What's new

Doigiaymoi, 31 ngày rong chơi miền đất Phật.

Doigiaymoi, 31 ngày rong chơi miền đất Phật.


Phần mở đầu

Chào các bạn,
Hôm nay tôi lại tái ngộ mọi người trong topic mới : “Doigiaymoi, 30 ngày rong chơi miền đất Phật”.
Trước tiên, có một số điều tôi xin phép được bày tỏ trong phần mở đầu:

1/Topic này đáng lẽ phải nằm trong mục “Hồi ức những chuyến đi nước ngoài”, nhưng tôi xin phép được mở đầu từ “Hồi ức những chuyến đi trong nước” trước, để một số các bạn đọc quen thuộc, đã từng đọc qua “Daehan 100cc và cuộc rong chơi ngàn dặm…” tiện theo dỏi, rồi sau đó sẽ chuyển sang “nước ngoài” cho đúng với “nguyên tắc” của phuot.vn. Hơn nửa, tôi sống tại Long Xuyên, thì mọi chuyến đi đều bắt đầu từ “trong nước”, dù là đi ra nước ngoài, đó cũng là điều hợp lý! Đây chỉ là suy nghĩ của Doigiaymoi, không biết BĐH trang nhà có đồng ý?

attachment.php


2/Như loạt bài “Daehan 100cc và cuộc rong chơi ngàn dặm của 2 kẻ thích lang thang” mà các bạn đã có dịp đọc trong mục “Hồi ức những chuyến đi trong nước”, tôi có nói “bóng gió” về việc ấp ủ một chuyến đi bụi bằng xe 2 bánh qua Myanmar… Đó là dự kiến, còn việc thực hiện thì …phải chờ thời cơ.

attachment.php

Một năm trước, khi rong chơi qua đất Phật Campuchia, Tp Kampong Cham.

3/Vào một ngày “đẹp trời” tháng 8, năm nay, 2013, tôi nhận được email của người bạn cũ hồi năm thứ nhất đại học :
“28/10 tôi sẽ đi qua Miến trong 3 tuần vi qua để lo lễ Dâng Y rồi sau đó sẽ dẫn mọi người đi thăm viếng những Phật tich . Đi một chuyến đi . Nếu tính được thì cho tôi hay đê tôi rủ thầy Dương nữa .
Cho ngay số phone vi hiện nay toi có thể gọi về VN chi có 2c cho ĐT bàn , 3c cho cell phone .”
Ô hô, thật là một “đề nghị khiếm nhả” đầy hấp dẫn! Nhưng đi Miến Điện chớ có phải đi Sài Gòn đâu, hể được rủ là OK ngay sao? Tôi bèn trả lời:
“ He he, bây giờ khó nói quá. Tính thì được nhưng sự đời thay đổi bất thường. Thôi thì nếu có "duyên", trò này sẽ hạnh ngộ 2 Thầy, Thầy chùa và Thầy dạy học!”

4/Bây giờ, hãy cho tôi dành một chút thì giờ để nói về người đã gửi “lời đề nghị khiếm nhả” kể trên. Là bạn cùng Khóa 1 CĐNN CT, nhưng anh chỉ học 1 năm thì nghĩ, vì trường lúc này không có ngành “Chăn nuôi thú y” mà anh thích khi còn học ở Nông lâm súc Bảo Lộc. Từ đó, anh ta “lặn” mất tiêu! Rồi, hơn 20 năm sau mới gặp lại, bấy giờ anh là Bác sĩ, đang dạy tại một Đại học Y bên xứ Hoa Kỳ.

attachment.php


Từ đó mỗi năm khi trở về Việt Nam, anh đều a lô thông báo. Tôi liền thu xếp ngay ngày hôm sau, lên nhà anh ở chợ Thị Nghè, bên hông sở thú. Gặp nhau, nói 3 điều, 4 chuyện, một đêm, để sáng sớm hôm kế tiếp, thức dậy nghe khỉ kêu, vượn hú( thảo cầm viên Sài gòn chỉ cách chưa đầy 200m đường chim bay) …ăn sáng chung rồi về! Thỉnh thoảng ở thêm 1 ngày, đi ra suối Cả, Long Thành thăm khu vườn của vợ chồng người em gái, cũng là bạn đồng môn(khóa 2). Cứ thế, hàng năm đều diễn ra y như vậy. Như một chương trình đã được set up và trở thành như 1 mặc định!
Ông bạn tôi, sau khi bôn ba xứ người, công thành danh toại, vậy mà vẫn nhất định ở vậy nuôi 2 con…chó cưng! Không thèm lập gia đình, lương bác sĩ “mênh mông” chỉ để đi chơi và làm từ thiện! Nhiều lần gửi quà cứu trợ lũ lụt miền biên giới, vì anh cũng từng là cựu học sinh Thủ Khoa Nghĩa, Châu Đốc.
Năm 2000, anh về Việt Nam mang gạo lên tặng cho đồng bào nghèo An Phú, An Giang.


attachment.php



attachment.php



Và từ lúc đó, hàng năm, anh dành 1 tháng nghĩ hè để qua Miến Điện tu Thiền.
Những tưởng, chỉ là một chọn lựa tạm thời hàng năm vào dịp nghĩ dưỡng, để thay đổi cái nhịp sống ồn ào của xã hội Hoa Kỳ nhiều máy móc, giống như các trí thức học giả phương Tây đang tìm đến xứ Thiền để khám phá thêm điều huyền nhiệm. Lúc đó, sau khi trút bỏ bộ đồ Jean, anh xuống tóc, khoát áo nâu, bưng bình bát, lang thang chân đất đi khất thực trên xứ sở Chùa Đá Vàng, với nhiều bạn bè khắp năm châu, hành thiền cùng các Sư Myanmar sở tại. Sau chừng 1 tháng lại quần Jean, áo pull, anh bay trở về Mỹ, tiếp tục công việc của một Gs đại học.
Ai dè, năm 2003, anh nghĩ hưu và xuống tóc đi tu! Dù đã biết trước, nhưng tôi cũng bất ngờ khi gặp lại anh bạn mình mĩm cười hiền hậu sau tấm áo nâu phong phanh mở cửa đón tôi vào nhà ở đường Nguyễn văn Phương, thị Nghè. Nhớ lại cái khó của tôi lúc đó là xưng hô, mới một năm trước còn mày mày, tao tao; bây giờ thì…thiệt khó quá, thôi thì gọi là Ông H. vậy. Anh thường tự xưng với tôi là “Sãi già” hoặc là “Sư không còn trẻ nửa”.
Năm 2005, Sãi già mua đất, lập Thiền viện tại vùng Kalaw, xứ Miến Điện xa xôi. Hàng năm đều về nhà ở Thị Nghè để thăm mẹ già và gia đình người em ruột đang sống tại đó. Dĩ nhiên, bạn bè hay tin Sãi già về, nếu thuận tiện thì ghé thăm hoặc gặp mặt thân mật. Lần gần nhất là tháng 4-2013.


attachment.php



attachment.php
 
Last edited:
B2. Ngày 2 : Siem Reap và khu đền tháp cổ Angkor.

B2.1. Siem Reap, diện tích 10.299 km2.

Là tỉnh nằm ở vùng Tây Bắc Campuchia, có thời bị người Xiêm chiếm đóng nên cũng có tên là Siam Nakhon, có nghĩa là “Thành phố Xiêm”.
Nhưng đến thời vua Ayutthaya, thế ky 17, người Khmer đã đánh bại quân Xiêm rồi chiếm lại tỉnh này và đổi tên thành Siem Reap, có nghĩa là “ người Xiêm bị đánh bại”.
Nhờ khu đền tháp Angkor, cách không xa về phía Bắc tỉnh lỵ, do nhà khảo cổ người Pháp, Henri Mouhot phát hiện vào năm 1860, Siem Reap ngày nay hằng năm thu hút rất nhiều khách du lịch đến từ khắp nơi trên thế giới.
Trong khu di tích, một thời gian dài, Angkor Thom đã từng là cố đô của Đế quốc Khmer, trước khi bị bỏ phế nhiều thế kỷ giữa rừng già, vì kinh đô được chuyển về sâu trong nội địa, để tránh sự quấy nhiểu của quân Xiêm.
Sau một đêm dài ngon giấc, chúng tôi thức dậy, vệ sinh và chuẩn bị bửa ăn sáng tại phòng, để cố thanh toán bớt mớ lương khô trót mang theo nặng giỏ, đồng thời cũng là để đở mất thời gian tìm quán ăn, trước khi vào thăm lại Angkor.


attachment.php



attachment.php

Check và gửi mail cho các con.

Vậy mà mãi đến 09h30’, chúng tôi mới rời khách sạn, ra quốc lộ 6 trước mặt, để đi thăm khu đền Angkor.


attachment.php



Không ngờ chiếc xe đạp đỏ lại bị xẹp bánh, may mắn là có chỗ vá xe ngay góc đường, bên cạnh.


attachment.php



Chúng tôi đành phải ngồi chờ thợ vá xe, đồng thời rảo mắt ngắm nhìn một góc tỉnh lỵ nổi tiếng này.


attachment.php



Chưa đầy 10 phút sau, chiếc xe đạp đỏ đã sẳn sàng cho chuyến rong chơi đầu tiên, sau khi thanh toán tiền vá ruột là 2.000 riel (tương đương 10.000đ VN).


attachment.php



Chúng tôi lửng thửng đạp xe ra quốc lộ 6 vượt qua cầu Stone Bridge, bắc ngang sông Siem Reap. Với tôi, thật khó mà gọi đây là con sông, bởi với bề ngang khoảng 50m, người Việt mình xem như là con rạch, cùng lắm thì cũng chỉ gọi là kinh; nhưng ở đây, Siem Reap là con “sông” chính chảy ngang thành phố theo hướng Bắc Nam, đổ ra biển hồ Tonle Sap, cách chừng 20 km. Sông bắt nguồn từ dòng suối nhỏ Kbal Spean trên đỉnh núi, trong khu rừng nguyên sinh rộng 375 km2.


attachment.php



https://www.cnson.com/vbulletin/attachment.php?attachmentid=107555&d=1387882506
 
Thành phố tỉnh lỵ Siem Reap bây giờ đang thay đổi, sau những năm tháng chiến tranh, vì nằm cạnh bên một kỳ quan của nhân loại, khu quần thể Angkor.
Với khoảng 120 khách sạn, hơn 200 nhà nghĩ, 110 nhà hàng, 128 điểm hướng dẫn du lịch, quầy bán vé xe,…đã thu hút hơn 4.000 nhân viên làm các dịch vụ liên quan. Ngoài ra, còn cả một đội ngủ dân lao động làm công việc vận chuyển, đưa đón khách cũng như mua bán,từ hàng lưu niệm đến thức ăn đặc sản địa phương. Thành phố không lớn, nhưng đẹp và thật êm đềm trong toàn cảnh “vườn rừng” đầy cây xanh, bóng mát.
Bây giờ, xin mời các bạn cùng tôi long nhong trên con bike nhỏ, khám phá một chút Siem Reap và một ngày Angkor đầy thú vị.
Vừa qua cầu, bên phải là Royal Independence Gardens, bên trái là Royal Residence, chúng tôi không vội rẻ phải để đi ngay vào khu Angkor, mà chạy tới tí xíu để ngắm thêm chút cảnh “đường phố trong khu vườn” xinh đẹp.


attachment.php



Tới đường Oum Chhay chúng tôi rẻ phải để trở lại đại lộ Charles De Gaulle đi vào khu Angkor, gặp một chiếc xe cổ sang trọng, trước khách sạn Angkor Howard, tôi xin chụp 1 ảnh kỷ niệm.


attachment.php

Khách sạn Angkor Howard trên đường Oum Chhay.

Tiếp tục đạp ngang qua khách sạn Grand Hotel D’Angkor, có giá phòng từ 310 đến 1900$ US…khoong thể ở nổi, nhưng đi ngang cho biết.


attachment.php



Sau cùng chúng tôi rẻ trái sang đường Charles De Gaulle, để đạp thẳng vào khu đền tháp Angkor.


attachment.php



attachment.php



Đây là con đường lớn, rộng thênh thang và thẳng tắp dẫn vào khu đền tháp Angkor. Nhiều khách sạn và nhà hàng sang trọng nằm dọc theo con đường chính này, tất cả dường như tuân theo một qui hoạch thân thiện với môi trường, nên không thấy nhà cao tầng đồ sộ, mà lại là những biệt thự sang trọng nằm trong những khuông viên xanh xinh xắn. Dù biết mình không có khả năng bước vào những nơi chốn đó, nhưng tôi vẫn thấy thú vị khi được dịp ngắm nhìn cái sang trọng lịch sự một cách rất êm đềm tươi mát kia.


attachment.php



attachment.php



Dọc đường, bên phía tay trái, tôi gặp Bảo tàng Angkor Quốc gia, có kiến trúc hiện đại nhưng đậm chất Khmer với màu tường trắng và mái ngói đỏ, dù khiêm tốn nhưng không dấu vẻ kiêu hảnh vì bên trong đang trưng bày một phần rất rất nhỏ, những hiện vật của một nền nghệ thuật vĩ đại mà thế giới ngày nay phải ngắm nhìn thán phục.


attachment.php



attachment.php
 
Đầu tiên, con xin gởi lời chào chân thành đến cô chú. Con rất kính trọng và nể phục tinh thần phượt của cô chú. Chuyến đi nào của cô chú đều tuyệt vời và rất nhiều bất ngờ; từ bài “Deahan 120cc và chuyến đi ngàn dặm” đến “31 ngày rong chơi miền đất phật” đều rất tuyệt vời. Mỗi chuyến đi của cô chú không những cho con biết về những mảnh đất mới, con người mới mà còn biết cách ứng xử, xử lý tình huống trong mỗi chuyến đi và nghiệm ra những giá trị trong cuộc sống. Xin chân thành cảm ơn cô chú rất nhiều. Chúc cô chúc một giáng sinh “an lành, ấm áp và thật nhiều hạnh phúc”; qua năm mới gia đình cô chú “an khang thịnh vượng”.
Thân chào cô chú!!
Nhiều lúc cháu muốn xưng tên chú cho gần gũi mà hok biết???
 
Chào anhtuanksd,
Mùa đông năm nay khá lạnh, hôm nay cũng thế, cho nên những lời comment của anhtuanksd làm ấm cả người. Cô chú xin cảm ơn cháu về lời chúc. Nhân đây cũng xin chúc tất cả các bạn một Giáng sinh vui vẻ và một năm mới thành đạt.
Doigiaymoi.
 
Càng vào sâu trong khu rừng già trước mặt, chúng tôi càng thấy dễ chịu bởi cái không khi trong lành của thiên nhiên. Thỉnh thoảng, từng tốp du khách Tây phương nhẹ nhàng đạp xe vượt qua mặt chúng tôi với nụ cười thân thiện, kèm cái nhìn thú vị nhằm vào 2 con bike nhỏ xíu dễ thương. Vâng, các bạn cứ chạy trước, chúng tôi rồi cũng sẽ tới ngay thôi!


attachment.php



attachment.php



attachment.php



Có một xe bán chuối chiên bên đường, món ăn này tôi rất thích, nên bà xã dừng lại hỏi mua. Dù nhiều dầu mỡ, nhưng chắc chắn ngon và an toàn hơn cái món ăn bên cạnh : món ốc, hến sống, trộn muối ớt, phơi nắng giữa “đường đời gió bụi”, nằm hả họng bày ra thịt đỏ, “chơi” món này chắc chỉ có dân chúng địa phương thôi!


attachment.php



Nhìn kỷ cái món ăn này, tôi không thể không …ớn xương sống! Sò, ốc và một số loài nhuyển thể khác thuộc nhóm Mollusca, thường sống ở tầng đáy của sông, suối, hồ, ao…nơi trầm lắng của hầu hết các cặn bả độc hại có trong dòng nước, vì vậy chúng là nguồn tích tụ các loại ký sinh trùng gây bệnh nguy hiểm như sán lá gan, sán lá phổi, sán máng…hoặc các loại siêu vi gây nên Viêm gan, viêm dạ dày, viêm ruột cấp, làm tiêu chảy … như Norovirus, Sapovirus, Enterovirus, Vibrio parahaemolyticus… Kể cả nấu chín chưa chắc đã an toàn, vậy mà tôi đã thấy nhiều nơi bày bán cái món ăn “siêu đặc sản” này, chắc chắn nhiều người dân Campuchia đã xem đây là món ăn chơi bình dân như bọ cạp và nhện nướng!
Tôi chợt bắt gặp một người bán chổi, các loại chổi bằng lông gà hoặc bằng nhựa, cùng một số thùng, rổ …đựng rác, chất đầy nhóc một cách khéo léo trên chiếc xe đạp, thật tài tình, tài tình như khả năng dẫn dắt cái cửa hàng di động ấy bằng những bước chân dép nhựa giữa đường phố thênh thang. Nhìn anh dẫn chiếc xe đạp, tôi bổng thấy cái sự đạp xe long nhong đi dạo của chúng tôi chỉ là “cởi ngựa xem hoa”! Chúng tôi thong thả cuộn từng vòng bánh xe, chậm rãi di chuyển trên đường để nhìn ngắm cảnh vật chung quanh, thưởng lãm cái đẹp và đón nhận cái không khí trong lành của khu rừng đầy bóng mát. Còn anh, chắc chắn ngày qua ngày, lặng lẽ bước chân với khối hàng hóa chất đầy trên chiếc xe đạp cũ kỹ, đi khắp nơi để bán các món hàng tiêu dùng thông thường.Ngày qua ngày, anh lặng lẽ bước. Ngày qua ngày, anh lặng lẽ dạo khắp hang cùng ngõ hẽm để mưu sinh!



attachment.php



Chúng tôi lại gặp một bầy khỉ đang lảng vảng nơi bìa rừng, vài “thằng” lì lợm, chẳng biết sợ ai đang chực chờ du khách ném đậu phộng được mua từ cô bé ngồi bán gần đó, một sự “cộng sinh” thú vị và không kém phần nhân bản: các chú khỉ thì no lòng còn cô bé nghèo thì kiếm được miếng cơm!


attachment.php



Chạy khoảng chừng 5 km kể từ cầu Stone Bridge, chúng tôi tới cỗng bán vé vào khu Angkor. Các khách Tây lúc nãy chắc cũng vừa mới đến. Bà xã vào mua 2 vé ngày, mỗi vé 20$ US, loại này chỉ đủ thời gian viếng chừng 3 ngôi đền chính.


attachment.php



attachment.php



Nhiều người nói với tôi rằng, vé này chỉ bán cho du khách nước ngoài, còn người dân Campuchia thì hoàn toàn miễn phí, vì đây là di sản của tiền nhân để lại, tất cả nhân dân đều có quyền hường thụ, tham quan. Nếu thế thì thật khác với các nhà làm du lịch nước ta, di sản cha ông để lại, tài nguyên du lịch thiên nhiên của đất nước…càng hấp dẫn, càng “chặt chém” tối đa, nhằm vào mọi công dân khắp nước. Tháng 6 năm 2012, trên đường đi thăm Động Thiên Đường, chúng tôi có ghé ngang Đà Nẳng, đi cáp treo lên Bà Nà, 800.000đ cho 2 vé lên chơi mấy giờ, quả thật là quá mắc; rất nhiều người còn lại chỉ lẫn quẫn dưới chân núi đợi vài người có điều kiện mua vé đi cáp treo. Và hình như, bây giờ lên Bà Nà, bằng đường bộ cũng bị cấm, dù là đi bộ hay xe gắn máy? Để dồn khách qua đi cáp treo và... Bà Nà sẽ mãi cao vời vợi đối với dân nghèo nước ta!
Đành rằng những nơi phải đầu tư cơ sở hạ tầng thì cần thu phí để hoàn vốn và duy trì đội ngũ quản lý, điều hành. Nhưng lạm thu với giá quá cao vì lợi nhuận nhất thời thì trở nên “tàn nhẫn” với nhiều người dân vẫn còn nghèo, như ở nước ta.


Mỗi vé tham quan Angkor đều có hình người sở hửu, in trực tiếp tại quầy.



attachment.php



Năm 2005, chúng tôi có mua tour của Lữ Hành An Giang, đi thăm khu di tích Angkor trong 1 ngày và chỉ đủ để đến viếng 3 đền chính là Angkor Wat (Đế Thiên), Angkor Thom (Đế Thích) và TaPhrom, theo sự khống chế thời gian của lịch định sẳn. Lần đó cũng giống như cưởi ngựa xem hoa, vì là lần đầu được đến với kỳ quan thế giới, nên sự vĩ đại của công trình đã làm tôi choáng ngộp, chỉ biết trầm trồ, thán phục và…chụp ảnh kỷ niệm. Và nó cũng dần phai nhạt cùng với những hình ảnh về Hoàng Cung, Wat Phnom, sông 4 mặt…ở thủ đô Phnom Penh.
Lần này, Siem Reap cũng chỉ là điểm dừng “ăn theo” cuộc rong chơi miền đất Phật, nên tôi cũng mua vé 1 ngày, để thăm lại, nhưng kỷ hơn 3 ngôi đền cũ.
 
Last edited:
B2.1.1. Angkor Wat.

Con đường tiếp tục thẳng tắp đến một hồ nước phẳng lặng thật đẹp, hồ này bao quanh khu đền Angkor Wat với tổng chiều dài khoảng 6km.
2 kẻ lang thang tiếp tục cà rịch cà tang theo con đường nhựa trước mặt, một bên là rừng già xanh lá, một bên là những bãi cỏ ven hồ, nằm yên bình trong không khí tĩnh lặng ban mai.


attachment.php

Hồ nước bao quanh đền Angkor Wat.


attachment.php

Chậm rãi lang thang …


….về hướng đền Angkor Wat.
attachment.php



attachment.php

Những bãi cỏ xanh bình yên bên phải con đường dẫn tới đền Angkor Wat.

Sau khoảng gần 2km thì đến nơi. Hi hi, quả thật cặp “phượt lão” này đã gây chú ý cho mọi người khi vừa dừng xe trước đường dẫn vào đền.
Mọi người xúm nhau chỉ trỏ, một anh thợ ảnh người Campuchia hỏi tôi mua ở đâu và rất ngạc nhiên khi biết là mua…tại Gò Tà Mâu, tỉnh Tà Keo! Tôi nói ở PhnomPenh cũng có, khoảng chừng 80 $US thôi.


attachment.php



attachment.php

Cái giỏ trắng chứa lương khô gồm bánh mì, xút xít… để ăn theo kiểu picnic trưa nay,

Chúng tôi gửi xe, 2.000 riel/1 chiếc. Ngồi nghĩ chân cùng với các du khách Tây, Tàu, Nhật, Mỹ…đang rải rác trên thềm đá kè bờ hồ lớn trước đền.

attachment.php



attachment.php



attachment.php
 
Last edited:
Mỗi người một miếng chuối và một bánh quai vạc chiên vừa mới mua, cùng lon Coke chia 2, như thế cũng tạm no để bắt đầu thâm nhập ngôi đền Angkor Wat.


attachment.php



attachment.php



Ngay khi vừa bắt đầu đặt chân vào cầu dẫn, 2 cảnh sát du lịch bước đến, vui vẻ đề nghị cho xem vé kiểm soát.
Như đã nói, khi thăm nơi này vào năm 2005, tôi chỉ còn nhớ mình thật sự choáng ngộp trước cái vĩ đại của Angkor, nhưng không thấy “thấm”, vì cứ phải vội vã theo đoàn. Lần trở lại này, chúng tôi sẽ dành trọn một ngày, để …”cưởi ngựa xem hoa”, thăm lại 3 điểm cũ, theo lịch tự do của mình. Tuy nhiên, do đã đến rồi, nên lần này chúng tôi sẽ “ngắm nghía” kỷ hơn, sẽ… “sống” với những đền tháp cổ đó, để thật sự kính phục những người Khmer xưa đã làm nên huyền thoại.
1 ngày, cũng chỉ đủ qua từng ấy nơi, cho nên ban quản lý có lý do để bán vé 2 ngày, 3 ngày….dành cho những khách phương Tây xa xôi, một lần đến đây thì đi thăm cho đáng! Riêng đối với chúng tôi, Siem Reap không xa, sẽ có ngày trở lại, nên tôi cũng chỉ dành 1 ngày cho 3 ngôi đền chính đó., các đền khác thì hẹn lại lần sau.
Angkor, theo tiếng Khmer là Kinh đô, vì địa điểm này xưa kia là Kinh đô của Đế quốc Khmer, phát triển rực rỡ từ khoảng thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ 15.
Từng được xem là kinh đô lớn nhất thế giới cùng thời kỳ, Angkor có hơn 1000 ngôi đền lớn nhỏ, nằm rải rác trên một khu vực rộng lớn phía Bắc biển hồ Tonle Sap, với tổng diện tích khoảng 1150 dặm vuông.
Khi vua Jayavarman lên ngôi năm 802, đế quốc Khmer trải dài từ biên giới Trung quốc đến Vịnh Thái Lan theo hướng Bắc Nam, từ biên giới vương quốc Champa phía Đông tới biên giới Thái Lan, phía Tây.
Người có công lớn trong việc xây dựng Angkor là vua Yasovarman (889-915), khởi đầu là kinh đô mới Yasodharapura với đền Trung tâm Phnom Bakheng, cao 65m. Rồi một loạt các ngôi đền khác được xây dựng tiếp cho đến thế kỷ thứ 15, tất cả đều là những tuyệt tác kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc đá. Có khoảng 72 đền tháp chính nằm “rải rác tập trung” trong một khu vực 24 km x 8 km mà ngày nay đang được du khách đến thăm với số lượng trên 2 triệu lượt người mỗi năm.

Angkor Wat.
Có chu vi khoảng 6 km, xây dựng trên diện tích khoảng 200 ha, với đỉnh tháp chính cao 65m. Đây là ngôi đền duy nhất của Campuchia có cổng chính quay về hướng Tây.
Từ xa, chúng tôi nhìn thấy 5 ngọn tháp chính của đền, tượng trưng cho núi Meru của Ấn Độ, mà bóng được in tuyệt đẹp trên mặt hồ phẳng lặng phía trước. Hình ảnh này của ngôi đền đã trở thành biểu tượng trên quốc huy và quốc kỳ Campuchia.


attachment.php



attachment.php



Đường dẫn vào đền rộng chừng 10m, cao 5 m so với mặt hồ, với 2 rắn thần Nara ngẩng cao 9 đầu phía trước, được cấu tạo bằng những khối đá nặng hàng tấn, xếp chặt vào nhau, kéo dài đến 230m. Riêng con đường dẫn này, cũng đã là một di tích bằng đá vĩ đại nếu nó chỉ hiện diện duy nhất tại một quốc gia, còn nơi đây, nó quá nhỏ nhoi so với các công trình đá to lớn khác.
Con đường vắt ngang qua một hào nước rộng chừng 190m, hào này chạy dọc theo 4 cạnh của đền với chiều dài mỗi cạnh khoảng chừng 1,5km.
Chúng tôi bước dọc theo con đường này cùng với hàng trăm du khách đủ màu da, đang vào ra nhộn nhịp.


attachment.php



attachment.php



Sau khi băng qua khỏi hồ nước, chúng tôi tới cổng phía Tây của đền Angkor Wat.

attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php
 
Angkor Wat, còn gọi là Đế Thiên, được xây dựng vào thời Vua Suriyavarman II (1113-1150), ban đầu là để thờ Thần bảo vệ muôn loài, Visnu, của Ấn Độ giáo, về sau trở thành đền thờ Phật, khi các Vương triều Campuchia theo đạo Phật.
Angkor Wat là một huyền thoại trong những huyền thoại về kiến trúc của Campuchia. Bởi vì với hàng triệu tảng đá nặng tổng cộng 5 triệu tấn, người Khmer cổ đã xây dựng thành 1 khu đền đài rộng đến 83.610m2, mà không có một chất kết dính nào.
Đó chỉ là đá xếp đặt cạnh nhau, chỉ là đá xếp chồng lên nhau, vậy mà những hàng cột có vẻ mỏng manh, lại chịu đựng được những mái vòm nặng nề đặt trên chúng.

attachment.php

Hàng cột mỏng mảnh đở mái vòm nặng nề...

Đó là những hành lang chạy bao quanh các tầng đền, với mái trần là những khối đá tảng khổng lồ, cuốn thành những vòm cong, tuân thủ hoàn toàn theo qui luật về trọng lực, khiến nó vẫn vững chải suốt cả ngàn năm và chắc chắn còn tồn tại dài lâu ở tương lai..
Đó là một ngôi đền chính đồ sộ với 389 phòng, phân bố trong 1 công trình kiến trúc tôn giáo vừa tôn nghiêm vừa huyền bí.

Tôi xin phép mượn môt ảnh phối cảnh nhìn từ trên cao, mô phỏng toàn thể đền Angkor Wat, đưa vào đây, để các bạn tiện theo dỏi.


attachment.php


Con đường dẫn băng ngang hào nước rộng 190 m bao quanh khu đền.
Con đường tiếp tục vượt qua Cửa Tây, đi thẳng vào đền chính, 2 bên có 2 hồ nước và 2 ngôi đền nhỏ.
Đền chính gồm 1 tháp trung tâm và 4 tháp phụ nơi 4 góc, tạo thành một ảnh phẳng bố trí thật cân đối và rất đặc trưng, khi nhìn từ xa. Hình ảnh này được lấy làm biểu tượng trên Quốc huy và Quốc Kỳ Campuchia ngày nay.


attachment.php

Cổng vào khu đền Angkor, đây là ngôi đền duy nhất trong quần thể Angkor, có hướng vào đền từ hướng Tây


attachment.php

Một góc bên cánh phải đền nhìn từ thềm cổng phía Tây…


attachment.php

..bên cánh trái đền, một đôi du khách nữ, người Nhật đang tạo dáng chụp ảnh, trên nền tháp cổ.


Vượt qua khỏi cổng này, con đường lại tiếp tục chạy thẳng vào đền chinh, phía xa. Hai bên đường là những khoảng đất trống rộng mênh mông, có 2 ngôi đền đá nhỏ và 2 hồ nước cạn, tôi bước xuống tìm một góc máy để chụp Angkor Wat.


attachment.php

Đường đá từ cổng phía Tây chạy thẳng vào đền chính.


attachment.php



attachment.php



attachment.php
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,376
Bài viết
1,175,474
Members
192,073
Latest member
kecsoctrang07
Back
Top