What's new

Doigiaymoi, 31 ngày rong chơi miền đất Phật.

Doigiaymoi, 31 ngày rong chơi miền đất Phật.


Phần mở đầu

Chào các bạn,
Hôm nay tôi lại tái ngộ mọi người trong topic mới : “Doigiaymoi, 30 ngày rong chơi miền đất Phật”.
Trước tiên, có một số điều tôi xin phép được bày tỏ trong phần mở đầu:

1/Topic này đáng lẽ phải nằm trong mục “Hồi ức những chuyến đi nước ngoài”, nhưng tôi xin phép được mở đầu từ “Hồi ức những chuyến đi trong nước” trước, để một số các bạn đọc quen thuộc, đã từng đọc qua “Daehan 100cc và cuộc rong chơi ngàn dặm…” tiện theo dỏi, rồi sau đó sẽ chuyển sang “nước ngoài” cho đúng với “nguyên tắc” của phuot.vn. Hơn nửa, tôi sống tại Long Xuyên, thì mọi chuyến đi đều bắt đầu từ “trong nước”, dù là đi ra nước ngoài, đó cũng là điều hợp lý! Đây chỉ là suy nghĩ của Doigiaymoi, không biết BĐH trang nhà có đồng ý?

attachment.php


2/Như loạt bài “Daehan 100cc và cuộc rong chơi ngàn dặm của 2 kẻ thích lang thang” mà các bạn đã có dịp đọc trong mục “Hồi ức những chuyến đi trong nước”, tôi có nói “bóng gió” về việc ấp ủ một chuyến đi bụi bằng xe 2 bánh qua Myanmar… Đó là dự kiến, còn việc thực hiện thì …phải chờ thời cơ.

attachment.php

Một năm trước, khi rong chơi qua đất Phật Campuchia, Tp Kampong Cham.

3/Vào một ngày “đẹp trời” tháng 8, năm nay, 2013, tôi nhận được email của người bạn cũ hồi năm thứ nhất đại học :
“28/10 tôi sẽ đi qua Miến trong 3 tuần vi qua để lo lễ Dâng Y rồi sau đó sẽ dẫn mọi người đi thăm viếng những Phật tich . Đi một chuyến đi . Nếu tính được thì cho tôi hay đê tôi rủ thầy Dương nữa .
Cho ngay số phone vi hiện nay toi có thể gọi về VN chi có 2c cho ĐT bàn , 3c cho cell phone .”
Ô hô, thật là một “đề nghị khiếm nhả” đầy hấp dẫn! Nhưng đi Miến Điện chớ có phải đi Sài Gòn đâu, hể được rủ là OK ngay sao? Tôi bèn trả lời:
“ He he, bây giờ khó nói quá. Tính thì được nhưng sự đời thay đổi bất thường. Thôi thì nếu có "duyên", trò này sẽ hạnh ngộ 2 Thầy, Thầy chùa và Thầy dạy học!”

4/Bây giờ, hãy cho tôi dành một chút thì giờ để nói về người đã gửi “lời đề nghị khiếm nhả” kể trên. Là bạn cùng Khóa 1 CĐNN CT, nhưng anh chỉ học 1 năm thì nghĩ, vì trường lúc này không có ngành “Chăn nuôi thú y” mà anh thích khi còn học ở Nông lâm súc Bảo Lộc. Từ đó, anh ta “lặn” mất tiêu! Rồi, hơn 20 năm sau mới gặp lại, bấy giờ anh là Bác sĩ, đang dạy tại một Đại học Y bên xứ Hoa Kỳ.

attachment.php


Từ đó mỗi năm khi trở về Việt Nam, anh đều a lô thông báo. Tôi liền thu xếp ngay ngày hôm sau, lên nhà anh ở chợ Thị Nghè, bên hông sở thú. Gặp nhau, nói 3 điều, 4 chuyện, một đêm, để sáng sớm hôm kế tiếp, thức dậy nghe khỉ kêu, vượn hú( thảo cầm viên Sài gòn chỉ cách chưa đầy 200m đường chim bay) …ăn sáng chung rồi về! Thỉnh thoảng ở thêm 1 ngày, đi ra suối Cả, Long Thành thăm khu vườn của vợ chồng người em gái, cũng là bạn đồng môn(khóa 2). Cứ thế, hàng năm đều diễn ra y như vậy. Như một chương trình đã được set up và trở thành như 1 mặc định!
Ông bạn tôi, sau khi bôn ba xứ người, công thành danh toại, vậy mà vẫn nhất định ở vậy nuôi 2 con…chó cưng! Không thèm lập gia đình, lương bác sĩ “mênh mông” chỉ để đi chơi và làm từ thiện! Nhiều lần gửi quà cứu trợ lũ lụt miền biên giới, vì anh cũng từng là cựu học sinh Thủ Khoa Nghĩa, Châu Đốc.
Năm 2000, anh về Việt Nam mang gạo lên tặng cho đồng bào nghèo An Phú, An Giang.


attachment.php



attachment.php



Và từ lúc đó, hàng năm, anh dành 1 tháng nghĩ hè để qua Miến Điện tu Thiền.
Những tưởng, chỉ là một chọn lựa tạm thời hàng năm vào dịp nghĩ dưỡng, để thay đổi cái nhịp sống ồn ào của xã hội Hoa Kỳ nhiều máy móc, giống như các trí thức học giả phương Tây đang tìm đến xứ Thiền để khám phá thêm điều huyền nhiệm. Lúc đó, sau khi trút bỏ bộ đồ Jean, anh xuống tóc, khoát áo nâu, bưng bình bát, lang thang chân đất đi khất thực trên xứ sở Chùa Đá Vàng, với nhiều bạn bè khắp năm châu, hành thiền cùng các Sư Myanmar sở tại. Sau chừng 1 tháng lại quần Jean, áo pull, anh bay trở về Mỹ, tiếp tục công việc của một Gs đại học.
Ai dè, năm 2003, anh nghĩ hưu và xuống tóc đi tu! Dù đã biết trước, nhưng tôi cũng bất ngờ khi gặp lại anh bạn mình mĩm cười hiền hậu sau tấm áo nâu phong phanh mở cửa đón tôi vào nhà ở đường Nguyễn văn Phương, thị Nghè. Nhớ lại cái khó của tôi lúc đó là xưng hô, mới một năm trước còn mày mày, tao tao; bây giờ thì…thiệt khó quá, thôi thì gọi là Ông H. vậy. Anh thường tự xưng với tôi là “Sãi già” hoặc là “Sư không còn trẻ nửa”.
Năm 2005, Sãi già mua đất, lập Thiền viện tại vùng Kalaw, xứ Miến Điện xa xôi. Hàng năm đều về nhà ở Thị Nghè để thăm mẹ già và gia đình người em ruột đang sống tại đó. Dĩ nhiên, bạn bè hay tin Sãi già về, nếu thuận tiện thì ghé thăm hoặc gặp mặt thân mật. Lần gần nhất là tháng 4-2013.


attachment.php



attachment.php
 
Last edited:
Ô, thật là may! Vừa đặt chân xuống vùng biên giới xa lạ này, lại nghe được tiếng mẹ đẻ, mừng như gặp người thân, tôi chỉ kịp nói lời cảm ơn và định hỏi ít chuyện, thì cậu ta vừa mĩm cười vẫy tay chào, vừa ra dấu đang bận phải kéo chiếc xe cây đầy hàng …giữa trời trưa nắng dội!
Tôi thầm nghĩ dẫu sống nơi đất khách, cậu thanh niên chắc cũng không quên cội nguồn, nên chỉ thoáng nhìn đã nhận ra chúng tôi từ “tổ quốc” vừa qua! Rồi lên tiếng góp lời chỉ đường, liền vội vã tiếp tục công việc nặng nề để mưu cầu cuộc sống.
Chắc chắn cậu ta không gấp đến độ chẳng có thì giờ cùng tôi nói chuyện; nhưng tôi cũng chợt nhận ra rằng cậu cố tình kiếm cớ bỏ đi. Bình thường, khi gặp đồng hương tôi thường chụp hình kỷ niệm, nhưng trong trường hợp này, tôi không muốn, bởi hình ảnh cậu hoằng mình kéo xe đã in đậm trong “bộ nhớ” của tôi, file ảnh ấy chắc chắn trong đời này tôi không “delete” được! Rồi ngay lúc này, bóng dáng cậu đang chợt nhòe đi giữa ánh nắng chói chang, trước mắt tôi.


attachment.php



attachment.php



attachment.php



Chúng tôi dắt xe qua guest house Long Sengly, chỉ có phòng quạt, giá 7$US. Như thường lệ, bà xã vào xem phòng và OK.
Chúng tôi nhanh chóng tắm rửa, giặt đồ, để phơi cho kịp khô. Ăn trưa qua loa với bánh mì và xút xít rồi ngủ lấy sức để chiều đi thăm Poi Pet.

B.4.2. Poi Pet.

Thị trấn Poi Pet, là huyện lỵ của huyện Ou Chrov, tỉnh Banteay Meanchey, Campuchia, có cửa khẩu cùng tên thông qua Thái Lan. Hồi chiến tranh dưới thời Khmer Đỏ, Poi Pet đã khét tiếng máu lửa binh đao. Đến trước năm 2000, Poi Pet vẫn chưa phát triển lắm, ngoại trừ là khu vực chính tập kết hàng hóa nhập, xuất với Thái Lan. Nhưng khi các sòng bạc được mở ra tại khu vực nằm giữa 2 trạm kiểm soát Campuchia-Thái, thì ùn ùn các tay chơi từ phía Thái Lan(vốn nghiêm cấm cờ bạc) kéo nhau tới đây tìm kiếm “vận may” (hay rủi?), thì Poi Pet ngày càng đổi khác. Ngoài hoạt động giao thương nhộn nhịp ngày đêm, thì những cuộc chơi may rủi không biết tới đêm ngày, diễn ra quanh năm suốt tháng khiến miền đất biên cương của Campuchia này “thay da đổi thịt”!
Grand Diamond City Hotel & Casino, Poipet Resort & Casino, Tropicana, Golden Crown, Princes Hotel & Casino… là những chốn đỏ đen nổi tiếng nơi này. Tất cả đều có dịch vụ đưa đón miễn phí từ 2 trạm xuất nhập cảnh của 2 nước, cách khoảng 05 phút ô tô. Từ khu vực này, khách chơi chỉ mất khoảng 3 giờ để tới Siem Reap hay 4 hoặc 5 giờ để trở về Bangkok. Khách sạn hiện đại, sang trọng với đủ các dịch vụ ăn theo mà chỉ những tay chơi thứ thiệt mới tham gia, còn du lịch bụi thì …có thể chụp hình kỷ niệm!


attachment.php

Tòa cao ốc màu trắng là Gran Diamond City Hotel & Casino.


Nhà trọ Long Sengly còn là một cửa hàng bách hóa lớn, đồng thời cũng có một quầy đổi tiền, nên luôn tiện chúng tôi đổi luôn 100$ US, lấy 3.100 Baht, chuẩn bị cho ngày mai vào đất Thái tiêu xài.
13h26’, chúng tôi bắt đầu cuộc rong chơi trong thị trấn Poi Pet.


attachment.php

Quầy đổi tiền là phòng kiếng màu đỏ.


attachment.php



attachment.php



attachment.php



Ngay trung tâm của khu vực này là vòng xoay Kbal Spean (đây là tên của giòng suối trên núi Kulen, phát nguyên con sông Siem Reap). Như đã nói, đây là điểm đổ khách của các xe đò từ trong nước Campuchia tới Poi Pet, nếu du khách đi Thái Lan thì bước thẳng tới nơi làm thủ tục chỉ chừng 100 mét trước mặt, còn khách đi “viếng” casino thì cũng …cứ việc thẳng tiến, sẽ có người đón tiếp để …”nâng khăn sửa túi” tận tình. Và đây cũng là điểm tập trung của đội ngủ xe ôm, cửu vạn thồ hàng qua lại cửa khẩu, họ là một trong những thành phần nghèo khổ ở xã hội Poi Pet này, trái ngược với những nhân viên phục vụ casino, ăn mặc sang trọng, nhất là những cô gái chia bài xinh đẹp!
Đầu tiên chúng tôi đạp ngược lại Q.lộ 5 hướng trở về Siem Reap rồi rẻ trái vào một con đường, cũng chẳng biết tên gì, cứ len lỏi chơi cho biết.


attachment.php

Quốc lộ 5, từ vòng xoay Kbal Spean nhìn về hướng Siem Reap.


Như đã nói, trước khi nổi tiếng với những sòng bạc, Poi Pet là điểm xuất nhập hàng hóa lớn qua lại biên giới với Thái lan, nên nhiều nhà trong khu vực này có vẻ như là những kho hàng bề thế. Một số nhà đang xây dựng mới, bên cạnh nhiều ngôi nhà nhỏ nằm trên các con đường còn lầy lội.


attachment.php
 
Last edited:
attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



Chạy len lỏi một hồi thì chúng tôi gặp ngôi chùa thứ 10, chùa Soriya Ram hay là Wat Thmey. Bây giờ không chỉ là chạy ngang qua, mà là chạy thẳng vào viếng chùa.


attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php
 
Last edited:
Như thường lệ, bà xã tôi vào cúng Phật, còn tôi thì quanh quẩn chung quanh xem tụi nhỏ đá banh và nhìn các Sư… “chơi” ipad.


attachment.php



attachment.php



20 phút sau chúng tôi rời chùa và tiếp tục cuộc rong chơi. Chỉ là qua những con phố nắng nóng, khô khan, trong cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng: chẳng gặp được một quán nước hay cà phê nào với cây xanh mát mẻ như bên nhà, để ngồi chơi và “ngấm” cái đặc biệt nào đó của địa phương(mà thật ra, ở đây chẳng có cái đặc biệt gì để mà "ngấm", chỉ nhớ hình ảnh người Việt nghèo sống kiếp tha hương mà mình thấy trạnh lòng!).
Thú thật chẳng có gì hay ho về cuộc dạo chơi, chỉ là đi ngang để gọi là “mình đã có đặt chân tới” Poi Pet! Thật là đáng tiếc cho chốn dừng chân này.
Chúng tôi đạp xe trở về nhà nghĩ, lo tắm giặt để chuẩn bị đi ăn cơm.
Nhà nghĩ không có nước nóng, nên tự mình phải tạo nước ấm, tắm cho an toàn, người lớn tuổi, tắm lạnh thình lình, rất dễ bị đột quị!


attachment.php



attachment.php



17h40’.
Chúng tôi đi tìm quán ăn cơm.


attachment.php



attachment.php



attachment.php



Có một quán ăn sạch sẽ, chúng tôi vào, chọn thực đơn. Ông chủ chắc lai Tàu, thấy tôi người Việt nên cầm menu giới thiệu bằng 2 từ tiếng Việt “canh chua”. Bửa ăn khá ngon với món canh chua cá lóc được khứa mỏng chưa từng thấy ở Việt Nam, chỉ dày chừng 7 li, lại còn có cả …bầu, ngoài khóm và cà chua!


attachment.php



attachment.php



attachment.php



Bửa ăn tốn 6$ US, dù không có gì đặc biệt, nhưng rất ngon và no bụng.
Chúng tôi băng ngang qua vòng xoay, có ý tìm cậu thanh niên người Việt hồi trưa, nhưng không thấy. Tôi biết rằng đâu đây, tại vùng biên giới xa xôi này, từ lâu, đã có 1 làng người Việt khoảng 2000 nhân khẩu sinh sống; và tôi cũng nghe nói rằng, nơi đây có nhiều băng đảng do người Việt cầm đầu, đã nhẫn tâm về quê hương lừa đảo các thôn nữ, mang qua bán cho các đường dây buôn người nơi xứ lạ!
“Ở Poi Pet, đi tìm một “quán gái” còn dễ hơn tìm nơi đổi tiền và số lượng gái VN bị bán sang làm gái mại dâm chiếm đa số so với gái người Campuchia. Những địa chỉ nổi tiếng ở Poi Pet là của bà Chín “mỏ chuột” với 20 gái, bà Hai “mặt nám” khoảng 30 cô, mỗi lần đi khách với giá 10-15 USD….
…Tại Poi Pet có ít nhất 10 băng nhóm chuyên buôn người sang biên giới, trong đó do người Việt cầm đầu chiếm đa số. Các băng đảng này làm ăn rất bài bản, có các trạm đưa đón, liên lạc, thanh toán tiền buôn người trải dài qua ít nhất bốn quốc gia VN - Campuchia - Thái Lan - Malaysia và có quan hệ mật thiết với cảnh sát sở tại nên rất ít khi bị phát hiện.” (Binh Nguyên, 2005. Nước mắt Apsara. Tuoitre online.)

Ngày thứ 4 của chuyến đi xuyên Đông Dương năm 2013 của chúng tôi kết thúc như thế, tại cửa khẩu Poi Pet.
 
Last edited:
bài "Ký sự 31 ngày rong choi miền đất Phật" cua anh rat sống động và chăm chút ,ngay nào tôi cung vao trang web Phượt để theo dỏi phẩn tiếp theo vê bài viết của anh, tôi cư ngụ tại quận Thot Not cách noi anh ở cung không xa .
 
Xin chào lamlong,
Rất vui khi nhận được chia sẻ của bạn. Tuy nhiên, đôi khi do không viết kịp, nên chậm 1 hoặc 2 ngày, xin thành thật cáo lỗi. Tôi cũng có một số bạn ở Thốt Nốt, có lẽ mình sẽ gặp nhau, một ngày nào đó.
Xin cảm ơn,
Doigiaymoi.
 
Thân mến chào tất cả thành viên trong cộng đồng phượt.vn,
Nhân dịp năm mới, Giáp Ngọ, 2014, Doigiaymoi xin chúc tất cả chúng ta được dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt.


attachment.php



Doigiaymoi mến chúc.
 
Doigiaymoi xin chào tất cả,
Sau những ngày ăn Tết vui vẻ, hôm nay, theo thông lệ Ông Bà, tôi xin phép được trở lại cuộc hành trình, coi như là chuyến xuất hành đầu năm trên phuot. Thấy nhiều người chọn hôm nay, mùng 6 Tết, khai trương, nên cũng xuất hành ngày này cho lành, để sẽ được hanh thông trong những chuyến đi vào năm 2014.
Nào, xin mời xem tiếp cuộc rong chơi.


B.5. Ngày thứ 5, Poi Pet – Bangkok.

B.5.1. Poi Pet-Bangkok : Tuyến đường 359, dài 256km.


attachment.php



Trước cuộc rong chơi, chúng tôi đã đọc vài thông tin về việc qua cửa khẩu này. Tình hình cũng khiến tôi hơi lo, chẳng hạn như phải chứng minh cho hải quan Thái thấy mình mang vào nước họ ít nhất 20.000 baht, rồi chuyện “vòi vĩnh” đô la của hải quan Campuchia để đóng dấu passport, chuyện cò xe đi Bangkok gạt gẫm...; nhưng thôi, hãy …tùy cơ ứng biến.
05h50’, hành lý được buộc chặt trên yên xe, chúng tôi đã đã sẳn sàng lên đường. Kiểm soát mọi thứ xem có bỏ quên đồ đạc, vì qua biên giới rồi thì trở lại chắc sẽ lu bu lắm! Đây là nhà trọ rẻ tiền, khá sạch sẽ, không có máy lạnh nhưng rất mát mẻ. Tuy nhiên, chỉ có một lối ra vào phía trước, lại chứa đầy hàng hóa nên rất nguy hiểm nếu có hỏa hoạn, bây giờ ra đi không có gì luyến tiếc! Lần sau, nếu có trở lại thì không nên ở đây, chuyện xui rủi không thể biết trước được.
Tuy nhiên, nếu bạn nào có muốn đi Thái, sau mấy ngày thăm Angkor, thì không cần ở lại Poipet nếu chẳng có nhu cầu viếng các casino. mà nên qua luôn cửa khẩu này, sang nghĩ tại quận Aryaprathet, thăm siêu chợ trời Rong Kloea, lớn nhất Đông Nam Á, thú vị hơn.


attachment.php



attachment.php



attachment.php



attachment.php



Một hàng dài người sắp hàng trước trạm kiểm soát cửa khẩu chờ ngày làm việc mới lúc 07h. Không thể nào dắt xe vào hàng với mọi người, nhìn quanh lại thấy “mình chẳng giống ai” khi chơi 2 con bike nhỏ, chỉ còn một chỗ có thể gởi xe, là điểm đậu mô tô của nhân viên hải quan, tôi bèn nói bà xã dẫn đại vào dựng nơi đó. Hổng thấy ai nói năng gì, nên quay trở lại sắp hàng với mọi người, hàng cũng khá dài nên chắc còn lâu mới tới lượt.
Bất chợt một anh nhân viên hải quan bước đến, ra dấu bảo chúng tôi rời hàng đó, lên đứng ngay trước phòng làm thủ tục, tạo nên 1 hàng mới, thiệt là may, mình được đứng đầu! Thì ra, chúng tôi là du khách, sắp thành 1 hàng riêng, còn những người kia là công nhân hay những người làm ăn, mua bán bên đất Thái,sẽ đi về trong ngày, sắp thành 1 hàng riêng.
Tôi định chụp ảnh nhưng thấy bảng cấm hút thuốc và chụp hình, nên thôi. Bây giờ chỉ khoảng 06h10, phải đợi đến 07h, nên dư thì giờ để nhìn mấy anh nhân viên cửa khẩu Cambodia “hiên ngang” ăn hối lộ trước mắt mọi người: ai muốn đi qua ngay thì đưa đô la và hộ chiếu, họ sẽ vào văn phòng đống dấu thị thực và đường hoàng tiến qua trạm. Suốt thời gian chờ đợi, tôi nhẩm tính có hơn 15 người đủ màu da đã không phải sắp hàng như chúng tôi, mà chỉ cần đưa hộ chiếu kèm đô la(tôi không biết là bao nhiêu) cho nhân viên hải quan mang vào trạm (chưa mở cửa), đóng dấu rồi trở ra trao lại cho họ cầm qua cửa khẩu. Mọi chuyện diễn ra thật vô tư, không cần phải dấu diếm!
Ngay sau lưng bà xã là một cô Tây, nhìn thấy cảnh ấy, tỏ vẻ rất bực bội. Riêng tôi thì chẳng chút gì khó chịu, bởi mình đang đứng hàng đầu và cũng bởi mình thừa biết cái sự “hối lộ” là bình thường ở xứ Chùa Tháp này. Vả lại, đây chỉ là chuyện nhỏ, thậm chí rất nhỏ, chẳng nhằm nhò gì so với các vụ “mua bán quyền lợi” ở quê nhà. Như vậy, chuyện chung chi để qua cửa khẩu là có thật. Mình nghĩ, tệ nạn này cũng do vài vị khách du lịch “muốn” đi sớm tạo ra, nó nằm ngoài cái giờ hành chánh, nên chẳng ảnh hưởng gì đến 2 hàng người đang sắp. Với tôi, chuyện sớm hay muộn chẳng quan trọng, miễn là qua được.
07h05’, vẫn chưa thấy ai làm việc, cô Tây bước lên đập cửa một cách bực bội, họ vẫn tỉnh bơ!
Cũng may, ngay sau đó nhân viên cửa khẩu cũng bắt đầu công việc, thật dễ dàng và nhanh chóng, không đầy 2 phút, không xét hỏi, không kiểm tra, soi rọi hành lý, chúng tôi nhận lại hộ chiếu và dẫn xe đi về phía cửa khẩu Thái Lan.


attachment.php



attachment.php



attachment.php



Nhờ 2 con bike, chúng tôi dễ dàng chở hành trang qua trạm kiểm soát nhập cảnh Thái Lan. Cửa khẩu bên này hiện đại hơn, nơi kiểm tra nhập cảnh là phòng lớn có máy điều hòa không khí. Chúng tôi điền thông tin vào 2 tờ khai, đặc biệt là phải cho biết địa chỉ cụ thể sẽ đến tại Bangkok. Chợt nhớ cái guesthouse mà cô gái “thích đi bụi” giới thiệu trên blog cùng tên, Apple 2 GH, tôi ghi vào, rồi đến trình hộ chiếu, chụp hình, chẳng thấy ai buộc “chứng minh” khả năng tài chính 20.000baht, hay 500-700$ US gì cả.
Có điều vì 2 con bike, tôi không biết đi qua ngỏ nào, phải vòng ra ngoài theo chỉ dẫn của vài người …không biết chuyện, theo đuôi mấy chiếc xe kéo thồ hàng qua cửa khẩu, bị các nhân viên kiểm soát chận lại không cho đi, biểu vào bên trong, chỗ cũ!Đành phải loay quay trở vào nơi làm thủ tục, hỏi cô nhân viên vừa mới đóng dấu nhập cảnh cho mình, thì mới được chỉ cứ dẫn xe đi tới, rồi ra khỏi phòng bằng cửa phía sau lưng cô ta, nơi đó có bộ phận kiểm tra hành lý. Tại đây tôi phải tháo băng thun, dở các túi hành trang khỏi yên xe đặt lên dây chuyền dẫn qua máy soi, như ở sân bay. Cuối cùng việc nhập cảnh Thái Lan cũng xuôi chèo mát mái lúc 07h35’.


attachment.php

Với 2 con bike nhỏ, chúng tôi không phải tốn tiền “thồ” hàng qua cửa khẩu!

attachment.php

Cười vui khi đã đặt chân lên xứ Thái, phía xa kia là trạm kiểm soát của Thái Lan, nằm trên địa phận Bản Khlong Luek, quận Aranyaprathet, tỉnh Sakaeo.
 
Chúng tôi tà tà dắt xe theo con đường chính dẫn từ cửa khẩu vào nội địa Thái Lan, đây là đường Suwannason, hay quốc lộ 33, đoạn khởi đầu tuyến xa lộ đi Bangkok. Vừa đi vừa tìm chỗ mua vé để tiếp tục cuộc hành trình.


attachment.php



attachment.php



Không mất nhiều thời gian, chúng tôi đã tìm được nơi bán vé xe đi Bangkok, ngay bên lề trái trên đường từ cửa khẩu vàoThái Lan; xe thuộc loại minibus, 12 ghế, chuyến sắp tới khởi hành lúc 08h45’, họ hét giá tới 900 baht cho 2 ghế khi tôi nói có 2 chiếc xe đạp nhỏ. Tôi chê mắc, họ bớt xuống còn 700 baht. Không hiểu sao lại có cái sự “kỳ cục” này, giá vé không thấy niêm yết mà lại hét tùy tiện như thế. Có lẽ các bến này chuyên đón khách du lịch từ bên kia biên giới sang, phần lớn đều không nắm rõ cự ly cũng như giá cả thông thường của tuyến đường mình sẽ vượt, nên họ cũng thả nổi giá vé hầu tăng thu lợi nhuận. Tôi thầm nghĩ bây giờ mà phải tốn thời gian chạy tìm xe giá cả hợp lý thì không dễ, chỉ thêm mệt! Nên trong bụng cũng chấp nhận giá này cho xong, nhưng đang muốn chạy 1 vòng loanh quanh để biết thêm chợ trời cửa khẩu Khlong Kloea nổi tiếng tại đây, cũng như đang cần tìm chỗ ăn sáng, nên tôi không định đi chuyến 08h45’. Chẳng biết có phải vì tiếng Anh tôi dở hay vì cậu bán vé xe chậm hiểu, tưởng tôi không chịu đi, nên anh ta nói bớt cho tôi thêm 100 baht, chỉ còn 600 baht thôi. Dĩ nhiên, tôi cũng “nhạy bén” nương theo sự hiểu lầm ấy, OK cái “thiện chí” giảm giá và trả tiền mua 2 vé chuyến 09h45’.


attachment.php



attachment.php




Gửi hành lý tại phòng vé, chúng tôi bắt đầu cuộc rong chơi trên đất Thái Lan.
Trước tiên là tìm chỗ ăn, gặp một quán vắng khách, chỉ có vài cái bàn không ai ngồi, rất sạch sẽ. Khi đích thân vào tận bếp thì thấy có món giống như là hủ tíu của mình, nên chúng tôi gọi 2 tô.


attachment.php



attachment.php

Vào tận bếp để chọn món ăn.


attachment.php



Sau bửa điểm tâm với hủ tíu Thái lan, mỗi tô giá bình dân 20 baht (14.000đ VN), chúng tôi bắt đầu cuộc rong chơi vùng chợ biên giới này. Khác với cái xô bồ nắng bụi ở Poi Pet, bên này đường biên giới thật mát mẻ cây xanh, đường sá thoáng rộng và có vẻ…văn hóa hơn, khi tôi bắt gặp một quán cà phê nhỏ dễ thương, có cái tên rất “Tây” : Café De Vélo…Thôi hãy rong chơi một chút rồi trở lại uống thử cà phê quán này.


attachment.php



Được biết nơi đây còn cách thành phố gần nhất là Aranyaprathet khoảng 6km, nhưng vì nằm trên đường biên giới giáp Cambodia nên có 1 khu chợ trời được xem là lớn nhất Đông Nam Á, với diện tích khoảng 100ha. Chúng tôi còn gần 2 giờ để loanh quanh nơi đây, nên đi chơi cho biết.
Không biết đường, nên cứ theo “đại lộ” mà đi. Không biết đường, nên cứ thẳng tiến về phía trước, khi chạy đủ xa gặp tại một mũi tàu nơi có đồn cảnh sát cửa khẩu, chúng tôi bọc qua mũi tàu, quay theo hướng ngược lại. Lúc này cuộc rong chơi chỉ là để nhìn ngắm cái cảnh mới lạ của đất nước bạn, để cảm nhận cái thanh bình, yên ả của con đường tương đối vắng nơi đây. Không ngờ đó là lúc chúng tôi hướng về khu chợ trời Rong Kloea ( hay Khlong Kloea ? tiếng Thái thật khó đọc).


attachment.php



attachment.php
 
Bài viết thật hay! Cám ơn bác Doigiaymoi! Bác là động lực để những người cao tuổi chúng ta có thêm hứng thú Phượt. Chúc bác năm mới mạnh khỏe để có thể phượt nhiều và có nhiều bài viết hay ho cho diễn đàn.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,672
Bài viết
1,171,162
Members
192,346
Latest member
tuoihongtran
Back
Top