặt Hoàng Cung,đúng là đáng thất vọng!Tôi chợt nhớ tới quê hương mình,cũng đã có “quá nhiều” cái kiểu làm ăn như thế,như cái kiểu làm “mới” những di tích cổ hoặc thêm những “công trình tốn kém lại xấu hoắc”vào những cảnh đẹp thiên nhiên do trời đất đã ban tặng,khiến cho mọi người phải kêu trời vì cái kiểu làm du lịch ăn sổi ở thì kém hiểu biết mà thừa tham lam!