What's new

Dạo vòng chốn xưa

NGẪU HỨNG

Hắn có máu ấy lâu rồi, cũng nhiều lần “độc phượt” như thế. Từ khi từ “phượt”, hay phong trào phượt chưa ra đời cơ. Hắn là 6X mà. Việc “phượt” thì đâu phải bây giờ mới có. Có tên, có tuổi, có chứng tích thì cụ Tản Đà, ông Nguyễn Bính là những bậc “phượt tổ” từ lâu rồi. Cỡ hăn chỉ hạng "giang hồ vặt" thôi.

Gu của hắn là ngẫu hứng và một mình. Có thời gian rảnh rỗi thì lên đường. Như thế thì khó có thể rủ thêm người. Vì người có máu “phượt” thì khi đó không có thời gian. Những người có thời gian thì hắn không rủ, vì không muốn nhìn thấy họ tròn mắt lên nhìn mình: Hâm à! Hay đơn giản hơn: Em chịu thôi… Thế thì mất hứng chết! Vậy là thành cái tên mà hắn đọc được của tiền nhân từ ngày võ vẽ mấy chữ Hán đầu tiên: Chích thân Thiên lí mã (Nghĩa là: Con Ngựa đơn độc đường xa)!

Lần này lên Lạng sơn, việc không đúng lịch, tự nhiên có thêm ngày rỗi ngoài dự kiến. Thế là khoác ba lô lên đường: Tớ đi loanh quanh, tối chắc không về đâu. Nhưng cũng chưa có dự định gì cụ thể: “Đi Điềm he hết bao tiền” – Hắn hỏi cậu phụ xe có cái cằm lèm lẹm, sau khi nhảy lên chiếc xe đầu tiên dừng đón hắn. – “20 nghìn anh ạ”. “Thế đi Bình gia, đến đó mất mấy tiếng”? “30 nghìn, hết 2 tiếng là cùng”. Ồ đến đấy hãy sớm, mà còn chỗ dự phòng để ngủ - hắn tự nhủ và nói với phụ xe: Để đến Điềm he tớ quyết định nhé.

Con đường này lâu lắm không đi rồi. 20 năm rồi ấy chứ. Trước đó ít nhất 1 năm 4 lần từ Lạng sơn sang Thái nguyên luyện công. 5 năm đấy, vị chi là 20 lần trở lên. Cũng nên đi xem thay đổi thế nào. Xe qua Hồng phong, Bình Trung. Càng xa thay đổi cành ít. Ngoại trừ mấy cái nhà gạch xây thay thế nhà vách đất, nhà trình tường. Nhà gạch mộc vẫn còn không ít. Cũng phải thôi, Lạng sơn giàu vì giao thương với Trung Quốc là chính. Nông nghiệp nông thôn thì còn phải cố nhiều.

Cầu Khách khê bắc qua sông Kỳ cùng mới xây. Khúc sông này từng là phòng tuyến kiên cường năm 79. Đường đã phẳng phiu hơn trước nhiều. Nhìn sang chỗ ngầm vượt sông cũ mà thương nhiều người trước đây bỏ mạng vì đang qua ngầm bị lũ quét. Năm nào cũng có một vài người. Thậm trí có lần có cả chiếc xe quân sự bị lật giữa ngầm nữa, vài chiến sĩ không lâm trận mà mệnh vong. Khi đó đang chiến tranh biên giới, xe quân sự đi lại nhiều. Mà quân lệnh như sơn, đâu có thể chờ nước rút mới đi được. Với lại lính trẻ, không lẽ lại sợ con lũ bé xíu ấy. Thế là qua ngầm. Nào ngờ đến giữa ngầm lại có thêm cơn lũ nữa độ ngột ào tới. Nước đang khá sâu, mặt đường bị tràn qua không rõ lối, có xe nhấn ga đi bừa mà tụt xuống cống phía trên dòng nước, có xe không đi được bị nước lật nhào cuốn theo dòng. Nhớ lại chuyện buồn buồn.

Đi đoạn nữa thấy một nghĩa trang liệt sĩ ven chân núi. Không biết có chiễn sĩ nào chết đuối còn ở đó không. Xe dừng lưng dốc chờ một người vừa xuống đầu cầu bảo lấy xe máy sang Tu đồn trả rồi lại cùng xe đi Thái. Có cậu bạn ở trên lưng núi cách chỗ xe đỗ chừng 300m. Không hiểu dạo này thế nào rồi. Chắc đã lên ông rồi. Đang học cấp 3 thì lấy vợ. Nhà con một,lại con liệt sĩ nữa. Định lại gần cô bé chăn trâu gần đấy hỏi thăm (leo lên nhà hắn thì mất nửa tiếng lên xuống, sợ lỡ xe nên không dám) thì phụ xe có điện thoại: Người đó chưa lấy được xe máy, cứ đi trước, nếu đuổi kịp thì lên xe sau. Thế lại mất cơ hội hỏi thăm về cậu bạn. Chả biết bao giờ mới có dịp lại.

Xe xuôi dốc đến Điềm he. Nhà bà chị họ vẫn chỗ đó, nhà gạch xây thay nhà gạch mộc (dân mình vẫn gọi là “gạch chiên” ấy). Mừng cho chị. Chị thứ lỗi, cậu em mải phiêu du hơn chưa thăm chị được. Mạch nước Pắng pằng ven đường vẫn thấy người lấy nước. Vui vui, vậy là nước nguồn chưa cạn. Mạch nước này rất hay: Đông hay hè, mưa hay hạn, nước đều như nhau trong vắt, không thay đổi nhiệt độ, lượng nước cũng gần như thế, không nhiều ít hơn nhau là mấy. Mùa đông nước chảy ra bốc hơi nhi ngút. Mùa hè dù nóng đến mấy đến đấy ngồi chừng mươi mười lăm phút thì hết dám tắm. Nên tụi hắn thường chỉ lấy nước đó về uống, có thể uống trực tiếp ngọt mát không cần đun. Ít người tắm ở đó. Ngay cạnh phố có sông Kỳ cũng chảy qua tụi trẻ con thích ra sông tắm hơn, được bơi thỏa thích. Hắn cũng đã có lần bơi dưới trời mưa về cảm rụng hết cả tóc. Khi đó ăn phở đã thấy đắng đắng miệng rồi. Trẻ đang háu ăn, là lúc ấy ăn phỏ với hắn là xa xỉ rồi, vậy mà đắng miệng không nuốt nổi. Một cô bạn hắn thì bị xuất huyết não, không đi học lại được. Trước đó học nhất nhì lớp, con cô giáo tụi hắn, nghĩ thương cô. Không biết cô còn hay mất nữa? Cô bạn cũ ra sao? Xuống không đến thì hư, đến thì buồn. Thôi đã sao thì cứ để yêu lòng vậy, mình đến lại xáo lên buồn thêm. Mà hãy còn nắng, đi sang Bình gia vẫn sớm. Đường vào phố Điềm he vẫn còn nhấp nhô đường đất. Xe đi qua đường mới đằng sau phố. Trường cấp 3 hắn học xưa nay đã xây 3 tầng khanh trang. Lại thấy tiêng tiếc vì quyết định đi tiếp. Thôi ở đây gần, khi nào vào lại cũng dễ hơn. Gần hết phố vẫn thấy nhà ông Thành Đạt chữa đồng hồ. Khi xưa ông là người có Tivi đầu tiên ở đây, nhà ở xa cách phố hơn nửa cây số, ngay ven Ngầm chân dốc Lũng pa. Khi đó cứ đến tối là già trẻ lớn bé kéo nhau đến xem nhờ. Năm ấy nhiều sự kiện. Quốc tế có Olimpic Maxcowa, dân mình đầu tiên được biết đến Olimpic, thanh niên háo hức xem thể thao. Người Việt nam đầu tiên, Anh hùng Phạm Tuân bay vào vũ trụ, Nhạc sĩ Đặng Thái Sơn đoạt giải piano quốc tế, Cậu học sinh trường Quốc học Huế Lê Bá Khánh Trình đoạt giải đặc biệt toán quốc tế… cũng là đề tài của các cụ ông tự hào bàn luận. Còn các chương trình phim văn nghệ thì khiến các bà say sưa. Nhớ lại vui vui.
 
Last edited by a moderator:
Mua cuốn sách hướng dẫn về Đền Đô của thầy giáo Nguyễn Đức Thìn. Sách hướng dẫn rất chi tiết(c). Thầy còn chụp ảnh Bát Đế vân du (tám giải mây hiện trên Đền Đô trong ngày hội đền 15.3 âm lịch năm "tớ không nhớ:shrug:" nữa) rất đẹp. Nhưng không biết lý do gì mà niên đại tấm bia "Cổ pháp tạo bi" ghi là năm Giáp Thìn lại chú là năm 1605. (Thực ra năm Giáp Thìn phải là năm 1604 cùng lắm là tháng 1 năm 1605. Theo mình nên chú rõ để tránh hiểu lầm là năm 1605 là năm Giáp Thìn nên đã thông báo cho Thầy Thìn thông tin đó. Chưa thấy hồi âm.)
picture.php
 
Last edited:
Rồi cùng nhau bồi hồi ngắm lá cờ lớn thêu hai chữ Đại Việt lòng tự hào về lịch sử oai hùng của các Vua nhà Lý.
picture.php
 
Tạm biệt đền Đô, chúng tôi theo Ql1 mới ngược lên phía bắc trong giá rét căm căm. Địa giới Lạng sơn đây rồi. Đây là cầu Bến lường. Nào "ai lên xứ Lạng cùng anh...
picture.php
 
Qua câu bến Lường là địa phận huyên Hữu lũng. Xưa có rừng lim, chân lội qua suối trong rừng chi em khỏi phải tây râu chân:LL...Bây giờ có mấy quán dọc đường bán Bánh chưng nếp cẩm, giò nem, măng ớt mác mật. Cái giống măng ớt Lạnh sơn đặc biệt ở có thêm mác mật với mùi thơm dịu rất ác là. Một lọ măng ớt chỉ cần chục quả bằng đầu ngón tay là biết ngay. Mở lọ ra thơm cay ngất ngây(c). Lọ đo đỏ phía sau ấy. Còn lá cây mác mật nhồi vào bụng vịt, lợn quay là món đặc sản của L.s Ngon vãi.;)
picture.php
 
Last edited:
Dừng chân đánh chén xong lại "túc tiệp" lên đường. Qua thủ phủ của na, na đứng đưới chân, na leo đỉnh núi, mùa này chỉ còn lá vàng, chộp một cáp dòng dọc chuyển na trên núi xuống. Nhờ nó mà vai em đỡ chầy cõng na xuống núi.
picture.php
 
và cúc quỳ nữa.
picture.php

Không chỉ là đặc sản của Đà lạt đâu. Tiếc về hơi muộn nên không còn nhiều. Mà dân em không thơ mộng thế: Gọi là cây cúc đắng:LL. Nhựa nó nhỡ giây vào tay mà đưa lên mép thì biết tên ngay:Dam. Nhớ hồi còn lớn, cũng mùa đông thế này dứ dại nhau thổi đài hoa cúc quỳ khô để ra lửa đốt sưởi. Tên nào tưởng thật ghé môi vào liền bị đài hoa đầy cánh nhọn hôn chọn gói. Rét đau mới kiếpX(.
picture.php
 
Last edited:
Chi lăng oai hùng đây. Nơi kiếp hồn kẻ thù " thập nhân khứ, nhất nhân hoàn"
picture.php

Tớ cũng thấy "rét"
picture.php
 
Last edited:
Núi Mã yên chém đầu Liễu Thăng, nghe vang lời cáo Bình Ngô:
Ngày 18 trận Chi Lăng Liễu Thăng thất thế,
Ngày 20 trận Mã yên Liễu Thăng cụt đầu...
Nghe kể chân núi còn tảng đá cụt đầu. Dân địa phương lập một cái miếu con cúng cho khỏi bị quấy phá...
picture.php
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,729
Bài viết
1,136,528
Members
192,531
Latest member
Duchaicuasat
Back
Top