What's new

Doigiaymoi, 31 ngày rong chơi miền đất Phật.

Doigiaymoi, 31 ngày rong chơi miền đất Phật.


Phần mở đầu

Chào các bạn,
Hôm nay tôi lại tái ngộ mọi người trong topic mới : “Doigiaymoi, 30 ngày rong chơi miền đất Phật”.
Trước tiên, có một số điều tôi xin phép được bày tỏ trong phần mở đầu:

1/Topic này đáng lẽ phải nằm trong mục “Hồi ức những chuyến đi nước ngoài”, nhưng tôi xin phép được mở đầu từ “Hồi ức những chuyến đi trong nước” trước, để một số các bạn đọc quen thuộc, đã từng đọc qua “Daehan 100cc và cuộc rong chơi ngàn dặm…” tiện theo dỏi, rồi sau đó sẽ chuyển sang “nước ngoài” cho đúng với “nguyên tắc” của phuot.vn. Hơn nửa, tôi sống tại Long Xuyên, thì mọi chuyến đi đều bắt đầu từ “trong nước”, dù là đi ra nước ngoài, đó cũng là điều hợp lý! Đây chỉ là suy nghĩ của Doigiaymoi, không biết BĐH trang nhà có đồng ý?

attachment.php


2/Như loạt bài “Daehan 100cc và cuộc rong chơi ngàn dặm của 2 kẻ thích lang thang” mà các bạn đã có dịp đọc trong mục “Hồi ức những chuyến đi trong nước”, tôi có nói “bóng gió” về việc ấp ủ một chuyến đi bụi bằng xe 2 bánh qua Myanmar… Đó là dự kiến, còn việc thực hiện thì …phải chờ thời cơ.

attachment.php

Một năm trước, khi rong chơi qua đất Phật Campuchia, Tp Kampong Cham.

3/Vào một ngày “đẹp trời” tháng 8, năm nay, 2013, tôi nhận được email của người bạn cũ hồi năm thứ nhất đại học :
“28/10 tôi sẽ đi qua Miến trong 3 tuần vi qua để lo lễ Dâng Y rồi sau đó sẽ dẫn mọi người đi thăm viếng những Phật tich . Đi một chuyến đi . Nếu tính được thì cho tôi hay đê tôi rủ thầy Dương nữa .
Cho ngay số phone vi hiện nay toi có thể gọi về VN chi có 2c cho ĐT bàn , 3c cho cell phone .”
Ô hô, thật là một “đề nghị khiếm nhả” đầy hấp dẫn! Nhưng đi Miến Điện chớ có phải đi Sài Gòn đâu, hể được rủ là OK ngay sao? Tôi bèn trả lời:
“ He he, bây giờ khó nói quá. Tính thì được nhưng sự đời thay đổi bất thường. Thôi thì nếu có "duyên", trò này sẽ hạnh ngộ 2 Thầy, Thầy chùa và Thầy dạy học!”

4/Bây giờ, hãy cho tôi dành một chút thì giờ để nói về người đã gửi “lời đề nghị khiếm nhả” kể trên. Là bạn cùng Khóa 1 CĐNN CT, nhưng anh chỉ học 1 năm thì nghĩ, vì trường lúc này không có ngành “Chăn nuôi thú y” mà anh thích khi còn học ở Nông lâm súc Bảo Lộc. Từ đó, anh ta “lặn” mất tiêu! Rồi, hơn 20 năm sau mới gặp lại, bấy giờ anh là Bác sĩ, đang dạy tại một Đại học Y bên xứ Hoa Kỳ.

attachment.php


Từ đó mỗi năm khi trở về Việt Nam, anh đều a lô thông báo. Tôi liền thu xếp ngay ngày hôm sau, lên nhà anh ở chợ Thị Nghè, bên hông sở thú. Gặp nhau, nói 3 điều, 4 chuyện, một đêm, để sáng sớm hôm kế tiếp, thức dậy nghe khỉ kêu, vượn hú( thảo cầm viên Sài gòn chỉ cách chưa đầy 200m đường chim bay) …ăn sáng chung rồi về! Thỉnh thoảng ở thêm 1 ngày, đi ra suối Cả, Long Thành thăm khu vườn của vợ chồng người em gái, cũng là bạn đồng môn(khóa 2). Cứ thế, hàng năm đều diễn ra y như vậy. Như một chương trình đã được set up và trở thành như 1 mặc định!
Ông bạn tôi, sau khi bôn ba xứ người, công thành danh toại, vậy mà vẫn nhất định ở vậy nuôi 2 con…chó cưng! Không thèm lập gia đình, lương bác sĩ “mênh mông” chỉ để đi chơi và làm từ thiện! Nhiều lần gửi quà cứu trợ lũ lụt miền biên giới, vì anh cũng từng là cựu học sinh Thủ Khoa Nghĩa, Châu Đốc.
Năm 2000, anh về Việt Nam mang gạo lên tặng cho đồng bào nghèo An Phú, An Giang.


attachment.php



attachment.php



Và từ lúc đó, hàng năm, anh dành 1 tháng nghĩ hè để qua Miến Điện tu Thiền.
Những tưởng, chỉ là một chọn lựa tạm thời hàng năm vào dịp nghĩ dưỡng, để thay đổi cái nhịp sống ồn ào của xã hội Hoa Kỳ nhiều máy móc, giống như các trí thức học giả phương Tây đang tìm đến xứ Thiền để khám phá thêm điều huyền nhiệm. Lúc đó, sau khi trút bỏ bộ đồ Jean, anh xuống tóc, khoát áo nâu, bưng bình bát, lang thang chân đất đi khất thực trên xứ sở Chùa Đá Vàng, với nhiều bạn bè khắp năm châu, hành thiền cùng các Sư Myanmar sở tại. Sau chừng 1 tháng lại quần Jean, áo pull, anh bay trở về Mỹ, tiếp tục công việc của một Gs đại học.
Ai dè, năm 2003, anh nghĩ hưu và xuống tóc đi tu! Dù đã biết trước, nhưng tôi cũng bất ngờ khi gặp lại anh bạn mình mĩm cười hiền hậu sau tấm áo nâu phong phanh mở cửa đón tôi vào nhà ở đường Nguyễn văn Phương, thị Nghè. Nhớ lại cái khó của tôi lúc đó là xưng hô, mới một năm trước còn mày mày, tao tao; bây giờ thì…thiệt khó quá, thôi thì gọi là Ông H. vậy. Anh thường tự xưng với tôi là “Sãi già” hoặc là “Sư không còn trẻ nửa”.
Năm 2005, Sãi già mua đất, lập Thiền viện tại vùng Kalaw, xứ Miến Điện xa xôi. Hàng năm đều về nhà ở Thị Nghè để thăm mẹ già và gia đình người em ruột đang sống tại đó. Dĩ nhiên, bạn bè hay tin Sãi già về, nếu thuận tiện thì ghé thăm hoặc gặp mặt thân mật. Lần gần nhất là tháng 4-2013.


attachment.php



attachment.php
 
Last edited:
Trong khi Angkor Wat còn rất nguyên vẹn, thì Bayon, ngay từ phía ngoài nhìn vào, là một phế tích với ngổn ngang đá vở đổ...


attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php
 
Last edited:
Hindu là tôn giáo mà các Vương triều Khmer theo, kể từ vì vua lập quốc Jayavarman II đến vua Suryavarman II, người cho xây dựng Angkor Wat.
Sau khi Suryavarman II băng hà, Vua Jayavarman VII lên ngôi, vì là 1 Phật tử, vương triều Khmer từ bây giờ cải đạo sang Phật Giáo, dấu ấn Phật giáo bắt đầu hiện diện trong các ngôi đền tháp này, thậm chí các vị thần trong Ấn giáo cũng dần được “cải đạo” theo! Tôi không rành lắm về tôn giáo, nhưng thấy rằng sự giao thoa “Ấn-Phật” này có lẽ cũng bởi nhờ sự tương đồng cơ bản về “hành trình đến giác ngộ”, về bản chất “hướng thiện” của giáo luật.
Ngày nay, Angkor Wat được thế giới biết đến và ngưỡng mộ bởi vì qui mô của 1 đền tháp bằng đá vĩ đại và nhất là bởi vì những phù điêu được tạc trên khắp các ngóc nghách của đền.
Còn Bayon, như đã nói, là đền tháp của những khuôn mặt Phật khổng lồ với nụ cười bí ẩn. 54 tháp Phật 4 mặt sắp xếp như một “ma trận” trong một khu đền do vua Jayavarman VII xây dựng vào cuối thế kỷ 12.
Nàng Mona Lisa của Leonardo Da Vinci, chỉ một nụ cười mà đã làm chao đảo cả thế giới nghệ thuật; đền Bayon với 216 gương mặt cùng ngần ấy những nụ cười, mà không nụ cười nào giống nụ cười nào, đã để lại cho đời một “kiếm tìm” thú vị trong giới nghệ thuật lẫn các khoa học gia.
216 khuôn mặt khổng lồ trên các tháp đá, tưởng là giống nhau, nhưng thật sự lại ẩn chứa những bí mật riêng của mỗi một nụ cười. Và gương mặt ấy là ai vẫn còn là một dấu hỏi, là hiện thân của vua Jayavarman VII hay của thần Lokesvara, là thần Shiva hay Quán Thế Âm Bồ Tác? Robert J.Casey, các nhà khoa học Trường Viễn Đông Bác Cổ, học giả Coedes chuyên về Angkor học…đều có đưa ra những giả thuyết của mình, như thế, nhưng …bí mật vẫn còn đó, như sự bí ẩn diệu kỳ của các nụ cười Bayon!


attachment.php



attachment.php



Chúng tôi lần bước theo những lối đi hẹp len lỏi qua các tháp đá mang những khuôn mặt Bayon, thật sự khó thể định hướng được khi di chuyển trong cái “ma trận” kỳ lạ này. Và dường như ở chỗ nào chúng tôi cũng bị nhìn thấy bởi các đôi mắt Bayon, ở chỗ nào tôi cũng bắt gặp được 1, 2, 3…khuôn mặt với nụ cười bí hiểm. Mà theo tôi, thật sự có nụ cười nào mà không bí hiểm nếu nó chỉ là hình ảnh còn lại của chủ nhân nụ cười, nhất là những nụ cười hoàn toàn độc lập với “ngử cảnh” chung quanh. Chỉ có tác giả của nụ cười, là chủ nhân hay là người khắc họa nụ cười ấy, mới có thể giải thích cái ý nghĩa của nó. Nhưng thôi, chính cái sự “không rõ ràng” ấy, khiến nụ cười thành bí hiểm, chính cái sự không được giải thích ấy, khiến nụ cười trở thành một giá trị luôn được kiếm tìm, đó là điều thú vị mà người xưa để lại cho đời sau, điều thú vị khiến tất cả trở thành như bất tử!


attachment.php



attachment.php



attachment.php



Riêng tôi, trộm nghĩ như sau: Tôi đã nhìn thật lâu một khuôn mặt Phật, rồi nhìn thật lâu một khuôn mặt Phật khác. Dĩ nhiên cả 2 không thể giống nhau, ngay cả chính 1 khuôn mặt thôi, cũng đã khác đi sau 1 lần chớp mắt, sau một lần di chuyển góc nhìn. Vậy mà rồi, tôi, riêng tôi cũng “thấy” một giống nhau đến lạ lùng của toàn bộ những mặt Bayon mà tôi bắt gặp, đó là nét “từ bi” thể hiện tuyệt vời trên các khối đá vô tri!
Phải chăng đấy chính là cái bí ẩn mà người xưa đã cố tình để lại, một bí ẩn thật giản đơn giữa cái “ma trận” rối rắm của tháp đền; giống như cái “tánh bổn thiện” rất tự nhiên của con người vậy mà rất nhiều kẻ phải kiếm tìm hết sức mà không có được, trong cái thế giới ta bà đầy “ma mị” này!


attachment.php



attachment.php

Ánh mắt Bayon như nhìn thấy ta ở khắp nơi, với lòng từ bi…


attachment.php



attachment.php

…và với tôi, dù khi đã rời khỏi nơi này, vẫn chắc chắn nhớ hoài khuôn mặt Phật, hiền hòa và nhân hậu!


attachment.php
 
Last edited:
(c) em thật khâm phục 2 bác, em củng được 2 lần tham quan o siemreap nên coi lại hình và những chia sẽ của bác em cứ tưởng là mình đang được tham quan thêm 1 lần nửa...với lại em và vợ em cũng có máu lang thang khám phá như bác nên ước ao sẽ được 1 lần cùng với vợ chồng bác tung tăng du lịch đó đây. Nhờ chỉ dẫn của 1 người anh, em vào đọc 1 lèo 12 trang của bác....hình đẹp....lời văn dí dỡm, chân thật....và qua văn của bác làm em cảm thấy văn hóa và con người Kam thật thú vị.
 
Chào Ken_Uber,
Rất cảm ơn những chia sẻ và khen tặng của bạn. Điều bạn nói cũng đúng với chính tôi, khi viết lại, sắp xếp hình ảnh vào bài...cũng là chuyến đi thứ 2 không kém phần thú vị của chính mình. Xin cảm ơn đã dành thì giờ theo dỏi bài viết.
Doigiaymoi.
 
Cháu xin bổ sung 1 điểm thấy mà không thấy cũng không dám chắc là có đúng hay không?!
Đợt trước cháu đi theo 2 phượt lão người Đan mạch có hướng dẫn viên người Cam. Họ hỏi HDV tại sao các bậc thang ở đây lại cấu tạo ngược với mặt bậc thì nhỏ còn cổ bậc thì cao? anh ấy bảo do ngày xưa người Khmer nhỏ bé nên làm thế để leo!?
Cặp phượt lão bảo đấy chỉ là ý nhìn thấy chứ theo họ tìm hiểu là người ta cố tình làm thế để thể hiện sự tôn nghiêm khi lên đền : Khi lên phải leo lên, khi xuống cũng k quay lưng bước xuống được mà phải bò ngược từng bước xuống.

Không hẳn thế đâu bạn. Vấn để nằm ở kiến trúc ngôi đền, do mô phòng núi thần vũ trụ nên phải thật cao chót vót, muốn vậy thì ngoài chiều cao tuyệt đối thì chân đế phải hẹp nên việc các bậc thang có độ dốc lớn là đương nhiên. Từ đó mặt bậc phải nhỏ hơn cổ bậc. Giống như cầu thang trong ngôi nhà hẹp phải có dộ dốc lớn.

Nhà em đọc say sưa quá, quên bấm "Thanks" và "Like" bác Đổi giầy mới à.
 
Last edited:
attachment.php

Dọc đường, bên phía tay trái, tôi gặp Bảo tàng Angkor Quốc gia, có kiến trúc hiện đại nhưng đậm chất Khmer với màu tường trắng và mái ngói đỏ, dù khiêm tốn nhưng không dấu vẻ kiêu hảnh vì bên trong đang trưng bày một phần rất rất nhỏ, những hiện vật của một nền nghệ thuật vĩ đại mà thế giới ngày nay phải ngắm nhìn thán phục.

Hơ hơ, Bác chụp đúng cái KS nhà em ở hồi đầu năm làm em nhớ Siem Reap quá, chắc phải quay lại ít nhất 1 lần nữa như bác với chiếc xe đạp để cảm nhận nhiều hơn về kỳ quan này và điệu múa của vũ nữ Áp-Xa-Ra huyền thoại.

Ghen tị với bác.

11812990586_ff9384c144_c.jpg


11813009586_91cf348ae8_c.jpg


11813009536_2c7a10bfba_c.jpg
 
attachment.php


Chúng tôi rời đền Bayon, trở lại chỗ dựng 2 chiếc xe đạp, không khóa và không người trông giữ, he he, vẫn còn nguyên một cặp. Thật tình mà nói, nếu là nơi nào đó ở trong nước, tôi không dám mạo hiểm bỏ 2 con bike nhỏ “dễ thương trị giá 200$ US” này ngoài tầm kiểm soát đến gần cả giờ như thế. Chúng quá nhẹ để ai cũng có thể bỏ vô cái bao rồi vác lên vai như các người móc bọc, cũng như quá nhẹ để đưa lên tuk tuk rồi chở đi đâu đó.Ở đây, trên đất nước Chùa Tháp này, điều đó không xảy ra, khiến làm quặn một nỗi đau âm ỉ trong lòng: dân ta sao giờ đây quá tệ, tham lam, gian dối…khắp nơi. Nghĩ cho cùng, bản chất người dân Việt không hề như vậy, nên vẫn hiên ngang tồn tại suốt 4.000 năm, mặc cho bao thế lực, cường quyền… biết bao lần thôn tính. Hồi tôi còn nhỏ, Quốc Văn Giáo khoa thư, đơn giản dạy học trò: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, …không cần phải khẩu hiệu “lên gân”, không cần phải “đấu tranh” sắc máu,…mà xã hội sao nhiều lòng nhân hậu, không giống như bây giờ, ngày nào cũng nhan nhản tin tức cướp của, giết người, chặt tay, đập đầu,…Nghèo khổ không hẳn là nguyên nhân chính, mà trách nhiệm của giáo dục (nói chung)… mới chính là nguyên nhân!
Bà xã lấy hết “lương khô” mang theo ra nhai tiếp trong lúc tạm nghĩ chân. Một cậu thanh niên mon men bước tới, chào hỏi bằng một giọng Ăng lê khá tốt. Chúng tôi “giao lưu” cho cậu một gói bánh lạt AFC“Kinh đô”. Thì ra cậu ta là chủ xe tuk tuk đang đậu bên lề cạnh 2 con bike của tôi, 26 tuổi, độc thân, là trụ cột nuôi cha mẹ già và một em trai còn đi học, anh chị lớn đều đã có gia đình riêng.
Cậu ta đề nghị chở chúng tôi đi thăm vài ngôi đền còn lại rồi đưa luôn về khách sạn Saphir với giá 5$ US .
Bây giờ là 15h chiều, thật tình mà nói, từ sáng tới giờ chúng tôi đã tận dụng được 2 con bike một cách rất đáng đồng tiền bát gạo, nhưng đồng thời cũng đã “đày đọa” 2 cặp giò già rất đáng…bát gạo đồng tiền! Đã đạp lọc cọc hàng chục cây số, đã bang càng tôm thêm vài ngàn thước vào đền, rồi vừa leo vừa bò lên các nấc thang, len lỏi qua các hành lang …bây giờ, cứ nghĩ lại phải đạp tới thăm 1, 2 ngôi đền nửa, rồi tiếp tục 10 km quay về khách sạn, thì thiệt tình tôi thấy …ớn chè đậu trong lòng!


attachment.php



Mây Nimbostratus đang đè nặng trên bầu trời Angkor.

Còn điều này nửa, bầu trời giờ đây không còn “hanh nắng”, mà đang nặng nề một loại mây gây mưa, Thầy tôi, Trần Đăng H. dạy môn khí tượng hồi 45 năm trước, nói: mây Nimbostratus, ở độ cao khoảng 2.000 m, có màu xám nặng nề…báo hiệu cơn mưa có thể sắp xảy ra! …Bây giờ là lúc phải sử dụng chút kiến thức mà Thầy đã dạy, tiên đoán khí tượng để kịp thời ứng phó, chứ cứ “chơi bạo lấy tiếng…ngu”, tiếp tục tà tà đạp xe qua Ta Keo, Ta Prohm…rồi gặp mưa bất tử, chẳng xem được gì mà còn khổ sở…ướt mèm, thì đúng là ngu thiệt!
He he, vậy thì lên tuk tuk thôi!
Cậu lái xe mừng rở xếp phụ 2 con bike, đặt cẩn thận lên xe, khi chúng tôi yên vị, thì những giọt mưa đầu tiên cũng bắt đầu làm ướt đất, thiệt là may!
Từ đây ra khỏi cổng Angkor Thom cũng gần 2km, lại chạy tiếp về hướng Đông thêm 1.000m mới tới Ta Prohm.
Quyết định lên xe tuk tuk thật kịp thời, đúng lúc; dọc đường đi thấy 2 bạn Tây ba lô đang gò lưng trên con bike bự mà thấy…thương!


attachment.php



* Đền Ta Keo

Trước khi tới Ta Prohm, xe chạy ngang Ta Keo, nếu trời không mưa chắc chắn chúng tôi sẽ vào thăm đền này, bây giờ thì chỉ có thể nhìn từ xa.
Ta Keo, xây dựng vào khoảng từ năm 968 đến 1001, dưới thời vua Jayavarman V, trước cả Angkor Wat và Angkor Thom, có lẽ là ngôi đền còn tương đối nguyên vẹn, có thể do bởi số phận hẩm hiu vì là ngôi đền duy nhất chưa hoàn thành và chưa hề sử dụng. Người cho xây dựng nó, Vua Jayavarman V đột ngột qua đời, công trình vừa xong phần thô, chưa thi công phần chạm khắc, cũng dừng ngay việc hoàn thiện.
Dẫu sao nó cũng là một chứng tích, giải thích qui trình xây dựng các đền tháp Angkor, xếp đá xây đền trước, điêu khắc trang trí sau. Ngoài ra, chính cái thô của công trình dang dở lại đang bày ra sự vững chắc, vẻ đồ sộ và qua đó người đời sau mới hết lời khâm phục tài nghệ của các kiến trúc sư xưa!


attachment.php



Qua khỏi Ta Keo một đổi là tới Đền Ta Prohm.

* Đền Ta Prohm.

Do Vua Jayavarman VII xây dựng theo phong cách Bayon, đền Ta Prohm còn có tên là đền Rajavihara (nghĩa là đền Hoàng gia), nhằm tưởng niệm mẹ vua là Hoàng Hậu Jayarajachudanami.
Đền Ta Prohm thuộc loại đền phẳng, có kích thước 700x1000 mét, được xây dựng vào thời kỳ cực thịnh của đế chế Khmer, vì vua Jayavarman VII là một Phật tử Bắc Tông, nên đền cũng vừa là tu viện vừa là trường học Phật giáo. Đương thời nơi đây có khoảng 12.000 người sinh sống. Khi đế chế Khmer suy tàn, vương triều sụp đổ đền Ta Prohm cũng như các đền khác trong quần thể Angkor, bị bỏ quên giữa rừng già nhiệt đới, suốt mấy trăm năm dài.
Cậu lái xe dừng tại một cổng thả cho tôi xuống, rồi hẹn gặp lại tôi ở cổng phía bên kia, đó là qui trình thăm đền Ta Prohm, vào bằng một cổng và ra bằng cổng phía bên kia. Bà xã quyết định không thăm đền, chắc vì mỏi chân, vì trời đang mưa và vì…không an tâm khi bỏ lại 2 chiếc xe. Ôi có những nỗi sợ không biết từ bao giờ, nó đã thấm vào tâm một cách “quái quỉ” như thế, và thật thích biết bao khi sống trong một xã hội mà ai cũng có lòng tự trọng, khiến ta không phải bận tâm lo lắng chuyện “tầm phào” !
Trời mưa không lớn, nhưng đủ rả rít, thấm người nếu không có dù che, nhờ nó tôi có thể an tâm chụp ảnh mà không sợ ướt mình. Đường đi vào đền có khá nhiều du khách, sắc màu của dù, của áo,…khiến giữa cây rừng âm u như rực rỡ hẳn lên. Một dàn nhạc ngủ âm của những nghệ nhân Campuchia, vốn là nạn nhân của bom mìn thời chiến tranh Pol Pot, họ tấu lên những bản nhạc quen thuộc tiêu biểu cho quốc tịch của nhóm du khách đi ngang, để nhận được ít tiền do …làm cảnh để chụp hình kỷ niệm. Dẫu sao, đây cũng là một hình thức xin tiền có văn hóa và nhân hậu! Do trời mưa, nên có vẻ ban nhạc bị thất thu!


attachment.php

Ảnh này tôi mượn tạm trên net, xin chân thành cảm ơn tác giả.


Từ cổng vào đền cũng khá xa, con đường đất pha cát băng xuyên khu rừng đầy cổ thụ, hứa hẹn một một phế tích giữa chốn hoang sơ đang chờ nơi phía trước. Dù trời mưa, nhưng rất nhiều du khách vẫn đang hào hứng đến thăm đền…Trong khung cảnh hoang sơ của khu rừng già nhiệt đới, những cây Tung cổ thụ đang gây tò mò cho khách đến tham quan.


attachment.php



attachment.php



Một chiếc cầu gỗ bắc ngang qua con đường đá dẫn vào đền, nhằm bảo vệ cho di tích không tiếp tục bị bào mòn bởi hàng triệu, hàng triệu bước chân của du khách viếng mỗi năm. Đây là việc làm kịp thời để giữ gìn di sản thế giới!


attachment.php



Vừa bước chân qua khỏi cầu gỗ, bên tay trái, tôi chứng kiến ngay dấu tích một phần đền đá đổ sụp bên gốc cổ thụ già, trong khi bên phải vẫn còn nguyên một góc mái của ngôi đền phẳng Ta Prohm.


attachment.php



attachment.php
 
Last edited:
Theo một vài thông tin mà tôi biết, trong số những ngôi đền lớn tại khu vực này, Ta Prohm là đền bị tàn phá nặng nề nhất. Không hiểu sao, cùng mất tích dưới tán rừng sâu ẩm ướt, trong một khu vực tập trung gần nhau, vậy mà Ta Prohm lại bị tàn phá bởi thiên nhiên dữ dội như thế: những cây Tung, Knia khổng lồ, đã như những cánh tay bạch tuộc, bấu chặt lấy ngôi đền, bấu chặt đến nỗi dường như không thể nào thoát ra, bấu chặt đến nỗi làm vở tan những mảng tường đền lớn, dù đó là đá tảng cứng chắc và nặng nề!


attachment.php



Đền Ta Prohm là hình ảnh tiêu biểu của sức mạnh thiên nhiên, sự vũng chắc của đền tháp, đã không chống chọi nỗi với thời gian và sức công phá của cây rừng! Tưởng rằng sự công phá ấy làm mất đi một công trình vĩ đại, sẽ phá hoại dần cái ngôi đền tồn tại suốt ngàn năm; nhưng may mắn thay, phát hiện của các nhà khoa học đầu thế kỷ 20 đã làm hồi sinh khu đền cũ và Ta Prohm bổng trở nên một tuyệt tác sáng tạo bởi con người và uy lực của thiên nhiên.
Giờ đây, cái cảnh hoang tàn đổ nát với những rễ cây khổng lồ, không thể gặp ở nơi nào như thế, trở thành điểm thu hút đặc biệt của biết bao du khách và các nhà nghiên cứu, các nhà làm nghệ thuật.


attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



Khu phế tích Angkor bổng trở nên ồn ào, náo nhiệt kể từ khi bộ Phim Tomb Raider, Bí mật ngôi mộ cổ, do diễn viên Angelina Jolie đóng, công diễn trên toàn thế giới . Ấy cũng bởi vì bối cảnh chính được quay là ngôi đền Ta Prohm hoang phế một cách kỳ dị này.
Giờ đây, “kẻ hủy hoại” lại đang được quan tâm chăm sóc “ngang hàng” cùng với đối tượng “bị hại”, cả hai phải “cộng sinh” để cho đời luôn có được một tác phẩm tổng hợp bởi sự sáng tạo của con người và tác động của thiên nhiên. Tác phẩm này là một tuyệt tác nghệ thuật khổng lồ, chắc chắn sẽ có những thay đổi sau vài thập kỷ bởi sự biến dạng chậm chạp, không ngừng của những cổ thụ rừng xanh.


attachment.php



Bảo tồn di tích và bảo tồn cổ thụ là 2 nhiệm vụ chính mà các nhà quản lý và khoa học phải thực hiện song song, chiếc khiên và lưỡi kiếm, phải cùng tồn tại trong một cuộc chiến “sống, còn”. Một nhiệm vụ không hề đơn giản!
Trời mưa rả rít trên những hình tượng cổ quái trong một khung cảnh hoang tàn của đền tháp, khiến không khí càng thêm âm u, huyền bí.
Bước chân tôi len qua những hành lang tối, những vách đá ẩm ướt rêu xanh, không thể tưởng rằng hồi gần ngàn năm trước, nơi này từng có vạn người nhộn nhịp tới lui, sinh sống trong một xã hội giàu có, thịnh vượng!
Cũng như nhiều nơi khác trong khu di tích, Ta Prohm đang dần được khôi phục những nơi hư hại nặng, dĩ nhiên không được thay đổi cái hồn xưa, làm nên giá trị của kỳ quan!


attachment.php
 
Last edited:
Ảnh này của bác đẹp quá, em xin phép chỉnh lại theo ý em chút.

11852695294_8bc0f8ed16.jpg
11856002724_ff00f3a925.jpg


Cái giá mà cậu Tuk Tuk chở 2 bác quả thực là cậu ta đang rất cần tiền cho bữa tối. Giống như cảnh "Người ngựa, ngựa ngừa" của cụ Nguyễn Công Hoan xưa kia đã viết.
Giá gần như đồng hạng đưa đón từ TT Thành phố đến Angkor Watt là 10$, Angkor Thom + 1,2 đền khác gần đó là 20$.
Người nghèo ở đâu cũng khổ Bác nhỉ?
 
Last edited:
Chào doun,
Rất cảm ơn cháu về 2 tấm ảnh. Còn giá cả xe, thiệt tình mà nói, bác cũng chẳng nắm được, nhờ cháu, giờ bác mới biết. Lúc đó bác nghĩ : giá này thật dễ chịu, 100.000đ VN cho khoảng đường 10 km. Cháu thấy không, qua đó mình cũng thương cái tính chân thật của người Khmer, nếu cậu ta "căng" giá thêm, chờ cho mưa rớt hạt, thì 2 khứa lão nhà mình sẽ chấp nhận 10$ US là cái chắc! Dọc đường thấy cậu ấy không có áo mưa, tôi đã tặng luôn chiếc áo mưa cánh dơi Vietcombank, he he, cậu ta không hề khách sáo!
Doigiaymoi
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,375
Bài viết
1,175,468
Members
192,073
Latest member
kecsoctrang07
Back
Top