What's new

Đồng Tháp Mười nhỏ to tâm sự - Phần 3

Lá thư hè Singapore (07/2011)
(phần cuối)

(III)​



Sau cùng tôi xin nói thêm đôi lời về Lý Quang Diệu. Ông là một con người không phải không có tranh cãi. Nhiều người dân chủ không chia sẻ một số quan điểm của ông. Ông xem cuộc xây dựng Singapore là một “cuộc cách mạng xã hội bằng những biện pháp hòa bình”, và không bao giờ đi chệch khỏi mục tiêu đó. Ông tự nhận mình là người theo Khổng giáo: “Tôi không bị ràng buộc bởi lý thuyết, nhưng sự giáo dục của tôi trong một gia đình kéo dài ba thế hệ làm cho tôi trở thành một người theo Khổng giáo không ý thức. Niềm tin Khổng giáo thâm nhập vào tôi, rằng xã hội chỉ hoạt động tốt khi mọi người đều nhắm trở thành người quân tử.” Ông tin vào đạo ‘ngũ thường’ của Khổng tử. Từ thế giới quan này, ông đặt quyền lợi đất nước lên trên quyền lợi cá nhân, đặt nặng vai trò của một nhà nước mạnh và ưu việt để gìn giữ trật tự. Nhưng thành quả mới là sự biện minh cho nhà nước đó. Người ta có thể biện minh sự kiểm soát tối đa của nhà nước và sự loại bỏ đa nguyên chính trị cần thiết, vì ổn định và phát triển. Nhưng rồi người ta phải chứng minh bằng thành quả của hành động. Không có thành quả tương ứng, anh chỉ là kẻ tham quyền vô độ. Nếu quyền lực chỉ vì quyền lực, đất nước dễ rơi vào chủ nghĩa ích kỷ, bè phái, tham nhũng và lũng đoạn. Lý Quang Diệu không xem mình là ‘soft authoritarian’ như một số người ở phương Tây xem ông, bởi vì ông có kết quả để biện minh, và kết quả là rất thuyết phục; và các chính sách của ông cứ bốn đến năm đều được cử tri chấp thuận lại với một đa số không dưới 60 phần trăm. Với quan niệm Khổng giáo, ông đặt nặng trách nhiệm của những người lãnh đạo: “Chúng ta đừng bao giờ quên rằng chúng ta, những tinh hoa được giáo dục theo hệ thống giáo dục Anh, chỉ xứng đáng với vị trí chúng ta bao lâu chúng ta có năng lực phục vụ xã hội.” Trước khi rời đại học Frizwilliam, Cambridge, Anh, nơi ông đã học 4 năm ngành luật và đã tốt nghiệp với hạng Double Starred First Class Honours để trở lại Singapore hoạt động, Lý Quang Diệu trong một bài diễn văn đã khẳng định quyết tâm sắt đá của mình: “Chúng ta phải đạp đổ niềm tin rằng chúng ta là thấp kém và sẽ luôn mãi thấp kém so với người châu Âu.” Ông đã học được sự sống chung hòa bình của các chủng tộc khác nhau từ không quốc gia nào khác hơn là Thụy Sĩ để làm mô hình sống chung cho các sắc tộc của Singapore sau này.

Ông tự ý thức việc làm phục vụ cho sự nghiệp của nhân dân Singapore mặc cho những lời chỉ trích: “Điều mà giới đọc giả thế giới phương tây không hiểu là cuối cùng tôi không quan tâm họ đánh giá tôi thế nào. Tôi chỉ quan tâm nhân dân mà tôi lãnh đạo đánh giá tôi thế nào.”

Triều đại Lý Quang Diệu có thể cũng sẽ không vĩnh viễn. Ông nói: “Mỗi hệ thống cần được xét lại theo thời gian. Không hệ thống nào tồn tại vĩnh viễn. Các điều kiện thay đổi, những thiếu sót trong hệ thống phát triển quá mức, lúc đó người ta cần phải xem xét lại. Anh không thể nói đó là một nguyên lý phổ quát có giá trị vĩnh cửu.” và “Đó là nhiệm vụ của thế hệ hiện tại và tương lai của giai tầng lãnh đạo có nhiệm vụ thay đổi và tu chỉnh hệ thống khi xã hội và công nghệ thay đổi.” Dù sao Lý Quang Diệu cũng sẽ đi vào lịch sử như một “người cha lập quốc” bất tử của Singapore.

Ông không tin vào Thượng đế, mà tin vào thuyết tiến hóa của Darwin. Singapore có lẽ là sự minh họa hùng hồn cho thuyết tiến hóa này: thích nghi để tồn tại, một cách thông minh. Ông không làm nô lệ cho một ý tưởng giáo điều nào. Ý tưởng nào không phù hợp, ông vứt nó đi và tìm ý tưởng khác. Ông là một người thực dụng. “Tôi đuổi bắt các ý tưởng, miễn là chúng đem lại kết quả. Nếu không, tôi nói, xem này, ý tưởng này có thể nghe hay đấy, nhưng thôi chúng ta hãy đi tìm cái gì khác hoạt động có hiệu quả đi”. Đầu ông là một ‘vườn ươm ý tưởng’. Có người lý tưởng hóa ông khi nói rằng, tại miếng đất Khổng tử của ông, Plato và Machiavelli gặp gỡ nhau, và Lý Quang Diệu chính là một ‘Machiavelli châu Á’.

Về sự thành công của Lý Quang Diệu: ông có lẽ thành công là vì Singapore là mảnh đất nhỏ, dân số lúc độc lập chỉ 2 triệu người; nhưng ông chắc sẽ gặp khó khăn hơn với một đất nước dân số đông vài chục triệu người. Lực lượng đối lập và bảo thủ sẽ đông đảo và sẽ có thể loại ông ra khỏi cuộc chơi. Cũng may mắn cho ông. Trong chừng mực này, thời cơ đã tạo anh hùng. Dĩ nhiên điều ngược lại cũng đúng.



Thưa các Anh Chị, bức tranh trên nói về Singapore, Lý Quang Diệu, Đặng Tiểu Bình, Trung Quốc, Việt Nam nhìn từ góc độ Singapore chắc chắn cần có sự điều chỉnh, tôi mong những anh chị am hiểu tình hình Singapore hơn tôi, những anh chị đã từng sống ở đó, anh Võ Tá Hân và các bạn của anh chẳng hạn có thêm ý kiến, hay các anh Việt, Long, Dũng từ góc độ Mỹ, và nhiều anh chị khác có nghiên cứu những vấn đề này.



(IV)



Cuối thư, xin mách thêm: các Anh Chị nào muốn thấy được “ngọc xá lợi Phật” có thể đến thăm “Chùa răng Phật”, vì họ có lưu trữ một chiếc răng Phật và nhiều xá lợi Phật khác. Ngôi chùa 5 tầng này cũng rất hiện đại như chính Singapore vậy. Chùa đã góp nhặt nhiều di tích Phật giáo châu Á quý báu. Còn ai muốn ăn chay thì xin đến khu Mustafa, ở đó có rất nhiều nhà hàng chay Ấn độ và Đài Loan. Còn ai muốn thưởng lãm đồ ăn Thụy Sĩ, xin hãy đến nhà hàng “Marché” tại Sommerset 313, Orchard Road, rất ấm cúng và thanh lịch, trang trí bằng toàn gỗ từ và theo kiểu Thụy Sĩ. Singapore có nhiều nhà sách lớn tuyệt vời để thỏa mãn những người yêu sách: Borders (Mỹ), Kinokuniya (Nhật, nằm ngay trong đại siêu thị Takashimaya, Orchard Road), hay một nhà sách lớn khác (PAGEONE) ở khu mua sắm Vivo gần khu vui chơi Sentosa. Người mua vô ra nườm nượp, phản ảnh trình độ văn hóa cao của người dân Singapore. Sách vở bày bán có thể còn nhiều hơn ở Mỹ, đủ tất cả các chủng lọai tri thức trên đời.

Thư đã khá dài. Xin tạm ngừng bút. Cám ơn các Anh Chị.

Thân ái,

Nguyễn Xuân Xanh



Tài liệu tham khảo:

[1] Alex Josey, Lee Kwan Yew, The Crucial Years. Times Books International. Singapore. Luala Lumpur, 1986; reprint 1994.

[2] Lee Kwan Yew, Memoirs. From Third World to First. The Singapore Story: 1965-2000.Marshall Cavendish Editions 2000; reprint 2011.

[3] Tome Plate, Conversations with Lee Kwan Yew. How To Build A Nation. Marshall Cavendish Editions 2010.

nguồn: http://www.viet-studies.info/NguyenXuanXanh_ThuSingapore.htm
 
1.Lần trước đã đi ngang qua nhưng trời xám xịt, lần này có được Đèo Lộc Bắc tươi sáng :

locbacdeo.jpg


2. Một góc miền Tây giữa lòng Định Quán

gocmientaytronglongdongnai.jpg
 
Sau một ngày thứ bảy lang thang gần 24 tiếng (từ 4g sáng đến 2 giớ sáng hôm sau ), một ngày chủ nhật ngủ vùi hơn 12 tiếng ( từ 3g sáng tới 5 giờ chiều ) và 1 ngày thứ hai đi làm vất vưởng, kết quả thu về là đây

1. Cướp giữa ban ngày
20110723b40077copy.jpg


2. Chuẩn bị vào đại lộ kinh hoàng
20110723b40056copy.jpg


3. Vượt dốc
20110723b40064copy.jpg


4.
20110723b40065copy.jpg


5. Đi lên rồi lại đi xuống, xuống xuống lên lên, lên lên xuống xuống...
20110723b40068copy.jpg


6. Xanh núi đồi
20110723b40090copy.jpg
 
13. Sắc màu - Xanh của lúa
20110723b40036copy.jpg


14. Xanh của trời
20110723b40053copy.jpg


15. Xanh xám lúc trời mưa
20110723b40140copy.jpg


16. Đỏ của bình minh
20110723b40001copy.jpg


17. Đỏ của trái chín
20110723b40014copy.jpg


18. Đỏ của màu hoa rơi
20110723b40021copy.jpg
 
@Goku : Máu lên não ko biết đã mua thuốc uống chưa ?

Pà con chú ý đoạn Cẩm Đường, Xuân Đường khá nguy hiểm --> http://tuoitre.vn/Chinh-tri-xa-hoi/P...t-cong-an.html

Đường này Kong chỉ đi duy nhất 1 lần

Mới tháng trước lượn hướng bệnh viện Cẩm Mỹ về ngã 3 cát lái, khoảng 22h, nói chung đường tối mà hiểm, đi lâu lâu lại có thèn nào đó đứng ngoài đường tối om, chả biết làm gì (nhìu khi nghĩ không trộm cắp cũng kẻ gian) thấy mình chạy qua ngó ngó mình, dòm dòm biển số . Nghi nghi bị chặn 2 đầu không. Mà đường thì xấu, ngày đi nhanh còn không được nói chi là đêm. Thôi xác định có biến là phang thẳng vào tụi nó, chìa khóa phi vào rừng, mong là tay nghề thiện xạ của tụi nó hạn chế vại.

Nói chung đường này đi ngày còn ghê nói chi đêm , nhất là đoạn Cẩm Đường - Cẩm Mỹ
----------
kongfuson said:
dsc1546b.jpg

Tấm này đẹp quá... ai lai kịt
 
Mới tháng trước lượn hướng bệnh viện Cẩm Mỹ về ngã 3 cát lái, khoảng 22h, nói chung đường tối mà hiểm, đi lâu lâu lại có thèn nào đó đứng ngoài đường tối om, chả biết làm gì (nhìu khi nghĩ không trộm cắp cũng kẻ gian) thấy mình chạy qua ngó ngó mình, dòm dòm biển số . Nghi nghi bị chặn 2 đầu không. Mà đường thì xấu, ngày đi nhanh còn không được nói chi là đêm. Thôi xác định có biến là phang thẳng vào tụi nó, chìa khóa phi vào rừng, mong là tay nghề thiện xạ của tụi nó hạn chế vại.

Nói chung đường này đi ngày còn ghê nói chi đêm , nhất là đoạn Cẩm Đường - Cẩm Mỹ
----------

Thực tế tụi cướp nó cướp xe SH trên QL51 vào lúc 1h30 sáng. Bắn thẳng vào chủ xe luôn. Đoạn Cẩm Đường là do bị dzí chạy vào đó thôi. Thêm 1 lý do nữa để ko đi QL51 :gun

@ Đông lạnh: Chắc lai cảnh quớ. Tấm này mẫu mọc đuôi, tức cha chả. Nếu mẫu chịu khó lê bước chân vàng ngọc 1 tí là đẹp lém.
 
Cả nhà xấu thật, đi chơi mà không thông báo gì hết!
Hình đẹp, và những đoạn đường rất quyến rũ!
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,165
Bài viết
1,174,024
Members
191,980
Latest member
wenovateglobal
Back
Top