What's new

[Chia sẻ] Đức: Thiên đường nho - Di sản UNESCO Rhine Gorge: dễ đến, khó quên

Đức: Thiên đường nho - Di sản UNESCO Rhine Gorge: dễ đến, khó quên
Topic này tôi lập để viết chuyên về một vùng đất đặc biệt của nước Đức: vùng đất được gọi là Thiên đường văn hóa rượu vang và nho - Di sản UNESCO Rhine Gorge. Chính xác ra, vùng đất thơ mộng và lịch sử này phải được gọi đầy đủ là “Vùng trung lưu Sông Rhein phía trên – Tiếng Anh là Upper Middle Rhine Valley, tên thường gọi là Rhine Gorge.
Topic tôi bắt đầu viết hôm nay cách chuyến đi vừa 1 tháng. Thời gian 1 tháng cũng là thời gian tôi thu thập thêm tư liệu, lấy ý kiến mọi người, may ra có khi gặp bạn phượt cùng đi hoặc chia sẻ thêm thông tin. 1 tháng cũng là thời gian tôi post một số hình ảnh tôi đã chụp về 1 trong những thị trấn ở chuỗi vùng quê này (chụp hồi tháng 12-2012), một số hình ảnh làm mồi copy được trên mạng…
 
Re: Đức: Thiên đường nho - Di sản UNESCO Rhine Gorge: dễ đến, khó quên

Vật liệu lợp mái của họ là đá chẻ (giống như vật liệu lợp nhà hát lớn Hà Nội) chắc có sẵn ở vùng Trung Âu. Rất công phu khi họ chế tạo các tấm ngói để lợp khe lõm cong của các rãnh giáp ranh giữa các mái nhà.



Và hãy xem 1 chiếc nắp cống nước của một thị trấn, bạn sẽ hiểu người Đức là như thế nào.



Tôi cứ ngẫm nghĩ về cái mái nhà và cái nắp cống để đoán xem bao giờ người Việt mới học được người Đức một phần cơ bản để kiến tạo cuộc sống không phải bằng những mỹ từ phù phiếm, không phải bằng sự dối lừa mà bằng các giá trị của những cái đại loại như nắp cống và mái nhà.
 
Re: Đức: Thiên đường nho - Di sản UNESCO Rhine Gorge: dễ đến, khó quên

Bacharach hấp dẫn ở sự thanh bình và cổ kính của nó. Bạn có thể đi bộ khoảng 10 phút là hết thị trấn. Cả thị trấn chỉ có khoảng năm bẩy khách sạn, cỡ hơn chục quán ăn, vài chục quán bán hàng lưu niệm đủ loại.

Không gian mở của thị trấn ở chỗ, một bên là sông, một bên là núi kẹp giữa một con suối nhỏ tạo 1 hành lang chạy dài giữa 2 dãu núi đủ để dân cư làm nhà và tạo vườn nho trên đồi dốc. Trên đỉnh ngọn đồi ven thị trấn là mộ lâu đài cổ, phía dưới lưng chừng dốc là một di tích trước đây là nhà hát Opera cho cư dân trong vùng.

Nhà hát Opera bay giờ là di tích hoang phế, nhưng lâu đài cổ đã được tư nhân hóa và chủ nhà sửa chữa, bảo quản như một bảo tàng kiêm nhà ở kiêm quán ăn nhẹ, kiêm luôn cả nhà nghỉ cho các du khách muốn nghỉ lại ở các phòng ở trên lâu đâì.

Toàn cảnh Lâu đài Bacharach nhìn từ trên núi xuống



Nhà hát Opera cổ đã hoang phế





Từ trên núi cao, trên đường leo lên lâu đài bạn nhìn thấy cảnh này ở sườn núi đối diện



Đường leo lên lâu đài, cuốc bộ hết khoảng nửa tiếng



leo tới lâu đài thấy được view này



Thị trấn ở bên dưới



Trẻ con chơi đùa, người lớn uống trà trên sân thượng lâu đài



 
Re: Đức: Thiên đường nho - Di sản UNESCO Rhine Gorge: dễ đến, khó quên

bạn thử hình dung: ngồi ở sân lâu đài này với xung quanh là các bức tường đá cổ với các cửa số lâu đài với hoa trồng tươi rói, bên dưới kia là dòng sông xanh ngắt với những con tàu xuôi ngược, thị trấn cổ trầm lặng với những mái ngói xám bằng đá chẻ, xung quanh là các triền núi trồng nho xanh ngắt... Một bữa ăn nhẹ, một cốc rượu vang, 1 chén trà...





 
Re: Đức: Thiên đường nho - Di sản UNESCO Rhine Gorge: dễ đến, khó quên

Tôi cứ ngẫm nghĩ về cái mái nhà và cái nắp cống để đoán xem bao giờ người Việt mới học được người Đức một phần cơ bản để kiến tạo cuộc sống không phải bằng những mỹ từ phù phiếm, không phải bằng sự dối lừa mà bằng các giá trị của những cái đại loại như nắp cống và mái nhà.

Cháu nghĩ là rất khó bác ạ. Ngay cả những người ở bên này lâu rồi, mà 1 đức tính vô cùng đáng quý của người Đức- đức tính khiêm tốn, họ còn chẳng thể nhận ra chứ chưa nói đến chuyện học hỏi
 
Re: Đức: Thiên đường nho - Di sản UNESCO Rhine Gorge: dễ đến, khó quên

Cháu nghĩ là rất khó bác ạ. Ngay cả những người ở bên này lâu rồi, mà 1 đức tính vô cùng đáng quý của người Đức- đức tính khiêm tốn, họ còn chẳng thể nhận ra chứ chưa nói đến chuyện học hỏi

Tôi đã đọc đoạn cháu lý giải về sự khiêm tốn của người Đức rồi và rất tâm đắc với những điều cháu phát hiện.

Tôi chỉ muốn người mình bớt kiêu ngạo và liều lĩnh một chút để có sự điềm tĩnh và khiêm nhường khi đụng chạm đến các chủ đề về văn hóa.

Để so sánh, tôi có thể dẫn chứng cánh đồng ở huyện Mù Cang Chải, một khung cảnh thiên nhiên tuyệt mỹ không thu kém bất cứ các cảnh đẹp trên thế giới, một kiến tạo của con người chung sống với thiên nhiên. Thế mà người ta cứ tung hô nó, gắn nó là di sản văn hóa quốc gia, nhưng họ lại mang mái fibrociment về lợp hết lên các mái nhà của người H'Mong vốn trước đây là các mái nhà lợp gỗ hoặc tranh rơm...

 
Re: Đức: Thiên đường nho - Di sản UNESCO Rhine Gorge: dễ đến, khó quên

Buổi chiều tôi gặp 2 vợ chống trẻ người Trung Quốc đi hưởng tuần trăng mật tự chụp ảnh ở Thị trấn :



ở các khu vườn nhà đằng sau dãy phố bạn có thể gặp và xem nông dân chăm sóc nho vào mùa nho đang "thì con gái"





Triền dốc đồi nho ở đây phải trên 45 độ, thế mà nông dân ở đây họ có phương pháp trồng cấy và chăm sóc nho rất thích họp cho địa hình đất dốc




Nho còn được trang trí ở các sảnh nhà



và ở các hẻm phố



 
Re: Đức: Thiên đường nho - Di sản UNESCO Rhine Gorge: dễ đến, khó quên

Em cũng có một kỷ niệm về tính cách Đức, xin chia sẻ cùng các bác.

Số là Noen 2013 em sang Đức, có một lần mua Xúc xích nướng Thuyringen trong trợ Noen ở Dresden. Vì trời lạnh nên em lóng ngóng bóp mù tạt vào bánh không đẹp, (hơi nhoe nhoét) thế mà có ông bà người Đức, cũng là khách thôi nhưng nhìn em làm xấu quá không chịu được mới bảo em là "nó trông không được đẹp lắm - Das sieht nicht gut aus" sau đó giữ cần bóp mù tạt vào cái bánh khác thật đẹp và thẳng hàng cho con em, để làm mẫu. Như hình của ảnh này (ảnh em copy trên mạng)

DresdenBratw%C3%BCrst_0013-CR%5B2%5D.jpg
 
Re: Đức: Thiên đường nho - Di sản UNESCO Rhine Gorge: dễ đến, khó quên

Đây rồi, em tìm được topic của bác đây rồi ạ.
 
Re: Đức: Thiên đường nho - Di sản UNESCO Rhine Gorge: dễ đến, khó quên

Topic bị banh ảnh do bọn photobuket nó bắt trả tiền ...
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,768
Bài viết
1,137,759
Members
192,673
Latest member
mimm70604
Back
Top