What's new

Dạo vòng chốn xưa

NGẪU HỨNG

Hắn có máu ấy lâu rồi, cũng nhiều lần “độc phượt” như thế. Từ khi từ “phượt”, hay phong trào phượt chưa ra đời cơ. Hắn là 6X mà. Việc “phượt” thì đâu phải bây giờ mới có. Có tên, có tuổi, có chứng tích thì cụ Tản Đà, ông Nguyễn Bính là những bậc “phượt tổ” từ lâu rồi. Cỡ hăn chỉ hạng "giang hồ vặt" thôi.

Gu của hắn là ngẫu hứng và một mình. Có thời gian rảnh rỗi thì lên đường. Như thế thì khó có thể rủ thêm người. Vì người có máu “phượt” thì khi đó không có thời gian. Những người có thời gian thì hắn không rủ, vì không muốn nhìn thấy họ tròn mắt lên nhìn mình: Hâm à! Hay đơn giản hơn: Em chịu thôi… Thế thì mất hứng chết! Vậy là thành cái tên mà hắn đọc được của tiền nhân từ ngày võ vẽ mấy chữ Hán đầu tiên: Chích thân Thiên lí mã (Nghĩa là: Con Ngựa đơn độc đường xa)!

Lần này lên Lạng sơn, việc không đúng lịch, tự nhiên có thêm ngày rỗi ngoài dự kiến. Thế là khoác ba lô lên đường: Tớ đi loanh quanh, tối chắc không về đâu. Nhưng cũng chưa có dự định gì cụ thể: “Đi Điềm he hết bao tiền” – Hắn hỏi cậu phụ xe có cái cằm lèm lẹm, sau khi nhảy lên chiếc xe đầu tiên dừng đón hắn. – “20 nghìn anh ạ”. “Thế đi Bình gia, đến đó mất mấy tiếng”? “30 nghìn, hết 2 tiếng là cùng”. Ồ đến đấy hãy sớm, mà còn chỗ dự phòng để ngủ - hắn tự nhủ và nói với phụ xe: Để đến Điềm he tớ quyết định nhé.

Con đường này lâu lắm không đi rồi. 20 năm rồi ấy chứ. Trước đó ít nhất 1 năm 4 lần từ Lạng sơn sang Thái nguyên luyện công. 5 năm đấy, vị chi là 20 lần trở lên. Cũng nên đi xem thay đổi thế nào. Xe qua Hồng phong, Bình Trung. Càng xa thay đổi cành ít. Ngoại trừ mấy cái nhà gạch xây thay thế nhà vách đất, nhà trình tường. Nhà gạch mộc vẫn còn không ít. Cũng phải thôi, Lạng sơn giàu vì giao thương với Trung Quốc là chính. Nông nghiệp nông thôn thì còn phải cố nhiều.

Cầu Khách khê bắc qua sông Kỳ cùng mới xây. Khúc sông này từng là phòng tuyến kiên cường năm 79. Đường đã phẳng phiu hơn trước nhiều. Nhìn sang chỗ ngầm vượt sông cũ mà thương nhiều người trước đây bỏ mạng vì đang qua ngầm bị lũ quét. Năm nào cũng có một vài người. Thậm trí có lần có cả chiếc xe quân sự bị lật giữa ngầm nữa, vài chiến sĩ không lâm trận mà mệnh vong. Khi đó đang chiến tranh biên giới, xe quân sự đi lại nhiều. Mà quân lệnh như sơn, đâu có thể chờ nước rút mới đi được. Với lại lính trẻ, không lẽ lại sợ con lũ bé xíu ấy. Thế là qua ngầm. Nào ngờ đến giữa ngầm lại có thêm cơn lũ nữa độ ngột ào tới. Nước đang khá sâu, mặt đường bị tràn qua không rõ lối, có xe nhấn ga đi bừa mà tụt xuống cống phía trên dòng nước, có xe không đi được bị nước lật nhào cuốn theo dòng. Nhớ lại chuyện buồn buồn.

Đi đoạn nữa thấy một nghĩa trang liệt sĩ ven chân núi. Không biết có chiễn sĩ nào chết đuối còn ở đó không. Xe dừng lưng dốc chờ một người vừa xuống đầu cầu bảo lấy xe máy sang Tu đồn trả rồi lại cùng xe đi Thái. Có cậu bạn ở trên lưng núi cách chỗ xe đỗ chừng 300m. Không hiểu dạo này thế nào rồi. Chắc đã lên ông rồi. Đang học cấp 3 thì lấy vợ. Nhà con một,lại con liệt sĩ nữa. Định lại gần cô bé chăn trâu gần đấy hỏi thăm (leo lên nhà hắn thì mất nửa tiếng lên xuống, sợ lỡ xe nên không dám) thì phụ xe có điện thoại: Người đó chưa lấy được xe máy, cứ đi trước, nếu đuổi kịp thì lên xe sau. Thế lại mất cơ hội hỏi thăm về cậu bạn. Chả biết bao giờ mới có dịp lại.

Xe xuôi dốc đến Điềm he. Nhà bà chị họ vẫn chỗ đó, nhà gạch xây thay nhà gạch mộc (dân mình vẫn gọi là “gạch chiên” ấy). Mừng cho chị. Chị thứ lỗi, cậu em mải phiêu du hơn chưa thăm chị được. Mạch nước Pắng pằng ven đường vẫn thấy người lấy nước. Vui vui, vậy là nước nguồn chưa cạn. Mạch nước này rất hay: Đông hay hè, mưa hay hạn, nước đều như nhau trong vắt, không thay đổi nhiệt độ, lượng nước cũng gần như thế, không nhiều ít hơn nhau là mấy. Mùa đông nước chảy ra bốc hơi nhi ngút. Mùa hè dù nóng đến mấy đến đấy ngồi chừng mươi mười lăm phút thì hết dám tắm. Nên tụi hắn thường chỉ lấy nước đó về uống, có thể uống trực tiếp ngọt mát không cần đun. Ít người tắm ở đó. Ngay cạnh phố có sông Kỳ cũng chảy qua tụi trẻ con thích ra sông tắm hơn, được bơi thỏa thích. Hắn cũng đã có lần bơi dưới trời mưa về cảm rụng hết cả tóc. Khi đó ăn phở đã thấy đắng đắng miệng rồi. Trẻ đang háu ăn, là lúc ấy ăn phỏ với hắn là xa xỉ rồi, vậy mà đắng miệng không nuốt nổi. Một cô bạn hắn thì bị xuất huyết não, không đi học lại được. Trước đó học nhất nhì lớp, con cô giáo tụi hắn, nghĩ thương cô. Không biết cô còn hay mất nữa? Cô bạn cũ ra sao? Xuống không đến thì hư, đến thì buồn. Thôi đã sao thì cứ để yêu lòng vậy, mình đến lại xáo lên buồn thêm. Mà hãy còn nắng, đi sang Bình gia vẫn sớm. Đường vào phố Điềm he vẫn còn nhấp nhô đường đất. Xe đi qua đường mới đằng sau phố. Trường cấp 3 hắn học xưa nay đã xây 3 tầng khanh trang. Lại thấy tiêng tiếc vì quyết định đi tiếp. Thôi ở đây gần, khi nào vào lại cũng dễ hơn. Gần hết phố vẫn thấy nhà ông Thành Đạt chữa đồng hồ. Khi xưa ông là người có Tivi đầu tiên ở đây, nhà ở xa cách phố hơn nửa cây số, ngay ven Ngầm chân dốc Lũng pa. Khi đó cứ đến tối là già trẻ lớn bé kéo nhau đến xem nhờ. Năm ấy nhiều sự kiện. Quốc tế có Olimpic Maxcowa, dân mình đầu tiên được biết đến Olimpic, thanh niên háo hức xem thể thao. Người Việt nam đầu tiên, Anh hùng Phạm Tuân bay vào vũ trụ, Nhạc sĩ Đặng Thái Sơn đoạt giải piano quốc tế, Cậu học sinh trường Quốc học Huế Lê Bá Khánh Trình đoạt giải đặc biệt toán quốc tế… cũng là đề tài của các cụ ông tự hào bàn luận. Còn các chương trình phim văn nghệ thì khiến các bà say sưa. Nhớ lại vui vui.
 
Last edited by a moderator:
Dừng trước Nhà trưng bày chiến tích chụp cùng tượng đài Chiến Thắng Chi Lăng oai hùng
picture.php
 
Còn 45km là đến Lạng sơn. T.T Đồng mỏ Huyện lỵ Chi lăng thì đi đường cũ rẽ phải. Định theo đường đó đi đèo Sài hồ nhưng thế lại không qua cửa ải nên thôi.
picture.php

Xưa lên Lạng sơn, qua đèo Sài hồ mới coi như đến. Vì khí hậu chân đèo và đỉnh đèo khác hắn. Hè mát hơn,đông rét buốt hơn. Đèo 6 km, không cao nhưng cũng khá hiểm trở. Xe đi từ chân lên đỉnh đèo thường dừng lại nghỉ. Có một mạch nước rất trong chảy từ trong lòng núi, bà con bắc đoạn máng cho người đi đường sử dụng. Chân núi bên kia có vài căn nhà nhìn xuống bé như bao diêm. Trước nhà là ruộng bậc thang, vườn lê, vườn mận xuân về hoa nở trắng.
 
Last edited:
Chặng nghỉ đầu tiên là đền Đô thờ 8 vị vua thời Lý. Tướng nhớ Vua ra Chiếu rời đô về Thăng Long gần 1000 năm về trước. Cầu cho Đât nước thanh bình, con kiếm được tiền đi phượt...:))

picture.php

Trên tấm biển liệt kê 9 đời vua Lý nhưng đền thờ chỉ có 8 vị (bát đế) còn Vua Bà (Lý Chiêu Hoàng) lại được thờ ở bên ngoài (đền Rồng). Lý do tại sao nhỉ ;) đây cũng là một điểm khá lý thú của lịch sử.

Bạn hd128 không chịu khó giải thích thêm tẹo nữa cho bà con khỏi thắc mắc :)
 
Tsk, bác Mỳ gợi ý rất hay(c). Nhưng mà xin khất mấy hôm, để tớ về Hà nội mới có tài liệu:LL. Nhựa nó bảo các bác 6X hay chăm sóc nhau đúng quá. Nhắn nhựa cho tớ cái ngoại hiệu "Hard Disk 128MB" hay "Thời 19" hoặc "Đổ cổ, 500 năm sau là có giá lắm..." đi. Trong 3 cái đó Bác chọn giúp cho 1 cái.;)
 
Đến Lạng sơn đi lòng vòng cũng đến tối mới có chỗ nghỉ. Muốn gần chợ đêm nên mình trọn chỗ này.
picture.php

190k/phòng. Cách chợ chừng 1-200m. Phòng ốc bình thường. Rét buốt thâu thấu nhưng cũng cố lượn ra chợ. Chợ Kỳ lừa, (lừa đến) sông Kỳ cùng là tai tiếng:LL của Lạng sơn...
Chợ thì nhiều người đi rồi nên ko củ hành bà con kể lể gì nữa. chỉ muốn giới thiệu với bà con món này tớ được khen. Khoái khẩu, tương ớt rất ngon quên cả lo sợ cúm kiếc gì nữa, ảnh cũng quên, ăn một lượt mới nhớ, sau có goi thêm cũng ko chụp chẹp gi nữa:shrug:.
picture.php

Khác Hà nội rất nhiều.
Ôm lại muốn đi chợ tiếp: Chưa mua được quà. Cũng ko mua gì nhiều tượng trưng thôi, may quá cuối cùng rồi cũng về nghỉ.
picture.php

Hôm sau dậy thấy View phía sau KS cũng được, giới thiệu luôn. (Nhưng cho tớ nịnh một chút nhé, lần sau còn có vía để phượt (NT))
picture.php

Hồ này gọi là hồ Phai Loạn ngay trước mặt chợ đêm Kỳ lừa, dãy núi phía sau là Dãy núi Nhất Nhị Tam Thanh nổi tiếng của Lạng sơn:
Lạng sơn có phố Kỳ lừa
Có nàng Tô thị, có chùa Tam thanh...
 
Last edited:
Tsk, bác Mỳ gợi ý rất hay(c). Nhưng mà xin khất mấy hôm, để tớ về Hà nội mới có tài liệu:LL. Nhựa nó bảo các bác 6X hay chăm sóc nhau đúng quá. Nhắn nhựa cho tớ cái ngoại hiệu "Hard Disk 128MB" hay "Thời 19" hoặc "Đổ cổ, 500 năm sau là có giá lắm..." đi. Trong 3 cái đó Bác chọn giúp cho 1 cái.;)

Nhà Nhựa dạo này còn bận giặt tã cho con :D . Còn muốn mấy cái tai tồ kia , bạn qua topic '' Ngoại hiệu của nhà Phuot '' đăng ký là sẽ được .
 
Tks Bác Già ủng hộ. Đỡ viên sỏi hôm trước bác Mỳ thả thôi:gun, ko đỡ anh em lại bửu khó tính, ko thèm giao lưu thì tèo:)).
 
Welcome bạn to tớ. Tớ cũng mới to Vietdu thôi, trước bạn chưa đầy hai tháng. Có gì vui cho anh em chia sẻ đi.
 
Ra chợ mới biết hôm nay chợ phiên. Chợ phiên Kỳ lừa họp cách nhau 5 ngày, vào các ngày 2 ngày 7. Xưa mỗi lần đến phiên thì tấp nập hơn hẳn ngày thường. bà con ở xa còn đi chợ từ ngày hôm trước (gọi là ngày áp phiên) đến ở nhà người cùng quê xưa đã có nhà ở phố (bà con gọi là Húu (Hội), gần như kiểu hội quán của người Hoa. Có Hú Bản Pạu. Hú Bản Đẩy ... cho bà con ở Bản Đẩy và bà con ở Bản Pạu... Nhà nào sởi lởi bà con mới đến, mới thành "Húu" mỗi lần về quê người Nhà Húu rất được kính nể). Đến ngày chợ chính rất đông, bà con mua bán trao đổi, trai gái gặp nhau rượu chè tâm tình, có khi sang cả ngày thôi phiên (sau ngay chính phiên) mới về. lại hẹn hò nhau phiên sau. Gái trai Người Nùng từng tốp ăn mặc giống nhau như đồng phục đi trên phố toán trước cách toán sau vài mét hát Sli, hát lượn tỏ tình. Nay thì không thấy nữa chỉ còn thấy mấy góc phố bà con bán những sản vật trồng cấy được:
picture.php


picture.php


picture.php

Tan chợ rồi về thôi:
picture.php
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,729
Bài viết
1,136,529
Members
192,531
Latest member
Duchaicuasat
Back
Top