tranhoanne
Phượt thủ
mấy bác cho em gà em hỏi ké cái : đi phượt thì exciter tay côn đi có ngon không ? hay là xe số thường không tay côn thì đi ngon hơn ạ
Em tính mua xe máy mới và đã ngắm được 2 em sirius và wave rsx.Em đang phân vân ...
Bài quá hay và đúng!Mới biết tí chút về " Phượt " nhưng rút ra được một số kinh nghiệm về phương tiện 2 bánh dùng cho phượt :
1- Xe phải nhẹ < 120kg thì càng tốt : để dể dàng dựng dậy một mình khi bị xòe - Phượt thường là đi đường không tốt lắm , vắng , hay bị xòe ; nên nhẹ để có thể tự xử được .Hiện tại , phiên bản thương mại các hảng xe > 250cc là " bó tay " rồi ( Vượt khá xa 120kg )
2- Máy phải đủ mạnh : để dể dàng leo đèo dốc cao khi xe mất hẳn trớn - đường xấu không thể tăng tốc lấy trớn như đường QL được . Điều nầy dể dàng thực hiện khi tăng tỉ số truyền nhông/dĩa - Giảm số răng nhông hoặc tăng số răng dĩa , việc tăng nầy có lợi về momen ( tạm hiểu là độ mạnh ) nhưng bất lợi về vận tốc ( xe không thể chạy nhanh như ban đầu ) , điều nầy không hề gì bởi dân " Phượt " đâu có cần đi nhanh vì còn phải ngắm cảnh , chụp hình nữa chứ .
3- Gầm phải đủ cao : không bị vướn bùn đất khi đi đường lầy lội - Xe không có mỏ cày thì càng tốt .
4- Khoảng cách vè - bánh phải đủ rông để không bị kẹt bùn đất vào giữa - Có thể xử lý bằng cách mang theo một thanh sắt để cạy bùn hoặc tháo vè khi đi vào đường lầy lội .
5-Xe có Pô bố trí trên cao để dể dàng lội ngầm , lội suối . Hệ thống dây điện , nhứt là jack nối , chụp bugi phải chịu được điều kiện ngập nước , nếu không tốt xe sẽ nắm nghỉ dưới suối thôi .
6- Yên xe phải thấp , chân phải dể dàng chòi , đạp khi đi vào đường trơn chợt , không thì bị xòe liên tục thôi .( với người có chiều cao > 1m75 thì điều nầy không quan trọng nữa ) . Dòng offroad ( cào cào ) yên quá cao - Bó tay luôn !
7-Hạn chế dùng xe làm mát bằng nước , nếu có thì két nước phải đặt cao ( như dòng offroad ) , két đặt thấp khi chui vô bãi bùn nhão là toi luôn - Hết làm mát !
8- Vỏ xe nên chọn loại đi được đường trơn trợt - Loại vỏ có gai to chút , tuy nhiên sẽ bất lợi khi đi đường nhựa nhứt là khi vào cua ở tốc độ cao > 60km/h ( tốc độ bình thường khoảng 40km/h thì không vấn đề gì ) . Nếu không ,có thể dùng xích cam hoặc dây thừng quấn bánh như mọi người thường làm cũng ok .
9- Xe phải có suất tiêu hao nhiên liệu thắp ( ít tốn xăng ) . Xe uống xăng nhiều quá lấy tiền đâu để đi nữa chứ !
10- Điều quan trọng nhứt là xe phải THẬT TIỆN DỤNG - DỂ DÀNG SỬA CHỮA . Xe tay ga , tay côn cũng có thể nhưng không được tiện dụng cho lắm ! Xe dể sửa để tự mình có thể xử lý được những bệnh thông thường , những tiệm sửa xe miệt vườn cũng có thể làm được , phụ tùng thay thế cũng dể tìm .
Với những tiêu chí trên , đa phần dòng xe phổ thông là phù hợp - Chỉ cần hiệu chỉnh một tí là ok thôi !
Còn đối với xe PKL thì chỉ có dòng có phân khối khoãng 175 - 200-225 -250 cc - dòng một máy - thì có thể chọn một vài loại . Nếu > 250cc thì chỉ dùng để đi " Phượt " theo kiểu " biker " thôi - Chọn đường đẹp mà đi , lở gặp đường xấu thì quay lại - Nếu cố chui vào thì hết đường chui ra luôn !
Đã từng dùng xe PKL vào Y Tý ngắm mây ( Đi từ Sapa vào ) , xong đi ra tay chân nhẹ như " mây với gió " . Một lần lở dại !
Trên chỉ là những điều rút ra được từ thực tế bản thân - Xe lớn , đã từng lăn lóc với nó ; mới đi đúng nghĩa " Phượt " bằng xe phổ thông - có chỉnh sửa tí chút - với bậc Đàn anh , Đàn chị trên Phượt được một , hai lần thôi . Mà lần nào cũng có " cảm giác mạnh " !!!
Xe PKL cũng có cái hay của PKL , Xe PKN cũng có cái hay , cái tiện dụng của xe nhỏ .
Mong rằng anh chị em chọn cho mình một phương tiện thích hợp . Để trên những cung đường Phượt - với mọi loại địa hình -MÌNH CỞI XE chứ đừng để XE CỞI MÌNH thì mệt lắm !