What's new
Ngày 22/12 là ngày Hạ chí ở Úc, đã chín rưỡi tối mà mặt trời chưa lặn hẳn, hoàng hôn vẫn còn lấp ló ở cuối chân trời thành phố. Giật mình nhớ ra, đã nửa năm kể từ chuyến đi Nga xem World Cup cũng vào ngày Hạ chí (22/6). Mấy lần vào Phượt hóng hớt xem có ai kể chuyện đi xem World Cup không nhưng đều không thấy, phần em lại quá lười, vả lại cũng sợ hiểu biết còn nông cạn, kể chuyện đi Nga khác nào múa rìu qua mắt các bậc lão làng ở đây nên cứ chần chừ mãi không viết. Thế mà đến mãi hôm nay là Tết mới vội hí hoáy viết vài dòng, tự lưu lại làm kỷ niệm, bởi trí nhớ con người vốn tồi tàn, nếu không viết ra, nhiều chi tiết trong đầu đã dần rơi rụng mất.

Em không lớn lên với văn học Nga, không học tiếng Nga, bố mẹ không ai đi Nga, nhưng giống nhiều người Việt Nam vẫn có một tình cảm gì đấy với nước Nga rộng lớn, vậy nên bài viết này chỉ hoàn toàn là cảm nhận của một khách du lịch đi Nga vào một dịp rất đặc biệt là FIFA World Cup 2018, lại sống ở Tây, nên có lẽ sẽ khách quan và khác với cảm nhận của nhiều bác khác trên Phượt, có điều gì chưa phải, mong các bác vào bổ sung thêm kiến thức cho em với ạ. Nghĩ đi nghĩ lại em quyết định viết theo thứ tự thời gian vì như thế đỡ bỏ sót sự việc, mỗi tội sẽ rất dài dòng!
154803
 
1. Kế hoạch 4 năm lần thứ nhất
Em đã có ý định đi Nga xem World Cup từ lúc Nga giành được quyền đăng cai World Cup cuối năm 2010. Lúc đấy thì việc đi còn mơ hồ quá, chính nước Nga còn chưa xây được cái sân vận động nào. Chỉ biết là sẽ dành tiền để đến năm 2018 đủ tiền đi Nga. Năm 2014, có ông em họ con bà cô bên Nga về chơi, cô chú cứ nói là đi Nga thì cô chú làm giấy mời nên càng củng cố quyết tâm đã hơi nguội từ lâu. Đầu năm 2017, có tin là Nga sẽ miễn visa cho khán giả tham dự World Cup nhưng thông tin cũng còn mù mờ. Tháng 6 năm 2017 Nga tổ chức cúp Liên đoàn thế giới thành công, có miễn visa cho khán giả. Lúc ấy vẫn chưa dám quyết có đi Nga năm sau không vì còn cả năm nữa, công việc chẳng biết thế nào, tiền chẳng biết có đủ không.

Cuối cùng tháng 11 năm 2017, khi FIFA mở bán vé World Cup, em liền lò dò vào đặt vé, theo tinh thần là cứ đặt cái đã, đi hay không tính sau, cùng lắm không đi thì bán lại vé cho FIFA. Vé mở bán lượt đầu tiên này không phải cứ mua là có, mà phải xếp lốt. Nghĩa là mua vé theo sân vận động, giống như mua vé xem Australia Open, lúc này chưa bốc thăm vòng bảng, nên chả biết đội nào đá với đội nào, chỉ biết đây là trận mấy của vòng bảng, trận bán kết, trận chung kết... Thế mà còn không được mua, chỉ được đặt cục gạch. FIFA sẽ quay số chọn ngẫu nhiên trong những người đặt gạch để chọn ra người được mua thịt.. à nhầm, vé! Khi đặt vé, trên màn hình sẽ hiện lên mức độ khó mua của vé, ví dụ khán đài A trận chung kết ở Mát-xcơ-va thì màu sẽ đỏ lừ, nghĩa là đặt cửa này thì 100 ông đặt mới có 1 ông ăn. Em chọn phương án ăn chắc mặc bền, đặt trận vòng bảng ở thành phố Kazan, khán đài C, vừa rẻ (hơn 100 đô Mỹ) vừa tỉ lệ đỗ cao (màu xanh lá mộng mơ!).

Thế rồi một ngày đẹp trời tháng 12 tỉnh dậy, em phát hiện ra mất bay mấy trăm đô Úc trong tài khoản, em lao ngay ra ngân hàng đòi khóa thẻ vì sợ thằng nào ăn cắp được thông tin thẻ của mình lấy tiền tiêu. Cán bộ ngân hàng bảo chắc mày lại đi bay lắc thế nào, quẹt thẻ xong rồi lú, chứ ít khi có trường hợp thẻ mày vẫn còn trong túi mà tiền thì mất lắm. Cán bộ bảo mày về chờ đến mai xem dòng nội dung thanh toán là gì thì bọn tao sẽ truy ra tiền tiêu ở đâu. Sáng hôm sau tài khoản thông báo tiền bị một thằng bên Thụy Sĩ “ăn cắp”, tên là FIFA, thế là xong, vé đã chốt, em đã bước một chân lên đường.

154804

Hai vé trị giá hơn hai "vé" của em đây ạ (Bên Nga vẫn gọi 100 đô Mỹ là một vé). Có tem chống giả với mã vạch luôn.

2. Khăn gói quả mướp + visa
Một trong những lí do mà bọn Tây nói chung ngán đi Nga, ngoài việc xa xôi, nghe đồn đầu trọc nhiều, từ quan chí dân không nói tiếng Anh còn vì quốc tịch nước nào thì cũng phải xin visa. Visa du lịch Nga vẫn theo quy ước chung của tất cả anh em Xã hội chủ nghĩa là phải có thư mời, thư mời còn phải có bản gốc, giá visa thì đắt nên bọn Tây thường cho Nga xuống cuối, à quên ra khỏi danh sách luôn. Vì thế lần này Nga quyết định miễn visa cho bạn bè và kẻ thù khắp năm châu là một yếu tố cực kỳ hấp dẫn.

Email báo đặt vé thành công của FIFA chỉ có mỗi cái mã số. Vé giấy sẽ được gửi về tận nhà vào khoảng cuối tháng 4/2018. Còn visa vào Nga thì do Cục xuất nhập cảnh của Nga cấp dựa trên mã số vé. Visa được tích hợp vào một thẻ gọi là FAN ID. Cái thẻ cứng này có ảnh, tên người đi (tiếng Anh và tiếng Nga), phía sau có một dòng mã như mã visa. Thẻ này dùng để xuất nhập cảnh nhiều lần thay visa, dùng để vào sân vận động và đi tàu hỏa miễn phí hai chiều đến thành phố có trận đấu. FAN ID được gửi từ Nga đến tận nhà từng người vào khoảng tháng 3/2018.

Vé thì đương nhiên sẽ được FIFA gửi nhưng FAN ID thì chưa chắc Nga đã cấp, phụ thuộc vào điều gì thì chỉ đồng chí Putin mới biết, trong điều khoản của FAN ID, có một dòng nho nhỏ: “Bộ Nội vụ Nga có toàn quyền hủy hiệu lực của FAN ID”. Chấm hết. Hồi đấy đọc báo Úc có phỏng vấn một anh, thấy tức tưởi vì FAN ID bị hủy (FAN ID đã gửi về nhà rồi), 4 ông bạn anh cũng bị, gọi sang Nga hỏi thì không biết lí do gì, anh này bị khuyết tật, phải ngồi xe lăn nhưng mê bóng đá, ở Úc thì không vấn đề gì, nhưng với Nga chắc vẫn coi là gánh nặng, chứ điệp viên của Úc thì không phải rồi (về sau bên Nga vẫn thấy có bác Nam Mỹ ngồi xe lăn nên cũng không hẳn là do bị tàn tật, nhưng rõ ràng ở Nga chẳng chỗ nào có đường đi cho người ngồi xe lăn cả).

Số lượng FAN ID cuối cùng được cấp ra là 1,5 triệu, trong đấy một nửa là cho người quốc tịch Nga và thường trú ở Nga. Lượng khách quốc tế đến xem World Cup này phải nói là kỉ lục so với các kì World Cup khác. Số lượng FAN ID của các nước tốp đầu là:
Trung Quốc - 60 nghìn, Mỹ - 49 nghìn (Cả Trung Quốc và Mỹ đều không có đội tuyển tham dự vòng chung kết)
Mexico - 43 nghìn, Argentina - 35,9 nghìn, Brazil - 32 nghìn, Colombia - 29 nghìn, Đức – 28,6 nghìn, Peru - 26 nghìn. Qua đó để thấy các đồng chí Nam Mỹ là cực kỳ cuồng nhiệt và dân thường nói chung là có tiền.
154805

Fan ID của nhà em. Fan ID cũng là một món đồ lưu niệm độc đáo.

Tiếp đến món quan trọng nhất là vé máy bay. Tháng 6 mới đi, tháng 3 định mua vé vì sợ sát ngày sẽ hết sạch vé đi Nga, mà việc thì chưa xin nghỉ được vì lãnh đạo nói là xin nghỉ từ bấy giờ sớm quá, tháng 6 lại cuối năm tài khóa ở Úc nên rất bận (giống như cuối năm dương lịch ở ta). Từ Úc sang Nga quả là xa xôi vạn dặm, hơn 14000 cây số hoặc 9000 dặm. Sang Anh với Mỹ còn xa hơn thế nhưng quan hệ đầm ấm nên chuyến bay nhiều, chứ sang Nga thì không có mấy lựa chọn... giá rẻ. Qua Trung Đông là phổ biến nhất, nhưng kinh phí eo hẹp nên quyết định chọn hãng China Southern Airlines của Cộng hòa nhân dân Quảng Đông.
Review trên mạng với facebook về hãng này thì thậm tệ nhưng giá thì cực kỳ rẻ, nếu bay loại transit qua 2 hay 3 thành phố của Trung Quốc thì siêu rẻ, có 900 đô Úc, khoảng hơn 600 đô Mỹ. Điểm độc đáo của hãng CZ (mã của China Southern Airlines) này là transit hơn 8 tiếng thì sẽ được ở khách sạn miễn phí, transit qua đêm thì ăn sáng miễn phí luôn, và xe đưa đón hai chiều sân bay – khách sạn. Nghe cũng có vẻ bùi tai, vợ em lại chưa được đi Trung Quốc bao giờ nên sau nhiều lần đắn đo thì quyết định transit lấy sức cho bay đỡ mệt (tổng cộng gần 20 tiếng). Có một cái trò của mấy trang đặt vé và hãng hàng không, là nó lưu cookie của mình, thấy mình tra đi tra lại vé trên cùng một tuyến là về sau giá nó nhảy vọt lên, đến lúc em mua vé thì phải chốt hạ 1200 đô Úc (900 đô Mỹ).

Và ma trận transit Trung Quốc bắt đầu. Trung Quốc là một nước rất đóng cửa về visa, cả hoàn cầu này, ai ai cũng phải xin visa vào Trung Quốc (trừ hộ chiếu Singapore, Nhật và mấy đảo quốc bé như mắt muỗi). Thế nhưng lại có một ngách hở mà nhiều khách du lịch truyền tai nhau về một loại visa huyền thoại, đã miễn phí lại cấp dễ như phát tờ rơi. Theo thông tin chính thức trên trang web của các Đại sứ quán Trung Quốc thì khi transit qua Trung Quốc bắt buộc phải có visa (thông tin theo kiểu thà cấp visa nhầm còn hơn bỏ sót, rất láo toét nha các bác). Nhưng theo thông tin của IATA (Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế) là dữ liệu để nhân viên tất cả các hãng hàng không dựa vào để quyết định cho hành khách có được lên máy bay không, thì:
“Hành khách (quá cảnh Trung Quốc) có vé máy bay, tàu thủy, tàu hỏa đi tiếp đến nước thứ ba sẽ được cấp visa transit tại cửa khẩu có thời hạn 24 tiếng. Visa này còn được cấp nếu khách phải quá cảnh qua nhiều điểm trong nội địa Trung Quốc”
Đấy là đối với hộ chiếu của tất cả các nước bao gồm những nước nghèo như Việt Nam, còn với hộ chiếu của Tây thì sẽ được cấp visa transit hẳn 72 tiếng. Theo giang hồ đồn đại thì visa này được cấp rất thoáng, cứ có vé đi nước thứ ba là sẽ được cấp và nghiễm nhiên được nhập cảnh Trung Quốc không mất tiền, còn nếu xin trước visa ở Đại sứ quán Trung Quốc sẽ mất độ 100 đô Mỹ.
154806

Chính sách visa của Nga và Trung Quốc vào thời điểm tháng 6/2018. Trung Quốc cho lấy visa 24h tại cửa khẩu để nhập cảnh và có thể bay qua nhiều điểm nội địa Trung Quốc.

Sở dĩ có chính sách này vì Trung Quốc rất rộng, tàu hỏa và máy bay lại không quá nhiều nên hầu như transit phải mất cả ngày đợi chuyến bay/tàu tiếp theo, các sân bay Trung Quốc đều cũ và lạc hậu, không có cơ sở vật chất cho khách ngồi/nằm vạ vật qua đêm và ở nhiều sân bay muốn lên máy bay quốc tế đến nước thứ ba thì phải sang nhà ga khác, nên buộc phải cấp visa cho nhập cảnh một ngày để đi tìm chỗ ăn/ngủ hoặc để đi 5 phút sang sảnh khác của sân bay. Giống như mọi chính sách khác ở Trung Quốc, cái gì cũng có ngoại lệ: sân bay Urumqi (và 5 sân bay khác gồm cả Thâm Quyến) không có chính sách này. Thế là kế hoạch của em transit ở Urumqi vì vé rẻ và muốn đi cho biết Tân Cương đã phá sản. Có lẽ do chỗ này nhạy cảm chính trị nên không được áp dụng.

Đấy là nói việc muốn nhập cảnh Trung Quốc, còn nếu ngồi yên trong ga quốc tế thì cứ ngồi thế 24 tiếng được miễn visa. Nhưng được vào Trung Quốc dễ thế thì ai chả muốn đi, nhất là hãng CZ cấp khách sạn miễn phí, đi Nga phải transit hơn 10 tiếng, nên được tiêu chuẩn khách sạn 3 sao trở lên. Vé transit qua 2 hoặc 3 thành phố một lúc: Quảng Châu, Vũ Hán, Urumqi siêu siêu rẻ nhưng cuối cùng vẫn chốt vé transit Quảng Châu cho lành, vì đây là hub của CZ, khách sạn nhiều, đồ ăn Quảng Châu ngon, dù gì cũng yên tâm hơn (và đỡ mệt hơn).

Đùng một cái, tự nhiên chơi chơi vào trang facebook của hãng CZ tại Việt Nam, thấy có thông báo to tướng từ năm ngoái: hành khách quá cảnh tại Quảng Châu bắt buộc phải có visa transit từ trước khi bay, nếu không sẽ chỉ được ngồi ở ga quốc tế, không được nhập cảnh. Thế là tiêu chuẩn ăn ngủ khách sạn thì có nhưng nhập cảnh để dùng tiêu chuẩn thì không được! Thông tin trên IATA vẫn báo là được cấp visa tại sân bay như thường. Nghiên cứu fb mấy ngày mấy đêm thì phát hiện ra rằng, quy định không cấp visa 24 tiếng là quy định không chính thức, người ta chọn mặt mà cấp visa, nhưng vẫn không rõ thực hư thế nào. Bởi lẽ dân Đông Nam Á lợi dụng chính sách lỏng lẻo này để buôn người hoặc trốn vào Trung Quốc và nhiều khi còn bơi sang tận Hồng Kông.
154807

Chính sách visa của Nga và Trung Quốc vào tháng 12/2018. Nga tiếp tục cho người nào có FAN ID được nhập cảnh đến hết năm 2018 vì thấy chính sách này có lợi cho du lịch quá. Trung Quốc thì đã chính thức thay đổi chính sách transit, giờ hộ chiếu Việt Nam bắt buộc phải có visa trước nếu trung chuyển qua một điểm nội địa Trung Quốc. Transit ở sân bay Urumqi chỉ được tối đa 2 tiếng.

Đắn đo mãi, vé máy bay thì đặt rồi, nếu nó không cấp visa mà ngồi sân bay đến sáng chắc chết, nên lò dò đi nộp visa. Giống như Việt Nam, xin visa du lịch Trung Quốc 30 ngày không khó khăn gì (chỉ khó khăn tiền) nhưng vì chẳng dùng đến nên lấy visa transit, nhập cảnh 2 lần cho thủ tục đơn giản hơn, giá cũng giống nhau. Visa không nộp tại Đại sứ quán hay Tổng lãnh sự quán mà nộp qua 1 trung tâm chỉ chuyên xử lý visa Trung Quốc. 9h mở cửa, 8h50 em đến mà đã phải xếp hàng thứ 25, lượng người nộp visa Trung Quốc rất đông, tây tàu đủ cả (tàu nhiều vì đã từ bỏ quốc tịch Trung Quốc để lấy quốc tịch Úc là sẽ bị đối xử như người nước ngoài, thực ra còn tệ hơn người nước ngoài vì mỗi lần xin visa đều phải khai thông tin hộ chiếu, hộ khẩu Trung Quốc ngày trước). Chị nhận hồ sơ nói tiếng Anh tàm tạm bảo:

- Ơ, anh chỉ transit có 10 tiếng thì không cần visa. (Rất tử tể nhé, nếu là Việt Nam chắc chắn đã chém đẹp, không cần bàn)
- Tôi cần visa để ở khách sạn do hãng CZ cung cấp
- À, thế thì 4 ngày làm việc nữa anh quay lại, nhận visa và đóng tiền.

4 ngày sau quay lại, nhận kết quả rất nhanh, visa cấp cho hẳn mỗi lần nhập cảnh 7 ngày, tiền trao hộ chiếu múc, có hóa đơn rõ ràng. Vậy là giấy tờ đã hoàn chỉnh, chỉ còn nhiệm vụ cày cuốc để đủ lượng cơm nắm nhét vào bị mang đi Nga thôi!

154808

Lên đường với bốn tờ giấy mỏng, mỗi tờ giấy bằng cả tấn thóc các bác ạ!

[BỔ SUNG] Lúc đang viết dở bài thì bắt gặp cái link này của Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao ta, có thông tin đi lại đến khá nhiều nước. Cái bài này viết vào năm 2010, nhiều thông tin chưa cập nhật nhưng cũng có khá nhiều thông tin chính xác và bổ ích. Ví dụ: "Trong lúc làm thủ tục nhập cảnh tại các cửa biên phòng, người Việt Nam có thể bị xếp riêng ra một hàng gây chậm trễ về mặt thời gian... hành khách bị cách ly để kiểm tra. Lúc này phải bình tĩnh, báo cho người đi cùng trong đoàn biết và có thái độ "hợp tác", "thân thiện" với nhân viên hải quan" :)
 
Last edited:
3. Quá quan ở Quảng Châu
Anh Tây làm thủ tục check-in hỏi xem visa Nga của em đâu. Em đưa ra cái FAN ID màu mè xanh đỏ mà ông này nhìn như vật thể lạ, phải cầm đi hỏi lãnh đạo. Sau khi sếp ông ấy duyệt thì quay lại vừa gõ tên vừa nói ra chiều ghen tị lắm:
  • Êu ơi, chú mày sướng, được đi Nga xem bóng, chú xem trận nào vậy?
  • Em xem trận Hàn Quốc với Đức bảng F ở Kazan. Đen ơi là đen, Úc với Pháp đá ngay sân Kazan, trước đấy một trận thì em không đặt được vé.
  • Ôi giời Úc đi thi cho vui chứ đánh đấm gì. Chúc chú em đi vui vẻ, cho anh gửi lời hỏi thăm Putin nhé.
Sau 45 phút delay thì máy bay của hãng China Southern Airlines cũng ì ạch lên đường. Máy bay A330 nhưng hạng phổ thông chỉ có 8 ghế 2-4-2 nên ngồi rộng rãi thoải mái. So với Vietnam Airlines cũng A330 bay từ Úc về Việt Nam nhét 9 ghế 3-3-3, người hơi to như em ngồi đã chật, mấy ông tây bụng bia chắc ngồi 2 ghế mới đủ (nên Vietnam Airlines có dịch vụ bán ghế trống bên cạnh để ngồi cho rộng). Hãng CZ này nhiều máy bay nhất châu Á và thứ 5 trên thế giới, sau mỗi mấy ông Mỹ, đường bay nhiều như sao sa nhưng không hiểu sao khách chửi không thương tiếc. Sau chuyến đi này em mới hiểu!

Đèn hiệu cài dây an toàn đã tắt thì mấy em tiếp viên nhanh chóng lột đồ, bỏ váy díp, giầy cao gót sexy và thay đồng phục khác. Đồng phục này thật xấu không thể tả: cổ chéo như phim cổ trang (gọi là giao lĩnh), có dải dây buộc ở nách, nhưng lại là áo ngắn tay và vạt áo ngắn, quần thì lòng thòng và ống loe, đi giày bệt, mô tả chính xác là giống như bác sĩ trong phòng mổ hay hộ lý bệnh viện và khi dọn thức ăn ra thì đúng cảm giác như mình là bệnh nhân ăn khay cơm bệnh viện vậy. Thế nhưng khay cơm bệnh viện cũng không phải nhanh chóng được ăn dù đã giữa trưa, các em đủng đỉnh (hay vội vàng) lượn qua lượn lại rất nhiều mà không thấy cơm đâu cả, đói vàng mắt. Thế mới biết Vietnam Airlines nhà mình cực kỳ nhanh luôn. Gần 1 giờ đói sắp đau dạ dày thì thấy các em xuất hiện để phục vụ... đồ uống! Hãng CZ này cũng trong liên minh Skyteam nên khăn nóng, đồ uống, phục vụ nước giữa chuyến bay... nói chung là rất giống Vietnam Airlines, chỉ khác là phục vụ rất chậm.

154811
154810

Ngồi trên máy bay em kiểm tra bản đồ để xem các bạn có tranh thủ tuyên bố ít chủ quyền biển đảo nào của nước mình không. Bản đồ tiếng Anh thì không thấy gì nhưng chuyển qua bản đồ tiếng Trung thì thấy mấy chữ ở chỗ Trường Sa. Tra cứu thì hóa ra là Ba Lạp Vọng 巴拉望, là cái đảo Palawan của Philippines nhưng mà trên bản đồ chữ nó nhảy lệch sang chỗ Trường Sa. Các hãng hàng không thì dùng bản đồ quốc tế và cũng sợ làm phật ý khách hàng nhưng mà nói chung là mấy anh Trung Quốc thì cứ phải kiểm tra cho chắc, vì ông Trung Quốc ngồi đọc báo phía trước em, rõ ràng trên báo thấy có chữ "Nam Sa" với "2 đảo" gì đấy. Nam Sa là tên Trung Quốc gọi Trường Sa của mình.

Đến sân bay Bạch Vân, Quảng Châu mới có 4h chiều. Chuyến đi này cả sân bay Bạch Vân và sân bay Sheremetyevo đều vừa khánh thành nhà ga mới cách đấy một hai tuần. Em quyết định đi theo mũi tên đến chỗ cấp visa transit 24h để xem thực hư chuyện cấp visa thế nào. Khác với mô tả trên mạng là chỗ lấy visa transit lúc nào cũng kẹt cứng người, quầy cấp visa hôm ấy vắng tanh, có lẽ là do bây giờ visa không được cấp rộng rãi nữa. Có một nhân viên của CZ ngồi trực và một đồng chí xuất nhập cảnh ngồi trong tủ kính. Sau khi điền đơn xong thì em CZ đưa hộ chiếu qua khe kính. Mình hỏi: “Thế có chắc là được cấp visa không? Tôi có đặt phòng khách sạn ở Quảng Châu và vé đi Nga đây.” Em trả lời: “Không chắc ạ, tùy thuộc vào mấy anh xuất nhập cảnh, nếu đến tháng anh ấy khó ở thì anh ấy không cấp”. 5 phút sau đồng chí xuất nhập cảnh trả lại hộ chiếu mà rằng: “Hộ chiếu này có visa transit rồi nên không phải cấp gì nữa (Định chơi anh mà dễ à)”.
Thế là em đã tận tay làm rõ được một bí ẩn visa quá cảnh: Bác nào muốn đánh cược 50-50 thì đến đây hẵng xin visa, nếu không được thì ngồi sân bay đến mai bay tiếp không sao. Nhưng bác nào có quá cảnh thêm một chuyến nội địa ở Trung Quốc thì chắc chắn nhất là phải xin visa trước. Tình cờ lúc đăng bài này lại đọc được bài của bác @nhtphong đã xác nhận lại thông tin này, nghĩa là vẫn được cấp nhưng tùy người.

154812

Khu vực xuất nhập cảnh rất rộng, hiện đại và thủ tục nhanh.

Sân bay sáng choang, máy móc đều mới toanh. Lúc nhập cảnh rất nhanh, rất nhiều công an làm thủ tục, họ chụp ảnh và lấy dấu vân tay của mình nhoay nhoáy, trên màn hình hiện tiếng Anh yêu cầu mình làm gì, đặc biệt là bên cạnh có một bác người Nhật, đưa hộ chiếu vào máy là cái máy nó tự đọc khẩu lệnh bằng tiếng Nhật (giọng như trong phim). So với nhập cảnh ở Tân Sơn Nhất thì một trời một vực. Hành lý xách tay có mấy quả quýt nhưng qua máy quét của kiểm dịch không thấy nói năng gì, đi Úc bị hoạnh họe quen rồi nên thấy ngạc nhiên vì không ai hỏi. Sân bay mới rất rất to và cao, cả 4 tầng nhà đều ở trong một vòm kính-thép lồng lộng và để đi bộ được đến chỗ lấy xe về khách sạn phải gần 1 cây số không nói điêu. Người dẫn khách ra bãi đỗ xe và lái xe đều không biết một câu tiếng Anh nào, muốn nói gì đều phải ra hiệu dù hằng ngày hàng trăm khách ở lại transit, về khoản này Tàu vẫn chậm hơn mình.
154815

Vừa ra khỏi khu nhập cảnh là thấy pa-nô quảng cáo du lịch Cuba. Em chưa bao giờ thấy ở đâu quảng cáo du lịch Cuba, chắc Cuba giờ cũng ngập khách du lịch Trung Quốc.

154816

Đây là sảnh đến ở tầng 1 của sân bay. Sảnh đi mãi trên tầng 4, mấy cái thang cuốn dốc dựng đứng.


154813

Sảnh đi khu vực check-in của sân bay Bạch Vân mới. Toilet sạch bóng, có một đội quân dọn vệ sinh liên tục

Khách sạn 4 sao ở cách sân bay 30km, cách khách sạn gần hơn đều hết phòng nên em chọn chỗ này ở một khu nghỉ dưỡng, thấy trên bản đồ có hồ nước, công viên hoành tráng lắm, ảnh đẹp lung linh. Xe đi đường cao tốc nên chỉ hết độ nửa tiếng, mặt đường hơi cũ, đường cao tốc vắng tanh chỉ có camera gắn chi chít khắp nơi, chụp ảnh với đèn chớp liên tục mọi xe trên đường. Cảm giác rất khó chịu khi cảm tưởng bị theo dõi. Nhưng người Trung Quốc lại rất thích hệ thống camera khắp nơi này vì họ cảm thấy an toàn.

Khách sạn 4 sao theo tiêu chuẩn của Trung Quốc nên chỉ bằng khoảng 2,5 – 3 sao ở mình, mặc dù khu khách sạn siêu rộng và hoành tráng. Nếu cách đây 20 năm thì quả thực là 4 sao, nhưng nói chung đã xuống cấp. Nó tương tự như khu Bà Nà Hills, cũng những phố lát đá giả châu Âu, nhà thờ giả Tây và các quán ăn theo đề tài từng nước. Lúc em đến còn mỗi quán Đức mở cửa nên ăn xúc xích, uống bia Đức, trong quán có mấy anh Trung Quốc đang xem World Cup mà họ xem rất lạ, cực kỳ trật tự, có pha nào gay cấn chỉ vỗ vai nhau, không hú hét úi giời như ở mình. Mình đưa mấy tờ 100 tệ, nhân viên phải chạy đi đổi tiền mà khi trả lại tiền thừa, trả đúng đến từng tệ. Nói chung mình rất có cảm tình với người lao động phổ thông ở Trung Quốc: chăm chỉ và thật thà hơn người Việt rất nhiều.

154814

Khách sạn miễn phí của China Southern Airlines cho khách transit.

154817

Khách sạn xây kiểu giả cổ Châu Âu, cạnh một con kênh nước đục ngàu.

Buổi sáng dậy thì thấy mùa hè ở Trung Quốc ngột ngạt hơn ở mình rất nhiều, hơi nước ẩm đến dính hết vào da thịt. Mới 7 giờ sáng mà oi như giữa trưa, dự báo thời tiết cả tuần ngày nào cũng như ngày nào là buổi chiều sẽ mưa. Đi dạo một vòng thì há hốc mồm vì cây vải nhiều mọc nhiều như nấm, quả chín đỏ trĩu trịt như sung không ai thèm hái. Lúc sau tìm hiểu mới vỡ nhẽ ra cả cuộc đời mình đã bị lừa rằng Mai Hắc Đế gánh quả vải sang Trung Quốc để cống cho vua Đường. Đến lạy ông nào bịa được ra chuyện này vì trên đường cao tốc đi ra sân bay, hôm nay ban ngày mới thấy cây vải được trồng nhiều như rừng, nhiều đến mức cảm giác là nó mọc ở đấy cả trăm năm chứ không phải mới trồng. Và tìm hiểu thì biết rằng vải ngon có ở Quảng Đông từ rất lâu đời và vua Đường yêu cầu cống quả vải là ở vùng này rồi dùng ngựa để chuyển về kinh đô Trường An, chứ người mà gánh vải thì đến kinh đô xa nghìn dặm dưới cái nắng này, vua chỉ có ăn vải thối.
154818

Vải mọc trĩu trịt trong khuôn viên khách sạn không ai thèm hái.

Ở trước cửa vào sân bay có một anh an ninh ngồi chễm chệ, tay cầm một cái thanh inox, đầu cong nửa vầng trăng, giống như vũ khí của Sa Tăng. Hỏi đây là cái gì thì lắc đầu, không biết là không được nói hay là không biết tiếng Anh. Vào qua cửa kính là sẽ tập trung từng nhóm người một, một chị an ninh cầm một mẩu giấy bé như con tem, đi quét qua loa vào từng người. Theo như biển chỉ dẫn là để kiểm soát chất độc hóa học và vật liệu nổ. Rất nhanh và tiện, so với bên Nga, tất cả mọi người phải vác hành lý cho lên máy và qua cửa quét. Trong sân bay có cảnh sát cơ động và chó nghiệp vụ ngồi xe điện đi qua đi lại liên tục. Khủng bố đã trở thành một mối đe dọa ở Trung Quốc khi nước này ngày càng có vị thế trên thế giới và các đối tượng hồi giáo cực đoan ở Tân Cương luôn nhăm nhe khủng bố mọi nơi.
154819

Lúc sau vào đến khu an ninh, lại thấy cái cây sắt ấy thì mới chụp được

Khi xuất cảnh cũng như nhập cảnh có chia hai nửa rõ ràng: Trung Quốc nhân và Ngoại quốc nhân. Sốt ruột mỗi cái người nước ngoài phải khai phiếu nhập cảnh, xuất cảnh. Ở Tân Sơn Nhất thì chia người Việt Nam được hai cửa còn lại mười cửa thì hộ chiếu nào cũng thế, nên hai cửa Việt Nam thì hàng dài dằng dặc!
 
Chuyến bay từ Quảng Đông đi Mát-xcơ-va mua vé của CZ nhưng là chuyến codeshare, nên được trải nghiệm bay của Aeroflot, hàng không quốc gia Nga.
154821

Bên ngoài ga mới sân bay Bạch Vân trông hình dạng như đĩa bay để sắp trả em về với hành tinh của mình vậy.

154823

Các chị tiếp viên của Aeroflot đủng đỉnh đi vào check-in ở khu "hành lý quá khổ"!

154824

Các anh cơ động ngồi xe điện lượn qua lượn lại với chó nghiệp vụ vì cái sân bay quá to nên các anh không đi bộ được. Có mấy anh an ninh sân bay đội mũ nhựa trắng như công nhân thì phải đi bộ.

154825

Có khoảng hai chục khu hành khách ngồi chờ như thế này, người nhà ra đưa tiễn thoải mái cũng không hết chỗ!

154826

Quầy check-in tự động giống như bên Úc, khách tự check-in tự dán nhãn hành lý rồi băng chuyền đưa thẳng lên máy bay. Có điều chưa thấy hãng nào khai thác, sân bay mới nên chưa nhiều hãng chuyển sang đây. Vietnam Airlines cũng mới chuyển sang ga này được mấy ngày.

154827

Và cuối cùng máy bay Aeroflot cũng hiện ra ở cửa 49 (đi thể dục buổi sáng ra máy bay), lấp lánh ánh bạc dưới nắng, với biểu tượng búa liềm to đoạch, tàu bay của giai cấp công nông đây rồi!
 
4. Đặt chân lên đất Nga: vạn sự khởi đầu nan

Máy bay của hãng Búa Liềm Bay Aeroflot cũng không có gì đặc biệt, tiếp viên vào biên chế hết nên gần như sắp đến tuổi về hưu cả. Vì trong cùng một liên minh Skyteam với Vietnam Airlines và China Southern Airlines nên giống nhau từ thiết kế khay ăn cho đến câu thông báo của cơ trưởng. Chỉ có đặc biệt là ghế máy bay bọc da hết, một tiêu chuẩn về sang trọng có từ thời Liên Xô, cuối máy bay có một góc nho nhỏ để ai thích ăn vặt đồ gì thì tự phục vụ. Em có thử cái bánh gừng Nga, rất ngọt nhưng cảm giác đồ ngọt của Nga không phải đường hóa học, ăn nó vẫn thật thật thế nào.

Việt kiều bên Nga và cả dân Nga suốt hai chục năm từ 1990-2010 sợ đi Aeroflot vì máy bay rơi nhiều như sung rụng. Trên bách khoa toàn thư Wikipedia, về tai nạn máy bay của Aeroflot phải có riêng một trang và mỗi thập niên lại có riêng một trang nữa. Aeroflot là hãng kém an toàn nhất trên thế giới, người ta thường đổ tại lịch sử của nó lâu đời từ năm 1923, thời máy bay còn lạc hậu nhưng hãng Qantas của Úc thành lập năm 1920 lại là hãng an toàn nhất trên thế giới, rõ ràng tai nạn nhiều là do máy bay dân dụng của Liên Xô rất lạc hậu và thường bị sử dụng quá đát. Từ ngày Aeroflot đoạn tuyệt với máy bay Nga thì khách bắt đầu đi đông trở lại và Việt kiều Nga chuyển sang đi Aeroflot vì hành lý tính theo hệ kiện (2 kiện là 23x2 = 46kg) so với Vietnam Airlines dùng hệ cân chỉ được 30 kg.
154892

Em xem toàn phim Nga trên máy bay. Thủ pháp làm phim thì đã giống Hollywood rất nhiều nhưng cách biểu đạt thì một vài phim vẫn còn chất Nga. Phim phản ánh xã hội Nga khá chân thực, vẫn còn lạc hậu so với phương Tây nhưng muốn đua đòi theo Tây và đô thị đầy cạm bẫy, nguy hiểm.

154893

Diễn viên Nga thì rất xinh, và qua phim cũng thấy nước Nga là một nước đa chủng tộc, đa văn hóa chứ không phải chỉ mắt xanh, tóc vàng như em vẫn tưởng.


154894


Từ trên cao nhìn xuống, thủ đô Moskva hiện ra toàn... cây! Cây xanh mọc như rừng, nhà cửa làng mạc chỉ thấy lấp ló giữa những rặng cây xanh và mặt nước.
Sân bay Sheremetyevo, terminal F – ga Quốc tế, dần trở nên rõ ràng, tòa nhà xây theo kiến trúc khối hiện đại năm 1980 cho Thế vận hội, từng là niềm tự hào của Liên Xô vĩ đại nay trông đã hơi ngả màu. Hành khách xuống máy bay tha hồ đi bộ rạc cẳng hết một vòng quanh terminal mới đến chỗ nhập cảnh. Thật ngạc nhiên là cái sân bay này thiết kế nội thất y như ga Nội địa sân bay Nội Bài. Giống từ băng chuyền, sàn gạch, trần nhà đến những cái cột ốp tấm nhôm màu xanh bạc. Mấy cái quầy xuất nhập cảnh khung nhôm kính giống đến bật cười, hồi sân bay Nội Bài chưa có ga T2, đi Quốc tế còn xuất cảnh chỗ cái khe ở giữa sân bay.
154896

Moskva qua khung cửa sổ máy bay...

154902

...cho ta cảm giác một thành phố rất xanh, khác với lời người ta thường nói về nó như một đô thị khổng lồ.


154895

Terminal F - Sân bay Sheremetyevo với máy bay của nhiều hãng Đông Âu lần đầu em được nhìn thấy

Hàng người tương đối dài, rất may là ai có FAN ID được đi riêng một cửa mà cũng vẫn phải đợi, vì cùng máy bay xuống với em, dân Trung Quốc ai cũng có FAN ID. Lần đầu tiên trong đời hộ chiếu của em bị soi bằng kính lúp, nhân viên xuất nhập cảnh họ có một cái kính bé, dí vào mắt và chỉ soi hộ chiếu Việt Nam với Trung Quốc, để tìm hình in chìm trong hộ chiếu, đề phòng hộ chiếu giả. Xong còn hỏi lại tên em xem có đúng là tên như thế không nhưng cũng cho qua khá nhanh, trên máy bay đọc là phải khai tờ nhập cảnh thì ở đây họ đã in sẵn ra có tên mình rồi. Vợ em thì đen hơn vì có cái tên rất phổ biến là Nguyễn Thị A B lại có nơi sinh ở Y Z nên bị cho đứng sang một bên để máy tính kiểm tra dữ liệu. Đấy là em đoán vậy chứ cũng chẳng biết vì sao họ bắt đứng chờ lâu như thế.
Chuyện nhập cảnh khổ sở vào Nga thì đã nghe và đọc trên Phượt rất nhiều. Rất may là lần này em chọn đi Aeroflot cũng là để tránh phải hạ cánh xuống cái sân bay Domodedovo chuyên lằng nhằng dân Việt và có lẽ cũng là World Cup nên nhẹ nhàng tử tế với khách nước ngoài rất nhiều.
154900

Các quầy làm thủ tục nhập cảnh quây kín mít

154899

Băng chuyền hành lý với màn hình chào mừng World Cup
Đợi mòn mỏi thì cuối cùng cũng được nhập cảnh sau khi hành khách đã lấy hành lý đi gần hết. Mãi vẫn không thấy hành lý của mình, trên băng chuyền chỉ còn vài cái vali quay mãi không ai nhận. Cuối cùng còn hai đứa em đứng đợi với một bạn nữ người Nga. Bắt chuyện hỏi thì bất ngờ khi bạn này trả lời là bay từ cùng thành phố với mình bên Úc. Nghe đến đây thì ngã ngửa, chắc chắn là hành lý thất lạc rồi!
Bà cô ở quầy hành lý thất lạc nói tiếng Anh rất giỏi và giải thích rất kỹ càng, cho một cái mã để tra cứu tình trạng hành lý, đồng thời trấn an là hành lý chắc vẫn còn ở Quảng Châu, ngày mai sẽ sang thôi, sẽ gửi về tận khách sạn.

Ra ngoài, em mua ngay một cái SIM Beeline, loại 700 rúp theo quảng cáo trên máy bay, nghe gọi và dùng mạng thoải mái trong 14 ngày, vừa khít với hành trình của mình. Em đã xem trước bản đồ sân bay và đi đến chỗ ngân hàng Sberbank trong sân bay để đổi tiền, tỉ giá tốt hơn hẳn mấy quầy đổi tiền cắt cổ, bõ công đi bộ khá xa. Thấy mới 5 rưỡi, trời mùa hè vẫn còn sáng. Em quyết định không đi tắc-xi hay tàu express vào thành phố mà chọn đi xe bus từ sân bay đến ga Rechnoy vokzal để xuống metro, vừa tiết kiệm tiền vừa ngắm cảnh thành phố. Và đấy là quyết định ngu dốt nhất trong cuộc đời.

Xe buýt chỉ mới ra khỏi sân bay là tắc đường kẹt cứng. Một số điểm dừng xe buýt thả khách xuống ở chỗ đồng không mông quạnh không một bóng người, chỉ thấy cỏ, mà hãi. Chúng em ngồi vật vờ như hai con mực một nắng trong xe buýt chèn chật kín người, không điều hòa, nắng mùa hè nóng hầm hập, cả hai quần trùng áo dài ướt nhẹp mồ hôi vì lúc đi bên Úc đang giữa mùa đông. Một cái ngu chết người nữa là quần áo đã để hết trong hành lý, check-in xong tung tăng lên máy bay với hai cái ba-lô nhẹ tênh. Lúc đầu tưởng rằng đi giờ tan tầm thì đường mới tắc, sau mới biết đường ra sân bay này lúc nào cũng tắc, dù giữa trưa hay sáng sớm. Xe buýt vừa bò vừa lách giữa dòng xe vô tận, sau 1 tiếng 30 phút thì cũng đến ga Rechnoy vokzal. Và chào đón hai con mực héo quắt là đoàn tàu đầu tiên trên nước Nga, tàu metro mang tên Pobeda (Chiến thắng). Quả thực là tàu vẫn giữ nguyên hiện trạng từ năm 1946, khi nó chạy thì ồn và rung đến mức như đang ngồi trong nhà máy cơ khí. Thấy mình bịt tai, mấy em gái Nga che miệng cười nghiêng ngả (hay tại tàu lắc?). Ấn tượng đầu tiên là kinh hoàng, không hiểu sao nhiều người khen metro Nga. Về sau mới nhận ra là tàu trên tuyến Belorusskaya xanh lá cây này toàn tàu cũ như vậy.

154903

Không chỉ đường to tắc mà đường nhỏ cũng tắc, tắc kẹt cứng ở bùng binh như Việt Nam

154901

Bên trong tàu điện ngầm mang tên Pobeda, cái cửa mở ra kêu két két két rồi lúc đóng lại thì huỵch một cái.

Tiếp đến là tìm đường về nhà nghỉ. World Cup nên chỗ ở Moskva hết sạch bách, mình đặt muộn nên chỗ nào còn thì giá trên giời, toàn một hai trăm đô một đêm. Thế quái nào cái hôm xấu giời ấy, app đặt phòng nó lại hiện lên quảng cáo một chỗ ở giá rất rẻ, chỉ phải cái ở xa trung tâm. Em quyết định chốt luôn vì cũng chỉ tính ở Mát mấy ngày. Muốn đến đấy thì phải đến ga Schelkovskaya ở cuối tuyến 3 xanh lam, em đếm thấy có 8 ga, tưởng gần như bên Úc, đến lúc đi mới thấy tàu đi xa ơi là xa, lâu ơi là lâu, bụng kêu òng ọc mà vẫn chưa đến nơi. Đấy là chưa kể ga metro ở Nga cực kỳ to, những ga nào có nhiều tuyến giao nhau, mặc dù cùng một tên, một ga nhưng đi từ sân ga này sang sân ga kia là cả quãng đường, và không hề có thang máy. Nỗi đau chồng chất “nỗi đau” khi em đi một đôi giày da bóng lộn (giày thể thao trong hành lý).

Đến ga Schelkovskaya thì trời đã xẩm tối, lên đến mặt đất thì cảnh vật khác xa trong Google Maps Street View, mãi mới nhận ra ga xe khách Moskva đã bị đập đi hoàn toàn và quây tôn lại. Nhận ra thêm một sự thật phũ phàng nữa là ở Mát không có đêm trắng, trời vẫn tối như thường, 8 giờ kém trời đã bắt đầu tối. Bao nhiêu năm ở Úc chưa từng ăn KFC nhưng cuối cùng lần này KFC đã cứu đói lúc nguy cấp.

Để đến cái nhà nghỉ kì khu ấy còn phải bắt một xe buýt nữa. Việc đi tàu rồi đi tiếp buýt ở Tây hay ở Hà Nội thì cũng bình thường, nhưng cái khu này bến tàu bến xe, trời xâm xẩm tối, vừa nóng vừa mệt, mấy bạn Trung Á cứ gạ gẫm taxi với chỉ đường nên cũng chờn chợn. Cuối cùng cũng tìm ra cái chỗ bắt xe buýt, và xe buýt này không phải xe buýt to như trong phố, nó bé tí, là cái xe 12 chỗ với biển tên tuyến là tấm nhựa trắng dán chữ đỏ y như xe khách ở Việt Nam, em đã chuẩn bị sẵn tên tiếng Nga của điểm dừng, bác tài gật gật nên cũng thấy yên tâm. Xe lao vào màn đêm như phim, đi mãi đi mãi qua hết chung cư nhà cửa, lại ra cánh đồng với rừng cây, cứ tối sâu hun hút, đến đoạn có cái đồn cảnh sát là em thấy giống trên Google nên ú ớ bác tài thì ông ấy mới nhớ ra thả mình xuống.
Điểm dừng xe buýt tối om ở giữa cánh rừng, hai làn đường toàn xe tải chạy kín đặc. Nhà nghỉ thì đã thấy ở bên kia đường nhưng làm sao qua được đường bây giờ?
 
Last edited:
5. Trắng đêm trong đêm trắng (bonus kinh nghiệm với tiếng Nga)
Em lò dò ra đến mép đường, hai dòng xe tải vẫn chạy rầm rập, đèn sáng quắc. Em thò đầu ra đường nhìn xem có liều băng qua được không thì bỗng nhiên cả hai bên đường xe dừng cả lại. Thì ra có cái biển nhường đường cho người đi bộ màu xanh da trời treo lủng lẳng trên cao, có hình người màu đen đi qua đường mà ở Việt Nam cũng có nhưng không ai chấp hành bao giờ ấy. Đúng vẫn là ở châu Âu, thật văn minh, em liền nhanh chóng đi qua vạch kẻ đường mà sang bên kia.

Nhà nghỉ tối om om nhưng vẫn có dòng chữ “хостел” bằng đèn Neon sáng trắng. Nhìn vào trong thì thấy đèn và thấy có người đi lại mà không tài nào gọi được dù điện thoại hay gõ cửa, cổng đi vòng ra sau vườn thì khóa. Đang tuyệt vọng thì bỗng nhiên có ông hàng xóm trông hơi te te say rượu đi qua, ông ấy bảo cứ mở cửa mà vào. Đúng là mình lịch sự quá hóa rồ, cửa không khóa nhưng thấy đóng im ỉm nên mình không dám mở.
Gia đình bà chủ nhà nghỉ đang ở trong với ông chồng to béo và một thằng cu tầm 6 tuổi. Cả nhà nhìn mình ngơ ngác. Bà chủ đang nói vào trong điện thoại để Google translate dịch từ tiếng Nga sang tiếng Anh với mấy bố Pakistan. Lẽ ra nhà nước Nga phải gửi điện cảm ơn cho Google vì có thể nói là Google translate siêu phàm đã giúp Nga tổ chức thành công World Cup.

Mình nhanh chóng hiểu ra vấn đề, phòng của mình là phòng trống cuối cùng, bà này đã cho ba ông Pakistan thuê vì tối rồi mà mình chưa đến. Mấy ông Pakistan thì tưởng bở thuê được phòng rẻ ai ngờ phải đi quá xa nên không muốn ở chỗ này, nhưng giờ tối muộn rồi không muốn đi đâu nữa nên quyết bám trụ đến sáng. Bà chủ nhà nghỉ xem giấy đặt phòng online của mình xong thì quay ra nói (bằng điện thoại) là tôi sẽ đưa anh đến nhà nghỉ khác cũng của nhà tôi, xa hơn một tí, ok không? Cái chỗ mình đứng ngay gần bếp, thấy ông chồng mặc quần trễ hở khe đít đang luộc mấy con cá mắt trắng dã, mùi bay tanh ngòm, muỗi bay vo vo nên gật đầu đồng ý vội. Bà ấy gọi taxi xì xồ gì rất lâu, đứng đấy vừa nóng vừa muỗi nên mình cũng quyết là thôi thì ngủ tạm đêm nay rồi mai sẽ biến, ngày hôm nay đen đủi thế là đủ lắm rồi.

155025

Đứng đợi taxi bên ngoài nhà nghỉ. Từ đây trở đi không còn thiết chụp choẹt gì nữa và cũng phải tiết kiệm pin điện thoại phòng thân.

Thằng bé nhanh nhẹn dắt mình xuống nhà đợi taxi, nó không hiểu tiếng Anh nhưng rất nhiệt tình trả lời mình bằng... tiếng Nga! Đến đây thì phải chia sẻ một kinh nghiệm sống còn nếu muốn đi Nga, và nếu các bạn biết những điều này thì sẽ vượt qua rào cản ngôn ngữ ở Nga dễ dàng rất nhiều.

- Đầu tiên: là em không nói được tiếng Nga, trừ mấy câu “xin chào”, “cảm ơn”, “rất tốt”, “đồng chí có biết nói tiếng Anh không?” nhưng mình đã học thuộc bảng chữ cái Nga (khá là dễ) và đọc được hầu hết biển hiệu trên đường phố. Không nhất thiết phải hiểu nghĩa, nhưng đọc được chữ là một lợi thế rất lớn. Rất nhiều từ tiếng Nga vay mượn từ tiếng Anh mà cụ thể là từ Mỹ, đấy là điều mình tự rút ra sau khi đi Nga, từ supermarket, park, cafe, lift... cho đến gastronomy hay pho (phở nhé các bác, phobo - phoga cũng viết theo nguyên tác luôn). Quan trọng hơn là đọc được tên địa danh, biết đọc thì không bao giờ đi lạc ở Metro, xe buýt hay ga tàu hỏa và ung dung tự tin biết bắt tàu ở sân ga nào, cứ theo bản đồ mà đi. Chưa kể tiếng Nga đọc sao viết vậy, em học rất nhanh từ những chữ đọc được, về sau hỏi được cả đường đi.

- Thứ hai: là không bao giờ dịch từ tiếng Việt ra tiếng Nga. Luôn luôn dịch từ tiếng Anh ra tiếng Nga. Tiếng Anh của Google translate nói riêng và các phần mềm nói chung sang tiếng Nga đã rất hoàn thiện và chuẩn rồi, và luôn luôn viết, không dịch qua giọng nói. Như mấy ông Pakistan em gặp ở nhà nghỉ cố gào một cách tuyệt vọng vào cái điện thoại để nó dịch mà quên mất rằng gõ tiếng Anh lên máy thì nó dịch chính xác hơn nói mồm rất nhiều, các bố ấy sống hiện đại quá, quen điều khiển bằng giọng nói mà lại nói tiếng Anh giọng Ấn Độ nên muốn xin cuộn giấy toilet cũng mất 10 phút. Trước khi đi em đã tải sẵn app từ điển Anh-Nga nên suốt thời gian em ở Nga muốn tìm cái gì chỉ cần tra từ điển rồi đưa họ xem là được, vào hiệu thuốc mua được kháng sinh luôn. Người Nga có tỉ lệ mù chữ siêu thấp nên cách này rất hiệu quả, còn đi Trung Quốc mà dùng cách này thì không hiệu quả lắm vì rất nhiều người không biết chữ. (Các app Từ điển Việt – Nga thì phải nói là rác rưởi vì một từ đồng âm nhiều nghĩa như “đường” chẳng hạn nó ra hàng chục từ tiếng Nga lộn xộn bố Tây cũng không hiểu được).

155026

Bảng chữ cái Kirin (Cyrillic) của Nga với chữ in và chữ thường. Muốn học thuộc cũng phải có mẹo, em xem youtube và hướng dẫn học bằng tiếng Anh. Ban đầu chỉ khó một cái là hay nhầm vì chúng ta cũng dùng bảng chữ Latinh, mà cái bảng chữ này, cứ chữ nọ nó lại xọ thành chữ kia.

- Thứ ba: là đọc được bảng chữ cái Nga là tốt nhưng viết được thì còn tốt nữa. Viết tay thì khó vì chữ Nga in thường một kiểu, viết tay lại một kiểu khác. Nhưng mình chỉ cần thuộc chữ in thôi là gõ được trên điện thoại. Tra Google Maps bằng tiếng Anh thì không ra nhưng tra bằng tiếng Nga ra ngay. Quý nhất là đặt taxi bằng app. Cái này là cực kỳ quan trọng vì cái thời đại công nghệ quái thai này sinh ra việc không thể nào vẫy được taxi trên đường, ông lái taxi nào cũng chỉ cắm mặt vào điện thoại, trời mưa như trút nước, em đập cửa sổ cũng không cho lên. Gọi điện thì không biết nói, còn tìm địa chỉ để đặt taxi bằng tiếng Anh thì không ra, mà lên được taxi rồi không biết nói tiếng Nga cũng chịu, tiền nong thì xập xí xập ngầu. Nên biết đặt taxi bằng app tiếng Nga thì siêu rẻ, chỉ rẻ như taxi ở Việt Nam, tiền đã chốt sẵn cứ thế mà trả, app nó có tiếng Anh rồi nhưng địa chỉ thì phải đánh tiếng Nga mới ra. Có điểm nào đông người mà tài xế không tìm được mình, họ gọi để hỏi một tràng tiếng Nga thì chỉ việc đưa ngay cho ai đấy ở cạnh họ mô tả chỗ đứng là tài xế tìm được mình ngay, ngoài ra trên app sẽ hiện lên biển số xe và định vị cái xe để mình tìm.

155027

Đây là ảnh chụp màn hình app em dùng. Lúc này ở St. Petersburg. Các bác có thể thấy địa chỉ ở điểm đi (A) là em đánh tiếng Nga. Tiền nó hiện lên 130 rúp, nhưng những chức năng trong app như Order taxi đều là tiếng Anh, và thông báo hiện lên cũng bằng tiếng Anh. Lúc này em đi xem cầu cất về, rất nhiều cầu đang cất lên, nên app nó có một thông báo đặc biệt là nếu đường đi của mình mà đi qua cầu cất (tức là không đi được) thì lái xe phải đi đường vòng và sẽ tính thêm tiền. Có app thì nửa đêm cũng không lo không có taxi và sợ bị chém đắt như bác @kimvanchinh từng chia sẻ chuyện đi xem cầu cất trên Phượt.

Quay lại với câu chuyện đêm đầu tiên ở Nga. Ông taxi cuối cùng cũng đến, đầu trọc và là người Trung Á. Ông này hỏi thằng bé kiểu như là cái điểm đến nó ở đâu, thằng bé khoa chân múa tay gì không rõ. Ông taxi gật gật rồi chở mình đi theo... bản đồ trên điện thoại. Lại kiểu mấy người lái Grab, Uber thời hiện đại, đường không biết, đã có tổ nghề Google Maps độ mạng! Ông này chạy về phía thành phố, mình đã khấp khởi mừng thầm thì sau mấy cây số, cái bản đồ nó bỗng chỉ ông này đến một chỗ giữa đường để quay đầu xe vì chỗ này có vạch đứt, còn trước nhà nghỉ là vạch liền. Đến đây thì lần đầu tiên mình được nếm mùi Nga ngố dù ông lái xe không phải Nga trắng. Ông ấy đi gần 4 cây số chỉ để đến chỗ có vạch đứt để quành đầu xe, mặc dù đường lúc này đã vắng, không hiểu là dân Nga chấp hành pháp luật hay vì gần đấy có đồn cảnh sát chuyên rình để phạt nữa!

Và sau khi quay đầu xe thì ông ấy lao vút ngày càng xa thành phố, qua cái nhà nghỉ vừa rồi, qua hết cả cánh rừng. Nhà cửa hai bên đường ngày càng tiêu điều, xiêu vẹo. Cảnh nhà cửa đổ nát không phải giống phim ma mà giống như phim tài liệu về thành phố sau chiến tranh vậy, hoang tàn, bẩn thỉu và tối tăm, xấu hơn ở ngoại thành các thành phố lớn của Việt Nam nhiều. Đến khi nhìn thấy cái biển trên đường có chữ Москва (Moskva) gạch chéo đỏ (hết địa phận Mát-xcơ-va) thì mình lẩm bẩm: “Bỏ mẹ rồi!”. Thế mà ông ấy còn đi thêm độ 5 cây số nữa, rồi mới rẽ vào một cái đường đất, tối như hũ nút, chẳng biết ông ấy nhìn thấy gì không nhưng có vẻ như ông ấy chọn bừa một cái nhà nào đấy rồi dừng xe, nói vào điện thoại, dịch thành: “Đến nơi rồi, chúng mày xuống đi. Và trả tiền tao nữa”.
155028

Ánh trăng xanh thăm thẳm trên nền trời đêm, xe chạy qua những cánh rừng thông rất rộng

Giờ đã gần 11 giờ đêm, xung quanh tối om, cái nhà to lù lù như cái nhà ma không một tiếng động, chẳng biết gọi cửa cách nào mà cũng chẳng biết ông này có đến đúng địa chỉ không. Thế là vớ ngay quả điện thoại của ông này, hí hoáy gõ tiếng Anh rằng: Ông biết có khu nào nhiều nhà nghỉ khách sạn thì chở chúng tôi đến, đừng đắt quá là được, càng gần trung tâm càng tốt. Ông này lúc đầu còn lơ ngơ không hiểu, xong giải thích mãi mới hiểu ra là chúng tôi đếch cần ở cái chỗ này, ông cho chúng tôi đến ngay chỗ nào có đèn đường và có khách sạn là được. Lúc đầu mình cũng cảnh giác vì đêm hôm khuya khuắt, ông này lại đầu trọc, nhưng khi nhìn thấy ảnh con trai bé tí trong màn hình điện thoại, mình hiểu rằng họ cũng chỉ là người lao động bình thường, ở tỉnh lên thành phố kiếm sống nên ở mé ngoại thành này, khách sạn họ cũng không biết chỗ nào có nhiều. Rất may là ngẫm nghĩ một lúc thì ông ấy hỏi cái gì đấy có chữ “Vê Đê En Kha” (VDNK), nghe đến đây thì mình nhận ra ngay vì đã từng đọc trên Phượt. Mình đồng ý ngay để ông ấy đi đến khu ấy, mà mình biết chắc là theo như bản đồ metro thì ở trung tâm hơn chỗ này nhiều, lại cũng không quá xa nếu đi xe.

155029

Xe đi vào đường cao tốc MKAD (tức là đường vành đai chạy một vòng tròn quanh Mát) nhưng rất xóc, ảnh chụp mờ mờ lóa lóa. Chân trời vẫn sáng mờ mờ

Và chiếc taxi lao vút đi trong đêm, chở theo hai con mực giờ đã khô như mười nắng, vừa khát, vừa mệt, vừa nóng như sốt, vừa buồn ngủ, vừa phải chống mắt lên đề phòng xem có chở mình đúng đường không (hay lại vào lò mổ nào là xong). Lúc đầu còn hỏi han được mấy câu, biết ông là người Cư-rư-gư-xtan, sau mệt quá chỉ ngồi lim dim chờ cho đến nơi. Ngoài trời không phải ánh trăng, cũng không phải sáng kiểu ánh đèn thành phố, mà là một thứ ánh sáng ma mị gì đấy, mình nghĩ có lẽ đêm trắng là thế này chăng, khi mà vẫn còn ít ánh sáng le lói của mặt trời tàn lụi cuối đường chân trời. Xe chạy qua khu Trung tâm thương mại Hà Nội – Mát-xcơ-va sáng rực ánh đèn, bình thường thì em sẽ phấn khích lắm nhưng giờ thì chỉ còn ngồi vật vờ.

155030

Trong ảnh là xe tram (hay tàu điện leng keng như ở Hà Nội ngày trước), nghĩa là bắt đầu vào đến đô thị rồi.

Sau gần nửa tiếng thì xe bắt đầu ra khỏi đường cao tốc, mình nhận ra xe đã đến VDNK vì thấy bức tượng “Nam công nhân và nữ nông trang viên” huyền thoại, khổng lồ, đèn đuốc rực rỡ, đang giơ cao búa liềm sáng chói. Em đã biết bức tượng kì vĩ này từ nhỏ, chỉ muốn một lần được nhìn tận mắt nhưng không ngờ lần đầu tiên lại thấy nó khi mắt đã toét nhòe. Ông taxi dừng xe ở một khu có vẻ như toàn chung cư, đường phố le lói ánh đèn dù chỉ cách đường cái có hơn trăm mét. Ông chỉ đấy đấy toàn nhà khách sạn và nhà nghỉ đấy. Em xuống xe trả 1000 rúp cho quãng đường 20 cây số.

155031

Chỉ còn mặt trăng và tháp truyền hình Ostankino chào đón em. Dưới chân cầu vượt quây hàng rào sắt cho thuê làm chỗ đỗ xe y như Việt Nam (khu đường Minh Khai ở Hà Nội)

Nhà nghỉ đầu tiên có hai ông Nga béo nặng hàng tạ, cởi trần, đứng ngay cửa, em thấy oải quá lần mò đến một nhà nghỉ tiếp theo. Quầy lễ tân trông như những nhà nghỉ ở Việt Nam cách đây 20 năm vậy, ngập lụt trong giấy tờ và cái kệ gỗ dán trên tường để những đồ lỉnh kỉnh bám đầy bụi. Và từ khi bắt đầu đặt chân đến Nga, lần đầu tiên có một người trả lời câu hỏi em đã học thuộc lòng (bạn có biết nói tiếng Anh không?) bằng một tiếng “Đa” (Yes) đõng dạc. Chị nhân viên lễ tân nói tiếng Anh rất rõ ràng rằng giá một phòng là 4000 rúp! Không bớt, không ở thì đi chỗ khác. Trong hành lang ngổn ngang những người là người , mấy người Peru ngồi đấy cười với mình rất tươi nhưng trông vạ vật như kiểu đi lên thành phố khám bệnh vậy.

Giờ đã hơn 12 giờ đêm, em liền chốt mà tiền rúp còn đúng 3800! Lúc chiều mới đổi có 100 đô lấy 6000 rúp nghĩ là tạm đủ dùng. Tiền đô nhà nghỉ không lấy! Lại một quả Nga ngố nữa. Mình phải đề nghị là có đổi tiền đô không thì thấy bốc máy gọi điện cho ông chủ. Ông chủ xuất hiện là một tay người Tây Á, rất nhanh nhẹn bảo ok, nhưng chỉ đổi 100 đô thôi, và 100 đô ở đây chỉ được có 4800 rúp! Sau đó còn phải đợi dọn phòng. Chị lễ tân nhập thông tin hộ chiếu vào máy tính để khai tạm trú với công an, bà lễ tân thứ hai ngồi sau hỏi chị này: “Kitai phải không?” Em nghe thấy liền nói luôn: “Tôi không phải Kitai, tôi là Vietnamski nhé”. Thế là hai bà kia liền cười xòa vì không ngờ mình nghe hiểu tiếng Nga, em cũng cười vì mình chỉ biết mỗi chữ “Kitai” là China. Tiếng cười hiếm hoi cuối cái ngày lê thê này.

Đi lên phòng thì hóa ra đây là một cái nhà tập thể cũ, tay chủ này mua rồi cải tạo lại thành nhà nghỉ. Cái phòng nghỉ của em là một phòng trong một căn hộ ngày trước. Trong “nhà” còn hai phòng nữa, cả 3 dùng chung nhà vệ sinh và một cái bếp bé xíu như kiểu căn hộ siêu nhỏ của VinCity bây giờ vậy. Trong phòng có đúng hai cái giường, mùi xịt phòng nồng nặc như thuốc gián và một chai nước, mình mở ra uống thì nước chát xít, rõ là nước vặn vòi ra, mà theo khuyến cáo của Tây thì nước vòi ở Nga không uống được. Vội mở cửa sổ, cửa ban công ra cho thoáng thì nghe tiếng muỗi vo vo. Bên ngoài trời đã mát nhưng người mình thì nóng hừng hực, mệt quá nằm lăn ra ngủ vì hôm nay đã khởi hành từ 8 giờ sáng ở Trung Quốc, tức là 3 giờ sáng ở đây, đến giờ là gần 1h sáng ngày hôm sau rồi mới được duỗi chân một tí.

Thế mới biết người tính không bằng trời tính, ngày khởi hành ở Úc đã xem là ngày rất đẹp (mùng 6 âm, còn nhớ vì ngày mùng 5 âm là Tết Đoan Ngọ, là ngày nghỉ lễ siêu đông người đi lại ở Trung Quốc nên tránh ra) nhưng không ngờ ngày hôm sau mới là ngày từ Trung Quốc đi Nga, mùng 7. Các cụ đã nói: “Chớ đi ngày bảy, chớ về ngày ba” là có cái lý của nó. Cái này hoàn toàn không hề mê tín bởi lẽ đi máy bay là một cái việc cực kỳ may rủi, chính thế nên ở châu Á, vé bay ngày âm đẹp bao giờ cũng nhanh hết và ngày xấu thì rất hay còn và thường rẻ. Tại sao nói đi máy bay là việc may rủi hên xui? Vì người đi máy bay nhiều thì luôn biết, có hàng trăm ngàn thứ có thể xảy ra ảnh hưởng đến hành trình của bạn: gió mưa, nhân viên mặt đất, nhân viên hàng không, thợ kỹ thuật máy bay, phi công, đường ra sân bay, giấy tờ, hành lý, chính trị, dịch bệnh... chỉ cần một ông trong mấy ông đấy khó ở thôi là một phần hoặc cả hành trình của bạn đen như bồ hóng! Thế nên cho tâm lý đỡ bất an, đi chơi mình được lựa chọn ngày, thì tội gì không chọn ngày bớt xấu phải không ạ!

Và một ngày không thể tệ hại hơn đã bồi cho em thêm một quả cuối, 3 giờ sáng, mặt trời đã lên quá ngọn tre à nhầm ngọn bạch dương, chiếu ánh nắng vàng rực rỡ vào tận giường. Em cố gắng vật vờ được đến 7 giờ thì phải bò dậy vì mồm khô khốc, khát nước quá. Ngoài trời vẫn còn hơi lành lạnh.
155032

Quang cảnh nhìn từ nhà nghỉ lúc 7 giờ sáng. Lác đác đã có người đi lại. Mùa hè ở Nga, cây cối mọc nhiều và xanh đến rực rỡ, lá non mơn mởn vẫn rất nhiều vì chúng phải chạy đua với thời gian, tích lũy đủ năng lượng cho mùa đông dài, trước khi mùa thu đến. Đường trong phố mà rộng dã man (bốn làn cộng thêm chỗ đỗ xe). Ông nào thiết kế cái cột đèn ở bên kia đường (chưa từng thấy và đã từng có) không hiểu sao cũng tốt nghiệp đại học và càng không hiểu sao có ông cũng duyệt cho làm. Mấy ông Việt Nam lại học từ ông thầy này về thì nguy!
 
Bài viết thật hấp dẫn của một người Việt ở Úc chưa từng đến Nga, cách nhìn sự việc và cảm nhận thật vui, tếu nữa, dẫu sao cũng phản ánh xã hội Nga rất chân thật . Cám ơn tác giả. Tôi ở Nga nhiều năm lâu quá thành quen nên không thể có cách quan sát và nhận xét tinh tế như bạn.
 
Em cảm ơn bác @kimvanchinh đã động viên ạ. Em xin phép được tiếp tục câu chuyện:
6. Ổn định tổ chức, lấy sức trường chinh

Em nhanh chóng đi tìm chỗ mua nước và đồ ăn sáng. Buổi sáng phố xá vẫn vắng, xe cộ chưa đi lại gì hết. Ra phố là em đã tia ngay thấy một cửa hàng bên kia đường có chữ супермаркет (supermarket). Thế nhưng trước khi sang đường thì em bỗng nhìn thấy ngay bên cạnh nhà nghỉ chỗ em ở sừng sững một cái tòa nhà khổng lồ, to khủng khiếp, nom phải đến hàng ngàn phòng, gương kính sáng lóa. Em đoán đây là trụ sở của Bộ gì đấy, lúc đêm xe chạy qua cũng loáng thoáng thấy có tượng đồng chí nào đấy dựng phía trước, nhưng ban đêm không thấy nó to như ban ngày. Để thỏa chí tò mò em liền tra điện thoại ngay xem là Bộ gì thì... hóa ra nó là cái khách sạn tên là Cosmos! Và ngạc nhiên hơn là giá báo trên Google chỉ bằng phòng cái nhà nghỉ của em!
155113

Khách sạn Cosmos, một trong những khách sạn to nhất Nga và châu Âu được xây dựng nhằm phục vụ Thế vận hội 1980. Chắc từ bấy đến nay khách sạn này mới có dịp kín phòng khi Nga đăng cai một sự kiện thuộc hàng lớn nhất thế giới.

Em bấm liên tục để đặt phòng thì các trang web báo hết cả. Thế là em dẹp mẹ nó cơn khát sang một bên để đi bộ vào khách sạn. Cái gì ở Nga nó cũng to các bác ạ, em ở phía sau mà đi rất nhanh vòng ra phía trước cũng mất gần 10 phút, phía sau khách sạn phải có đến hai chục cái xe limousine, không biết là để cho thuê đám cưới, party hay đón nguyên thủ nước nào mà dài ngoằng ngoẵng. Phía trước khách sạn hóa ra là tượng De Gaulle chứ không phải đồng chí Liên Xô nào cả! Do khách sạn này được các kiến trúc sư Pháp hợp tác với kiến trúc sư Liên Xô thiết kế. Đi theo đường xe ôtô lên mặt tiền khách sạn thì dài, em đi tắt vào tầng dưới mặt đất tức là tầng hầm của khách sạn. Có anh bảo vệ ngồi gật gà gật gù với cái cổng soi an ninh, em đi qua kêu bíp bíp anh cũng chả nói gì vì hình như ai đi qua nó cũng bíp bíp.

“Hết phòng rồi ạ!” Em lễ tân nói tỉnh bơ, xong đi luôn. Mình nhìn mấy cô mấy bác Trung Quốc nghỉ tại khách sạn, vừa đi xuống thang máy, vừa xì xà xì xồ, cười phớ lớ mà ức, tại sao ông giời không cho mình đặt được phòng nào trong số 1777 phòng của cái khách sạn to như Tòa thánh này. Mình quay lại khu nhà nghỉ, đi tìm hỏi mấy chỗ xung quanh. Bây giờ thì mọi người, tức là lễ tân nhà nghỉ, lại nói được tiếng Anh trôi chảy một cách đáng ngạc nhiên. Có khách sạn trông tử tế nhất, mình xem giá online là 8500 rúp/đêm vào hỏi thì anh lễ tân ngọt ngào đưa ra giá là 10500! Còn lại mấy chỗ khác đều là cả tòa nhà tập thể rồi cải tạo như chỗ mình đang ở, hơn nữa còn hết phòng! Đi du lịch mùa đại lễ thì biết làm sao, cơ hội làm ăn nghìn năm có một (theo đúng nghĩa đen) của người ta!

Quay lại với siêu thị. Em rất ngạc nhiên vì giá cả thực phẩm trong siêu thị. Tiền rúp Nga mới mất giá trong vài năm trở lại đây từ khoảng 45 rúp/1 đô Mỹ xuống 60 rúp/1 đô Mỹ thế mà giá thức ăn vẫn ngang ngửa bên Úc. Đặc biệt là sữa, bên Úc giá 1 lít sữa chỉ 1 đô Úc (45 rúp) nhưng ở đây hộp sữa tươi 1 lít rẻ nhất cũng là 60 rúp. Giá trong siêu thị thì rõ ràng không phải do mùa World Cup mà tăng, mà đây là hậu quả của cấm vận mà phương Tây áp đặt lên Nga. Oái oăm ở chỗ Nga lại trả đũa bằng cách cấm nhập khẩu nông sản và thực phẩm của Tây. Kết quả là người dân Nga hứng đủ, chất lượng của thức ăn và giá cả thực phẩm thể hiện rõ trong chuyến đi này của em. Trước khi đi em đã có đọc bài báo rằng phong cách ẩm thực Liên Xô đang lên ngôi trở lại, những món ăn thời Liên Xô đói kém bắt đầu trở lại bàn ăn của các gia đình và cả nhà hàng cao cấp vì những nguyên liệu hảo hạng và đắt tiền nhập khẩu từ Tây Âu khan hiếm dần hoặc biến mất. (Các ảnh dưới đều có nhãn ghi giá để các bác nghiên cứu)

155115

Gian hàng hải sản tươi sống có cái bể cá rất đẹp nhưng chỉ có hai con cá, cá hồi cắt khúc bán đắt hơn Úc rất nhiều và vẫn còn kiểu trang trí bằng lá cây nhựa. Bên Úc thì hải sản bày chật cứng, làm gì có chỗ mà đặt hoa lá cành nhựa. Bên trái là gian cá muối/hun khói đặc trưng của Nga.

155116

Khá thích thú khi nhìn thấy nhiều loại bánh ngọt đẹp mắt bán trong siêu thị. Giá đắt

155117

Có cả các loại bánh nhỏ trang trí cầu kì, giá từ $1-$4. Cạnh quầy bánh có một hai cái bàn nhỏ để uống cà phê ăn sáng. Chuỗi siêu thị này khá đẹp và chuyên nghiệp nên có lẽ giá cả cao hơn trung bình.


Các loại thức ăn tiện lợi, do siêu thị chế biến và đóng gói sẵn để ăn ngay hoặc quay lò vi sóng như cơm với thịt xào, sushi hay sandwich bán rất đắt, đắt hơn bên Úc dù Úc đã rất đắt đỏ về nhân công. Hơn nữa GDP bình quân trên đầu người của Úc gấp 3 lần Nga và quan sát thực tế cho thấy người lao động bình thường ở Úc có thu nhập cao hơn người lao động Nga rất nhiều, đủ hiểu rằng người lao động và người về hưu ở Nga chật vật với cuộc sống thường nhật như thế nào. Khi về Úc, có đứa làm cùng công ty nói, em mới biết lần đầu tiên GDP Úc đã vượt qua GDP Nga do kinh tế Nga lao dốc và tiền rúp mất giá.

155120

Ống Pringles to nhất em từng thấy, dài hơn nửa mét, chắc dân Nga thích ăn.

155118

Có đủ đồ châu Á, đồ của nước nào thì có cờ nước ấy, tên nước ấy viết bằng tiếng nước ấy và áo thi đấu của đội bóng gắn trên kệ. Đồ Việt Nam hoàn toàn không có. Trong ảnh có chai tương ớt Siracha có chữ "Tương ớt Siracha" nhưng là hàng nhái sản xuất ở Thái Lan, mà nếu có tương ớt Siracha thật thì cũng là hàng Mỹ, không phải Việt Nam.

Thế nên việc Công ty TH True Milk của Việt Nam mở trang trại bò sữa ở Nga và dự định mở trang trại lớn nhất nước Nga là rất thực tế, thức thời và đáng tự hào dù đã hơi muộn màng. Nền nông nghiệp của Nga vốn yếu kém và kiệt quệ từ lâu trong khi đất đai miền Viễn Đông rộng lớn chỉ để người Trung Quốc sang trồng khoai tây. Ngành bơ sữa của Nga không đáp ứng nổi một nửa nhu cầu nội địa nên chế phẩm bơ sữa, đặc biệt là những loại cao cấp hoàn toàn nhập từ Pháp, Ý, Thụy Sĩ. Về sau ở Saint Petersburg em đã được nếm món pho mát độn thời cấm vận ở Nga.
155119

Kem ốc quế Nga bán vỉa hè, tủ lạnh để ngoài đường, nghe đồn là rất ngon nhưng em đã bỏ lỡ cơ hội ăn và cuối cùng chưa được nếm thử phát nào cho đến hết hành trình!

Sau khi ăn sáng bằng mấy miếng sandwich cá hộp và món sữa tươi nhạt thếch, em nhanh chóng lao vào tìm phòng khách sạn. Với giá tầm $60 (3600 rúp) chỉ có phòng đôi ở những vùng xa trung tâm, nghĩa là ở những ga gần cuối đường tàu Metro, tất cả đều là một phòng trong căn hộ, và theo nhận định của em đều là nhà dân, tranh thủ mùa hội mà dọn sang nhà họ hàng ở, lấy chỗ cho thuê, trong một tháng World Cup có thế kiếm ngon ơ gần $2000. Thế là em quyết định một chỗ ở gần ga Altufyevo, ga cuối trên tuyến màu xám số 9.

155121

Lên đường ra ga Metro, không khí bóng đá tràn ngập, khách đi xem World Cup dễ dàng được nhận ra vì hay đeo Fan ID. Em thì không dại "lạy các ông cướp tôi là khách du lịch đây" nên Fan ID chẳng mang theo người làm gì.

155122

Ga Metro VDNKh ở bên kia đường, phải đi xuống hầm qua đường. Phía sau là bức tượng Tàu con thoi bay vút lên không trung của Bảo tàng Du hành vũ trụ. Trên đường có xe buýt lốp cao su nhưng chạy điện rất phổ biến ở Đông Âu và Áo. Phía sau không hiểu sao có quả máy kéo, thấy gắn biểu tượng của thành phố Moskva, chắc là xe đang đi thi hành công vụ.


155123

Tượng hai anh chị đang rướn người nâng bó lúa vàng chóe kia là Cổng chính VDNKh. Xe tram bên này trông mới hơn. Chạy ngang qua ảnh là đường ray của sắt trên cao. Em không đi Metro mà đi đường sắt trên cao cho biết. Dùng cùng một loại vé với metro.
 
Đọc bài của anh làm em thèm ngắm nhìn cảnh nước Nga nữa quá .Tháng 3/2018 em bay đi Nga cũng ham rẻ nên mua vé hãng china southern , còn cách 2 ngày bay nhân viên hãng gọi điện thông báo chính sách bắt buộc phải có visa TQ mới cho quá cảnh , cũng may lúc ấy hãng china southern ưu tiên cho hoàn vé không mất phí nhưng hơn 20 ngày sau mới chuyển tiền về tài khoản , chỉ có tốn phí giao dịch ngoại tệ của ngân hàng thôi
 
@baokhuong: Vậy cuối cùng em chuyển sang bay của hãng nào? Nói đến China Southern Airlines thì hỡi ôi, những lúc suôn sẻ không sao, những lúc sự cố mới biết tệ hại thế nào, chuyện vẫn còn dài, hồi sau anh sẽ kể tiếp.

Do công việc bận rộn lại chuyển nhà nên giờ em mới tiếp tục được câu chuyện để phục vụ các bác đây:

Đường phố trước các khu chung cư ở Moskva khiến mình rất ấn tượng với lượng cây cối nhiều như rừng trên vỉa hè. Nên mùa hè nóng như vậy mà bóng mát rất nhiều và không khí sạch sẽ. Ngoài một dải cây sát mép đường còn có thêm một dải cây giữa vỉa hè và cửa vào khu chung cư. Dải cây thảm cỏ phía trong giống như khu vườn của chung cư ấy vậy, nhiều nơi có chỗ chơi cho trẻ con và đồ chơi còn vứt ngổn ngang. Muốn xây dựng những khu chung cư có mật độ dân số cao thì phải có khoảng xanh như thế người ta mới thở được, khu Trung Hòa – Nhân Chính lúc mới thiết kế cũng lí tưởng như thế, giờ thì trông chẳng khác nào một khu ổ chuột cao cấp khi người ta tham lam cấp phép xây nhà tràn lan mà không trồng cây chưa nói đến chất lượng xây dựng và bảo trì tệ hại.

157961

Đường sắt trên cao trước cổng VDNKh

157962

Tháp truyền hình Ostankino. Hiện vẫn là công trình cao nhất ở châu Âu, từ năm 1967 đến 1976 là cao nhất thế giới, "đỉnh cao trí tuệ" là đây!


157963

Văn phòng điều hành hầm hố của Tháp Ostankino với biểu ngữ 50 năm đồng hành cùng đất nước (вместе со страной).

157964

Ngồi trên tàu nhìn thấy phía sau một xưởng sản xuất nước lọc đóng bình, nhìn kiểu này có vẻ giống "nước lọc" vặn vòi ở Việt Nam lắm! Chính phủ Nga nói rằng nước vòi của họ uống được trực tiếp nhưng các nước Âu Mỹ Úc đều khuyến cáo công dân đi Nga thì không được uống nước vòi. Cá nhân mình thử nước vòi Nga cũng cảm thấy không uống được, vẫn bị xít răng và chát trong miệng.

157965

Sau tàu điện trên cao thì đổi tuyến đi tàu điện ngầm. Các ga tàu ở Nga đều sâu kinh khủng, có lẽ là luôn trong tư thế đề phòng bom đạn, chiến tranh.


Vỉa hè thì thôi rồi, rộng không thế tưởng tượng được, rất nhiều chỗ rộng đến hai chục mét, bác nào kinh doanh mặt tiền ở Hà Nội nhìn thấy chắc tiếc xót ruột! Người đi bộ trên vỉa hè và người bắt xe buýt rất đông. Xe buýt cũng rất nhiều nữa, cứ 5 phút là thấy người đứng kín vỉa hè đợi xe buýt, xe đến dọn người đi hết sạch, 5 phút sau người lại đông nghịt, cứ 5 phút xe lại đến và cứ thế lặp lại cho đến... 12h đêm! Tầng 1 của nhiều chung cư đã biến thành các ki-ốt, bán hàng tạp hóa và các loại rau củ thịt thà, chỗ nào sang hơn thì làm hiệu thuốc hay hàng ăn. Giống như Việt Nam ta thời mở cửa, trong cùng nhà tập thể vợ ông tướng nhà phía trong phải nịnh vợ ông tá nhà phía ngoài cho mở lối ra mặt tiền để mà kinh doanh.

157966

Từ trên chung cư nhìn sang đường.

Em tìm đến nhà số 8 mà không tài nào tìm ra cái chung cư ấy vì có nhiều nhà chung cư cũ cũ quá giống nhau. Hóa ra cả chục tòa nhà chung cư sát nhau đều cùng một địa chỉ số 8. Gọi điện hỏi tay chủ nhà thì cứ thấy mình gọi là họ dập máy rồi nhắn tin. Em thấy nhắn tin sốt ruột quá, lại không muốn tốn pin điện thoại mở 3G nên gọi luôn, không hiểu tay này có gì mờ ám mà không dám nghe điện thoại trong khi tin nhắn vẫn trả lời đều như vắt chanh. Cuối cùng khi họ nghe máy ú ớ thì mình mới hiểu ra là họ không nói được tiếng Anh nhưng nhắn tin thì có Google Dịch nên trả lời lại được. Ngồi đợi chán chê mà cả khu chung cư to đùng không một ai ra vào, chỉ cách đường cái mấy mét, vẫn nhìn thấy người qua lại, nhưng ngồi đây giữa tán cây sum suê thấy mát rượi và yên bình lạ lùng. Mãi mới có một bà người Trung Á, người nhỏ xíu, đi thoăn thoắt vào nhà và liếc nhìn mình. Một lúc sau (chắc là dọn dẹp phòng xong) thì chính bà này mở cửa và đưa cho mình mật khẩu vào chung cư cộng với chìa khóa. Tất cả cửa chính ở chung cư Nga đều bằng sắt, cực kì nặng và khi đóng lại thì khít vào khung cửa đến một tờ giấy cũng không lọt. Có lẽ là để ngăn cái lạnh mùa đông. Vừa bước vào nhà là khu hòm thư, hòm thư để trong nhà chứ không phải ngoài trời. Có một chi tiết làm em nhớ và khi về Úc kể với lũ bạn Tây, chúng nó còn không tin và cười lăn cười bò khi nghe kể rằng bên Nga đến hòm thư cũng có máy sưởi!

157967

Máy sưởi cho khu hòm thư, không nói điêu!

Thang máy bé tí và mang hiệu Moslift, chắc là sản xuất ở Nga vì mỗi khi mở cửa nó rung lên bần bật, khi đi lên thì lắc như trò chơi cảm giác mạnh và nghe tiếng dây cáp kéo soàn soạt. Một lần vợ em bước vào lúc thang máy đang đóng cửa, nó kẹp cho kịch một cái đau điếng, rồi mới chịu mở ra vì chẳng có cảm ứng gì hết, sau phát đấy sợ hết hồn luôn. Chung cư Nga luôn có 3 lần cửa: một cửa chính, một cửa vào mỗi tầng và một cửa nhà, tất cả đếu bằng thép sơn nặng như cửa nhà tù và có vẻ là sản xuất ở cùng một nhà máy vì thấy giống hệt về thiết kế mẫu mã.

Trong nhà tối tăm và ngập ngụa đồ đạc không khác gì một bãi rác chỉ may là không hôi. Giầy dép nhiều và vứt bừa bãi. Chổi cùn rế rách ở khắp nơi, tủ to tủ bé nhồi nhét đủ các đồ đạc què cụt sứt mẻ, trên tường lịch cũ lịch mới rách tả tơi, ảnh Chúa trên lịch bị rách dọc người. Giường ngủ là cái ghế sofa của IKEA, loại có thể kéo ra thành cái giường tạm.

Rất bất ngờ khi người ở cùng nhà là một bạn sinh viên Nga rất xinh, tóc vàng, mắt xanh, da trắng, người mảnh khảnh như rất nhiều cô gái Nga trẻ khác. Không hiểu sao các em gái Nga lúc trẻ thì gầy, cằm thon và xinh như mộng nhưng lấy chồng xong thì nhanh chóng phì ra như cái hồ lô tuột cạp. Khác hẳn bên Úc, tỉ lệ phụ nữ trẻ béo tròn rất nhiều còn ở Nga gần như không có con gái còn trẻ mà nặng cân. Có lẽ do ngày trẻ thiếu tiền và đói ăn chăng? Ban đầu bạn ấy tỏ ra lạnh lùng nhưng hóa ra là ngượng nghịu và lúng túng khi nói tiếng Anh (mặc dù nói khá tốt) rất dễ thương, trả lời rất thật thà, hoàn toàn không giống với gái Anh (và các nước nói tiếng Anh). Bảo sao mấy cha Mỹ với Anh sang Nga cua gái cứ nhoay nhoáy.

157968

Xe buýt trước cửa nhà với phụ nữ/gái Nga trước và sau khi lấy chồng!

Mình cứ nhớ cảnh mãi cảnh bạn ấy ngồi làm toán cao cấp trong bếp, cứ như nàng lọ lem ngập lụt giữa đống đồ đạc vậy. Bạn ấy thuê phòng trong nhà này dài hạn để đi học Đại học Tài chính nhưng thật bất ngờ là giá phòng em thuê không phải đắt mà bạn ấy ở dài hạn cũng phải trả gần bằng như thế mỗi ngày. Giá thuê nhà ở Moskva là quá khủng khiếp, giá mua nhà còn kinh dị hơn nếu so sánh về chất lượng cơ sở hạ tầng với bên Úc dù ở Úc đã rất đắt đỏ, mà cái chỗ này chỉ là ga cuối cùng của tuyến tàu điện ngầm với vài trăm cái chung cư 15 tầng ở cạnh nhau. Chi phí sinh hoạt ở Moskva thuộc hàng đắt đỏ nhất thế giới mà chất lượng sống thì chưa xứng đáng tí nào. Cái tư duy thủ đô là to nhất, đông nhất, giàu nhất có lẽ từ Liên Xô mà ra khi mà mọi thứ tập trung ở Trung Ương, sinh ra một loạt đất nước méo mó về quy hoạch, chuyển dịch dân cư, mất cân bằng kinh tế vùng và tư tưởng của dân chúng. Rất nhiều người đến Úc lần đầu mới biết Canberra là thủ đô chứ không phải Sydney và nó rất đẹp nhưng không hề đông đúc. Washington D.C của Mỹ, Ottawa của Canada và Wellington của New Zealand đều tương tự.

Thôi thì có chỗ trú chân, em đành lẩm bẩm mấy câu của Phạm Duy: “Có còn hơn không, có còn hơn không!” để an ủi. Đường xa mệt nhọc, nhuệ khí của binh sĩ đã hết sạch, kế hoạch đi chơi mặc kệ, hai vợ chồng cố nuốt nốt bánh mì với một hộp patê tanh như ngóe (dù có hình con gà ở trên tưởng patê gà nhưng bóc ra ăn thì toàn mùi trứng cá) và hộp sushi chua như giấm, rồi lăn ra ngủ một mạch đến tối. Lúc ngủ dậy trời đã tối, tắm rửa xong ra phố cũng đã 9h, sợ rằng như bên Úc thì sẽ không còn cả đất mà cạp ăn nhưng rất may là hàng quán bên Nga mở rất muộn dù cũng đang lục tục đóng cửa cả rồi. Mùa hè ngân hàng mở đến 9h tối, còn các hàng ăn thì 9h đã đóng cửa. Siêu thị và hiệu thuốc thì mở rất muộn, đặc biệt là hiệu thuốc thường mở 24h. Một điều kì lạ là hiệu thuốc ở Nga siêu siêu nhiều, nhiều một cách bất thường, thành phố nào cũng vậy, ngõ ngách nào cũng có và 1 đoạn 100m có khi đến 5 hiệu thuốc, làm em cứ tưởng trong đấy bán kèm thuốc lá hay rượu bia gì thì mới nhiều và mở muộn như thế, nhưng không, chỉ bán thuốc và đôi khi có lăn nách với dầu gội đầu!

Siêu thị bán đồ ăn thì vẫn mở nhưng các hàng ăn đã đóng cửa hết. Chỉ còn một tia hi vọng duy nhất (sáng đèn rực rỡ, người ra vào tấp nập), cũng là nơi bán đồ ăn mà em ghê tởm nhất, nhưng không còn sự lựa chọn nào khác: Макдоналдс. Sau khi vác bụng ọc ạch (đói chẳng ra đói no chẳng ra no) về, em còn rẽ vào một quầy mua mấy gói mì tôm để xem di sản của Vịn Vương tại xứ này ra sao và can nước lọc 5 lít để dự trữ quân lương.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,710
Bài viết
1,135,830
Members
192,464
Latest member
mileyhurst458
Back
Top