What's new

Doigiaymoi, 31 ngày rong chơi miền đất Phật.

Doigiaymoi, 31 ngày rong chơi miền đất Phật.


Phần mở đầu

Chào các bạn,
Hôm nay tôi lại tái ngộ mọi người trong topic mới : “Doigiaymoi, 30 ngày rong chơi miền đất Phật”.
Trước tiên, có một số điều tôi xin phép được bày tỏ trong phần mở đầu:

1/Topic này đáng lẽ phải nằm trong mục “Hồi ức những chuyến đi nước ngoài”, nhưng tôi xin phép được mở đầu từ “Hồi ức những chuyến đi trong nước” trước, để một số các bạn đọc quen thuộc, đã từng đọc qua “Daehan 100cc và cuộc rong chơi ngàn dặm…” tiện theo dỏi, rồi sau đó sẽ chuyển sang “nước ngoài” cho đúng với “nguyên tắc” của phuot.vn. Hơn nửa, tôi sống tại Long Xuyên, thì mọi chuyến đi đều bắt đầu từ “trong nước”, dù là đi ra nước ngoài, đó cũng là điều hợp lý! Đây chỉ là suy nghĩ của Doigiaymoi, không biết BĐH trang nhà có đồng ý?

attachment.php


2/Như loạt bài “Daehan 100cc và cuộc rong chơi ngàn dặm của 2 kẻ thích lang thang” mà các bạn đã có dịp đọc trong mục “Hồi ức những chuyến đi trong nước”, tôi có nói “bóng gió” về việc ấp ủ một chuyến đi bụi bằng xe 2 bánh qua Myanmar… Đó là dự kiến, còn việc thực hiện thì …phải chờ thời cơ.

attachment.php

Một năm trước, khi rong chơi qua đất Phật Campuchia, Tp Kampong Cham.

3/Vào một ngày “đẹp trời” tháng 8, năm nay, 2013, tôi nhận được email của người bạn cũ hồi năm thứ nhất đại học :
“28/10 tôi sẽ đi qua Miến trong 3 tuần vi qua để lo lễ Dâng Y rồi sau đó sẽ dẫn mọi người đi thăm viếng những Phật tich . Đi một chuyến đi . Nếu tính được thì cho tôi hay đê tôi rủ thầy Dương nữa .
Cho ngay số phone vi hiện nay toi có thể gọi về VN chi có 2c cho ĐT bàn , 3c cho cell phone .”
Ô hô, thật là một “đề nghị khiếm nhả” đầy hấp dẫn! Nhưng đi Miến Điện chớ có phải đi Sài Gòn đâu, hể được rủ là OK ngay sao? Tôi bèn trả lời:
“ He he, bây giờ khó nói quá. Tính thì được nhưng sự đời thay đổi bất thường. Thôi thì nếu có "duyên", trò này sẽ hạnh ngộ 2 Thầy, Thầy chùa và Thầy dạy học!”

4/Bây giờ, hãy cho tôi dành một chút thì giờ để nói về người đã gửi “lời đề nghị khiếm nhả” kể trên. Là bạn cùng Khóa 1 CĐNN CT, nhưng anh chỉ học 1 năm thì nghĩ, vì trường lúc này không có ngành “Chăn nuôi thú y” mà anh thích khi còn học ở Nông lâm súc Bảo Lộc. Từ đó, anh ta “lặn” mất tiêu! Rồi, hơn 20 năm sau mới gặp lại, bấy giờ anh là Bác sĩ, đang dạy tại một Đại học Y bên xứ Hoa Kỳ.

attachment.php


Từ đó mỗi năm khi trở về Việt Nam, anh đều a lô thông báo. Tôi liền thu xếp ngay ngày hôm sau, lên nhà anh ở chợ Thị Nghè, bên hông sở thú. Gặp nhau, nói 3 điều, 4 chuyện, một đêm, để sáng sớm hôm kế tiếp, thức dậy nghe khỉ kêu, vượn hú( thảo cầm viên Sài gòn chỉ cách chưa đầy 200m đường chim bay) …ăn sáng chung rồi về! Thỉnh thoảng ở thêm 1 ngày, đi ra suối Cả, Long Thành thăm khu vườn của vợ chồng người em gái, cũng là bạn đồng môn(khóa 2). Cứ thế, hàng năm đều diễn ra y như vậy. Như một chương trình đã được set up và trở thành như 1 mặc định!
Ông bạn tôi, sau khi bôn ba xứ người, công thành danh toại, vậy mà vẫn nhất định ở vậy nuôi 2 con…chó cưng! Không thèm lập gia đình, lương bác sĩ “mênh mông” chỉ để đi chơi và làm từ thiện! Nhiều lần gửi quà cứu trợ lũ lụt miền biên giới, vì anh cũng từng là cựu học sinh Thủ Khoa Nghĩa, Châu Đốc.
Năm 2000, anh về Việt Nam mang gạo lên tặng cho đồng bào nghèo An Phú, An Giang.


attachment.php



attachment.php



Và từ lúc đó, hàng năm, anh dành 1 tháng nghĩ hè để qua Miến Điện tu Thiền.
Những tưởng, chỉ là một chọn lựa tạm thời hàng năm vào dịp nghĩ dưỡng, để thay đổi cái nhịp sống ồn ào của xã hội Hoa Kỳ nhiều máy móc, giống như các trí thức học giả phương Tây đang tìm đến xứ Thiền để khám phá thêm điều huyền nhiệm. Lúc đó, sau khi trút bỏ bộ đồ Jean, anh xuống tóc, khoát áo nâu, bưng bình bát, lang thang chân đất đi khất thực trên xứ sở Chùa Đá Vàng, với nhiều bạn bè khắp năm châu, hành thiền cùng các Sư Myanmar sở tại. Sau chừng 1 tháng lại quần Jean, áo pull, anh bay trở về Mỹ, tiếp tục công việc của một Gs đại học.
Ai dè, năm 2003, anh nghĩ hưu và xuống tóc đi tu! Dù đã biết trước, nhưng tôi cũng bất ngờ khi gặp lại anh bạn mình mĩm cười hiền hậu sau tấm áo nâu phong phanh mở cửa đón tôi vào nhà ở đường Nguyễn văn Phương, thị Nghè. Nhớ lại cái khó của tôi lúc đó là xưng hô, mới một năm trước còn mày mày, tao tao; bây giờ thì…thiệt khó quá, thôi thì gọi là Ông H. vậy. Anh thường tự xưng với tôi là “Sãi già” hoặc là “Sư không còn trẻ nửa”.
Năm 2005, Sãi già mua đất, lập Thiền viện tại vùng Kalaw, xứ Miến Điện xa xôi. Hàng năm đều về nhà ở Thị Nghè để thăm mẹ già và gia đình người em ruột đang sống tại đó. Dĩ nhiên, bạn bè hay tin Sãi già về, nếu thuận tiện thì ghé thăm hoặc gặp mặt thân mật. Lần gần nhất là tháng 4-2013.


attachment.php



attachment.php
 
Last edited:
Chào danhkhiem,
Từ sáng đến giờ bận đi đám giỗ Ông Nội của bà xã ở Ô Môn. 2 vợ chồng vừa về tới nhà hồi 7h PM, tắm rửa cơm nước xong là lên máy ngay đây, xin lỗi phải để cháu chờ; nhưng nhiều khi bận đành phải chịu. Tuy nhiên chú luôn cố gắng hết sức để nếu có thê, mỗi ngày đều có bài post lên phuot. Cảm ơn cháu về lời chúc.
Doigiaymoi.
 
attachment.php



He he, đang chờ giờ lên xe đi Siem Reap! Chợt thấy có một xe vừa đổ khách trước cửa công ty, tôi quay trở lại, thì ra đây là xe vừa từ Siem Reap về, đang xuống khách. Tôi bước vào phòng ngồi đợi.


attachment.php



Bà xã bước qua siêu thị gần đó mua thêm ít bánh để ăn dọc đường, tôi nhìn thấy có wifi nên lấy laptop ra check mail và gửi thư cho con ở nhà, đồng thời tìm xem một số tin tức liên quan tới Siem Reap, nhất là các khách sạn rẻ tiền. Tuy nhiên, không dễ để tìm ra được ngay, nếu không “lăn lộn” vào các blog của dân đi bụi, mà bây giờ thì không có rảnh để lướt hết các trang liên quan.


attachment.php



attachment.php

Bánh mua thêm ở siêu thị.


Tôi chợt nhớ tới một tài liệu hướng dẫn du khách (brochure) mà tôi đã xin được trong dịp du lịch Campuchia hồi năm 2005 “Siem Reap Angkor Visitors Guide”, tôi lấy ra tham khảo., thấy:
Angkor Village Hotel $80-$170.
****** Angkor Hotel $140-$330.
Angkor Palace Resort & Spa $300-$1550.
Royal Angkor Resort $250-$2000.
Grand Hotel D’Angkor $310-$1900…

May sao, chen vào đó cũng có nhiều cái guest house, giá cả dễ chịu hơn như:
Angkor Tip GH $4-$12.
Ivy GH $20-$25.
Hostel Geckoo’s Nest $3-$14.
Rosy GH $7-$15.

Trong số này tôi chú ý đến Rosy GH, có giá từ 7 $ đến 15$, vì tôi không tin tưởng lắm những guest house giá quá bèo. Hơn nửa, nhà nghĩ này lại nằm cạnh bờ sông Siem Reap, từ đó qua cây cầu đá (Stone bridge), rẻ phải theo đường Charles De Gaule là đi đến khu đền Angkor.


attachment.php



attachment.php



Mấy khách sạn có sao đỏ, trừ cái Home Sweet Home, đều có giá làm tôi chóng mặt! Tôi quan tâm tới cái Rosy GH, tô màu xanh, có giá từ 7 $ đến 15$, vì tôi không tin tưởng lắm những guest house giá quá bèo, 3$ hay 4$. Hơn nửa, nhà nghĩ này lại nằm cạnh bờ sông Siem Reap, từ đó qua cây cầu đá (Stone bridge), rẻ phải theo đường Charles De Gaule là đi đến khu đền Angkor.


attachment.php

Nhà nghĩ Rosy, gần cầu Stone Bridge, quay mặt xuống giòng sông Siem Reap.

Bây giờ tạm thời biết như thế để có cơ sở mà …mò, vì các thông tin này đã có từ …8 năm trước! Thời gian quá dài để mọi thứ đều có thể thay đổi đến …bất ngờ!
15h xe đến rước khách. Hành lý của chúng tôi không phải trả thêm phí.
15h20’ xe lăn bánh.


attachment.php
 
15h23’, chiếc Ford transit 16 chỗ của công ty Mey Hong rời Phnom Penh, theo quốc lộ 6A đi Siem Reap. Con đường này, sẽ nối với quốc lộ 7 ở ngả 3 Skun để đi lên các tỉnh phía Bắc như Kampong Cham, Kratie, Steung Treng và biên giới VeunKham qua Lào. Bây giờ, tôi lại bắt đầu từ nó để đi đến ngả 3 Skun, rẻ trái qua quốc lộ 6 để đi Kampong Thom, Siem Reap, Poipet và cuối cùng là qua bien giới Thái Lan.


attachment.php



16h50’, dừng chân lần 1 tại một trạm xăng để tiếp nhiên liệu và khách đi vệ sinh. Đoạn này thuộc quốc lộ 6 A từ Phnom Penh lên, có nhiều nơi đang mở rộng, giờ này xe thưa thớt, tôi chưa thấy hình ảnh chở người quá tải kinh hồn trên các xe 16 chỗ như năm rồi, nhưng vẫn có những chiếc xe loại 12 chỗ, chở hàng “mang đậm bản sắc giao thông Campuchia” như sau!


attachment.php

Tôi bắt gặp một bé gái Campuchia rất dễ thương...

...và chiếc Huyndai 12 chỗ thồ hàng thật ...dễ sợ!


attachment.php



attachment.php



17h50’, dừng chân lần thứ 2, lúc 17h50 tại ngả 3 Skun, để xuống khách và rước thêm 2 người. Ngả 3 này là nơi quốc lộ 6A chia 2, một nối với quốc lộ 7 đi lên các tỉnh phía Bắc và biên giới Lào, một rẻ trái vào quốc lộ 6A đi Siem Reap, tới biên giới Thái Lan.


attachment.php



Đây là điểm dừng của các tour du lịch để khách chứng kiến chợ nhện, bọ cạp …rất đặc trưng và rất kinh hồn cho những ai yếu bóng vía! Giờ này sắp tối, nên cũng chẳng thấy ai bán nửa. Từ đây xe sẽ bắt đầu đi trong đêm, tôi cũng dẹp máy ảnh và chợp chút mắt, đồng thời cũng ngã đầu cho dịu bớt cơn đau còn âm ỉ trên vai và tay.

18h40’, dừng chân lần thứ 3, tại tỉnh lỵ Kampong Thom, để mọi người ăn cơm. Đây là nơi năm 2005, chúng tôi đã dừng để ăn trưa, theo tour do công ty Du lịch An Giang tổ chức. Khi đó, chúng tôi được ăn trong 1 nhà hàng tương đối sang trọng. Bây giờ xe cũng ngừng ngay cạnh nhà hàng đó, nhưng chúng tôi chọn ghé vào một quán bình dân kế cận, cách 1 con đường.


attachment.php



attachment.php



attachment.php



Ở bàn bên cạnh, tôi nghe 2 bạn trẻ trò chuyện bằng tiếng Việt, thì ra họ là 2 công nhân, từ Cần thơ qua, làm thợ xây gần 3 tháng nay.


attachment.php




Tôi hỏi sống được không thì các em nói, ở đâu cũng vậy, nơi nầy làm nhiều tiền nhưng chi phí thì cao hơn nên chẳng dư bao nhiêu, có điều là còn công việc nhiều nên không sợ thất nghiệp…nhưng nhớ nhà lắm, mà hổng dám về, ráng làm để dành tiền, Tết về luôn!
Ôi, kiếp tha hương sao làm “trạnh lòng” lữ khách thế!
Chúc các em may mắn trên bước đường mưu sinh nơi đất khách, chúng tôi trở lại xe, tiếp tục lên đường.
 
Last edited:
21h, ngày 17-19-2013, chúng tôi tới Siem Reap. Như vậy, thay vì ghé nghĩ PhnomPenh theo dự kiến, trong vòng 1 ngày, từ Long Xuyên tôi đã qua tới gần biên giới Thái lan. Tuy nhiên, do vai và tay vẫn còn đau nhiều, lại phải ngồi suốt trên quãng đường khá xa, hơn 500km, nên cũng thấy hơi mệt.


attachment.php



Long Xuyên-Cửa khẩu Tịnh Biên : 90km
Cửa khẩu Phnom Den – PhnomPenh : 110km
PhnomPenh – Siem Reap : 319km
Và bây giờ là đã hơn 09 giờ tối, xuống xe tại tại một khu phố trống ven đường ở một nơi hoàn toàn xa lạ, việc định hướng trong trường hợp này không hề dễ dàng, dù đã có bản đồ trong tay. Bây giờ chúng tôi phải tìm ngay một khách sạn để sớm được nghĩ ngơi. Hôm nay mới ngày đầu tiên, chúng tôi phải giữ gìn sức khỏe để còn tiếp tục cuộc rong chơi lâu dài.
Có thể chỗ này là khu chợ Samaki, hoặc gần đó, từ đây đến Rosy GH có lẽ hơn cây số, nếu dắt con bike nhỏ này với túi hành trang bự trên yên sau, cũng… chua lắm cho 2 đứa chúng tôi, mà tới đó chưa chắc có phòng vừa ý, lại phải tiếp tục …dắt nửa thì thật mệt mõi vô cùng!
Còn nếu, như theo dự định, tôi bung một chiếc xe đạp ra, rồi chạy tìm khách sạn, trong khi bỏ bà xã lại một mình lúc trời tối này, bên vệ đường xa lạ là điều không thể được, dù biết rằng đất nước này chẳng có nhiều tệ nạn như khu vực Xa cảng miền Tây.
Nên sau cùng chúng tôi thỏa thuận với một xe tuk tuk, chở 2 người và 4 cục hành lý, đi tìm khách sạn Rosy GH, với giá là 3$ US, lúc đó là 21h12’. Tôi kiên quyết với giá này vì biết từ đây đến đó không xa.
Anh chàng tuk tuk rẻ vào một con đường ngoằn ngoèo, hơi tăm tối, ghé một khách sạn nhỏ, anh bước vào hỏi, rồi trở ra lắc đầu, tiếp tục chạy ra tới bờ sông Siem Reap, rẻ trái một chút thì gặp Rosy GH.


attachment.php



Xuống xe, đi vào khách sạn,vừa bước chân qua thềm cửa thì tôi nhận ra chỗ này chắc không còn giá cũ ($7-$15), bởi cách trang trí sang trọng, cùng những khách Tây đang đứng ngồi chung quanh. Tôi bước thẳng tới quầy tiếp tân, người tiếp tôi lại là một Ông Tây da trắng, hình như là chủ, tôi hỏi có phòng nào giá khoảng 15$ US không, thì ông ta “khinh khỉnh” lắc đầu, chỉ chờ có thế, tôi rút lui lẹ.
Nhưng tôi bắt đầu lo, lại phải tiếp tục chạy lòng vòng…thiệt oãi!
Nhưng chú tài xe tuk tuk nói…to Saphir…và ra dấu bảo lên xe, tôi không biết khách sạn Saphir ở đâu, thôi kệ, cứ để anh ta dẫn.
Và từ Rosy GH, chạy thẳng lại đường số 6, quẹo trái, là tới, cũng không xa mấy cái Rosy GH này, chắc chỉ non 200m. Có lẽ đây là khách sạn mới xây, nên không có trong brochure Siem Reap 2005. Giá phòng đôi là 13$, máy lạnh, nước nóng đầy đủ ( do khách sạn cho hoa hồng anh tuk tuk 1$, các ngày kế tiếp tôi chỉ trả 12$).
Thật là quá tốt: khách sạn tôt, giá tốt và anh tài xế thiệt là tốt, không hề thừa cơ hội xà xẻo chúng tôi, bằng cách chạy lòng vòng để đòi thêm tiền,hoặc đưa đến khách sạn giá mắc để được huê hồng cao!
Ngày thứ nhất của chúng tôi trong cuộc hành trình, kết thúc tại thành phố Siem Reap thật là …mát mẻ, sau khi bật máy lạnh phòng 203, khách sạn Saphir!


attachment.php



Khoảng cách từ nơi xe đổ khách đến Rosy GH khoảng 1km, nếu theo đường số 6; nhưng anh tài xế tuk tuk chạy vòng để tìm khách sạn rẻ tiền hơn, nên hơi xa. Khách sạn Saphir nằm ngay chỗ “nút” số 6 trước khi quẹo cua qua Rosy GH.


attachment.php


Sau khi tắm rửa xong tôi lấy laptop ra để lưu lại ảnh chụp trong ngày, đồng thời lên net để gửi thư cho con và xem sơ các tin tức quan trọng…


attachment.php

Đây là danh tiếp các hảng xe và khách sạn Saphir.

Kết thúc ngày 1 này, tôi có mấy tổng kết như sau:
1- Về lộ trình. Nếu “gan” hơn một chút, chúng tôi theo đường lên Phnom Penh qua cửa khẩu Long Bình, thì ngắn hơn khỏang 30km.
2- Về chi phí. Giảm xuống còn khoảng 330.000đ thay vì 580.000đ.
3- Về thời gian. Đây là điều quan trọng nhất, từ 05h30’ lên xe bus trước nhà, chúng tôi có thể tới cửa khẩu Long Bình lúc 8h30’. Mất khoảng 30’ cho qua đò và thủ tục hải quan, chúng tôi có thể tới Phnom Penh lúc khoảng 12h. Rộng thì giờ để tìm xe đi Siem Reap và do đó sẽ tới sớm hơn khoảng 2 giờ. Việc tìm khách sạn sẽ dễ dàng hơn và được nghĩ sớm hơn.
4- Về vé xe đi Siem Reap, có thể mua được vé bus lớn, chỉ 06$ US/người.
Kinh nghiệm: Nên sắp xếp sao cho điểm đến rơi vào ban ngày, tránh phải tới vào lúc quá 21h, tệ nhất là 1 hay 2h giờ sáng, vừa mệt mõi vừa tốn tiền khách sạn “oan mạng”! Nếu bạn nào có thói quen ngủ trên xe, không thích quan sát dọc đường, thì đi xuyên đêm để đến nơi lúc hừng đông là tốt nhất, lợi tiền khách sạn lại rộng thời gian đi chơi.
 
Last edited:
Chào bác Doigiaymoi.
Hôm nay mới biết topic của bác , đọc một lèo thấy đã quá bác Doigiaymoi ơi.
Chúc bác nhiều sức khoẻ và nhiệt huyết , để chúng em còn học hỏi qua sự chia
sẽ kiến thức của bác cùng với những chuyến đi của hai bác.
Cho em gởi lời thăm bác gái.
Mong có ngày gặp lại và đàm đạo với bác cùng vài lon bia La-de bên dĩa khô mực.
Thân chào bác.
 
Đọc bài của hai bác mà tụi con thấy xấu hổ. Các bác nhiều tuổi, đi về còn có động lực viết bài chia sẻ rất chi tiết. Tụi con cũng đi mà giờ ngại viết quá. Tụi con còn phải học hỏi hai bác nhiều.

Chúc hai bác nhiều sức khỏe, tiếp tục đi và chia sẻ.
 
Chào I-love-bicycle-t,
Rất cảm ơn I-l-b về lời chúc và comment chia sẻ. He he, thế nào cũng còn dịp đi Đà Nẳng, chừng đó chắc là lại gặp nhau thôi! Cho gửi lời thăm tất cả các bạn quen và không quen của phuot Đà Nẳng.
Doigiaymoi.
 
Chào homeless man,
Cháu đừng cảm thấy thế, cháu không làm gì sai thì sao lại xấu hổ, ở tuổi các cháu, còn phải lo mưu sinh thì việc viết như thế này đâu dễ, ngay cả việc chọn lựa ảnh, chỉnh sửa, ghi lời chú...cũng ngốn bộn thời gian, chỉ có "thảnh thơi" như bác mới làm "chiện tầm phào" này đươc. Riêng bác, lại cảm ơn mọi người chịu khó theo dỏi bài viết, lại còn gửi comment chia sẻ, đó chính là động lực để mình viết. Thật ra, ở tuổi này với bác viết hồi ức đi chơi cũng là một nhu cầu thú vị, vì qua đó bác sẽ "nhìn lại" chuyến đi của mình kỷ hơn và dĩ nhiên sẽ thấy thấm hơn, giống như mình đi lần thứ 2. Sợ mình viết mà không ai thèm coi, thế mới buồn!
Cảm ơn cháu,
Doigiaymoi.
 
Chào homeless man,
Cháu đừng cảm thấy thế, cháu không làm gì sai thì sao lại xấu hổ, ở tuổi các cháu, còn phải lo mưu sinh thì việc viết như thế này đâu dễ, ngay cả việc chọn lựa ảnh, chỉnh sửa, ghi lời chú...cũng ngốn bộn thời gian, chỉ có "thảnh thơi" như bác mới làm "chiện tầm phào" này đươc. Riêng bác, lại cảm ơn mọi người chịu khó theo dỏi bài viết, lại còn gửi comment chia sẻ, đó chính là động lực để mình viết. Thật ra, ở tuổi này với bác viết hồi ức đi chơi cũng là một nhu cầu thú vị, vì qua đó bác sẽ "nhìn lại" chuyến đi của mình kỷ hơn và dĩ nhiên sẽ thấy thấm hơn, giống như mình đi lần thứ 2. Sợ mình viết mà không ai thèm coi, thế mới buồn!
Cảm ơn cháu,
Doigiaymoi.
Con đồng quan điểm với Chú,sợ nhất là thành quả của mình không được nhìn nhận và coi trọng
 
Hai bác đi chơi mà không hú con tí nào, nhìn bài viết phong cách sảng khoái yêu đời, chuyến đi Thiền làm con thèm nhỏ vãi luôn..hic..chúc hai bác sức khoẻ dồi dào để sau này con cháu còn ngắm nghía qua các cung đường hai bác đã đi qua
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,681
Bài viết
1,171,070
Members
192,340
Latest member
xjjrc
Back
Top