What's new

Đi tìm Bẫy đá Pinăng Tắc (Phước Bình - Ninh Thuận) - ngựa sắt lang thang rừng núi

Đi tìm Bẫy đá Pinăng Tắc (Phước Bình - Ninh Thuận) - ngựa sắt lang thang rừng núi

Tự dưng vừa đọc lại topic "Đi du lịch một mình ...", thấy các bác tranh luận sôi nổi quá, mà chả biết nói thế nào. Lại nhớ lại việc độc hành của mình, chả biết "đúc kết" thế nào về việc ấy, chi bằng kể chuyện ra đây cho rồi :D


Tôi có một người bạn, là người Ninh Thuận, song thân y hiện vẫn đang ở cả Phan Rang.
Mặc dù y xưng bằng em, nhưng thực tế, y kém tôi có một tuổi.
Thật khó nói cho đúng là tôi và y có thân nhau hay không.
Nói thân chưa chắc đã đúng, vì cùng sống trong một thành phố, cả năm gặp nhau được có 1,2 lần, chả có liên lạc gì bằng các phương tiện khác.
Nhưng chắc là không phải chỉ là quen biết xã giao, vì cả năm trời chả gặp nhau, chả liên lạc gì, nhưng có việc cần, alo một phát, y xuất hiện liền.
Năm trước, tôi cũng một lần chạy trốn cái căng thẳng của phố xá bằng cách trốn lên rừng hoang đèo vắng vài bữa. Rồi tôi xuôi về Phan Rang để quay lại Saigon.
Y biết được đúng ngày tôi bò xuống đến Phan Rang. Y từ Saigon gọi điện ra “điều” bạn y tiếp đón tôi. Bạn y nhận lời, nhưng lại thòng là không đi được lâu vì hôm sau thi công chức. Y lại tiếp tục “điều” bạn của anh ruột y đến làm guide cho tôi suốt thời gian ở Phan Rang. Tất nhiên, khi y "điều" ông bạn của anh mình đến, y có gọi báo trước cho tôi. Tôi thực sự thấy ngại, nhưng y gạt đi và thòng một câu rằng : ông này ngồi với anh được, em mới nhờ đến mà.
Tôi cảm cái sự nhiệt tình của y, đâm ra quý luôn cả mảnh đất Ninh Thuận, rồi từ lúc nào không hay, bắt đầu đọc về văn hóa, lịch sử Chăm. Tôi bắt đầu "lê la" qua các khu tháp Chăm ở Ninh Thuận, từ cụm tháp Hòa Lai (Ba Tháp) đến tháp Poklong Giarai, cho đến tháp Poromé. Rồi bắt đầu tìm đến các địa điểm khác.

Tuy nhiên tôi là người chạy xe, chứ không phải người leo núi.
Tôi có thể chạy xe gần như cả ngày, mà chả cần gì trong số "Tứ khoái" mà các cụ xưa ... đúc kết. Nói "gần như" bởi vì xét nghiêm túc thì 3 "món" kia có thể không cần, chứ cái "món" thứ 2 : NGỦ - thì cũng có phải "dùng" chút chút :D. Nhưng chỉ là chạy xe thôi, leo núi như các bạn ở trên Phượt vẫn leo, tôi thua toàn tập.

Trong quá trình tìm kiếm các "điểm đến" ở Ninh Thuận, di tích Bẫy đá Pinăng Tắc – người du kích anh hùng dân tộc Raglei – đã được để ý từ lâu. Ngặt một nỗi, bản đồ mấy năm trước thì … chưa vẽ đường lên đó. Hỏi thăm mấy người bạn người Phan Rang (cả y nữa), thì không ai biết đường.
Sau nghe nói đã có đường thông lên đó, tôi bèn rủ rê đại ca BéDudi:D . Tất nhiên đại ca Bé say ok, nhưng giờ Bé có vẻ cũng không còn tự do tự tại như xưa. Đại ca Bé chỉ đi được vào cuối tuần. Mà cuối tuần, tôi lại thuộc về người khác – dù tôi cũng là người tự do :D.

Rồi hoàn cảnh tạo ra cơ hội, không muốn bỏ lỡ, nên tôi đã đi ... một mình. Đi tìm đường lên di tích Bẫy đá Pinăng Tắc.
Dù cuối cùng đã đi được đến nơi, nhưng kết quả không được trọn vẹn. Lịch trình cả chuyến đi đoạn sau cũng phải thay đổi. Vì hoàn cảnh tạo ra cơ hội của chuyến đi, thì nó cũng có thể tác động đến theo chiều ngược lại.
Tuy nhiên chẳng có gì là phí cả, mất cái này, lại được cái khác.
Thứ nhất là biết được rằng, núi rừng Phước Bình không chỉ có đi tích Bẫy đá Pinăng Tắc, mà còn nhiều ngọn thác đẹp và hoang.
Thứ hai là, tiếng là đi tìm Bẫy đá Pinăng Tắc, nhưng lại thành ra được cưỡi ngựa sắt lang thang rừng hoang núi thẳm đôi bữa, giữa lúc công việc sắp làm mình tẩu hỏa, cũng là điều ... hay.
Và thứ ba là, nhờ thế mới có cái mà kể ở đây :D
(Kể lại chuyện cũng ... sướng sướng, vì sẽ liền mạch, không bị chồng chéo về thời gian :LL)
 
Vào thời điểm bước chân vào con đường ... đi hoang, con đường đầu tiên mới lạ với y chính là QL55 này.
Ngày đó, thậm chí y cũng không biết tên của nó, chỉ biết là "đường Đa Mi" .
Sau này đi nhiều hơn, biết cũng dần nhiều hơn, mới nghiệm ra, lần đó thật là hay. Lần đầu tiên đi bụi, mà đi trúng một cung rất vừa tầm ... amater. Vừa có cảnh đẹp, vừa đèo dốc ngoằn ngoèo - nhưng không thực sự nguy hiểm.
Ngày đó là chỉ biết cắm cúi chạy, và ngắm cảnh bằng ... mắt mà thôi.
Vả lại đi đoàn đông, lại toàn đứa mới lần đầu thò ra đi xa, toàn sợ rớt đoàn, nên chỉ cứ dòm người trước mà chạy theo.
Cảm xúc mỗi lúc một khác. Không thể nói là đi như hồi đó không sướng.
Nhưng giờ đi một mình, khoái kiểu khác.

Ra đến QL55, y vẫn không biết lúc đó là mấy giờ, chỉ đoán chừng chiều muộn lắm rồi, vì la cà trong rừng quá lâu.
Nhưng mà cảnh thấy đẹp, nên lại ... la cà tiếp trên đường núi vắng.

IMG_8176.jpg

Một khúc cua men mỏm núi, khuất tầm nhìn trên QL55.

IMG_8174.jpg


IMG_8170.jpg

Bên trên là QL55, bên dưới là đường vào Thủy điện Hàm Thuận.

IMG_8168.jpg


IMG_8175.jpg

Đường vào Thủy điện Hàm Thuận, một góc hồ Hàm Thuận.

IMG_8179.jpg

Đường bên trên, đi thẳng tới là lên Bảo Lộc. Đường bên dưới, đi 2,5km nữa là tới Nhà máy Thủy điện Hàm Thuận.

IMG_8182.jpg

Hai tầng đường, và một góc hồ Hàm Thuận.

(còn tiếp)
 
QL 55 đoạn này rất đẹp, đường chạy trên sườn núi, hai bên đường là hai hồ thủy điện : bên là hồ Hàm Thuận, bên là hồ Đa Mi.

Hai hồ này nằm lọt dưới thung của các dãy núi xung quanh, rộng mênh mông, nhiều góc cạnh.
Trên đường lên Bảo Lộc, hồ Đa Mi nằm bên tay phải, hồ Hàm Thuận nằm bên tay trái con đường.

Ban đầu, đường men theo bên sườn trái của ngọn núi, nên chỉ thấy được hồ Hàm Thuận bên trái.

IMG_8188.jpg

Hoàng hôn bắt đầu buông xuống trên hồ Hàm Thuận.

IMG_8184.jpg


IMG_8187.jpg

Mặt hồ lấp lánh trong ánh hoàng hôn, giữa bóng núi trùng điệp.

IMG_8193.jpg

Hoàng hôn núi rừng

IMG_8195.jpg

Nhìn thấy hồ Hàm Thuận lần cuối trong hoàng hôn. Sau đó con đường lại vắt qua sườn bên phải của ngọn núi.


(còn tiếp)
 
Đường vòng sang bên sườn núi bên phải, không còn thấy hồ Hàm Thuận nữa, thì bắt đầu trông thấy hồ Đa Mi. Có vẻ hồ Đa Mi rộng hơn hồ Hàm Thuận nhiều.

IMG_8203.jpg

Một góc hồ Đa Mi. Dường như con đường lượn vòng vèo thế nào đó về phía Tây, vì lúc nãy bóng nhập nhoạng đã phủ xuống sườn núi bên kia, mà đi tiếp đến đây lại thấy còn chút dương quang.

IMG_8207.jpg

Đường chiều vắng vẻ

IMG_8204.jpg

Một khu dân cư làng chài dưới mép nước ven hồ Đa Mi.

IMG_8206.jpg


IMG_8208.jpg

Trời đã sụp tối, mà ngựa vẫn đứng bên hồ chờ chủ la cà.
Hồ Đa Mi có vẻ rộng lớn hơn hồ Hàm Thuận. Hồ Hàm Thuận dài loằng ngoằng.

IMG_8211.jpg

Nhiều đảo lớn nhỏ trong lòng hồ Đa Mi .


(còn tiếp)
 
Lúc này trời đã sập tối. Bóng núi trùng điệp mờ mịt trong sương.
Mưa tự dưng lác đác rơi vài hạt to như con ruồi, càng làm cho con đường đèo thêm hoang lạnh.Hơi lạ, vì giữa tháng 10 âm lịch rồi.
Khách lang thang cất máy ảnh, xốc lại áo, lên ngựa.
Y hoàn toàn không nghĩ đến việc gặp mưa, vì đã vào tháng 12, mùa mưa đã dứt lâu rồi.
Kệ, nếu có mưa cũng phải đi thôi.

Còn gần bốn chục cây số đường núi nữa, mới về đến Bảo Lộc. Y lên ngựa mải miết phóng.
Đường không quá dốc, nhưng cua liên tục theo sườn núi, cứ hơn trăm mét lại cua một phát.
Đường tối om, gió núi lồng lộng, mưa lộp bộp một hồi rồi dứt, cũng chưa kịp bị ướt.
Ngựa phi nước đai. (nói thế cho oai, chứ y cũng chỉ đê nó chạy ở tầm 70 - 75km/h, vì đường cua liên tục). Kể ra, giờ y chạy bạo tay hơn trước, bạo hơn chứ không hẳn là nhanh hơn.
Lúc trước, gặp đường thế này, chắc cũng lo mỗi khi vào cua khuất, nhưng giờ thì cứ cắm cổ phóng.
Thỉnh thoảng, gặp chỗ cua nhiều sỏi, con ngựa sắt cũng loạng choạng mấy phát, nhưng kệ. Tối rồi.
Y không biết lúc đó là mấy giờ, đường vắng ngắt một người 1 ngựa chạy trên đường.
Trên con đường này, các thị trấn ít, nhưng thỉnh thoảng lại có một cụm dân cư nho nhỏ với khoảng chục mái nhà đèn sáng bên đường.

Tự dưng, y chợt nhớ cả ngày hôm nay y hoàn toàn mất liên lạc với mọi người, kể cả với thiếu gia bụng bự. Không chừng hắn đang lo y xẹp vó ngựa trong rừng cũng nên.
Chuyến này y đi, có rất ít người biết. Y vẫn liên lạc thường xuyên với 2 bạn đó.
Một người thì thường xuyên liên lạc để xem y "sống chết ra sao kưng?" , còn một người thì ... kệ.
Mỗi người có một cách khác nhau.
Người không thèm hỏi, thì biết điều gì đáng lo. Nhưng y thì đã đi trên đường rồi, chẳng có chuẩn bị gì cả. Có nói ra cũng chẳng giải quyết được gì. Vả lại, hắn biết y đã từng đi như thế, tự khắc phải biết làm gì khi có sự cố.
Người liên lạc đều đặn, là có thể vì thấy lo chung chung, không biết hết được cái gì đáng lo nhất, cái gì có thể không cần lo.
Người liên lạc thường xuyên với y dọc đường, dĩ nhiên là bằng hữu, người tin y vượt qua được chặng đường bình yên, cũng là bằng hữu.

Đêm nay là đêm 18, nhưng nhiều mây, không có ánh trăng, đường tối thui, chỉ có ánh đèn pha của y loang loáng các khúc cua, và tiếng con ngựa sắt của y gầm rú vang vọng vách núi.
Con đường càng gần lên đến Bảo Lộc, càng thưa các khúc cua, mà vồng lên vồng xuống theo các triền núi thấp.

Về đến Bảo Lộc, y ghé quán ăn.
Thực ra y không đói, nhưng phải vào quán ăn để cắm sạc điện thoại.
Vừa mở đt, một cú tin nhắn nhảy vào máy : "Song chet sao roi kung?". Chắc cú nhắn này từ trưa. Nhưng đt của y không ghi lại được giờ tin đến, vào máy lúc nào nó báo đến lúc ấy.
Nhắn tin trả lời. Vừa xong, thì có cuộc gọi đến :
- Ủa, còn sống à?
+ Ờ, hết pin cả ngày, giờ mới ghé chỗ ăn để cắm sạc nà.
- Thế là sắp kết thúc rồi à?
+ Ờ, sắp về đến nơi đã ra đi rồi, còn có sáu chục cây số nữa thôi
- Chúc mừng pác hén. Thôi măm đi. Măm ngay

Kết thúc cuộc gọi, y ngó đồng hồ mới biết lúc đó gần 19g.
Ở xứ rừng núi, tròi tối mau thật, mặt trời khuất núi là tối om, dù vẫn còn sớm chán.
Coi giờ rồi, y mới thấy mình la cà trong rừng quá lâu. Từ Phan Thiết qua Đa Mi khoảng 70km, từ Đa Mi lên Bảo Lộc chừng hơn 40km. Tổng cộng có khoảng gần 120km mà đi từ 13g30 đến hơn 18g30 mới tới .
Chỉ có đi một mình mới được như thế.


(còn tiếp)
 
Ngồi nửa giờ trong quán ăn ở Bảo Lộc, rồi y lại xốc balo lên ngựa đi tiếp.
Vừa vào đèo Bảo Lộc được chừng 3km, con ngựa ặc ặc, rồi im tiếng. Rờ xuống khóa xăng, thấy đã kéo sang bình phụ từ hồi nào rôi . Hóa ra mải la cà mà quên mất việc đổ xăng.
Đúng là người ta chủ yếu ... chết vì tham lam

Xăng thì hết, nhưng điện thì còn trong accu, máy không nổ nhưng đèn vẫn sáng.
Đang đổ đèo xuống, thôi thì kệ. Y tiếp tục thả trôi xuống đèo.
Con đèo đang được phá đá mở rộng, đường lô nhô đất đá.
Giờ ấy còn sớm, tuy trời đã tối om và khí núi lạnh lẽo, nhưng xe cộ nhiều, đường cũng sáng và bụi mù trời.
Con ngựa của y nhảy chồm chồm trên đường trong im lặng. Đôi khi đạp thắng tránh xe ngược lên, hết đà, chủ phải thò cẳng xuống đường đạp mấy phát đẩy ngựa có trớn. Cưỡi nó suốt, lâu lâu cũng phải đẩy nó chút, cho ... công bằng .

Xuôi đèo ổn thỏa, vừa trờ tới cây xăng ở chân đèo, cũng là lúc hết trớn. Chính xác gì đâu.
Nạp đồ ăn cho ngựa sắt xong, lại tiếp tục chạy về xuôi.
Lúc này trên đường QL20 tối om, vẫn có xe chạy thường xuyên, nhưng không di dít vào nhau như trên đèo, nên đường tối.
Y không thấy lạnh như lúc khởi hành đi đêm 16, có thể vì giờ đi từ trên vùng cao xuống, cái lạnh càng ngày càng giảm bớt.
Các thị trấn dọc đường cứ lần lượt trôi vèo qua.

Chẳng mấy chốc, y tới "đèo" Chuối.
Đêm trước tuy cũng có mây che trăng 16, nhưng con đường còn có chút ánh sáng mờ ảo. Hôm nay mây giăng kín, che trăng hoàn toàn.
Đường đèo tối om om, cả cây, cả núi đều tối om, chả còn gì là ... thi vị nữa.
Con "đèo" tí hon lại hiện nguyên bản chất chỉ là một con dốc nhỏ.

20g30, y về tới Tân Phú.
Ngay ngã ba đường rẽ vào Nam Cát Tiên, đèn đường sáng choang, các cửa hàng đèn cũng sáng choang.
Ngay cạnh cây đèn tín hiệu giao thông, y gặp một bà già đang xách lỉnh kỉnh nhiều thứ hàng tạp hóa.
- Ô, sao mày lên khuya thế con?
+ Vâng, hôm nay ... đường kẹt ạ.

Rõ ràng y từ trên Bảo Lộc xuống, sao bà già ấy lại hỏi là y "lên muộn"?
Vì hơn tháng nay, y đang cày quốc ở Tân Phú, bà già đó bán tạp hóa ngay cạnh nơi y ở trọ.

Chuyến đi được thực hiện thiếu sự chuẩn bị kỹ lưỡng, vì nó là "chuyến đi ... chui"

Về đến nơi ở, y nhắn tin cho đồng chí bằng hữu "ít lời", báo đã về đích an toàn.
Lát sau y có tin nhắn đến : "Do diec khong so sung"
 
CHỐT HẠ


Phù!
Xong rồi. Chuyến đi có 48 giờ, mà do đi chui, về phải cày quốc bù nên mãi mới viết xong.

Đi một mình thực ra chả có gì là ghê gớm cả. Quan trọng nhất là lúc quyết tâm dắt ngựa ra khỏi nhà mà thôi.
Tất nhiên nếu chuẩn bị được kỹ càng về chuyện đồ sửa chữa, cũng như các cung, các chặng nghỉ dọc đường thì tốt. Mà không được, thì cũng ... chả sao.
Tùy vào ... cái số thôi.
Ngựa xẹp vó thì làm sao mà biết trước được, nặng hơn nữa, nó hư cái gì bên trong thì càng không biết đâu mà đem đồ sửa chữa.
Như tôi đi loăng quăng trong rừng hoang núi thẳm, trong tay không có bất cứ thứ đồ sửa chữa gì, thì chả bị sao hết. Nhưng về đến phố, ngựa lại dở chứng lãng xẹt, chết máy mấy lần, làm chủ nghệt mặt ra giữa phố .

Đi một mình, chỉ dễ bị lỡ làng vì ... tham mà thôi.
Nếu bớt tham chụp chẹp, có khi chả phải đi quá tối.
Người ta chủ yếu ... chết vì tham. Thà như không biết điều đó, thì không nói. Đằng này, đã biết thế mà vẫn ... chết, thì chả tiếc lắm ru?

Nhưng trong lời tựa của cuốn Tiếng chim hót trong bụi mận gai, bà tác giả có viết (thấy cũng ... quá có lý) rằng - đại khái, vì không nhớ nguyên văn :
" ... khi con chim lao ngực vào chiếc gai nhọn, và bắt đầu cất tiếng hót ... Nó không biết rằng mình sắp chết. Còn chúng ta, chúng ta biết, nhưng chúng ta vẫn lao vào "

Ôi, thật là nhức đầu quá đi.
Thôi, không ... tham viết nữa.
 
@Tunbo: thật là hấp dẫn quá đi! tại sao lại không tham viết tiếp chứ hả? Mọi người ở đây đều mê..chuyện này mà!:D
Cám ơn bác BM và mọi người đã theo dõi câu chuyện.
Em cứ loằng ngoằng thế thôi, chứ đi đâu có đựoc bao nhiêu. Đã thế, vì đi ... chui, nên phải để qua lâu lâu mới post được, vì biết đâu bạn sêp em cũng đang trên Phuot.com.
Phải để lâu lâu, cày bù chỗ việc đã trốn, thì bạn ấy có biết, cũng phải cười trừ mà thôi. :))
 
Ủa, còn sống để viết hết được bài này hả Lão ? Không chết vì tham mới lạ. Ngưỡng mộ ;;)

Đứng trên sườn núi ngắm hồ Hàm Thuận & hoàng hôn chẹp chẹp. Lão dẫn gái đi ngắm đeee :D
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,674
Bài viết
1,171,061
Members
192,338
Latest member
senrilamaha74com
Back
Top