What's new

Doigiaymoi, 31 ngày rong chơi miền đất Phật.

Doigiaymoi, 31 ngày rong chơi miền đất Phật.


Phần mở đầu

Chào các bạn,
Hôm nay tôi lại tái ngộ mọi người trong topic mới : “Doigiaymoi, 30 ngày rong chơi miền đất Phật”.
Trước tiên, có một số điều tôi xin phép được bày tỏ trong phần mở đầu:

1/Topic này đáng lẽ phải nằm trong mục “Hồi ức những chuyến đi nước ngoài”, nhưng tôi xin phép được mở đầu từ “Hồi ức những chuyến đi trong nước” trước, để một số các bạn đọc quen thuộc, đã từng đọc qua “Daehan 100cc và cuộc rong chơi ngàn dặm…” tiện theo dỏi, rồi sau đó sẽ chuyển sang “nước ngoài” cho đúng với “nguyên tắc” của phuot.vn. Hơn nửa, tôi sống tại Long Xuyên, thì mọi chuyến đi đều bắt đầu từ “trong nước”, dù là đi ra nước ngoài, đó cũng là điều hợp lý! Đây chỉ là suy nghĩ của Doigiaymoi, không biết BĐH trang nhà có đồng ý?

attachment.php


2/Như loạt bài “Daehan 100cc và cuộc rong chơi ngàn dặm của 2 kẻ thích lang thang” mà các bạn đã có dịp đọc trong mục “Hồi ức những chuyến đi trong nước”, tôi có nói “bóng gió” về việc ấp ủ một chuyến đi bụi bằng xe 2 bánh qua Myanmar… Đó là dự kiến, còn việc thực hiện thì …phải chờ thời cơ.

attachment.php

Một năm trước, khi rong chơi qua đất Phật Campuchia, Tp Kampong Cham.

3/Vào một ngày “đẹp trời” tháng 8, năm nay, 2013, tôi nhận được email của người bạn cũ hồi năm thứ nhất đại học :
“28/10 tôi sẽ đi qua Miến trong 3 tuần vi qua để lo lễ Dâng Y rồi sau đó sẽ dẫn mọi người đi thăm viếng những Phật tich . Đi một chuyến đi . Nếu tính được thì cho tôi hay đê tôi rủ thầy Dương nữa .
Cho ngay số phone vi hiện nay toi có thể gọi về VN chi có 2c cho ĐT bàn , 3c cho cell phone .”
Ô hô, thật là một “đề nghị khiếm nhả” đầy hấp dẫn! Nhưng đi Miến Điện chớ có phải đi Sài Gòn đâu, hể được rủ là OK ngay sao? Tôi bèn trả lời:
“ He he, bây giờ khó nói quá. Tính thì được nhưng sự đời thay đổi bất thường. Thôi thì nếu có "duyên", trò này sẽ hạnh ngộ 2 Thầy, Thầy chùa và Thầy dạy học!”

4/Bây giờ, hãy cho tôi dành một chút thì giờ để nói về người đã gửi “lời đề nghị khiếm nhả” kể trên. Là bạn cùng Khóa 1 CĐNN CT, nhưng anh chỉ học 1 năm thì nghĩ, vì trường lúc này không có ngành “Chăn nuôi thú y” mà anh thích khi còn học ở Nông lâm súc Bảo Lộc. Từ đó, anh ta “lặn” mất tiêu! Rồi, hơn 20 năm sau mới gặp lại, bấy giờ anh là Bác sĩ, đang dạy tại một Đại học Y bên xứ Hoa Kỳ.

attachment.php


Từ đó mỗi năm khi trở về Việt Nam, anh đều a lô thông báo. Tôi liền thu xếp ngay ngày hôm sau, lên nhà anh ở chợ Thị Nghè, bên hông sở thú. Gặp nhau, nói 3 điều, 4 chuyện, một đêm, để sáng sớm hôm kế tiếp, thức dậy nghe khỉ kêu, vượn hú( thảo cầm viên Sài gòn chỉ cách chưa đầy 200m đường chim bay) …ăn sáng chung rồi về! Thỉnh thoảng ở thêm 1 ngày, đi ra suối Cả, Long Thành thăm khu vườn của vợ chồng người em gái, cũng là bạn đồng môn(khóa 2). Cứ thế, hàng năm đều diễn ra y như vậy. Như một chương trình đã được set up và trở thành như 1 mặc định!
Ông bạn tôi, sau khi bôn ba xứ người, công thành danh toại, vậy mà vẫn nhất định ở vậy nuôi 2 con…chó cưng! Không thèm lập gia đình, lương bác sĩ “mênh mông” chỉ để đi chơi và làm từ thiện! Nhiều lần gửi quà cứu trợ lũ lụt miền biên giới, vì anh cũng từng là cựu học sinh Thủ Khoa Nghĩa, Châu Đốc.
Năm 2000, anh về Việt Nam mang gạo lên tặng cho đồng bào nghèo An Phú, An Giang.


attachment.php



attachment.php



Và từ lúc đó, hàng năm, anh dành 1 tháng nghĩ hè để qua Miến Điện tu Thiền.
Những tưởng, chỉ là một chọn lựa tạm thời hàng năm vào dịp nghĩ dưỡng, để thay đổi cái nhịp sống ồn ào của xã hội Hoa Kỳ nhiều máy móc, giống như các trí thức học giả phương Tây đang tìm đến xứ Thiền để khám phá thêm điều huyền nhiệm. Lúc đó, sau khi trút bỏ bộ đồ Jean, anh xuống tóc, khoát áo nâu, bưng bình bát, lang thang chân đất đi khất thực trên xứ sở Chùa Đá Vàng, với nhiều bạn bè khắp năm châu, hành thiền cùng các Sư Myanmar sở tại. Sau chừng 1 tháng lại quần Jean, áo pull, anh bay trở về Mỹ, tiếp tục công việc của một Gs đại học.
Ai dè, năm 2003, anh nghĩ hưu và xuống tóc đi tu! Dù đã biết trước, nhưng tôi cũng bất ngờ khi gặp lại anh bạn mình mĩm cười hiền hậu sau tấm áo nâu phong phanh mở cửa đón tôi vào nhà ở đường Nguyễn văn Phương, thị Nghè. Nhớ lại cái khó của tôi lúc đó là xưng hô, mới một năm trước còn mày mày, tao tao; bây giờ thì…thiệt khó quá, thôi thì gọi là Ông H. vậy. Anh thường tự xưng với tôi là “Sãi già” hoặc là “Sư không còn trẻ nửa”.
Năm 2005, Sãi già mua đất, lập Thiền viện tại vùng Kalaw, xứ Miến Điện xa xôi. Hàng năm đều về nhà ở Thị Nghè để thăm mẹ già và gia đình người em ruột đang sống tại đó. Dĩ nhiên, bạn bè hay tin Sãi già về, nếu thuận tiện thì ghé thăm hoặc gặp mặt thân mật. Lần gần nhất là tháng 4-2013.


attachment.php



attachment.php
 
Last edited:
Chào diladencr7,
Đã 4 năm rồi kể từ 2009, mà mọi thứ đều biến đổi, biến đổi trong từng sát na mà, thì Long xuyen chắc sẽ khác lắm khi cháu trở lại. Cảm ơn cháu về lời chúc sức khỏe.
Doigiaymoi.
 
Qua làn ranh biên giới, tôi bước vào đất nước Campuchia, đây là cửa khẩu Phnom Den, thuộc tỉnh Tà Keo, cách Thủ đô Phnom Penh 124 km, nếu theo suốt Q.lộ 2 qua Ta Khmau, còn nếu không qua Ta Khmau, xe chạy thẳng vào Phnom Penh theo đường 217 thì ngắn hơn 13km, dĩ nhiên xe Liên vận chọn tuyến này.


attachment.php



Mùa lũ, vùng biên giới tiếp giáp Việt nam cũng mênh mông đồng nước, quốc lộ 2 Campuchia khởi đầu như thế khi xe đưa chúng tôi về hướng PhnomPenh.


attachment.php



Trên đường, có nhiều xe gắn máy thồ hàng về phía Việt Nam, một hoạt động sinh nhai bình thường của cửu vạn vùng biên.


attachment.php



Gần cửa khẩu là nhiều “kho hàng” đang chờ xuất về Việt Nam, chắc chắn có rất nhiều mặt hàng xuất lậu.


attachment.php



attachment.php



Quốc lộ 2 không được tốt lắm, thỉnh thoảng lại có ổ gà, không nhiều nhưng đủ để xe không thể chạy nhanh, dù có rất ít xe lưu thông.
Nhìn chung, trên tuyến đường này, nhà cửa không nhiều loại cao cẳng, đặc trưng của người Khmer, như trên tuyến lộ 21, cặp sông Mekong về cửa khẩu Long Bình, An Phú, mà lại xây trệt, thậm chí rất giống với những nhà Việt Nam vùng Tri Tôn, Châu Đốc. Còn những nhà cao cẳng lở cất (tôi nghĩ đại như thế) thì xây thêm tường gạch bao quanh và trở thành tầng trệt! Nhìn chung, nhà cửa vùng này trông không khác với Việt Nam, thậm chí họ còn copy kiểu mẩu “nhà quê” của người Việt.


attachment.php



attachment.php



attachment.php
 
Thốt lốt vùng này tuy không nhiều nhưng vẫn đủ để điểm tô cho một miền quê mang tính cách …Khmer.

attachment.php



Thỉnh thoảng xuất hiện những quán dọc đường, đặc biệt không bàn ghế mà là một khung sàn cao như một cái chỏng, có mái che, trên đó có trải chiếu, thực khách, ăn nhậu hoặc uống nước đều ngồi bệt trên sàn. Cái kiểu quán này tiện không thua gì quán võng của Việt Nam, khách mõi mệt hoặc “quắc cần câu” thì cứ ngã ngang mà…ngái!


attachment.php



Và đôi khi cũng có những quán hàng to lớn dọc theo đường.


attachment.php



Đặc biệt, người dân Campuchia nuôi rất nhiều bò, nên có một số dân Việt vùng biên giới làm nghề mua bò Campuchia về vổ béo rồi bán lại. Trên quốc lộ 2 này tôi đã thấy thịt bò được bày bán tập trung ven đường, nhiều khách du lịch Việt Nam không bỏ qua cơ hội mua được thịt bò "sạch" về làm quà.


attachment.php



Campuchia cũng là một nước nghèo, như Việt Nam ta, miền quê vẫn còn nhiều nhà tam bợ bên đường, tuy nhiên cũng có một số người giàu có vượt bậc, đó là những thương gia hoặc những viên chức chính quyền. Sự giàu có thể hiện trên những biệt thự hoặc những dòng xe siêu sang mà càng về gần thủ đô thì càng nhiều. Người ta nói chuyện “hối lộ” ở đất nước này là bình thường, công khai như ở cửa khấu. Có điều đặc biệt, tôi không thấy cảnh chận đầu đón ngỏ của CSGT trên đất nước Campuchia, trong những lần đi trước đây. Và bây giờ cũng vậy, trên con đường số 2 này!


attachment.php



attachment.php



Cùng nằm trên lưu vực sông Mekong, nhưng Campuchia lại không nhiều kênh rạch, sông ngòi như miền Tây Nam bộ. Do đó các quốc lộ cũng không mấy khi gặp cầu vượt sông, đó là một sự khác biệt lớn so với Việt Nam.


attachment.php



Chợ quê, nhiều nơi cũng chẳng khác gì chợ quê ở miền Tây Nam Bộ nước ta.


attachment.php
 
Last edited:
Như đã nói, hy vọng cuộc rong chơi này sẽ qua 100 ngôi chùa, nên tôi cố gắng ghi vào máy ảnh các ngôi chùa mà mình có may mắn đi ngang. Trước khi tới biên giới, tôi đã thấy một chùa Nam Tông và một chùa Bắc tông, tôi không xếp chùa Bà chúa xứ vào danh sách. Từ đây, để tiện, tôi sẽ đánh số lên các ảnh chùa mình chụp được. Như vậy, ngôi chùa sắp tới sẽ được đánh số 3.


attachment.php



attachment.php



attachment.php


12h50, xe vào địa phận tỉnh lỵ Tà Keo, qui mô có lẽ không hơn gì một huyện lỵ lớn của Việt Nam.
13h, xe bắt đầu vào cửa ngỏ PhnomPenh, địa phận tỉnh Kandal. Như đã nói trong topic “Daehan 120cc và cuộc rong chơi ngàn dăm…”, Kandal là một tỉnh bao trùm thủ đô PhnomPenh, như thế dù theo bất cứ hướng nào, trước khi vào tới thủ đô của Vương Quốc Campuchia, chúng ta đều phải đi qua một phần tỉnh Kandal. Xe ngang ngôi chùa thứ 6.


attachment.php



Lần này xe không đi ngang tỉnh lỵ Ta Khmau, chỗ có tượng “Ông Nội Đen”, mà theo đường 217 chạy thẳng vào thủ đô Phnom Penh. Khi vào đến thành phố thì đường này còn mang tên là Đại lộ Monireth. Tôi gặp thêm ngôi chùa thứ 7.


attachment.php



Xe tiếp tục chạy thêm một đoạn trên đại lộ Monireth…


attachment.php



attachment.php



…rồi rẻ trái khi gặp đại lộ Mao Tse Toung, tình cờ tôi bắt gặp một dưỡng đường nha khoa của người Việt. Như vậy, không phải chỉ những người Việt nghèo “tha hương cầu thực” trên đất nước Chùa Tháp, mà còn có những người chuyên môn cao cũng không bỏ lở cơ hội làm ăn nơi nầy.


attachment.php
 
Last edited:
Cuối cùng xe rẻ qua đường 230, để về bến, lúc đó là 13h45’ ngày 17-10-2013. Tôi cố gắng tả chi tiết, để các bạn nào muốn đi Campuchia bằng đường bộ sẽ dễ dàng tham khảo, sẽ không phí thời gian và bớt tốn tiền xe.


attachment.php


Đây là lần thứ 4 tôi trở lại PhnomPenh, 1985, 2005, 2012 và bây giờ, 2013. Từ một thành phố thưa vắng với những hàng cây bằng lăng tím chạy êm đềm theo những con đường nhựa hiền hòa, phục hồi sau những năm tháng đọa đày bởi Khmer Đỏ, PhnomPenh đã trở thành một đô thị náo nhiệt hiện đại với nhiều cao ốc, biệt thự sang trọng và các con đường phố tấp nập xe cộ.
Vì đã thăm PhnomPenh hồi năm 2012, trong hành trình ngàn dặm trên xe Daehan, đã đến rồi những điểm quan trọng như Wat Phnom, Hoàng Cung, Sông 4 mặt, Đài Độc Lập…nên chúng tôi muốn đi ngay Siem Reap, nhằm dành thời gian lâu hơn cho thành phố của những đền tháp Angkor.


attachment.php



attachment.php



attachment.php




Và giải pháp tức thời là chất hành lý lên tuktuk và nhờ anh lái xe đưa đến bến nào đi Siem Reap. May mắn tôi gặp được anh lái xe là người Long An, qua đây đã trên 30 năm, ra giá 3$US cho 2 người và 4 cục hàng. Không ngờ chỉ chạy chưa đầy 5 phút là đến bến xe đi Siem Reap, vì cũng nằm trên đường này, cách chừng vài trăm mét thôi và cái giá đó chẳng ‘dễ chịu” chút nào. Nhưng thôi, biết làm sao khi đây là xứ lạ, tôi phải chấp nhận những “bất ngờ”, hơn nửa, hãy tạm vui vì mình cũng giúp một đồng hương.


attachment.php

Anh lái xe này người Long An, sẽ chở chúng tôi đến bến xe đi Siem Reap.

Đến bến xe khách đi Siem Reap.

attachment.php

Bà xã và anh lái xe vào quầy hỏi mua vé…

attachment.php

…hết xe, chú em Police này nhận sẽ dẫn đi bến có xe đi Siem Reap.

Nhưng lại thêm một bất ngờ khác, trong khi bà xã theo anh lái xe vào quày mua vé, thì một chú “Police” đang trực trong bến nói (bằng tiếng Anh trình độ cở…tui), không còn xe đi Siem Reap, để anh ta tìm giúp cho, rồi móc ngay Iphone ra gọi đi đâu đó và nổ máy xe để dẫn chúng tôi đi. He he, bất ngờ này khá thú vị, CSGT lại làm “cò xe”!


attachment.php

Chú em CSGT Campuchia đang thuyết phục bà xã tôi rằng chú ta sẽ dẫn đên nơi có xe đi Siem Reap!
 
" Lần thứ 3 vào năm 1287, với chiến thắng Bạch Đằng vang danh lịch sử, đánh tan đội thủy binh hùng mạnh của Ô Mã Nhi,Ông và quân đội ta đã khiến Thoát Hoan phải chui ống đồng…thoát thân! "

Con chào chú, con góp thêm chút tài liệu lịch sử là cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông bắt đầu từ tháng 12 năm 1287 và thành công tháng 4 năm 1288.
Chúc cô chú sức khỏe!
 
Chào transon_travel,
Rất cảm ơn cháu bổ sung thêm chút tài liệu lịch sử. Dù là thêm chút nhưng với chú là rất nhiều, rất rất nhiều. Chú thật sự cảm động nhận lấy sự "góp thêm" của cháu. Cảm ơn cháu về lời chúc.
Doigiaymoi.
 
Nhưng “bất ngờ thú vị” hơn nửa là anh lái xe Việt kiều này lại chẳng coi chú CSGT Campuchia là cái…thá gì. Khi từ quầy vé trở ra, biết “ông Cò” GT đang định dẫn đường đến nơi có xe đi Siem Reap, anh lái xe nói bằng tiến Việt, đừng nghe theo nó, để tui chở tới bến xe tốc hành cho. Mặc cho chú em “quyền lực giao thông” chạy trước dẫn đường, anh lái xe…quẹo qua ngã khác! Nó cũng như tui vậy thôi, thằng nào kiếm được nấy ăn! Tui nói bộ anh hổng sợ nó kiếm chuyện phạt vạ trả thù sao?... Anh ta cười nói : không có chuyện đó đâu.
Rồi vừa chạy vừa móc điện thoại ra a lô với ai đó bằng tiếng Campuchia, chắc là hỏi xe đi Siem Reap. Anh nói…có xe rồi, chủ hãng xe là người Việt, loai 16 chỗ, tốc hành, có máy lạnh, giá 10$ US một người.
Tôi thấy đây cũng là giá mà vài bạn trên net đã có nói, dành cho người nước ngoài, nên không thắc mắc vì thật tình cũng chẳng biết tìm đâu ra xe có giá 6 $US vào lúc này. Có điều tôi nhắc luôn anh lái xe tuktuk là giá đó bao gồm luôn cả 4 cục hành lý của tui à nghen!
Khoảng hơn 10 phút sau thì tới, công ty vận tải Mey Hong, số 213, đường 289, Boeungtok1, Toul Kork, PhnomPenh, mà tôi chợt nghĩ chắc là Mây Hồng, cái tên Việt thật dễ thương, trên đất Chùa Tháp .


attachment.php



Anh lái xe vào liên hệ trước và quay ra nói: có xe, 10 $US một người, đừng lo,… không ăn tiền ba-ga.
Và anh lấy thêm 4 $US, tổng cộng là 7 $ US, chắc chắn anh còn nhận thêm 2 $ cho 2 vé đi Siem Reap của chúng tôi từ công ty Mey Hong. Tôi cảm ơn anh và xin chụp chung 1 tấm hình làm kỷ niệm.


attachment.php



Nếu ở Việt Nam, thì 140.000đ cho quảng đường chưa đầy 4km, là khá đắc; nhưng nơi xứ lạ quê người này, không thông thuộc đường đi, may gặp người biết tiếng Việt, mọi chuyện “xuôi chèo mát mái”, không bị mất thời gian chạy vòng vòng để tăng tiền cước, hoặc bị chặt chém bất kể “đồng hương”, thì anh lái xe người Long An cũng đã phần nào giúp đở cho 2 kẻ lang thang này.
Thoạt đầu, tôi nghĩ anh là người Campuchia, nhưng anh nói ngay là người Việt, quê gốc Long An, rồi mời chúng tôi lên tuktuk, để anh chở đi bến xe Siem Reap. Nếu không tốt bụng, nhìn cái vẻ lơ ngơ của chúng tôi, anh cứ “giả” làm người Khmer biết tiếng Việt, có thể chạy loằng ngoằng nhiều chỗ và cuối cùng “xẻ nai” 2 khứa lão này, cũng moi được bộn tiền. Với tôi anh là một Việt kiều dễ thương, không “tàn nhẫn” như khá nhiều “đồng bào” trong nước, đã hành xử tàn độc lẫn nhau, mà hàng ngày các phương tiện thông tin “đau lòng” tường thuật: đánh, đấm, chặt, chém…lường gạt, cướp của, giết người…thậm chí giết người hàng loạt bằng những tai ương lũ lụt mà chính những con người quyền lực, vì kém hiểu biết hay vì đồng tiền đã gây nên ! Tôi biết, chuyện tha hương cầu thực của nhiều người Việt trên đất nước Chùa Tháp này cũng nhiều cay đắng, để tồn tại họ phải phấn đấu rất nhiều. Một số đông Việt kiều trôi giạt lên Biển hồ, suốt bao thế hệ dầm mưa dãi nắng, vẫn nghèo, nghèo đến độ không đủ tiền để trở lại quê hương. Tôi nghĩ, nhiều người trong số họ đã chấp nhận số phần; nhưng chắc chắn đã nhiều lần, trong mưa gió mịt mùng giữa Biển Hồ mênh mông nước, họ hướng mắt về quê nhà mà không dấu được lệ rơi!



Chào anh lái xe tuktuk, chúng tôi mang hành lý vào phòng đợi, có máy lạnh, mua 2 vé, 20$ US và chờ giờ khởi hành đi Siem Reap.


attachment.php



attachment.php



Dư thời gian, tôi thả bộ loanh quanh xem sinh hoạt của người dân Campuchia tại một góc Phnom Penh thời hiện đai, vốn chẳng hơn gì bên đất nước mình, vậy mà hồi 10 thế kỷ trước, tiền nhân của họ đã có khả năng phi thường, tạo nên những công trình vĩ đại mà người đời sau sẽ mãi kính phục!


attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php
 
Xin chào Cô chú
Em hóng xem bài chú từng chi tiết ,nhưng 2 ngày nay rồi chưa thấy chú viết tiếp mong quá, bận việc quá hả chú. chúc chú và cô luôn khỏe mạnh để chinh phục nhiều cung đường mới cho bà con chiêm ngưỡng.Nếu có dịp về Long Xuyên xin được học chú vài chiêu đi phượt
xin chào chú
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,671
Bài viết
1,171,062
Members
192,337
Latest member
xjjrc
Back
Top