What's new

[Chia sẻ] Đường xa vạn dặm

IMG_1216.jpg



IMG_1217.jpg


Hắn chạy theo nói mãi các chị mới đồng ý cho chụp ảnh. Hắn không quên nói rõ là sẽ gửi lại ảnh cho mỗi chị một cái vì nếu gửi một tấm không biết bà con làm thế nào chia nhau. Nhìn kỹ những người vùng cao mới thấy họ bình thản với cuộc sống thế nào dù còn lam lũ. Cuối cùng hắn xin ghi lại tên một chị trong nhóm. Chị này chỉ chị kia ngượng ngịu. Cuối cùng thì hắn cũng có tên của chị Mùng Thị Vi, người Nùng tại Thôn Riềng-Đội 1-Xã Ngọc Minh-Vị Xuyên-Hà Giang. Hóa ra các chị ở ngay chân con đèo Khau Câu, chính là cái thôn hắn bị ngã sau khi vừa xuống núi. Hắn hỏi các chị đường về Vị Xuyên. Nhìn đường các chị chỉ, hắn lại tái mặt. Sợ quá, toàn đất là đất lại bị ô tô quần nát bét nữa. Hắn vội vã chào các chị rồi đi.
 
Last edited:
Hóa ra con đường nát bét ở cái xã vùng cao heo hút của Vị Xuyên này là do quặng. Bà con chỉ có thể làm được cái cầu gỗ nhỏ qua suối để đi lại cho dễ dàng thôi. Còn lại là xe chở quặng lao thẳng xuống suối. Mà quặng làm ra lại xuất thô đi Tầu hết. Từ đây lên Thanh Thủy gần lắm. Hắn thấy trong lòng thật chua xót. Cứ kiểu bóc ngắn cắn dài ăn lạm vào vốn thế này thì không biết tương lai thế nào. Bỗng thấy văng vẳng bên tai:

Một ngàn năm nô lệ giặc tàu
Một trăm năm nô lệ giặc tây
Hai mươi năm nội chiến từng ngày
Gia tài của Mẹ, gia tài của mẹ...



IMG_1218.jpg



IMG_1219.jpg



IMG_1220.jpg



IMG_1221.jpg
[/CENTER]
 
IMG_1222.jpg



IMG_1223.jpg



IMG_1225.jpg



IMG_1232.jpg



Nhìn con đường thấy quá thất vọng. Nhầy nhụa, khó đi. Có điều lạ là không có vết xe cơ giới mới. Chỉ có một vệt nhỏ vết xe máy đi lại trên phần đường mòn đất đã khô. Đường vào một xã mà hoang tàn thế này đủ biết mật độ giao thông ở đây ít thế nào, cũng đoán được đời sống giao thương của bà con thế nào. Hai bên đường, nhà dân thưa thớt. Xưa kia, Vị Xuyên là một điểm giao tranh rất ác liệt với Tàu hồi chiến tranh biên giới. Không biết xung đột có đến đây không? Hắn cứ lẩn mẩn nghĩ.

Những con đường đất miền núi mùa mưa thì thôi rồi, hầu như chả mấy người đi lại trừ người bản địa có việc phải đi. Từ sáng đến giờ chưa có cái gì bỏ bụng lại đi liên tục nên hắn muốn thoát ra khỏi con đường buồn tẻ này để kiếm chỗ nghỉ, chỗ ăn, kiếm chỗ để có thể tháo đôi giầy ướt cả ngày khiến đôi chân hắn bợt ra nhợt nhạt. Nhưng con đường vẫn cứ dài mãi, dài mãi. Đường dài hay lòng hắn không yên?
 
Last edited:
Con đường đi qua một cái ngầm tương đối sâu. Để tránh lũ, bà con làm một cái cầu tre cho xe máy và người đi bộ đi. Hắn không biết nên cứ phi xe qua sối. Gì chứ xe qua suối mùa lũ thì hắn quen lắm. Và khi nhìn lên, thấy cây cầu trên đầu. Nước ngập quá bô xe nhưng rất may xe không chết. Không biết nước có vào máy không nữa.

Dọc hai bên đường đi toàn đồi đất nhưng rừng thì đã bị phá hết. Chỉ còn toàn cây bụi lơ thơ và vài vạt keo trồng mới. Men theo các con đồi, con đường đất uốn lượn quanh co. Hắn cố gắng muốn biết đây là địa phận thuộc xã nào. Rất lâu sau mới có người để hỏi. Thì ra đây là địa phận xã Ngọc Linh.



IMG_1227.jpg



IMG_1228.jpg



IMG_1229.jpg



IMG_1230.jpg
 
Bác viết hay quá,,, thật đồng cảm, Thật tuyệt vời !

Dù rằng đời lắm phong trần, gập ghềnh phía trước (Xin lỗi e o thuộc lời)
Ta vẫn "Đi tới cuối con đường"
Cám ơn Bác rất nhiều !

Rất mong được đọc tiếp bài viết của Bác.
Thank!
 
Hai bên đường cũng có nhiều cảnh đẹp và những tên thích lang thang độc hành như hắn không thể bỏ qua. Những cảnh vật con người nơi đất mới là những phần thưởng bù đắp cho những vất vả, những cô đơn mà hắn đã phải trải qua. Dù rất lo lắng cho đoạn đường phía trước và trời cũng đã muộn, hắn vẫn cố nhẩn nha vừa đi vừa chụp ảnh. Những ngôi nhà sàn rải rác bên đồi nổi bật giữa mầu xanh của nương lúa, đồi cây mới thấy cuộc sống ở đây thanh bình. Chính vì những điều như thế này mà biết bao nhiêu giang hồ, hiệp khách bỏ phố lên rừng. Giá mà có thời gian, hắn sẽ tìm đến một ngôi nhà sàn xin ở lại một đếm để cảm nhận kỹ càng hơn cuộc sống nơi này. Tiếc là chưa thực hiện được.

Tại sao vậy chứ? Tiêu chí của phượt là đi được nhiều đường đất à? Biết nhiều và hiểu nhiều à? Đi để hoàn thành kế hoạch để đến được càng nhiều nơi càng tốt? Hắn chẳng biết! Chỉ thấy lúc nào thời gian cũng thiếu, cũng thấy tiếc vì chưa làm được điều này điều kia.

Có lẽ cũng không cầu toàn hết được, nhưng dứt khoát trong những chuyến đi mới, phải dự trù và lên kế hoạch cho những đoạn ngẫu hứng, để được đi đến tận cùng của cảm giác.


IMG_1233.jpg



IMG_1234.jpg



IMG_1235.jpg



IMG_1236.jpg
 
Con đường hắn đi bỗng biến mất sau lùm cây. Hắn thực sự hoang mang vì trước mặt là con suối sâu, nước chảy xiết. Đường đoạn này lại thụt, bùn đen chứ không vàng như đất đồi thông thường vùng này. Hắn dừng xe lọ mọ tìm đường. Hóa ra đoạn này nước lở gần hết đường, chỉ còn một lối nhỏ lên cây cầu trên vênh qua suối. Có ai tin đây là con đường liên xã?

Hắn chỉ đi qua đây một lần, nếu may mắn có thể đi lại lần nữa, khó một chút, khổ một chút cũng nghĩ chả phải ăn đời ở kiếp nơi đây nên cũng cho là chịu được. Còn người dân ở đây thì sao? Có khi ở mãi thành quen nên cũng chả có ý kiến gì? Vậy nên những con đường như này, nó vẫn mãi như vậy. Không biết đến bao giờ mới có một phép mầu biến nơi đây thành nông thôn mới với điện-đường-trường-trạm cho ra hồn như người ta đang hô hào. Bao giờ cho đến cái ngày mai ấy?



IMG_1238.jpg



IMG_1239.jpg



IMG_1240.jpg



IMG_1241.jpg
 
Có những con đường, khi người ta đi qua không để lại dấu ấn gì. Có những cung đường để lại cho cô khách những hình ảnh không thể nào quên. Đó là sự đan xen giữa những cảnh đẹp khiến người ta mơ màng trong tiềm thức, sự cô đơn hưu quạnh với thực tại phũ phàng. Cũng chả biết hắn vui hay buồn nữa.

...Ta vẫn mong, ta chờ mãi
Trên từng ngày quạnh hưu
Ta vẫn mong, em về đấy
Cho đời vầy cuộc vui...




IMG_1242.jpg



IMG_1245.jpg




IMG_1246.jpg



IMG_1247.jpg



IMG_1248.jpg
 
Vẫn những cung đường nhạt nhòa, xa tít, buồn đến nao lòng.


Một mình đi lang thang trong mùa đông rét mướt
Nghe bơ vơ hồn mình lạc loài
Buồn dậy lên trong dung nhan gầy xanh... hằn vết đời mình​




IMG_1249.jpg



IMG_1252.jpg



IMG_1253.jpg



IMG_1254.jpg
 
Cuối cùng, một lần nữa từ trên núi cao, hắn nhìn thấy con đường mờ mời dưới thung lũng. Đó là con đường về huyện lỵ Vị Xuyên. Nhìn thì gần thế chứ thực ra còn bao nhiêu là đường đất.


IMG_1255.jpg




Cuối cùng hắn cũng đến được con đường nhind thấy từ trên núi sau khi đổ qua những con dốc lở lói. Con đường này cũng chẳng khá hơn con đường trên núi là mấy, chỗ trơn trượt, chỗ lầy lội kinh người và đặc biệt rất ít người qua lại.​


IMG_1256.jpg



IMG_1257.jpg



IMG_1258.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,684
Bài viết
1,135,227
Members
192,401
Latest member
Xuanbaongoc
Back
Top