What's new

Du lịch Bình Định - Quy Nhơn có gì nào?

Mộ Hàn mặc Tử trước ở trong khu nghĩa địa Trại phong Quy Hòa, sau cải táng và dời ra khu Ghềnh (Gành) Ráng. Nhưng những người dân địa phương lại bảo ở Ghềnh Ráng là ... mộ giả (?), không biết thế nào? Mộ nhà thơ vẫn ở chỗ cũ (cũng là nơi tưởng niệm Hàn) hay đã được dời và xây lại? Mà sao thấy khác mấy ảnh bạn Chuối thế? Đồng chí nào biết rõ trả lời giùm nhé, xin cảm ơn !

Không phải "đường lên dốc đá" mà là bậc đá dẫn lên mộ Hàn :

DSC_0755.jpg


Còn đây là mộ của thi nhân :

DSC_0666.jpg


Bên cạnh mộ thi sĩ là "quán chữ" của nghệ nhân Dzũ Kha, chuyên viết thơ Hàn, người coi thi sĩ là "Sư phụ" của mình, gần 30 năm nay anh gắn bó với nhà thơ quá cố, hàng năm vào ngày sinh và mất của Hàn anh đều làm cỗ cúng nhà thơ như 1 người ruột thịt của mình.

DSC_0718-1.jpg



DSC_0683.jpg
 
Bãi biển Quy Nhơn, nhìn từ bãi tắm Hoàng Hậu.

DSC_0720-2.jpg


DSC_0704.jpg


Biển QN nhìn từ đường Xuân Diệu (chụp qua cửa kính nên màu sắc không được tự nhiên, các đồng chí thông cảm) :

DSC_0413-1.jpg


Bãi tắm Hoàng Hậu, toàn đá và sóng, sao trước đây vua Bảo Đại lại để Nam Phương hoàng hậu tắm ở đây đến nỗi thành tên nhỉ ?

DSC_0711.jpg
 
Tôm và cua đều có 2 loại giá, đó là hàng chết rồi mà dân nhà hàng lịch sự nói là hàng ngộp. Loại này chỉ có thể hấp hay nướng mà thôi. Tôm còn sống thì chúng ta có thể làm nhiều món: chọc lấy tiết uống rượu này - nên pha với rượu vang đỏ có vị và màu rất ngon; tiết canh này; ăn sống với wasabi này; phần đầu và thân còn lại có thể hấp, xào chua ngọt hay lẩu. Tôm ngộp giá 200k cũng phải thôi. nếu anh em có nhớ lại thì cách đây vài năm, tôm hùm nha trang bị gì gì đó chết hàng loạt, con 1 kg chỉ bán có 90k đầy đường Trần Phú.
Quy Nhơn cái gì cũng rẻ. Mình đã ở đó 1 năm (1994) rất nhớ cafe Dung Lê Lợi - một chị chủ quán đầy nghệ sĩ. Cafe bãi biển gần cái lò võ có cô hai con ông võ sư bán quán, tắm xong lên làm ly nước mía ngắm cô tròn lẳn trong bộ bà ba đen. Đi làm sáng sớm thì ven chợ lớn có hàng bún bò giò heo chỉ 2000 1 tô. Buổi tối đạp xe đi chơi cùng bạn gái trên đường Prần Phú ăn chè tối đa cũng chỉ cần 2000 dằn túi. Eo nín thở hồi ấy thì mùi phế thải đúng là nín thở và đằng sau hàng rào bao sân bay ban đêm thi thoảng lại có 1 cuộc đua xe ăn xác (hai xe đua, xe nào chạm tường trước xe ấy thắng) và thi thoảng lại có đám tang cho cái người ngồi trên xe. Tôi thì chả dám đua xe, chỉ mê mẩn sự thông minh láu lỉnh của cô bán vé số trẻ trung ngồi bán trước cổng doanh trại quân đội (gần khách sạn hải âu)
Quay trở lại, Quy Nhơn giờ có khác, người xưa cũng chả còn. Nhưng phảng phất đâu đấy vẫn là sự mộc mạc chân thành của con người Quy Nhơn.
 
tháp pháo xác xe tăng trên bờ biển của các bác đây ...
3307982101_cfc32dd29f_o.jpg

Cảng cá Quy Nhơn (hôm nào em sẽ post hầu các bác 1 loạt cảng cá và chợ cá các tỉnh miền trung VN)
3307986047_6b13946da5_o.jpg

3308813722_99839115a4_o.jpg

3308815132_b9f5b9f053_o.jpg

Xưởng đóng tàu 1-5, gần cảng cá
3307987075_c60fa339ab_o.jpg

Chợ cá sớm bên bờ "Eo Nín thở", TP. Quy Nhơn, đố các bác biết vì sao có cái tên đó??
3307986159_0dc64e006a_o.jpg

Khu giải tỏa bên "Eo Nín thở"
3307986755_b27ae3ff03_o.jpg
 
tháp pháo xác xe tăng trên bờ biển của các bác đây ...
3307982101_cfc32dd29f_o.jpg

Hay quá, năm 2000, trong 1 tuần, chiều nào cũng đi ngang qua cái tháp pháo này để xuống biển. Biển không sạch lắm nhưng tắm cũng được.

Từ đây nhìn xa xa là mũi đất, có tượng Trần Hưng Đạo đứng trên đỉnh, trong ảnh này của bác cũng thấy...

Còn cái "eo nín thở" thì đúng là nín thở thật, không biết giờ ra sao rồi.

Gần mười năm, hình như cái xe tăng cũng chìm sâu hơn xuống cát một ít rồi.
 
Last edited:
Quy Nhơn Bình Định như tôi thấy

Đoàn xe của chúng tôi gồm một chiếc xe tiến vào Quy Nhơn lúc trời sẩm tối. Đi qua vịnh thấy có rất nhiều đèn, trên xe có đám cá cược đèn ấy để làm gì. Có anh cho rằng đèn thắp thế cho vui, cho tốt đời đẹp đạo thôi, như thể ở Sài Gòn có những chỗ người ta treo đèn hay quấn đèn quanh gốc cây. Có anh không cần đến anh Lại Văn Sâm gọi điện thoại cho người thân hỏi, được trả lời đèn đấy để câu tôm hùm. Mình rút ra kết luận là ở Quy Nhơn ván này tha hồ ăn tôm hùm, Quy Nhơn là xứ sở tôm hùm giống như Hàn Quốc là xứ sở nhân sâm, ở đó nhân sâm nhiều đến nỗi người ta luộc lên ăn thay rau muống hay thay củ sắn củ mỳ. Mình bỗng thấy mình giống bác gì già già râu dài dài chỉ có một mong muốn tột bậc là ai cũng có cơm ăn áo mặc ai cũng được học hành, bản thân chỉ cần ăn cơm canh cua với cà và đĩa môi cá anh vũ, bản thân mình chỉ cần ăn bát tiết canh tôm hùm là đủ.

Đoàn xe chạy qua thành phố, vẫn chưa thấy có gì lạ. Ở Khách sạn Thanh Bình, gần tượng Quang Trung Nguyễn Huệ, không biết ở Quy Nhơn có đường Quang Trung và đường Nguyễn Huệ không. Nhiều thành phố có cả hai đường mang tên hai ông. Khách sạn Thanh Bình đang có đoàn các cháu Đại học Sài Gòn đi kiến tập, thực ra là đi ăn chơi nhảy múa, thăm quan thăm dân (thật ra trong Từ điển Tiếng Việt không có từ thăm quan chỉ có từ thăm hỏi, thăm viếng…).

Mình tắm rửa, trang điểm qua loa rồi xuống sảnh có cơ sở đưa đi ăn ở Hoa Hoa gần Cảng Quy Nhơn. Thấy bảo Cảng Quy Nhơn là cảng nước sâu, tàu nhớn tàu quốc tế vào được. Bữa tối của người cán bộ đạm bạc chỉ có con xía hay con xìa hấp sả, uống bát nước xuýt ngọt ngây lại đỡ đau bụng, mực luộc, cua huỳnh đế tắm kỹ trong nước sôi, con này dở tôm dở cua thịt nhạt mình chỉ ăn thử nửa con, cháo hàu và đặc biệt món gỏi sứa gồm sứa để trong đĩa cũng đủ thứ rau ăn chan nước lèo. Ăn xong về Phan Đình Phùng uống trà Bình Định thật ra là trà Cung đình nhưng thấy bảo có xuất xứ từ Bình Định. Mọi người uống trà Cung đình, hút xì gà vụn Black Capital, ăn những cái bánh đủ loại, có cả bánh làm từ đậu đen trông như bánh chocolate. Ăn các thứ no căng bụng rồi về khách sạn nhịn đói đi ngủ sớm lấy sức cho ngày hôm sau.
 
Ngày hôm sau sáng và chiều mình là người của nhà nước, đến 5h chiều khi đoàn xe quay trở lại Nha Trang và bỏ lại mình trước Khách sạn Hoàng Yến, mình mới trở lại là người của nhân dân, của phượt.

Mình không ở Hải Âu, Hoàng Yến hay Bình Dương mà sang bên đường ở Âu Cơ không bên bờ biển (vì còn có Khách sạn Âu Cơ Bên bờ biển). Phòng mình có hai cái giường to vật và mấy cái cây đắp bằng xi măng ở bốn góc phòng, như thể ở ngoài rừng, như thể ở trong hang đá, vui vãi lúa. Tắm rửa trang điểm qua loa, mình đặt lưng xuống giường 5 phút rồi bắt đầu đi thăm thú (chứ không phải thăm quan hay thăm dân). Quy Nhơn chiều, nhiều thanh niên đá bóng, đánh bóng bên bờ biển, nhiều hàng quán đang dọn ra. Mình đi bộ về phía núi, qua Quy Nhơn Resort của Hoàng Anh Gia Lai, thấy cũng đẹp, qua quán gì mà Ta Về hay Ta Vào…Khu du lịch Gềnh Ráng vé vào cửa 8 ngành, đi một đoạn thấy mộ Hàn Mặc Tử “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc/Lá trúc che ngang mặt chữ điền”. Nhà hàng Hoàng Hậu, bãi tắm Hoàng Hậu vắng người. Mình định đi bộ lên đỉnh núi, tưởng có gì hay hay ho ho vì thấy mấy đôi thanh niên nam nữ chở nhau lên đấy nhưng lại thôi. Ghé Nhà thờ trong giờ cầu kinh chiều, thấy lòng chợt từ bi bất ngờ.

Đi bộ quay trở lại bãi biển. Định đi xe buýt loanh quanh trong thành phố nhưng xe buýt hình như ký thoả thuận hạn chế cạnh tranh với xe ôm, thấy mình nhất định không chịu dừng. Mình đành đi xe ôm lên Tăng Bạt Hổ ăn bún cá - thấy bảo đây là món đặc sản của Quy Nhơn nhưng giữa đường Trần Phú thấy hàng cơm gà có vẻ đông khách kiu xe dừng lại ăn đĩa cơm cánh gà no căng bụng rồi nhịn đói quay về Trung tâm Thương mại Quy Nhơn ngó nghiêng. Trung tâm này to nhưng cũng không có gì đặc biệt, một người trong Đoàn của mình đã vào đây mua rượu Bàu Đá.

Đi qua hồ ngồi nhìn nước phun nghe nhạc, đi bộ về Âu Cơ, chợt rút ra kết luận Quy Nhơn là thành phố của sinh viên, ngay bên bờ biển là Đại học Quy Nhơn, là Cao đẳng Quy Nhơn, ở đây còn có Đại học Quang Trung, sinh viên đi xe đạp đầy đường, ngồi uống sinh tố nước mía ngổn ngang. Về khách sạn đi ngủ sớm lấy sức cho ngày hôm sau.
 
Ngày hôm sau mình dậy sớm lúc 6h, đi xuống chỗ hẹn với bác xe ôm. Ở đây làm giá thuê xe nguyên ngày 120 ngành, có người chở đi cũng 120 ngành không cần đổ xăng nhưng phải cho người ta ăn, mình ăn gì cho người ta ăn nấy. Đầu tiên ghé bên xe mua vé xe Mai Linh chiều ngược về Cà Ná Phan Rang cho yên tâm, sau đó tìm chỗ ăn sáng. Qua đường Đào Tấn (?) gần Nhà hát Tuồng thấy có quán cháo lươn có vẻ đông khách, mình đi phượt tìm chỗ ăn cứ thấy chỗ nào đông là nhào dzô kiếm ăn thôi, quán chắc là của gia đình diễn viên tuồng thấy treo ảnh ba anh em nghệ sỹ cởi trần, cháo lươn kiểu Nghệ An ăn cũng ngon, lúc tính tiền chỉ có 7 ngàn/bát rẻ bất ngờ. Tiếc là không ở Quy Nhơn lâu để xem tuồng.

Buổi sáng mát mẻ, anh Nam lái xe ôm trước là thợ may nhưng nay thích bay nhảy nên đi lái xe ôm bảo đi Bảo tàng Quang Trung trước. Đi qua một cái hồ rất đẹp, anh Nam bảo tên hồ này là Ao cá Bác Hồ, ở đâu có nhiều cá thì người ta gọi là Ao cá Bác Hồ như kiểu ở đâu có nhiều tiền thì người ta gọi là Ngân hàng Nhà nước. Đi đường 1A rồi rẽ lên đường đi DakLak. Có những chiếc xe chở khách chạy qua, bóp còi ầm ĩ, phụ xe hét inh ỏi như đoàn diễu hành carnaval, lại nhớ bài hát gì mà đời người con gái không giống như đàn ông, đời người lái xe khách chắc cũng không giống như đàn ông nên người ta buồn, phải cố tình huyên náo vậy. Có quãng đường bụi phải dừng lại mua khẩu trang đeo.

Thị trấn Phong Phú rất sầm uất, phong phú. Đi qua cầu đến Bảo tàng nằm bên sông có bãi đất rộng chắc để tổ chức lễ hội. Anh Nam bảo mùng 5 Tết ở đây tổ chức hội to lắm, có cả voi cả ngựa. Vào Đền thờ nhà Tây Sơn thấy ở giữa có tượng ba anh em, hai bên là tượng các tướng Võ Văn Dũng, Bùi Thị Xuân, Trần Quang Diệu là ba võ tướng cùng quê với Nguyễn Huệ thích hoa huệ; ba quan bên kia là quan văn từ đất Bắc. Trong Đền có bài văn bia hoành tráng đọc thấy Hoàng đế Quang Trung cũng hoành tráng phết thống nhất đất nước đánh Thanh đánh Xiêm đủ cả.

BÀI KÝ TÁN TỤNG CÔNG ĐỨC
VUA QUANG TRUNG

Đức Vũ Hoàng:
Họ Nguyễn húy Huệ.
Ứng hùng năm Quý Dậu (1753)
Thừa long năm Nhâm Tỵ (1792)
Thọ 40 tuổi, ở ngôi 5 năm.
Niên hiệu Quang Trung.
Miếu hiệu Thái Tổ Vũ Hoàng Đế.

Tổ tiên vốn người Châu Hoan, dời vào ấp Tây Sơn được bốn đời. Trước ở Phú Lạc, sau xuống Kiên Thành. Buổi tiềm long, chính nơi đây là Tây Kỳ cơ chỉ.

Vũ Hoàng có ba anh em:
Anh là vua Thái Đức Nguyễn Nhạc, thiệp thế đa mưu.
Em là Đông Định Vương Nguyễn Lữ, thành tín nhân hậu.

Còn Vũ Hoàng:
Sức mạnh cử đảnh, tài dụng binh như thần. Lại sùng thượng kinh văn, quý trọng đạo lý. Kẻ cao tài đại đức được tôn kính vào bậc thầy. Văn võ dưới cờ đều những trang khai quốc tuấn kiệt.
Thân bố y, tay trường kiếm, Vũ Hoàng gồm cả khí tượng họ Hạng, họ Lưu.
Quả là cái thế anh hùng vậy.

Năm Tân Mão (1771), thống tâm vì cảnh đất chia nước loạn, trăm họ hết chỗ đặt tay chân, ba anh em Vũ Hoàng chiêu tập nghĩa binh, chịu gian nan mà dấy nghiệp. Lấy thành Quy Nhơn làm căn cứ. Rồi đánh vào Nam, tiến ra Bắc. Lòng xa gần đều theo. Trăm trận trăm thắng. Thanh thế nhà Tây Sơn lẫy lừng.

Riêng Vũ Hoàng:
Bốn lần bạt thành Gia Định. Ba lần vào thành Thăng Long. Thắng chúa Nguyễn, diệt chúa Trịnh. Thu non sông về một mối, dựng nên cơ nghiệp Võ Thang.
Lại hai phen thảo quân xâm lược:
Năm Giáp Thìn (1784) quét sạch 300 chiến thuyền Xiêm La do Phúc Ánh lưu vong rước tới.
Năm Kỷ Dậu (1789), đánh tan 20 vạn hùng binh Mãn Thanh do Duy Ký khất lân thỉnh về.

Nhờ vậy mà dân tộc thoát ách vong nô.
Nhờ vậy mà Tổ quốc vững nền độc lập.
Công thật cao như Trường Sơn.
Ân thật sâu như Nam hải.

Non sông đãng định, Vũ Hoàng chăm lo việc trị bình.
Đắp quốc cơ theo tôn chỉ phú cường. Sửa chính sự cho kỷ cương nghiêm túc. Dùng chữ Nôm lập quốc gia văn tự. Lập Sùng Chính viện để đào tạo nhân tài.
Và cái nhục cống người vàng cho Trung Hoa rửa xong. Vũ Hoàng luyện tướng nuôi binh, quyết khôi phục phần đất Lưỡng Quảng.

Nhưng than ôi!
Năm sắc đá rèn gan, trời chưa kịp vá,
Chín tầng mây lấp núi, rồng thoát bay xa.
Khiến nhà Tây Sơn lâm vào bước suy vong!
Khiến nước Việt Nam lỡ mất cơ cường thịnh!
Tuy nhiên,
Danh Vũ Hoàng vẫn cùng mặt trăng, mặt trời mà sáng,
Và nhân dân Việt Nam vẫn ca rằng:
Non Tây áo vải cờ đào,
Giúp dân dựng nước xiết bao công trình.

Tiết trọng Xuân năm Tân Sửu (1961)
Nhân dân Bình Khê cẩn ký.

Cái làm nên giá trị của Điện Tây Sơn không phải là kiến trúc mà là những ý nghĩa lịch sử to lớn của nó. Đây là nền nhà cũ của ông bà Hồ Phi Phúc - Nguyễn Thị Đông, nơi ba anh em đã cất tiếng khóc chào đời, đã cùng đi qua tuổi ấu thơ cho đến lúc trưởng thành rồi phất phất cờ khởi nghĩa trở thành những lãnh tụ kiệt xuất của nông dân và dân tộc vào cuối thế kỷ XVIII.

Hiện nay trong khu vườn cũ của gia đình anh em Tây Sơn, may thay, vẫn còn lại hai di tích cực kỳ qúy giá, là cây me cổ thụ và giếng nước xưa, tương truyền có thời Hồ Phi Phúc. Hai cây me cổ thụ bên cạnh điện Tây Sơn cành lá xum xuê che lợp cả một bóng vườn. Trong đó có cây me ở bên trái điện nhiều tuổi hơn, gốc cây có chu vi tới 3,5m.

Trong 39 năm ngắn ngủi của cuộc đời mình, Nguyễn Huệ tên thật là Hồ Thơm đã kịp làm Hoàng đế 4 năm, có sáu vợ chính thức có thể kể tên và hơn 20 con.
Bảo tàng Quang Trung không có nhiều hiện vật lắm, xem sa bàn các căn cứ của nhà Tây Sơn buổi đầu cũng khá xúc động, khởi nghĩa từ một huyện miền núi, lúc đầu phải chạy lên núi, sau lớn mạnh dần xuống chiếm lại huyện nhà rồi đánh ra Quy Nhơn, Phú Xuân. Hiện vật chủ yếu của Bảo tàng chắc là các loại cây cối do các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước trồng từ Uỷ viên Bộ Chính trị Nguyễn Đình Tứ năm 1980 đến Tư lệnh Quân khu mình không nhớ tên. Cả ba anh em Tây Sơn hoá ra đều họ Hồ chạy từ Nghệ An vào. Công nhận họ Hồ hoành tráng.

Bên cạnh Bảo tàng là Nhà biểu diễn võ thuật, có anh múa may cây gậy động tác cực biểu diễn nhưng mình nghĩ trình độ phọt phẹt như mình cầm hòn gạch vào có khi đập anh phát chết tươi. Lên nhà rông Ba Na thấy có giới thiệu về các dân tộc trong vùng: Ê Đê, Gia Lai, Chàm…tuy nhiên bếp lửa chạy điện là mình thấy không ưng cái bụng. Đi qua nhà trống thấy có mấy cái trống to vật, ở đây có đặc sản là món trống trận Quang Trung.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,720
Bài viết
1,136,166
Members
192,502
Latest member
evensiresa
Back
Top