What's new

Dạo vòng chốn xưa

NGẪU HỨNG

Hắn có máu ấy lâu rồi, cũng nhiều lần “độc phượt” như thế. Từ khi từ “phượt”, hay phong trào phượt chưa ra đời cơ. Hắn là 6X mà. Việc “phượt” thì đâu phải bây giờ mới có. Có tên, có tuổi, có chứng tích thì cụ Tản Đà, ông Nguyễn Bính là những bậc “phượt tổ” từ lâu rồi. Cỡ hăn chỉ hạng "giang hồ vặt" thôi.

Gu của hắn là ngẫu hứng và một mình. Có thời gian rảnh rỗi thì lên đường. Như thế thì khó có thể rủ thêm người. Vì người có máu “phượt” thì khi đó không có thời gian. Những người có thời gian thì hắn không rủ, vì không muốn nhìn thấy họ tròn mắt lên nhìn mình: Hâm à! Hay đơn giản hơn: Em chịu thôi… Thế thì mất hứng chết! Vậy là thành cái tên mà hắn đọc được của tiền nhân từ ngày võ vẽ mấy chữ Hán đầu tiên: Chích thân Thiên lí mã (Nghĩa là: Con Ngựa đơn độc đường xa)!

Lần này lên Lạng sơn, việc không đúng lịch, tự nhiên có thêm ngày rỗi ngoài dự kiến. Thế là khoác ba lô lên đường: Tớ đi loanh quanh, tối chắc không về đâu. Nhưng cũng chưa có dự định gì cụ thể: “Đi Điềm he hết bao tiền” – Hắn hỏi cậu phụ xe có cái cằm lèm lẹm, sau khi nhảy lên chiếc xe đầu tiên dừng đón hắn. – “20 nghìn anh ạ”. “Thế đi Bình gia, đến đó mất mấy tiếng”? “30 nghìn, hết 2 tiếng là cùng”. Ồ đến đấy hãy sớm, mà còn chỗ dự phòng để ngủ - hắn tự nhủ và nói với phụ xe: Để đến Điềm he tớ quyết định nhé.

Con đường này lâu lắm không đi rồi. 20 năm rồi ấy chứ. Trước đó ít nhất 1 năm 4 lần từ Lạng sơn sang Thái nguyên luyện công. 5 năm đấy, vị chi là 20 lần trở lên. Cũng nên đi xem thay đổi thế nào. Xe qua Hồng phong, Bình Trung. Càng xa thay đổi cành ít. Ngoại trừ mấy cái nhà gạch xây thay thế nhà vách đất, nhà trình tường. Nhà gạch mộc vẫn còn không ít. Cũng phải thôi, Lạng sơn giàu vì giao thương với Trung Quốc là chính. Nông nghiệp nông thôn thì còn phải cố nhiều.

Cầu Khách khê bắc qua sông Kỳ cùng mới xây. Khúc sông này từng là phòng tuyến kiên cường năm 79. Đường đã phẳng phiu hơn trước nhiều. Nhìn sang chỗ ngầm vượt sông cũ mà thương nhiều người trước đây bỏ mạng vì đang qua ngầm bị lũ quét. Năm nào cũng có một vài người. Thậm trí có lần có cả chiếc xe quân sự bị lật giữa ngầm nữa, vài chiến sĩ không lâm trận mà mệnh vong. Khi đó đang chiến tranh biên giới, xe quân sự đi lại nhiều. Mà quân lệnh như sơn, đâu có thể chờ nước rút mới đi được. Với lại lính trẻ, không lẽ lại sợ con lũ bé xíu ấy. Thế là qua ngầm. Nào ngờ đến giữa ngầm lại có thêm cơn lũ nữa độ ngột ào tới. Nước đang khá sâu, mặt đường bị tràn qua không rõ lối, có xe nhấn ga đi bừa mà tụt xuống cống phía trên dòng nước, có xe không đi được bị nước lật nhào cuốn theo dòng. Nhớ lại chuyện buồn buồn.

Đi đoạn nữa thấy một nghĩa trang liệt sĩ ven chân núi. Không biết có chiễn sĩ nào chết đuối còn ở đó không. Xe dừng lưng dốc chờ một người vừa xuống đầu cầu bảo lấy xe máy sang Tu đồn trả rồi lại cùng xe đi Thái. Có cậu bạn ở trên lưng núi cách chỗ xe đỗ chừng 300m. Không hiểu dạo này thế nào rồi. Chắc đã lên ông rồi. Đang học cấp 3 thì lấy vợ. Nhà con một,lại con liệt sĩ nữa. Định lại gần cô bé chăn trâu gần đấy hỏi thăm (leo lên nhà hắn thì mất nửa tiếng lên xuống, sợ lỡ xe nên không dám) thì phụ xe có điện thoại: Người đó chưa lấy được xe máy, cứ đi trước, nếu đuổi kịp thì lên xe sau. Thế lại mất cơ hội hỏi thăm về cậu bạn. Chả biết bao giờ mới có dịp lại.

Xe xuôi dốc đến Điềm he. Nhà bà chị họ vẫn chỗ đó, nhà gạch xây thay nhà gạch mộc (dân mình vẫn gọi là “gạch chiên” ấy). Mừng cho chị. Chị thứ lỗi, cậu em mải phiêu du hơn chưa thăm chị được. Mạch nước Pắng pằng ven đường vẫn thấy người lấy nước. Vui vui, vậy là nước nguồn chưa cạn. Mạch nước này rất hay: Đông hay hè, mưa hay hạn, nước đều như nhau trong vắt, không thay đổi nhiệt độ, lượng nước cũng gần như thế, không nhiều ít hơn nhau là mấy. Mùa đông nước chảy ra bốc hơi nhi ngút. Mùa hè dù nóng đến mấy đến đấy ngồi chừng mươi mười lăm phút thì hết dám tắm. Nên tụi hắn thường chỉ lấy nước đó về uống, có thể uống trực tiếp ngọt mát không cần đun. Ít người tắm ở đó. Ngay cạnh phố có sông Kỳ cũng chảy qua tụi trẻ con thích ra sông tắm hơn, được bơi thỏa thích. Hắn cũng đã có lần bơi dưới trời mưa về cảm rụng hết cả tóc. Khi đó ăn phở đã thấy đắng đắng miệng rồi. Trẻ đang háu ăn, là lúc ấy ăn phỏ với hắn là xa xỉ rồi, vậy mà đắng miệng không nuốt nổi. Một cô bạn hắn thì bị xuất huyết não, không đi học lại được. Trước đó học nhất nhì lớp, con cô giáo tụi hắn, nghĩ thương cô. Không biết cô còn hay mất nữa? Cô bạn cũ ra sao? Xuống không đến thì hư, đến thì buồn. Thôi đã sao thì cứ để yêu lòng vậy, mình đến lại xáo lên buồn thêm. Mà hãy còn nắng, đi sang Bình gia vẫn sớm. Đường vào phố Điềm he vẫn còn nhấp nhô đường đất. Xe đi qua đường mới đằng sau phố. Trường cấp 3 hắn học xưa nay đã xây 3 tầng khanh trang. Lại thấy tiêng tiếc vì quyết định đi tiếp. Thôi ở đây gần, khi nào vào lại cũng dễ hơn. Gần hết phố vẫn thấy nhà ông Thành Đạt chữa đồng hồ. Khi xưa ông là người có Tivi đầu tiên ở đây, nhà ở xa cách phố hơn nửa cây số, ngay ven Ngầm chân dốc Lũng pa. Khi đó cứ đến tối là già trẻ lớn bé kéo nhau đến xem nhờ. Năm ấy nhiều sự kiện. Quốc tế có Olimpic Maxcowa, dân mình đầu tiên được biết đến Olimpic, thanh niên háo hức xem thể thao. Người Việt nam đầu tiên, Anh hùng Phạm Tuân bay vào vũ trụ, Nhạc sĩ Đặng Thái Sơn đoạt giải piano quốc tế, Cậu học sinh trường Quốc học Huế Lê Bá Khánh Trình đoạt giải đặc biệt toán quốc tế… cũng là đề tài của các cụ ông tự hào bàn luận. Còn các chương trình phim văn nghệ thì khiến các bà say sưa. Nhớ lại vui vui.
 
Last edited by a moderator:
Sáng hôm sang lòng vòng đén 10h mới bắt đầu vào đường 1B. Cung đường tạo nên potic này. Tiếc là khi đó lại để mất hết ảnh. Thôi lần này chụp lại vậy.Điểm dừng đầu tiên là cầu Khánh khê:
picture.php

bài trước đã giới thiệu rồi. Đây là cầu mới:
picture.php

Còn ngần cũ thì đây:
picture.php

Đây chính là chiến địa ác liệt tháng 2 năm 1979. Quân ta (ở bên phải ảnh) đã cầm chân địch không cho chúng sang sông.
Trên trái cầu mới có một vũng nước non khá đẹp, tiếc là máy còi, trình kém nên vùi dập phong cảnh là chính:
picture.php

Bờ bắc sông là hết đất xã Bình trung huyện Cao lộc, bờ nam là xã Khánh khê huyện Văn quan.
Đi thêm vài cây số là Nghĩa trang liệt sĩ ven chân núi:
picture.php
 
Last edited:
Còn đây là nhà chị họ:
picture.php

và mạch nước Pắng pằng, trong mát thủy trung:
picture.php

Và chợ Điềm he ngày không phiên;
picture.php

Ngầm Lũng pa, chân con đèo Lũng pa ngăn giữa Điềm he và Tu đồn:
picture.php
 
em vô phép bác chủ thớt chen ngang ạ.

chiều qua em lượn gần hết buổi ở Đền Đô, cũng tiếp được một vài chuyện, trong đó có chuyện mà bác mỳ thắc mắc.

em được giải thích là chuyện này có 2 nguyên nhân

- nguyên nhân chính là thời các vua Lý còn tại vị thì có lệnh cấm đàn bà con gái bước chân qua cửa đền. bất biết là ai, cứ không phải nam thì đừng ngoài mà nhìn, do vậy Lý Chiêu Hoàng cũng không nằm ngoài lệnh cấm ấy

- khi vua bà băng hà thì lúc đó đang ở một nơi gần bến sông Tiêu Tương. khi vua bà băng hà ở đó, người ta mới lập đền thờ ngay chỗ vua bà về trời - nay là đền Rồng - mà ko rước vô trong này.

em được giải thích thế, chẳng biết có đúng ... :)

Cảm ơn bạn Zanghoang nhá, tớ chỉ mới được nghe giải thích cái gạch đầu dòng thứ nhất, đến hôm nay mới được biết lý do thứ hai!

(beer) :)
 
em được giải thích là chuyện này có 2 nguyên nhân
- nguyên nhân chính là thời các vua Lý còn tại vị thì có lệnh cấm đàn bà con gái bước chân qua cửa đền. bất biết là ai, cứ không phải nam thì đừng ngoài mà nhìn, do vậy Lý Chiêu Hoàng cũng không nằm ngoài lệnh cấm ấy
- khi vua bà băng hà thì lúc đó đang ở một nơi gần bến sông Tiêu Tương. khi vua bà băng hà ở đó, người ta mới lập đền thờ ngay chỗ vua bà về trời - nay là đền Rồng - mà ko rước vô trong này.

Theo tớ biết thì còn nguyên nhân thứ ba, mà cái này có vẻ quan trọng hơn, đó là vì hậu duệ triều Lý coi Lý Chiêu Hoàng là người có tội với nhà Lý, khi đã dâng ngôi báu vào tay họ Trần.

Mặc dù ai cũng biết rằng khi đó Chiêu Hoàng chỉ là một đứa bé, và tội lỗi đó là từ cha ông của bà để lại, bà không thể cưỡng lại được. Thế nhưng người ta cũng cần có người để đổ tội, và bà vô tình mà phải chịu.

Trong ngôi đền thờ vị sáng nghiệp nhà Lý, hậu duệ nhà Lý không cho để bàn thờ người (về danh nghĩa) làm mất nghiệp nhà Lý.

Thời phong kiến nó là vậy.
 
Cảm ơn bạn Chitto về cách giải thích thứ 3!

Quả thật lịch sử cũng lắm điều lý thú, một đứa trẻ con thì biết quái gì chuyện triều chính nhưng cũng vẫn cứ bị phán xét.

Ngay cả với triều Nguyễn phải qua hội thảo mới đây ở Thanh Hóa mới vỡ ra nhiều thông tin và quan điểm mới!

Xin lỗi bác chủ topic em lan man tẹo :)
 
Tớ đồng ý với Chitto. Một kiến giải xác đáng(c). Tớ cũng thích lịch sử được nhìn nhận như vậy. Kể cả về triều Nguyễn của bác Mỳ nữa:), tớ ghi nhận việc ấy từ lâu rồi.
Còn đây là cách giới thiệu về Bà Chiêu Hoàng của thầy Nguyễn đức Thìn:
picture.php

picture.php
 
Tiếp tục chuyến đi: Đèo Lũng pa dài chừng 6km là rang giới tự nhiên giữa Điềm he và Tu đồn vỗn là hai huyện nay sát nhập lại thành huyện Văn quan. Đỉnh đèo nhìn về hướng Đông bắc buổi sáng khá đẹp. Tiếc là toàn chụp trên ô tô đang chạy, toàn hiếp ảnh thôi;):
picture.php

Sang bên kia đèo một đoạn có đập thủy điện Bản quyền được xây từ lâu lắm. Năm 1979 sơ tán vào đây tôi đã thấy nó rồi (ảnh này phải cám ơn anh Quỳnh lái xe nhà ở Bắc sơn, anh dừng hẳn chiếc xe khách của anh cho mình chụp ảnh, cám ơn các vị hành khách cùng đi đã nhiệt tình ủng hộ:):
picture.php

Phía trên hồ có rất nhiều lưới quây nuôi cá:
picture.php

Thêm một đoạn nữa là khuôn viên đặt tượng cụ Lương văn Chi đã giới thiệu ở bài trước:
picture.php

(Ảnh trong sương sớm là của chuyến đi bằng xe khách từ Thái nguyên lên Lạng sơn ngày 15-16/01.2009)
Còn đây một là đường phố Tu Đồn, (ảnh chuyến đi bằng xe máy 01.01.2009:
picture.php
 
Last edited:
Qua Tu đồn bắt đầu vắng vẻ dần, thỉnh thoảng thấp thoáng vài nếp nhà sàn ven núi:
picture.php

và những khe suối nhỏ róc rách:
picture.php

Gần đến thị trấn Bình Gia có hang Thẩm Khuyên nổi tiếng về khảo cổ:
picture.php

Theo www.langson.vn giới thiệu:
"Hai di tích hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai nằm cách quốc lộ Lạng Sơn - Thái Nguyên gần 100 mét. Trong lần khai quật năm 1965, các nhà khảo cổ đã thu được nhiều hóa thạch quí giá gồm răng đư­ời ­ươi, răng của gấu tre, voi, khỉ đuôi dài và răng của người vượn khổng lồ mang tính chất đặc nguyên thủy. Năm 1993, đoàn nghiên cứu cổ sinh Việt - Mỹ - Ôx-trây-li-a tiến hành khảo sát thu được một số mẫu trầm tích và hóa thạch, khẳng định hang Thẩm Khuyên có niên đại cách đây 250 nghìn năm. Các di tích này là một tài liệu vô cùng quí báu cho nền khoa học thế giới, cần được nghiên cứu khám phá tiếp. Ở hang Thẩm Hai, các nhà khảo cổ Việt nam, CHLB Đức đã tìm thấy răng hàm trên của người cổ và nhiều hóa thạch khác. Trong tương lai sẽ cung cấp nhiều thông tin mới làm bằng chứng cho việc nghiên cứu vấn đề nơi sinh của loài người.
Cách Thẩm Khuyên, Thẩm Hai khoảng 3 km là hang Kéo Lèng nằm trên dãy núi Nà Gọi.Ở đây các nhà khảo cổ trong nước cũng đã tìm thấy răng gấu tre, răng hàm, hộp sọ, xư­ơng sống của người cổ cách đây 30 nghìn năm. Những hóa thạch về người và động vật cổ ở ba hang động nói trên góp phần minh chứng rằng, ngay từ thời đồ đá xa xư­a, ở miền núi phía bắc Việt Nam đã có người vượn sinh sống. Bình Gia (Lạng Sơn) là một trong những cái nôi của loài người. Tháng 12-1993, Bộ Văn hóa - Thông tin đã quyết định cấp bằng công nhận ba di tích hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai, Kéo Lèng là di tích khảo cổ học loại đặc biệt quan trọng. Ngoài giá trị khoa học khảo cổ, ba di tích này còn có giá trị danh thắng. Đến thăm ba di tích này, du khách như­ được trở về với một vùng rừng núi tự nhiên nguyên thủy, hoang dã, với những dãy núi đá vôi và rừng trùng điệp của vòng cung Bắc Sơn."
 
Last edited:
Từ đây đi là một kinh nghiệm với dân phượt mới, tôi đã không chú ý đến pin máy ảnh nên không có được ảnh đoạn Thị trấn Bình gia thị trấn Bắc sơn:T. Đoạn này có đèo Tam canh nổi tiếng vì heo hút hiểm trở và là nơi diễn ra trận đánh chặn quân Nhật tiến sang Khu du kich Bắc sơn. Đường giờ đã ít hiểm trở hơn, không còn heo hút nữa. Khó khăn lắm chúng tôi mới chụp được tấm ảnh này nhờ pin hồi điện:
picture.php

Trong lòng thầm vang lên lời ca "Bắc sơn" của Nhạc sĩ Văn Cao đáng kính:
"Ôi còn đâu đây sắc tràm pha màu gió, đau lòng bao năm sống lầm than đây đó, ai về châu xưa nhớ hồi máu thắm cây rừng, còn vang khe núi tiếng ca oai hùng..."
Huyện Bắc sơn, văn hóa và cuộc khởi nghĩa này được: http://vi.wikipedia.org/wiki/ giới thiệu như sau:
"Bắc Sơn là huyện có nhiều di chỉ khảo cổ về người tiền sử, nơi đây các nhà khảo cổ đã phát hiện ra cả một nền văn minh của người Việt cổ, vào sơ kỳ đồ đá mới, mang tên văn hóa Bắc Sơn. Văn hóa Bắc Sơn là tên gọi một nền văn hóa Việt Nam ở sơ kỳ thời đại đồ đá mới có niên đại sau nền văn hóa Hòa Bình, cách ngày nay từ một vạn đến tám ngàn năm. Bắc Sơn là đặt theo tên huyện Bắc Sơn, nơi phát hiện đầu tiên những di vật của nền văn hóa này. Các bộ lạc chủ nhân của văn hóa Hòa Bình đã tạo ra nền văn hóa Đông Sơn.

Không gian của văn hóa Bắc Sơn là các miền đất thuộc các tỉnh Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, ... ngày nay. Tính đến năm 1997, đã có 51 điểm văn hóa Bắc Sơn được tìm thấy và khai quật. Trong số đó, có 8 địa điểm tìm thấy di cốt người.

Người nguyên thủy trong nền văn hóa Bắc Sơn trú trong hang động, mái đá gần sông, suối. Họ sống bằng săn bắn, hái lượm. Họ cũng bắt đầu canh tác nông nghiệp ở mức độ rất sơ khai. Cộng cụ lao động của họ làm bằng đá đẽo hoặc mài và từ tre, gỗ. Các công cụ này tỏ ra tinh vi hơn so với công cụ của người nguyên thủy thời văn hóa Hòa Bình. Đặc biệt, người nguyên thủy thời văn hóa Bắc Sơn đã biết làm đồ gốm. Họ thích trang sức hơn so với người thời văn hóa Hòa Bình và có nơi cư trú tương đối ổn định hơn.

Bắc Sơn còn là căn cứ địa kháng chiến, nơi nổ ra cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, chống Nhật và Pháp của lực lượng Việt Minh những năm 1940:

" Khởi nghĩa Bắc Sơn là một cuộc khởi nghĩa của người Việt chống lại quân Pháp diễn ra tại Bắc Sơn, Lạng Sơn vào năm 1940 trong thời kỳ Đệ nhị thế chiến. Quân Nhật đánh vào Lạng Sơn ngày 22 tháng 9 1940, quân đội Pháp trên đường thua chạy đã rút lui qua châu Bắc Sơn. Nhân cơ hội đó, đảng bộ lãnh đạo Bắc Sơn lãnh đạo nhân dân nổi dậy tước khí giới của tàn quân Pháp để tự vũ trang cho mình, giải tán chính quyền địch, thành lập chính quyền Cách mạng (27-9-1940). Nhưng sau đó Nhật thỏa hiệp với Pháp để quay trở lại đàn áp phong trào khởi nghĩa, dồn dân, giết cán bộ, đốt phá nhà cửa, cướp bóc tài sản.

Dưới sự lãnh đạo của đảng bộ nơi đây, nhân dân đã đấu tranh chống lại sự đàn áp. Vì vậy các cơ sở vẫn có thể duy trì hoạt động, quân khởi nghĩa có thể tiến đến việc lập căn cứ quân sự. Một ủy ban được thành lập, lấy tài sản tịch thu từ thực dân và bọn tay sai chia cho dân nghèo. Nhân dân theo khởi nghĩa rất đông. Quân Pháp và Nhật mở cuộc tấn công để đàn áp cuộc khởi nghĩa. Quân khởi nghĩa rút chạy vào vùng Bắc Sơn (Lạng sơn) và Võ Nhai (Thái Nguyên). Đến cuối năm 1940 thì khởi nghĩa tan rã hoàn toàn."


T.trấn Bắc sơn năm trong thung lũng tương đối biệt lập, xung quanh toàn là núi đá. Hẳn vì vị trí như thế nên mới có khu căn cứ du kích và cuộc khởi nghĩa Bắc sơn năm 1940. Ra khỏi thị trấn Bắc sơn lại là một con đèo: Đèo Nặm Du. Từ đỉnh đèo nhìn về hướng đi Thái nguyên khá đẹp:
picture.php

Xuống thung lũng đường lại bằng phẳng. Ở đây bắt đầu thấy một đặc sản nữa của Bắc sơn hiện hữu: Thuốc lá. Thuốc lá Bắc sơn nổi tiếng từ xưa, nay vẫn là một trong những vùng cung cấp nguyên liệu cho ngành thuốc lá Việt nam. Thuốc lá đông xanh mướt cánh đồng:
picture.php

Nhà nào cũng có lò xấy thuốc lá thủ công ngay đầu nhà, dài rộng khoảng 2m, cao 4-5m. Có lò thì xây gạch:
picture.php

có lò thì vách đất:
picture.php

Thuốc lá được trồng sang cả huyện Võ nhai của tỉnh Thái nguyên kề bên.
 
Last edited:
Tiếc rằng từ đây ôm nhà tôi bắt đầu nhớ các nhóc nên chả còn tâm trí nào ảnh ọt nữa, nằng nặc muốn về Hà nội trong ngày. Đành thôi, cắm cúi chạy một mạch về Thái nguyên. Đến cầu Gia bảy nút cuối của đường 1B (Quốc lộ 1B dài 148,5 km, có điểm đầu tại thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn (giao với Quốc lộ 4A); điểm cuối tại cầu Gia Bảy ở thành phố Thái Nguyên. Tuyến đường này chạy qua các huyện Cao Lộc - Văn Quan - Bình Gia - Bắc Sơn - Võ Nhai - Đồng Hỷ. Các thị trấn huyện lỵ của các huyện nói trên đều nằm trên Quốc lộ 1B) mới lại có ảnh:
picture.php

Dừng chân ở quảng trường trung tâm thành phố trời còn sáng, tôi đảm bảo sẽ về được với con, nàng mới yên tâm chụp ảnh:
picture.php

Còn tôi cũng tranh thủ 1 kiểu trước tượng đài khởi nghĩa Thái nguyên, khi tôi còn học ở đây thì vị trí này là đền thờ cụ Lương ngọc Quyến, Trịnh văn Cấn (đôi Cấn) cùng các nghĩa sĩ hi sinh trong cuộc khởi nghĩa này:
picture.php

Nghỉ ngơi chút ít là chúng tối đi nốt chặng còn lại về Hà nội. Mải miết đi không nghỉ 80km, đến 7:30 là chúng tôi về đến nơi xuất phát. Thông báo cho mẫu hậu; chúng con đã về nhưng phải ăn (vi ko báo nấu cơm nhà) và gội 2 cái đầu đầy bụi rồi mới về nhà được.
Kết thúc chuyến đi 3 ngày hơn 400km. Vẫn tiếc rẻ: nếu ôm không vội về thì chặng Bắc sơn Thái nguyên hẳn còn nhiều chuyện để kể.(BB)
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,730
Bài viết
1,136,539
Members
192,531
Latest member
Duchaicuasat
Back
Top