What's new

Độc hành Sài Gòn - Hà Nội - Hạ Long - Sapa

Khuya nay, tình cờ được một cô bạn mới quen có cái nickname paven khích lệ, tôi quyết định viết một bài hồi ức về chuyến đi bụi miền Bắc của mình. Chuyến đi cách đây đã 6 tháng, cũng khá lâu rồi nhưng ấn tượng về nó thì vẫn còn đọng lại rất nhiều. Có lẽ tôi sẽ viết bài này hơi chậm và trầm lắng một chút. Bởi bản chất của chuyến độc hành này mang hơi hướng của một kẻ đang tìm về lối “sống chậm”. Tôi nghe ở đâu đó rằng “Đôi khi bạn cần phải sống chậm lại để không hời hợt, chậm lại để nuôi chín cảm xúc, để lắng nghe nhịp chảy của cuộc sống...Và chậm lại để nhìn lại, chậm lại để… nhanh hơn...”

Tạm biệt Sài Gòn vài ngày nhé!
11.jpg
 
Last edited:
Nhưng cái cảm giác lo âu đã dần được xua tan bởi ba người cùng ở với tôi họ khá thân thiện và hòa đồng. Hơn nữa, họ cũng có ý thức về việc “học ăn, học nói, học gói, học mở” hơn là kiểu nói chuyện oang oang cho cả làng mà tôi được lãnh hội lúc nãy ở nhà ga.

Tàu bắt đầu chạy… Uỳnh uỵch… uỳnh uỵch… Vậy là tôi đã được đi đủ mọi phương tiện từ máy bay, tàu hỏa, taxi, xe máy trong chuyến du lịch miền Bắc này.

Sau vài câu bà tám với ba người cùng khoang thì tôi biết được chị này tên Thúy, đã có gia đình nhưng vẫn rất máu me gửi con để đi chơi cùng hai anh bạn tên Hào và Hoàng. Tôi nhanh chóng lĩnh hội được nhiều kiến thức về Sapa từ anh tên Hào, vì anh ta thường xuyên lên Sapa để mua thuốc về chữa bệnh cho bố. Anh ấy kể rằng nhờ uống trà nụ hoa tam thất mà đến khi mất, da dẻ của ông cụ vẫn hồng hào và còn đẹp hơn cả người còn sống. Riêng chị Thúy thì khuyên tôi đi Sapa mùa này thì nên mua măng khô còn nấm hương thì sẽ không ngon lắm. Cả ba người đều ở Hà Nội nên cho tôi rất nhiều địa chỉ món ngon Hà Thành.

Kết thúc câu chuyện, tôi leo lên giường trùm chăn thiu thiu ngủ. Tàu cứ dằn cứ xóc… Chỉ vài tiếng nữa, tôi sẽ được lên Sapa – nơi mà từ nhỏ tôi đã mơ ước…

61-2.jpg
 
Last edited:
5h sáng, tàu dừng lại ở ga Lào Cai, tôi tạm biệt ba anh chị ấy và vác ba lô xuống tàu. Lào Cai đón tôi bằng một cơn mưa lất phất và đầy sương mù, thời tiết khá lạnh đến độ tôi thở ra khói y như trong các bộ phim Hàn. Tôi nhanh chóng tìm đường ra ngoài cửa ga, ai cũng thắc mắc vì sao tôi đi một mình.

Sau khi ăn sáng, cả đoàn bắt đầu đi xe lên Sapa, mất khoảng 2 tiếng. Đoạn đường có nhiều cảnh khá đẹp mắt (nhưng tôi buồn ngủ quá chẳng chụp được bao nhiêu). Sapa lại đón tôi với cái rét căm căm 6 độ và một bầu trời mịt mù "sương khói mờ nhân ảnh".

521.jpg


522.jpg

Tôi được ở khách sạn Công đoàn dưới chân núi Hàm Rồng. Bên ngoài có rất nhiều quán nướng, từ hột gà, hạt dẻ, khoai nướng, bắp nướng, thịt nướng cho đến cơm lam. Mỗi một xâu như thế khoảng 5.000 đến 6.000 đồng. Cô bán hàng vừa quạt cho bếp than hồng, vừa luôn miệng chuyện trò với tôi...

523.jpg


524.jpg
 
Last edited:
Sao cứ làm cái màn show thức ăn giữa đêm thế này, hận chủ nhà :)) hành trình độc cô cầu bại chắc còn nhiều điều hấp dẫn lắm đây! mà chắc chủ nhà post đồ ăn xong thì đi kiếm mì sống nhai rột roạt roài, không thể post tiếp được nữa keke Ăn xong rồi post tiếp nhá nhá ms Hana :))
 
Paven lên Đà Lạt chỉ mới lạnh 15 độ là mặc hơn 4 lớp áo. Lên tới Sapa chắc chui vô mùng ngủ đông lun quá. Sapa lúc này mà có tuyết thì đã quá Hana nhỉ. Hồi nhỏ cứ mơ tới Sapa vì có tuyết nhưng lớn lên thì nhận thức được không phải lúc nào cũng có tuyết=)). Hehe, nhưng bắt đầu bị quyến rũ bởi một loạt hình Sapa của con nhỏ bạn du hành lên đó. Nôn nóng xem hình quá nè Hana ơi:D
 
@lười: chỉ được cái nói tầm bậy tầm bạ, mà trúng tùm lum tùm la, tâm hồn ăn uống đồng điệu quá, haha (vần thế nhỉ :D)

@paven: hồi nhỏ cứ nghĩ Sapa lúc nào cũng có tuyết, ai dè hổng phải zậy, Sapa buổi tối còn rét hơn nữa, chui vô chăn ủ ngủ ngon cực.
_______________

Những xâu hạt dẻ khoai nướng đã làm ấm lòng những du khách phương xa. Sapa lạnh thật nhưng tôi thích cái lạnh cắt da cắt thịt ấy, cứ như tôi sinh ra là để dành cho Sapa vậy. Mặc dù thời điểm cuối tháng 11 thế này chẳng có tuyết, chẳng có lúa chín vàng, mà cũng chẳng có hoa đào nữa, nhưng tôi mặc kệ, đi “sảng” mà, có toan tính gì đâu, cứ được lên Sapa là nhất rồi…

Tôi dạo bước ngắm nhà thờ đá Sapa - được xem là một dấu ấn kiến trúc cổ còn lại toàn vẹn nhất của người Pháp.
551.jpg


552.jpg


553.jpg


Lại một người cô đơn giữa giá rét chăng?
554.jpg
 
Last edited:
Mưa vẫn cứ lất phất rơi, giá như thay mưa bằng tuyết thì thích biết mấy. Vừa đến thác Bạc thì trời lại đổ mưa, thời tiết chi mà xấu quá! Tôi mua một cái áo mưa nylon 5.000 để trèo leo lên thác. Quả thật như anh Hào nói, thác Bạc là nơi đẹp nhất ở Sapa, và may mắn cho tôi đi trúng mùa thác có nước. (Các bạn của tôi nhìn hình thác Bạc khá ngạc nhiên “sao nó lắm nước thế”, à há, vậy là tôi “hên” khi được chiêm ngưỡng thác Bạc mùa… nước đổ).

Thác Bạc từ xa giữa trời mây âm u mịt mờ

561.jpg


Dù trời mưa nhưng khi nhìn thấy thác Bạc thì sự háo hức của tôi đã bắt đầu. Bỏ cả áo mưa vướng víu, tôi cứ bước, cứ leo cho đến khi chẳng còn đường để đi nữa mới chịu dừng lại. Nó quá đẹp phải không?

562.jpg


563.jpg


Em bé người H’mong đáng yêu, tay cầm vài món hàng lưu niệm mời khách.

564.jpg
 
Last edited:
Ai thích ruộng bậc thang nào?

571.jpg


Đi mùa này ruộng trơ gốc rạ…

572.jpg


Tôi yêu cái hoang sơ của Sapa lắm, nó khác hẳn Đà Lạt xô bồ và cảnh quan thì nhân tạo.

573.jpg


574.jpg

Đi mùa lúa chín sẽ còn thích mê tơi. Các tay súng cự phách mau mau lên Sapa mùa lúa chụp hình ruộng bậc thang vàng rực đi nhé!
 
Last edited:
Cuốc bộ leo thác Bạc đã làm tôi nhanh chóng thích nghi với thời tiết giá lạnh ở Sapa. Nét đẹp hoang sơ núi rừng của Sapa đã xua tan những mệt mỏi của đời sống đô thị. Hơn nữa người dân ở đây làm du lịch cách hiền hòa hơn là Hạ Long và chùa Hương. Văn hóa Sapa đậm đà bản sắc dân tộc, thể hiện ở các bản làng mà tôi có dịp vào thăm. Điển hình là bản Cát Cát - một bản làng của người dân tộc H’mong. Nơi đây có khá nhiều nghề thủ công truyền thống như trồng bông, lanh và dệt vải. Tuy nhiên đường xuống Cát Cát khá khó khăn vì địa hình đồi núi không tiện sử dụng xe cộ. Thế là tôi tiếp tục công cuộc cuốc bộ gần 2 cây số để xuống đến bản làng này, tuy nhiên đây lại chính là cơ hội để có thể tận hưởng hết cảnh đẹp của núi rừng.

581.jpg


Mây bay ngang rồi bay qua
582.jpg


Trường học trong sương
583.jpg

Ở Cát Cát còn giữ được khá nhiều phong tục và tập quán độc đáo, đậm nét mà ở nhiều vùng khác không có, hoặc không còn tồn tại nguyên gốc. Chẳng hạn như tục "kéo vợ". Khi người con trai quen biết và đem lòng yêu một cô gái, anh ta sẽ tổ chức làm cỗ mời bạn bè và nhờ các bạn lập kế hoạch "kéo" cô gái mà anh ta muốn cưới làm vợ về nhà một cách bất ngờ và giữ cô gái trong nhà ba ngày. Sau ba ngày, nếu cô gái đồng ý làm vợ chàng trai thì sẽ tiến hành lễ cưới chính thức. Nếu cô gái từ chối thì họ cùng nhau uống bát rượu kết bạn và mọi việc trở lại bình thường như chưa có điều gì xảy ra. Lễ cưới người H’mong ở Cát Cát thường được tổ chức từ 2 đến 7 ngày.

584.jpg


585.jpg


586.jpg
 
Last edited:
Tôi vào thăm một ngôi nhà của người dân tộc. Từ ngoài cửa đã bắt gặp một đàn lợn

591.jpg


Cô lợn này chắc đang có bầu

592.jpg


Gia đình thì cặm cụi may vá

593.jpg


Kho lương thực

594.jpg


Những bắp ngô vàng rực trên trần nhà

595.jpg


Và ánh mắt ngây thơ của trẻ con

596.jpg

Cuộc sống rất yên bình...
 
Last edited:
Kiến trúc nhà cửa người H’mong làng Cát Cát còn nhiều nét cổ: nhà ba gian lợp ván gỗ pơ mu. Bộ khung nhà có vì kèo ba cột ngang. Các cột nhà đều được kê trên phiến đá tròn hoặc vuông. Vách được lợp bằng gỗ xẻ, có 3 cửa ra vào: cửa chính ở gian giữa, 2 cửa phụ ở hai đầu nhà. Cửa chính luôn được đóng kín, chỉ mở khi có việc lớn như đám cưới, tang ma, cúng ma vào dịp lễ tết. Trong nhà có không gian thờ, sàn gác lương thực dự trữ, nơi ngủ, bếp và nơi tiếp khách.

Làng Cát Cát được hình thành từ giữa thế kỷ 19, các hộ gia đình cư trú theo phương thức mật tập: dựa vào sườn núi và quây quần bên nhau, các nóc nhà cách nhau chừng vài chục mét. Ngoài nơi ở còn có nơi sản xuất: họ trồng lúa trên ruộng bậc thang, trồng ngô trên núi theo phương pháp canh tác thủ công, sản lượng thấp. Phần lớn nhà cửa đều đơn giản, chỉ có một cái bàn, cái giường và bếp lửa nấu nướng...

Tôi bước vào tham quan một ngôi nhà gọi là nhà trình tường – đặc trưng của Cát Cát, nhà cũng có "lồng đèn đỏ treo cao"?

601.jpg


Cầu thang bằng gỗ

602.jpg


Lồng đèn trên trần

603.jpg


Rồi lồng đèn trên giá

604.jpg


605.jpg


Gian thờ và cối xay

606.jpg


Đặc sản nấm Linh Chi

607.jpg
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,316
Bài viết
1,175,116
Members
192,041
Latest member
yyuten
Back
Top