What's new

[Chia sẻ] Đức: Thiên đường nho - Di sản UNESCO Rhine Gorge: dễ đến, khó quên

Đức: Thiên đường nho - Di sản UNESCO Rhine Gorge: dễ đến, khó quên
Topic này tôi lập để viết chuyên về một vùng đất đặc biệt của nước Đức: vùng đất được gọi là Thiên đường văn hóa rượu vang và nho - Di sản UNESCO Rhine Gorge. Chính xác ra, vùng đất thơ mộng và lịch sử này phải được gọi đầy đủ là “Vùng trung lưu Sông Rhein phía trên – Tiếng Anh là Upper Middle Rhine Valley, tên thường gọi là Rhine Gorge.
Topic tôi bắt đầu viết hôm nay cách chuyến đi vừa 1 tháng. Thời gian 1 tháng cũng là thời gian tôi thu thập thêm tư liệu, lấy ý kiến mọi người, may ra có khi gặp bạn phượt cùng đi hoặc chia sẻ thêm thông tin. 1 tháng cũng là thời gian tôi post một số hình ảnh tôi đã chụp về 1 trong những thị trấn ở chuỗi vùng quê này (chụp hồi tháng 12-2012), một số hình ảnh làm mồi copy được trên mạng…
 
Re: Đức: Thiên đường nho - Di sản UNESCO Rhine Gorge: dễ đến, khó quên



Các thị trấn nhỏ ở vùng này được bảo tồn đến từng ngôi nhà từng mái ngói...





Bạn chú ý bên phải sông là khu Camping dành cho dân du lịch ô tô

 
Re: Đức: Thiên đường nho - Di sản UNESCO Rhine Gorge: dễ đến, khó quên

Dọc theo sông Rheine đoạn Rheine Gore có đến 12 thị trấn nhưng chỉ các thị trấn tương đối lớn và đẹp để có thể ngủ lại với các dịch vụ khá đầy đủ, đó là Koblenz (đây là một thành phố chứ không còn là thị trấn nữa); Boppad; Bacharach và Rhudesheim.

Tôi đã chọn Bacharach vì đó là thị trấn nằm ở giữa chuỗi di sản, quy mô thị trấn đủ nhỏ để đi bộ dạo vòng quanh, thị trấn có 1 lâu đài trên núi và cánh đồng nho nằm ở triền đồi ven sông...

Những hình ảnh đầu tiên tôi ấn tượng về thị trấn:

Cảnh nhà ga và công nhân đang sửa đường tàu:



Từ nhà ga đi xuống ven sông, bạn có thể thấy ngay tường thành cổ và phía trên đồi là lâu đài cổ Bacharach:











Con đường ven sông với một bên là thành cổ, rồi khu dân cư cổ, một bên là hàng cây cổ thụ ven sông thật thanh bình và thơ mộng



 
Re: Đức: Thiên đường nho - Di sản UNESCO Rhine Gorge: dễ đến, khó quên

Không biết bác @Kimvanchinh có cảm nghĩ thế nào chứ em càng ngày càng thấy nước đáng đến thăm thú, du lịch ở châu Âu sau Ý, Pháp chính là Đức. Văn hóa, phong cảnh và con người Đức rất đáng để chiêm nghiệm. Đặc biệt về con người và tổ chức xã hội của Đức, rất đáng nể. Riêng việc bà Thủ tướng Đức trước tặng bản đồ không có Trường sa cho Tập Cận Bình và vừa hôm qua tại Milan nhắc cho Putin về biên bản ghi nhớ về an ninh của Ucraina 1994 đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ của U trong đó có vấn đề bán đảo Crưm ta có thể thây chỉ có người Đức mới nói thẳng thừng như vậy !
 
Re: Đức: Thiên đường nho - Di sản UNESCO Rhine Gorge: dễ đến, khó quên

Bà Merkel là biểu tượng của lý trí, bà là cựu trí thức của Đông Đức nhưng với nhận thức đúng đắn và ngăy ngắn bà đã giàng được uy tín rất cao của người Đức. Tôi xin trích từ wiki tiểu sử bà:

"Angela Dorothea Kasner sinh tại Hamburg, Đức, con gái của Horst Kasner, một mục sư Giáo hội Luther, vợ ông, Herlind (nhũ danh Jentzsch), là giáo viên. Năm 1954, Horst Kasner đến quản nhiệm một nhà thờ ở Quitzow, gần Perleberg, và gia đình dời đến ở Templin. Merkel lớn lên ở vùng quê chỉ 80 km phía bắc Berlin, thuộc lãnh thổ của Cộng hoà Dân chủ Đức.

Giống hầu hết học sinh khác, Merkel là đoàn viên Đoàn Thanh niên Tự do Đức. Về sau cô trở thành uỷ viên quận đoàn và bí thư chuyên trách dân vận và tuyên truyền tại Viện Hàn lâm Khoa học (viện nghiên cứu khoa học quan trọng nhất của Cộng hoà Dân chủ Đức, thành lập năm 1946, tiếp nối truyền thống 250 năm của Viện Hàn lâm Khoa học Phổ).

Bà Angela Merkel trong một cuộc nói chuyện trên truyền hình ngày 19-05-2009 kể rằng mật vụ Stasi của chính quyền Cộng sản Đông Đức từng muốn tuyển mộ bà khi bà xin việc trong Đại học Bách khoa Ilmenau nhưng bị Merkel từ chối hồi thập niên 70. Sau đó bà không được nhận vào làm việc ở trường đại học.[4]

Merkel theo học vật lý tại Đại học Leipzig từ năm 1973 đến năm 1978. Cô làm việc và nghiên cứu tại Viện Hóa Lý Trung ương thuộc Viện Hàn lâm Khoa học từ năm 1978 đến năm 1990. Sau khi tốt nghiệp với học vị tiến sĩ vật lý, Merkel làm việc trong lĩnh vực hoá lượng tử (quantum chemistry).

Thủ tướng Angela Merkel từng muốn vượt biên sang phương Tây và có cơ hội khi thăm thân ở Hamburg (Tây Đức) năm 1986 nhưng cuối cùng vì cha mẹ ở Đông Đức và các mối ràng buộc gia đình, bạn bè, bà đã quyết định trở về. Merkel cũng nói rằng bà đã mở một lon bia uống mừng khi bức tường Berlin sụp đổ năm 1989.[4]

Năm 1989, sau khi Bức tường Berlin sụp đổ, Merkel tham gia phong trào dân chủ, gia nhập đảng Demokratischer Aufbruch mới thành lập. Sau cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên ở Đông Đức, bà trở thành phụ tá phát ngôn của chính quyền lâm thời tiền thống nhất dưới quyền lãnh đạo của Lothar de Maizeiere. Trong cuộc tổng tuyển cử tổ chức vào tháng 12 năm 1990, sau khi đất nước thống nhất, Merkel đắc cử vào Bundestag (Quốc hội), từ một hạt bầu cử bao gồm hai quận Nordvorpommern và Rugen cùng thành phố Stralsund. Đảng của bà sáp nhập với đảng CDU của Tây Đức và Merkel trở nên Bộ trưởng Phụ nữ và Thanh niên trong nội các của thủ tướng Helmut Kohl. Năm 1994, Merkel được bổ nhiệm vào chức vụ Bộ trưởng Môi trường và An toàn Lò Phản ứng Hạt nhân, vị trí này giúp bà trở nên một nhân vật được nhiều người biết đến và cung cấp một diễn đàn giúp bà xây dựng sự nghiệp chính trị. Là một trong những chính khách được Kohl ưu ái và là bộ trưởng nội các trẻ tuổi nhất, Kohl thường gọi Merkel là "das Madchen" ("cô gái").

Putin cũng sống ở Đức thời kỳ bức tường Berlin, nhưng với não trạng Nga và khí chất yếm thế của ông mà ông dẫn nước Nga quay lại thời chiến tranh lạnh cùng với người đồng cấp, đồng khí chất với mình là Tập Cận Bình.

Nước Đức thời nay quả thật đáng để tìm hiểu không chỉ bởi thắng cảnh mà còn sự ngăn nắp của tổ chức xã hội, sự vững bền của tình người dưới sự ảnh hưởng của đạo tin lành Luther, sự phát triển của trình độ khoa học và nền sản xuất vượt trội về công nghệ.
 
Re: Đức: Thiên đường nho - Di sản UNESCO Rhine Gorge: dễ đến, khó quên

Bên bờ sông Rhiene đoạn Bacharach hàng ngày như thế này đây.





Bến tàu KD dọc theo sông ở từng thị trấn:

 
Re: Đức: Thiên đường nho - Di sản UNESCO Rhine Gorge: dễ đến, khó quên

Không biết bác @Kimvanchinh có cảm nghĩ thế nào chứ em càng ngày càng thấy nước đáng đến thăm thú, du lịch ở châu Âu sau Ý, Pháp chính là Đức. Văn hóa, phong cảnh và con người Đức rất đáng để chiêm nghiệm. Đặc biệt về con người và tổ chức xã hội của Đức, rất đáng nể. Riêng việc bà Thủ tướng Đức trước tặng bản đồ không có Trường sa cho Tập Cận Bình và vừa hôm qua tại Milan nhắc cho Putin về biên bản ghi nhớ về an ninh của Ucraina 1994 đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ của U trong đó có vấn đề bán đảo Crưm ta có thể thây chỉ có người Đức mới nói thẳng thừng như vậy !

Ngày xưa (1945-1989), bức tường Berlin do Nga dựng lên để ngăn cách Đông Tây ở chỗ này đây:



Đây là dấu tích của bức tường



Ngày nay bức tường đang được chính phủ Ucraina xây ở mãi đông Ucraina, cách bức tường Berlin khoảng 3000km, chủ yếu để ngăn người Nga xâm nhập sang Châu Âu sau khi Ucraina hội nhập:

 
Re: Đức: Thiên đường nho - Di sản UNESCO Rhine Gorge: dễ đến, khó quên

Putin cũng sống ở Đức thời kỳ bức tường Berlin, nhưng với não trạng Nga và khí chất yếm thế của ông mà ông dẫn nước Nga quay lại thời chiến tranh lạnh cùng với người đồng cấp, đồng khí chất với mình là Tập Cận Bình.

Nước Đức thời nay quả thật đáng để tìm hiểu không chỉ bởi thắng cảnh mà còn sự ngăn nắp của tổ chức xã hội, sự vững bền của tình người dưới sự ảnh hưởng của đạo tin lành Luther, sự phát triển của trình độ khoa học và nền sản xuất vượt trội về công nghệ.
Xin được tán đồng với bác Kimvanchinh, đó cũng là suy nghĩ của em về nước Nga, về Trung quốc và nước Đức. Nga và Trung quốc với tư tưởng sô vanh đã và sẽ tiếp tục gây sức ép lên các nước nhỏ láng giềng nhằm áp đặt tư tưởng chính trị thuần phục , phục vụ cho ý đồ xâm lấn của họ. Điều này trái với tư tưởng tự do và nhân văn của châu Âu mà Ucraina hiện đang phải đổ bằng máu để dành lấy.
Nước Đức đã phải trả giá qua hai cuộc chiến tranh thế giới vì thế ngày nay người Đức đang xây dựng hình ảnh một nước Đức của hòa bình và nhân văn, của lịch sử và công nghệ. Vì vậy họ rất nhạy cảm và kiên quyết chống lại những tư tưởng sô vanh, nước lớn .
Và một điều nữa, người Đức không bao giờ áp đặt những giá trị tự do, nhân văn của họ lên các dân tộc khác, họ coi trọng sự đa dạng về bản sắc văn hóa hoặc coi lựa trọn về chính trị là việc riêng của từng quốc gia ( mặc dù họ biết lựa chọn thể chế nào ưu việt và thích hợp ). Đó là một biểu hiện nhân văn và tôn trọng các dân tộc khác.
 
Re: Đức: Thiên đường nho - Di sản UNESCO Rhine Gorge: dễ đến, khó quên

Chủ đề Nga tôi để bên topic về Nga, không nên bàn về chủ đề này ở topic thơ mộng này. 2 lần gần đây tôi sang Đức và châu Âu, tôi đều cố gắng ghé lại Nga vài ngày để chiêm nghiệm sự phát triển của Châu Âu ở cả Tây và Đông. Lần này tôi cũng dành 3 ngày cho Nga, 1 ngày cho Estonia, 3 ngày cho Hungary và 1 ngày cho Tiệp. Rất mừng và cũng chia sẻ cảm thông với dân các nước Đông Âu đã thoát khỏi vòng kim cô của Nga núp danh một niềm tin mù quáng.
 
Re: Đức: Thiên đường nho - Di sản UNESCO Rhine Gorge: dễ đến, khó quên

Đây là cảnh phố xá thị trấn Bacharach: những con phố nhỏ, những ngôi nhà kiến trúc khung gỗ ghép kết hợp xây và vữa trát .

Theo tư liệu tôi trích dưới đây, nhà khung gỗ xuất phát từ Thổ Nhĩ Kỳ nhưng người Đức vùng Al pơ đã phát triển thành kiểu nhà hoàn hảo và duy trì đến tận ngày nay:

"Nhà kết cấu khung giàn bằng gỗ (tiếng Đức Fachwerkhaus, tiếng Anh: timber-framing house) là phương pháp được người các nước Trung Âu mạn phía bắc dãy Alpes tạo ra một giàn khung bằng các thanh gỗ cứng, thường là gỗ sồi hoặc gỗ dẻ (tại những nơi dồi dào nguồn cây lá kim người ta dùng gỗ thông thay thế), nối với nhau bằng mộng và khớp chịu lực cho cả ngôi nhà".

Khu Rhiene Gore có trên 10 thị trấn hầu như bảo tồn nguyên vẹn các ngôi nhà khung gỗ của họ :













 
Re: Đức: Thiên đường nho - Di sản UNESCO Rhine Gorge: dễ đến, khó quên

"Các ngôi nhà khung gỗ thời cổ đại thường xây dựa trên bốn cột gỗ chính và có một tầng. Sau này từ thời Trung cổ, tại châu Âu kiểu nhà nhiều tầng khung gỗ rất thịnh hành. Mỗi tầng nhà là một môđun riêng, chồng lên nhau và tầng trên thường nhô ra diện tích lớn hơn tầng trệt.
Vật liệu cho tường nhà đều là những thứ dễ kiếm như dăm bào, gỗ vụn, đá vụn trộn với đất sét đào ngay tại địa phương. Nhiều nơi dùng cả cành liễu sẵn có. Sau đó trét ngoài bằng thạch cao và sơn vôi trắng hoặc sáng màu để làm nổi bật những thanh gỗ sơn màu sẫm.
Những ngôi nhà khung gỗ có khả năng chịu lực tuyệt vời, đây là ưu điểm nổi trội của kỹ thuật xây dựng lâu đời này. Không phải ngẫu nhiên mà các ngôi nhà hàng ngàn tuổi ở Thổ Nhĩ Kỳ hay hàng nghìn ngôi nhà nhiều thế kỷ ở Đức vẫn đang tiếp tục sử dụng. Cũng không phải ngẫu nhiên mà nguyên tắc khung xương này vẫn được áp dụng trong xây dựng rất nhiều ngôi nhà hiện đại, thậm chí cao tầng, tất nhiên là đã thay gỗ và đất sét bằng dầm thép và tường kính."
Trích từ: http://thongtan.net/khong-gian-dep/...-tuong-nha-khung-go-truyen-thong-chau-au.html
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,768
Bài viết
1,137,759
Members
192,673
Latest member
mimm70604
Back
Top