What's new

Doigiaymoi, 31 ngày rong chơi miền đất Phật.

Doigiaymoi, 31 ngày rong chơi miền đất Phật.


Phần mở đầu

Chào các bạn,
Hôm nay tôi lại tái ngộ mọi người trong topic mới : “Doigiaymoi, 30 ngày rong chơi miền đất Phật”.
Trước tiên, có một số điều tôi xin phép được bày tỏ trong phần mở đầu:

1/Topic này đáng lẽ phải nằm trong mục “Hồi ức những chuyến đi nước ngoài”, nhưng tôi xin phép được mở đầu từ “Hồi ức những chuyến đi trong nước” trước, để một số các bạn đọc quen thuộc, đã từng đọc qua “Daehan 100cc và cuộc rong chơi ngàn dặm…” tiện theo dỏi, rồi sau đó sẽ chuyển sang “nước ngoài” cho đúng với “nguyên tắc” của phuot.vn. Hơn nửa, tôi sống tại Long Xuyên, thì mọi chuyến đi đều bắt đầu từ “trong nước”, dù là đi ra nước ngoài, đó cũng là điều hợp lý! Đây chỉ là suy nghĩ của Doigiaymoi, không biết BĐH trang nhà có đồng ý?

attachment.php


2/Như loạt bài “Daehan 100cc và cuộc rong chơi ngàn dặm của 2 kẻ thích lang thang” mà các bạn đã có dịp đọc trong mục “Hồi ức những chuyến đi trong nước”, tôi có nói “bóng gió” về việc ấp ủ một chuyến đi bụi bằng xe 2 bánh qua Myanmar… Đó là dự kiến, còn việc thực hiện thì …phải chờ thời cơ.

attachment.php

Một năm trước, khi rong chơi qua đất Phật Campuchia, Tp Kampong Cham.

3/Vào một ngày “đẹp trời” tháng 8, năm nay, 2013, tôi nhận được email của người bạn cũ hồi năm thứ nhất đại học :
“28/10 tôi sẽ đi qua Miến trong 3 tuần vi qua để lo lễ Dâng Y rồi sau đó sẽ dẫn mọi người đi thăm viếng những Phật tich . Đi một chuyến đi . Nếu tính được thì cho tôi hay đê tôi rủ thầy Dương nữa .
Cho ngay số phone vi hiện nay toi có thể gọi về VN chi có 2c cho ĐT bàn , 3c cho cell phone .”
Ô hô, thật là một “đề nghị khiếm nhả” đầy hấp dẫn! Nhưng đi Miến Điện chớ có phải đi Sài Gòn đâu, hể được rủ là OK ngay sao? Tôi bèn trả lời:
“ He he, bây giờ khó nói quá. Tính thì được nhưng sự đời thay đổi bất thường. Thôi thì nếu có "duyên", trò này sẽ hạnh ngộ 2 Thầy, Thầy chùa và Thầy dạy học!”

4/Bây giờ, hãy cho tôi dành một chút thì giờ để nói về người đã gửi “lời đề nghị khiếm nhả” kể trên. Là bạn cùng Khóa 1 CĐNN CT, nhưng anh chỉ học 1 năm thì nghĩ, vì trường lúc này không có ngành “Chăn nuôi thú y” mà anh thích khi còn học ở Nông lâm súc Bảo Lộc. Từ đó, anh ta “lặn” mất tiêu! Rồi, hơn 20 năm sau mới gặp lại, bấy giờ anh là Bác sĩ, đang dạy tại một Đại học Y bên xứ Hoa Kỳ.

attachment.php


Từ đó mỗi năm khi trở về Việt Nam, anh đều a lô thông báo. Tôi liền thu xếp ngay ngày hôm sau, lên nhà anh ở chợ Thị Nghè, bên hông sở thú. Gặp nhau, nói 3 điều, 4 chuyện, một đêm, để sáng sớm hôm kế tiếp, thức dậy nghe khỉ kêu, vượn hú( thảo cầm viên Sài gòn chỉ cách chưa đầy 200m đường chim bay) …ăn sáng chung rồi về! Thỉnh thoảng ở thêm 1 ngày, đi ra suối Cả, Long Thành thăm khu vườn của vợ chồng người em gái, cũng là bạn đồng môn(khóa 2). Cứ thế, hàng năm đều diễn ra y như vậy. Như một chương trình đã được set up và trở thành như 1 mặc định!
Ông bạn tôi, sau khi bôn ba xứ người, công thành danh toại, vậy mà vẫn nhất định ở vậy nuôi 2 con…chó cưng! Không thèm lập gia đình, lương bác sĩ “mênh mông” chỉ để đi chơi và làm từ thiện! Nhiều lần gửi quà cứu trợ lũ lụt miền biên giới, vì anh cũng từng là cựu học sinh Thủ Khoa Nghĩa, Châu Đốc.
Năm 2000, anh về Việt Nam mang gạo lên tặng cho đồng bào nghèo An Phú, An Giang.


attachment.php



attachment.php



Và từ lúc đó, hàng năm, anh dành 1 tháng nghĩ hè để qua Miến Điện tu Thiền.
Những tưởng, chỉ là một chọn lựa tạm thời hàng năm vào dịp nghĩ dưỡng, để thay đổi cái nhịp sống ồn ào của xã hội Hoa Kỳ nhiều máy móc, giống như các trí thức học giả phương Tây đang tìm đến xứ Thiền để khám phá thêm điều huyền nhiệm. Lúc đó, sau khi trút bỏ bộ đồ Jean, anh xuống tóc, khoát áo nâu, bưng bình bát, lang thang chân đất đi khất thực trên xứ sở Chùa Đá Vàng, với nhiều bạn bè khắp năm châu, hành thiền cùng các Sư Myanmar sở tại. Sau chừng 1 tháng lại quần Jean, áo pull, anh bay trở về Mỹ, tiếp tục công việc của một Gs đại học.
Ai dè, năm 2003, anh nghĩ hưu và xuống tóc đi tu! Dù đã biết trước, nhưng tôi cũng bất ngờ khi gặp lại anh bạn mình mĩm cười hiền hậu sau tấm áo nâu phong phanh mở cửa đón tôi vào nhà ở đường Nguyễn văn Phương, thị Nghè. Nhớ lại cái khó của tôi lúc đó là xưng hô, mới một năm trước còn mày mày, tao tao; bây giờ thì…thiệt khó quá, thôi thì gọi là Ông H. vậy. Anh thường tự xưng với tôi là “Sãi già” hoặc là “Sư không còn trẻ nửa”.
Năm 2005, Sãi già mua đất, lập Thiền viện tại vùng Kalaw, xứ Miến Điện xa xôi. Hàng năm đều về nhà ở Thị Nghè để thăm mẹ già và gia đình người em ruột đang sống tại đó. Dĩ nhiên, bạn bè hay tin Sãi già về, nếu thuận tiện thì ghé thăm hoặc gặp mặt thân mật. Lần gần nhất là tháng 4-2013.


attachment.php



attachment.php
 
Last edited:
Từng bước chân xa dần ngôi đền cổ, nhìn những khối tường loang lổ vết thời gian, nhìn những mảng rêu bám dày trên thềm cũ, xanh lặt lìa trên những tảng đá chồng chất ven con đường đất dưới chân,… trong không khí âm u tĩnh lặng của rừng già, tôi bâng khuâng chợt thấy : dường như mình đang trong thế giới ngàn năm trước bước dần ra thế kỷ XXI, ở ngoài kia!


attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



…15h 50’ tôi ra tới cổng sau của đền Ta Prohm…


attachment.php



attachment.php

Bà xã tôi đang chờ bên xe tuk tuk nói : “tưởng ông đi lạc …vào thế giới…1000 năm trước rồi!”

attachment.php


… Hi hi, đúng thế, tui vừa từ …thế giới một ngàn năm trước bước ra đây!



Cậu lái xe tiếp tục đưa chúng tôi qua một ngôi đền gần đó, lần này tôi nhường cho bà xã vào, đây là đền Banteay Kdei, không được nổi tiếng lắm, nhưng đền nằm cạnh đường lộ chính, cách đền Ta Prohm không xa về phía Đông Nam.
* Đền Banteay Kdei.
Là ngôi đền Phật giáo, được vua Jayavarman VII xây dựng vào cuối thế kỷ XII đầu thế kỷ XIII, theo phong cách Bayon, nên cổng đền cũng có tượng Phật 4 mặt. Đền này bị hư hại khá nhiều, nhưng không có nét đặc trưng “bị cổ thụ xâm hại” kiểu như Ta Prohm, còn các di tích khác như phù điêu, tượng đá …thì tương tự như những đền nổi tiếng khác trong khu Angkor, nên không gây được sự chú ý, vì vậy mà đền ít được du khách viếng thăm.
Thật tình mà nói, cái giá trị của đền không hề thua kém các đền Angkor khác, nhưng vì “chẳng may” nằm chung chỗ với những Angkor Wat, Bayon, Ta Prohm…, đền trở nên “lép vế” , thế thôi. Nếu “thần đèn” Nguyễn Cẩm Lũy dời được ngôi đền này về gần Phnom Pênh thì chắc chắn, Banteay Kdei sẽ trở thành nổi tiếng, Ông Lũy sẽ được dân Campuchia tôn thờ còn hơn cả Ông thần Aladin!


attachment.php



attachment.php



attachment.php
 
Last edited:
Xin xem tiếp những hình ảnh của đền Banteay Kdei, tôi thấy cũng thật tuyệt vời, đền này rất xứng đáng nằm trong danh sách di sản nhân loại!


attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php


Sau khoảng 30 phút thăm đền, bà xã tôi trở lại xe tuk tuk, để cậu lái xe này chở về khách sạn Saphir...


attachment.php

Cậu lái xe tuk tuk dễ thương. (rất tiếc anh không được nét)


Cuối cùng xe chạy trở lại con đường đã đưa chúng tôi vào lúc sáng, khu đền tháp Angkor dần bỏ lại sau lưng, trong cánh rừng xanh nhiệt đới, với biết bao những điều vĩ đại mà tôi chưa được biết hết. Ngày nay, những gì còn lại tại khu đền tháp này đều đáng để cả thế giới ngưỡng mộ. Thực sự vào thời cực thịnh, Đế chế Khmer đã có những người là tinh hoa của dân tộc, có tri thức, có kỷ thuật,… vượt thời đại để tạo nên những kiệt tác mà ngày nay trở thành kỳ quan của thế giới.
Qua khỏi cầu Stone Bridge, ngang chỗ vá xe lúc sáng, gần kề khách sạn Saphir, có mấy anh xe ôm vẫy tay chào mừng chúng tôi, vui thiệt!

attachment.php



Vậy là chúng tôi đã hoàn thành ngày thứ 2 của cuộc rong chơi thú vị. Buổi tối, tôi và bà xã cũng tự thưởng cho mình một bửa ăn giản dị tại một restaurant nằm trên đường bờ sông Siem Reap, cách khách sạn khoảng 5 phút đi bộ. Món ăn ngon, đủ no với giá 6$ US, rẻ hơn bửa ăn 10$ US dọc đường hôm qua!


attachment.php



attachment.php



Ngày thứ 2 của cuộc rong chơi kết thúc như thế.
 
Last edited:
B.3. Ngày thứ 3.

B.3.1. Sông Siem Reap, dải lụa nhỏ mong manh.

Cách thành phố Siem Reap khoảng 50 km về phía Đông-Bắc, núi Kulen, cao 300m, năm 802 được vua Jayavarman II chọn làm kinh đô, khởi đầu cho thời kỳ cực thịnh của Đế chế Khmer trong suốt nhiều thế kỷ.
Núi Kulen với suối Kbal Spean, được coi là nơi phát nguyên của giòng sông Siem Reap. Từ đó, dải lụa xanh này len lỏi qua những khu rừng già nhiệt đới, rồi lặng lờ băng ngang qua thành phố nhỏ cùng tên, trước khi đổ ra biển hồ Tonle Sap.
Có một thời, người ta nghĩ rằng đây là đường vận chuyển chính để người Khmer cổ đưa những khối đá nặng hàng tấn từ những mỏ ở Kulen xuôi Nam về xây dựng nên những ngôi đền huyền thoại.
Mãi đến khi các nhà khoa học Nhật Bản, đứng dầu là Estuo Uchida, bằng những ảnh vệ tinh, đã phát hiện một hệ thống kênh mương chằng chịt nối liền mỏ đá Kulen và khu xây dựng đền tháp Angkor, thì người ta mới cho rằng Sông Siem Reap không phải là thủy lộ vận chuyển đá như đã nghĩ, mà chính những con kinh đào dài khoảng 30km, 40km mới là đường vận chuyển những tảng đá khổng lồ từ Kulen về Siem Reap xây đền. Nhờ dó, nhiều đền tháp, theo các nhà khoa học tính toán, thay vì phải mất hàng trăm năm để xây dựng, giờ đây lại có thể hoàn thành trong vòng 30, 40 năm!
Thôi, đó là những lý giải của các nhà khoa học, những chuyên gia khảo cổ, giúp chúng ta hiểu biết thêm, cho vui. Với tôi, hôm nay, giòng Siem Reap dễ thương, là dải lụa mong manh(tôi xin gọi mong manh vì nó quá nhỏ bé), êm đềm trôi ngang qua thành phố, mới là lý do khiến chúng tôi nán lại nơi này thêm 1 ngày để hưởng trọn cái không khí yên bình trên 2 bờ sông, nước chảy hiền hòa.


attachment.php



Tiếc rằng bà xã tôi sau một ngày vất vả đạp xe, sáng nay không được khỏe và hình như có vấn đề về đường tiêu hóa, nên “cáo bệnh” xin ngủ nán lại, hẹn đi chơi sau bửa ăn trưa. Tôi đành mang con xe xanh ra đường để bắt đầu cuộc độc hành dọc theo giòng sông lụa. Nhưng trước khi đi, tôi ghé tiếp tân đóng tiền phòng và luôn tiện hỏi thăm xe đi Poipet, không ngờ nơi đây nhận đặt vé giùm cho khách, giá 6$ US/1 người. Xe sẽ tới rước ngay tại khách sạn vào sáng ngày mai, thật tiện!
Theo quốc lộ 6 tôi qua cầu Stone Bridge…


attachment.php



attachment.php

Chỗ mái ngói đỏ là Cung điện Hoàng gia tại Siem Reap.

…rồi rẻ trái đi vào đại lộ Pokambor.

attachment.php



attachment.php



Một anh CSGT vẫy tay chào, có lẽ vì thấy tôi chơi con bike lạ mắt. Tôi dừng lại, xin phép được chụp hình kỷ niệm. Nơi đây là trước Cung điện Hoàng gia, chỗ nhà vua và hoàng tộc thỉnh thoảng tới nghĩ dưỡng, khi đó cờ Hoàng gia sẽ được kéo lên, thật là một khu biệt thự giản dị!

attachment.php

Một “pô” kỷ niệm với anh cảnh sát.

Tôi lửng thửng đạp xe về phía hạ lưu giòng Siem Reap, dưới những tán cây cổ thụ,con đường thật mát mẻ và dễ thương. Vài công sở nằm yên tĩnh trong vườn cây xanh phía phải, chen lẫn nhà hàng, khách sạn và cửa hàng dịch vụ thời trang… Tất cả đều toát lên vẻ sang trọng một cách rất văn hóa, không đồ sộ khoe khoang, mà trái lại đẹp lộng lấy cái hồn Chùa Tháp!


attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php
 
Last edited:
Tôi tiếp tục lang thang dọc theo “giòng sông lơ đểnh”, dừng nghĩ tạm trên băng đá trong công viên cạnh bờ sông, để tận hưởng cái chậm rãi mà êm đềm của buổi sáng bình yên. Một cậu trai Phillippine cũng ngồi chơi gần đó, bên cạnh chiếc xe đạp dựng hờ hững trên bãi cỏ xanh. Vài ba thanh niên Campuchia đang thả câu ven bờ và có vẻ như việc bắt cá chỉ là trò tiêu khiển. Một du khách Tây phương đang nhàn nhã đọc sách giữa công viên.Tất cả mọi thứ diễn ra thật chậm rãi, chậm rãi như đôi vợ chồng người Hungary đang thả bộ trên đường, họ cũng chưa vội vàng thăm khu di tích Angkor, bởi vì đang muốn tận hưởng cái nhẫn nha, dịu dàng từ cảnh quan đến con người của đất nước Chùa Tháp!


attachment.php



attachment.php



attachment.php



Một chú bé con người Campuchia theo anh trai chơi giỡn trên công viên, thích thú rờ rẫm con bike xanh, tôi cho lên ngồi thử, trông cậu thật khoái chí!…


attachment.php



Theo bản đồ, đây là hướng về khu Chợ Cũ, cũng là đường đi Biển hồ Tonle Sap, điểm đến cuối cùng của giòng sông Siem Reap.
Tôi chưa biết một thông tin nào về Chợ Cũ (Old Market), chưa biết nơi ấy có gì hấp dẫn để đến chơi, tôi đạp xe theo con đường này chỉ bởi vì những bóng mát cùng sự yên tĩnh…


attachment.php



…và cũng vì dảy lụa mong manh bên tay trái, đang êm đềm trôi giữa bóng cây xanh.


attachment.php



Tôi chợt thấy một đại lý bán vé xe, máy bay và cho thuê xe đạp, định vào hỏi thăm nhưng nhớ mình đã đặt vé đi Poipet rồi, nên thôi, nhưng cũng chụp 1 tấm ảnh làm tư liệu.


attachment.php



Thình lình tôi gặp một ngôi chùa lớn và khá đẹp, chùa Preah Prom Reath. Định bụng sẽ cùng bà xã viếng chùa vào trưa nay.
Và tôi quyết định rẻ trái trở về, vượt cầu Chùa qua khu vực tả ngạn sông Siem Reap, theo đường 25,… tới đường Wat Bo, tiếp tục rẻ trái chạy thẳng ra quốc lộ 6, thì thấy khách sạn Angkor Saphir chếch phía bên kia đường, chấm dứt một vòng “thám sát” buổi sáng.


attachment.php



attachment.php



attachment.php

Về khách sạn Angkor Saphir trên quốc lộ 6.
 
B.3.2. Chùa Preah Prom Reath.

Ăn trưa xong, chúng tôi bắt đầu cuộc rong chơi chính thức của 2 người trong ngày 19-10-2013. Dĩ nhiên tôi dẫn bà xã theo lộ trình cũ. Ngay đầu đại lộ Pokambor có một mô tô CSGT và một “ba gác chuyên dùng” có cả đèn hiệu đỏ, rất ngộ nghĩnh mà có lẽ chỉ thấy ở Siem Reap. Quả thật tôi chẳng biết chiếc xe này dùng để làm gì?


attachment.php



Chúng tôi thong thả đạp xe tới Chùa Preah Prom Reath, như vậy đây là ngôi chùa thứ 8 chúng tôi tới hoặc “đi ngang” qua. Sắc màu lộng lẫy với tong “nóng” ưa thích của người Khmer, đỏ và nhủ vàng chói sáng.


attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php
 
Last edited:
Qua khỏi Chùa Preah Prom Reath là khu vực Chợ Cũ, nhưng lại bắt đầu là một siêu thị hiện đại, “mới” cáu cạnh và ngọt lịm màu cam đỏ!


attachment.php



Tiếp theo, mới thực sự bước vào khu Old Market.
Bên trái, cặp bờ sông Siem Reap là bãi đổ xe, bên phải là dãy phố xưa còn lại từ thời thuộc địa, bây giờ đã được chỉnh sửa đôi chút để trở thành những quán cà phê hay nhà hàng sang trọng một cách cổ điển.


attachment.php



attachment.php

Bãi đổ xe.


attachment.php



attachment.php

Dãy phố xưa, trở nên sang trọng….


attachment.php

Giản dị phong cách thời thuộc địa...


attachment.php



attachment.php

…và Chợ Cũ (Old Market).
 
Điều trước tiên làm tôi chú ý là sự hiện diện đông đảo của các du khách nước ngoài, giống như khu vực Tây ba lô ở phố Phạm Ngũ Lão, Sài Gòn…


attachment.php

Người Hồi giáo Trung Đông…


attachment.php

Người Nga gốc Á…


attachment.php



attachment.php



attachment.php

Dân Mỹ Latin…


…và he he…, có cả người Việt gốc …Long Xuyên!

attachment.php



attachment.php
 
Last edited:
Nhờ 2 con bike nhỏ nhắn và cơ động, chúng tôi len lỏi qua các con đường quanh Old Market, trong đó có 2 nơi gây cho tôi nhiều ấn tượng:
Một là con phố được đánh dấu bằng 2 bảng đèn giăng ngang ở 2 đầu đường mang chữ “Pub Street”, chạy song song và nằm giữa 2 đường số 8 và số 9. Suốt con đường này hầu như tập trung các “quán rượu” đúng nghĩa của dân Tây, sang trọng và phong cách rất “thuộc địa”, có mặt tiền là một không gian mở với những ghế bàn tràn ra vĩa hè đón mời du khách năm châu.


attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



Hai là con hẽm lớn chạy từ đường số 9 sang đại lộ Pokambor, có những cửa hàng kinh doanh đồ lưu niệm, những quán bar hay cà phê sang trọng…giống như khu vực Phố Tây Phạm ngũ Lão, Sài gòn.


attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php
 
Chạy lòng vòng rồi cũng quay lại Chợ Cũ, vì khu vực này chẳng lớn; nên tôi vẫn muốn quay lại một lần nửa, vì những dãy phố xưa. Một cầu gỗ bắc ngang sông Siem Reap, từ chợ Cũ sang khu Chợ Đêm, có mái che kiểu Chùa cầu ở Hội An, mang phong cách Khmer, chúng tôi bước lên chụp vài ảnh kỷ niệm, lại gặp được một cậu thanh niên người Việt quê ở Sóc Trăng, lên đây đã 6 tháng, mưu sinh bằng nghề bán thức uống.


attachment.php



attachment.php



attachment.php



Khu vực này cũng có khách sạn, trung tâm mua sắm hay ngân hàng mới xây, rất hiện đại, nhưng dường như điều đó chỉ làm tăng cái giá trị cũ của phố xưa!


attachment.php



attachment.php



attachment.php



Theo tôi, nhà lồng Chợ Cũ cũng tương tợ như các nhà lồng chợ tại các thành phố lớn của nước ta, thậm chí nó chẳng có gì là cũ kỷ như Bến Thành, Chợ Bình Tây hay Chợ Tân Định…ở Sài Gòn. Chợ này bán đủ thứ đồ từ kim khí, điện máy đến hàng lưu niệm thủ công, từ vải vóc thời trang đến bách hóa tiêu dùng,…đặc biệt bên trong chợ các hàng bán thực phẩm, thịt cá, rau củ… lại cận kề bên các lô bán mỹ phẩm, kim hoàn.
Nhưng điều quan trọng chính là chợ nằm hoàn toàn trong khu phố Tây còn sót lại từ thời thuộc địa. Không hiểu có phải vì người Campuchia biết trân trọng quá khứ mà giữ gìn được cái hồn xưa ấy, hay đơn giản vì không kịp thay đổi do hoàn cảnh khó khăn trong thời gian dài bị chiến tranh, nên không kịp đập bỏ để chạy theo làn sóng canh tân. Nếu thế thì sự “khó khăn” đó chính là một điều may mắn, khiến khu phố cũ quí báu này đã thoát khỏi sự phá hoại bởi “thiếu hiểu biết” hay vì mối lợi nhản tiền ấu trỉ!


attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



Nhìn cái nét “cũ thời thuộc địa” này, tôi lại trạnh lòng tiếc nuối bến Mễ cốc, Bình Đông: nếu người có lòng, cố giữ gìn khu phố cổ theo ý kiến của Thầy Vương Hồng Sển và một số nhà chuyên môn có học, biết qui hoạch thành một khu cảng sông thời thuộc địa, với xe ngựa lọc cọc vòng quanh vùng Chợ Lớn, với gánh hàng rong kẽo kẹt kiểu Hội An, “sang trọng” hóa các căn phố cũ của các ông chủ người Hoa, để trở thành những quán cà phê, nhà hàng ăn độc đáo,…thì ngày nay, Sài gòn đã có một khu du lịch “Old Market” hấp dẫn khách Tây không thua Siem Reap! Dĩ nhiên, chưa chắc gì tôi có khả năng bước vào chốn “xưa sang trọng” ấy, nhưng tôi sẽ hảnh diện vì Sài Gòn 300 năm, biết đâu lại được giữ đến … cả ngàn năm, thật tiếc lắm thay!
 
@anh Po: công nhận cái xe đạp của bác Doigiaymoi lợi hại quá anh Po ha! Mình cũng đi Siem Riep rồi mà qua lời kể chuyện và phóng sự ảnh của bác mình lại vừa thấy quen vừa thấy lạ... Nhớ cái Pub street quá anh Po nhỉ? Cảm ơn bác Doigiaymoi!!!
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,375
Bài viết
1,175,455
Members
192,073
Latest member
kecsoctrang07
Back
Top