What's new

Fansipan- Hành trình vượt lên chính mình- 24/09-> 02/10/2011

Có mặt tại sân bay Tân Sơn Nhất lúc 9h30 tối qua, vẫn còn chưa tin mình đã trải qua một chuyến hành trình dài 9 ngày- những tưởng rất dài nhưng lại trôi qua nhanh như chớp mắt với những trải nghiệm đặc biệt "lạ" và "khó quên". Hình ảnh cả đoàn gặp nhau tại sân bay lúc 5h sáng ngày 24/09 với chung niềm háo hức khám phá miền bắc và chinh phục Fansipan vẫn rõ như in. Những thành viên mới ngày nào chỉ biết nhau qua tên và địa chi email trải qua 9 ngày bên nhau- quá ngắn cho những trải nghiệm nhưng đủ dài để tình cảm được sẻ chia, để trao tình thân và nhận lại nhiều hơn thế. Cảm ơn chủ thớt rất nhiều vì đã tổ chức một chuyến đi dài, ý nghĩa để cả nhà có dịp đi, trải nghiệm và khám phá nhiều cái mới và cả khám phá bản thân mình. Cảm ơn chủ thớt vì đã tự mang vào mình quá nhiều lo toan và luôn tháo vát với những kế hoạch dự phòng để luôn ứng phó kịp thời trước những thay đổi giờ chót của kế hoạch ban đầu. Chắc chắn là cả nhà sẽ không thể nào quên được sự chu đáo của anh từ chuyện lớn đến cả chuyện nhỏ, sự quan tâm của anh đến tất cả các thành viên và cả quyết định "khó thể thay đổi" của anh khi khăng khăng cả nhà PHẢI LÀ MỘT- phải đi cùng nhau dù không ít thành viên trong đoàn nhao nhao việc chia nhỏ đoàn thành những nhóm nhỏ có cùng thể lực lúc leo Fan. Sẽ không thể nào quên được cảnh cả nhà chạy vắt chân lên cổ trong sân ga vắng teo khi chuyến tàu Hà Nội- Lào Cai đã rục rịch chuyển bánh và phân nửa thành viên của đoàn vẫn còn chưa vào đến cổng sóat vé. Nói chung là tim ngừng đập ít nhất là vài chục giây. :D. Nhớ mãi cảnh cả nhóm động viên nhau cùng đi, cùng bò, cùng lê chân qua những chặng 2200m, 2600m, 2800m và cuối cùng là đỉnh 3143m- nơi các thành viên vượt qua chính mình một cách rõ nét nhất- khác biệt nhất. Chắc chắn là chẳng thể nào quên được cảnh ngủ đêm tại chùa Thiên Trụ, ăn cơm chùa và cảnh cả tụng kinh trong chùa với đầy đủ áo nâu quần thụng ( dù mắt nhắm nghiền và hồn đã phiêu diêu phải không Bảy Nổ :D). Thương lắm cả nhà đồng lòng quyết không để các chị, các dì ở Hương Sơn chặt chém lừa gạt để rồi nhất quyết phải vào cho bằng được Hương Sơn lúc đã xế chiều trong tình cảnh tiền túi có hạn – đồ ăn thức uống không có- đồ đạc giữ ấm càng không. Làm sao quên được những chuyến bus liên hoàn từ Hà Nội- Giáp Bát- Yên Nghĩa- Hà Đông- Hương Sơn. Tin rằng hành trình của những trải nghiệm của những sẻ chia và được sẻ chia sẽ để lại những dấu ấn rất riêng, rất đặc biệt trong lòng mỗi thành viên, phải không cả nhà???
 
Last edited:
Một cuộc rượt đuổi tàu ngoạn mục còn ly kì hơn cả phim hành động hollywood, một đêm chập chờn với bao suy nghĩ miên trên chuyến tàu SP07 Hà Nội – Lào Cai với nhiều cảm xúc, Khoản 4h40 sáng, nhóm chúng tôi đã có mặt ở ga tàu Lào Cai.

Ga Lào Cai vào rạng sáng đã rất tấp nập và ồn ào. Đúng là miền du lịch có khác! Đại diện các tour du lịch cầm những tấm biển ghi tên khách để đón khách, hệt như ở các sân bay người ta đón người thân và bạn bè.

Chúng tôi tranh thủ rửa mặt, nghỉ ngơi trong lúc chờ bạn chủ thớt liên hệ phương tiện lên Sapa.

Khoảng hơn 5h am, chuyến xe của chúng tôi khởi hành lên với Sapa, mảnh đất thơ mộng với sương, với chợ tình và những phong cảnh hữu tình.

Xe trèo lên núi, qua những dốc đèo quanh co. Mây hắt từng chiếc quạt trắng lên từ các thung lũng. Ngồi trong xe, tôi chỉ thấy thấp thoáng màu xanh bao la của núi rừng; những quả đồi nhấp nhô, trập trùng được khoác một màu vàng óng của những ruộng lúa đang vào mùa gặt.

Mọi thành viên trong nhóm say sưa tận hưởng những cảnh đẹp trác tuyệt mà trời đất đã khéo léo ban tặng cho mảnh đất cực Bắc của tổ quốc. Chốc chốc, trong xe lại vang lên những câu trầm trồ khen ngợi.

- Đẹp quá

- Bên trái kìa Hiếu, đẹp ghê chưa

- Tuân ơi! Nhớ chụp nhiều hình nhé

….

Tôi mệt mỏi sau nhiều đêm mất ngủ, muốn chợp mắt lại cho tâm hồn tỉnh táo, thư thái. Nhưng cảnh sắc Tây Bắc quá đẹp, quá hùng vĩ như những bức tranh khiến mắt tôi không thể nào rời mắt khỏi. Màu xanh của rừng, màu vàng của lúa và những đám mây trắng hoà quyện vào nhau đẹp lạ lùng. Chưa bao giờ tôi được nhìn thấy những cảnh đẹp như thế. Tôi chợt thốt lên “đẹp quá, đẹp như tranh vẽ ấy”.

Hơn 6h sáng, Thị trấn Sapa đã hiện ra trước mắt chúng tôi. Thành phố sương mù Sapa chào đón chúng tôi với những tính cách hiền hoà của một người khách mến chủ. Trời sương mù nặng hạt, những hạt mưa mùa thu lất phất nhẹ nhàng phủ xuống vai áo mỗi người. Cái se lạnh của buổi sáng làm cho Sapa vô cùng quyến rũ, vô cùng nên thơ và lãng mạn.

Sapa còn đẹp hơn với một màu sắc tươi rói của các cô gái Dao đỏ, của những cô gái H’mông với trang phục lộng lẫy đang say sưa mua bán bên các gian hàng trong thị trấn.

Mỗi thành viên trong chúng tôi bắt đầu háo hức tham quan nhà thờ cổ Sapa, tham quan phiên chợ vùng cao mà chúng tôi chỉ được học qua sách vở.

Cả nhóm tranh thủ tham quan thị trấn còn bạn chủ thớt thì làm việc với poter. Xong việc, chúng tôi, nhóm thì đi tìm khách sạn, nhóm đi làm thủ tục leo Fan. Vừa đi vừa và tranh thủ khám phá Sapa. Rồi tới thăm những thắng cảnh không thể nào không đến như Thác Bạc, Cổng Trời, …

Buổi tối, sương rơi đậm hơn cùng cái se lạnh của tiết trời vùng cao. Tản bộ dọc theo những con phố nhỏ, không gian tĩnh mịch cùng với cây cối, và làn sương lan tỏa khiến chúng tôi lâng lâng.

Đến với Sa Pa, tất cả những thành viên trong nhóm chúng tôi như quên đi những lo toan bộn bề, quên đi những bụi bặm phố phường, quên đi một hành trình đầy căng thẳng vừa trải qua... Giờ này, với chúng tôi, chỉ còn mây, trời, cảnh sắc lãng mạn, hùng vĩ nơi đây.
 
Cuộc hành trình mới về miền đất cũ.
Người phương nam rời đất khách về phương bắc nguồn cội.​
30/04/11, đỉnh Bà Đen,

Cũng như bọn trẻ con ham mê và đòi hỏi những cái vật chất nhỏ nhặt con con, hai thằng lớn xác cùng chung ý định leo Fan. Nhớ khi ấy cung đường chỉ là một thoáng ý nghĩ khi ngủ đêm trên đỉnh núi Bà Đen, ý niệm ban đầu thì cái việc leo Fan đơn giản chỉ là thỏa mãn cái ý thích chinh phục. Nhưng đi rồi 7 học được nhiều hơn không chỉ về con người đất nước mà còn về thế giới quan mới.
Nào rồi cùng lên phuot.com mở topic thu lượm thêm những cái đầu cùng chung chí hướng chinh phục Fan. Và rồi kế hoạch sơ bộ và cụ thể đến từng li từng tý cũng được nhiều bộ não cộng lại triển khai.

24-09-11, SGN - HN,
"Xin mời quý khách chuyến bay mang số hiệu BL790 khởi hành từ Tp.HCM đi Hà Nội....", giọng nói nhẹ phát ra từ loa phóng thanh khởi đầu cho chặn đường bay dài đầu tiên của cuộc hành trình mang đầy sự háo hức.
300235_298337936849457_100000197602905_1450614_887802281_n.jpg

24/09/11, Hà Nội,

Khối không khí lạnh vài ngày trước đó khiến vài người trong số chúng tôi lo lắng trước chuyến hành trình đã dần xa, bù vào đó là Hà Nội đón chúng tôi bằng cái nắng dịu hứa hẹn một ngày thích hợp để du ngoạn phố phường thủ đô.
May mắn cho cái khả năng lắng nghe, việc bắt chuyện với hai cô bé cùng chuyến bus về trung tâm khá dễ dàng. Hai cô gái trẻ cũng như chúng tôi, họ đi cùng từ tp.HCM ra HN, rủ rê đôi bạn trẻ cùng ghép đoàn lên Lào Cai SaPa với thái độ hết sức ngoại giao vì biết rằng họ có những chuyến đi riêng. Giáp Bát - Hà Giang, chặn đường tiếp theo đã định của đôi gái theo tôi là khá táo bạo.
303816_298339926849258_100000197602905_1450616_835541191_n.jpg

Kể chuyện này không phải rỗi, vì thật là có duyên tôi lại bắt gặp đôi mắt này lần nữa không phải ở Hà Nội mà là ở gần chợ Sapa khi em đang rảo bước dọc con phố lên nhà thờ đá, tiếc là tôi phải ngồi trên xe không thể bắt chuyện để biết thêm về chuyến hành trình của họ, và hơn thế, đơn giản tôi chỉ muốn ngắm nhìn đôi mắt sáng đó lần nữa.​

Điểm tạm dừng chân đầu tiên là nhà cô của một thành viên gái rất dễ mến trong đoàn, và đương nhiên cô bạn ấy thể nào cũng dễ mến không kém. Nào trà nước hết lời mời bọn khách trẻ miền nam đang sang sảng ồn ào, trong gian phòng khách theo tôi là khá rộng đối với một địa thế trung tâm Hà Thành này cũng trở nên chật chội ngột ngạt khi phải chịu đoàn người ngợm đâu đâu mà lỉnh kỉnh túi xách balo giỏ bị bọc mọi thể loại chất đống cứ như chuyển trại tị nạn.

Vì 7 nhiều lần ôm một cái thùng con con, chẳng biết bên trong là gì chỉ biết chủ nó là ai và định sẽ biếu ai nên 7 chủ động thay chủ nó làm cái phần việc "phải làm" với đầy đủ nghi thức ngoại giao bài bản. Ôm thùng đồ trên tay "con đại diện đoàn miền nam ra thăm gia đình cô, bọn cháu chẳng có gì nhiều chỉ có chút quà gời cô" chưa kịp dứt lời thì chủ thùng đồ là T gào lên "của con gởi biếu cô đó, hổng phải của ai đâu", dù cho cách đó vài giây cô của T cứ ậm ừ đúng theo nghi thức ngoại giao với ánh mắt ân tình, 7 nghe loáng thoáng đâu đó nói 7 "xạo", bậy hết sức, 7 nổ chứ. Thế là phần việc này 7 không "nên làm" , phải nói là 7 rất Hà Nội.​
 
Cả đám đang huyên thuyên, cô bé xin tham gia đoàn trên mạng xuất hiện. Dễ thương ngoài sức tưởng tượng khiến tôi bất ngờ trầm trồ không khỏi dò xét coi có lộn đoàn tiếp viên hàng không nào không. (Không biết đoàn có ai như tôi không, nếu có thì cứ viết thật, thật như 7 nổ ấy).​
320105_298371913512726_100000197602905_1450682_228676283_n.jpg

7 luôn ở tư thế chủ động, đây là lần đầu tiên 7 bị dò xét phủ đầu, không phải cô bé mà là "cô lớn", mẹ của cô bé. Không sao, với khả năng tiếng Việt lưu loát mọi vấn đề đều được giải quyết dù có đôi chút gì đó khá hài hước đúng với bản chất rất 7 của 7, ban đầu khiến "cô lớn" hơi lúng túng vì thấy 7 thiếu nghiêm túc khi giao con gái một cho một đoàn to như ri, nhưng chốt lại đâu cũng vào đấy nhờ cái sự già của anh Châu. Rầu quá thể trai trẻ trung tươi đẹp thế mà không là gì.​

Thủ đô đất rồng bay hùng thiêng dưới ánh nắng đầu thu nhẹ nhàng, nuông chiều đoàn lữ khách phương nam đã quen quá với những tháng mưa dầm của đất nam phương rảo bước dọc con phố Hai Bà Trưng, Tràng Tiền rồi công viên quanh Hồ Gươm.​
Lạ thay, sáng hôm ấy vô số đôi nam thanh nữ tú ai ai cũng xinh xắn đủ thể loại trang phục cưới xưa cổ tạo dáng chụp ảnh cưới. Cả đoàn người phương nam ai cũng trố mắt ngắm các cô gái chuẩn bị thuộc về những chàng trai tốt số. Phải công nhận cô dâu nào cũng đẹp "ô mê lý".
Đây là lần 2, 7 thăm thú Hà Nội nên tái khẳng định. Đặc sản hà nội là "gái Hà Nội", mà cái này hình như sách vở cũng có viết. Mà 7 lại viết về nét đẹp gái Hà Nội thì có đến sáng và cũng hơi thừa.

315095_298364076846843_100000197602905_1450667_639050311_n.jpg

"Hình chộp lén"
(*&%^$*&$^%#$%@(*&^ ...cái bọn zai Hà Nội, rồi bọn mày sẽ thấy cái cảnh có vợ đẹp ..... sướng cỡ nào ( gọi là ghen ăn tức ở chút :Dam)
Ơ hay, lần đầu tiên ngắm gái đẹp mà đói bụng, không phải riêng mình 7, ai ai cũng đói. Thiệt là bể cái đẹp hết sức, cơn đói được dập tắt nhờ bún chả Hàng Mành nổi tiếng. No cành hông.​

296471_298357693514148_100000197602905_1450659_144536100_n.jpg
 
Xong phần ăn thì thể nào cũng phải uống, và một quán cafe Lâm cũng nổi tiếng không kém được đề xuất. Lần đầu tiên uống nâu nhiều đen ngon thế.
293568_298372473512670_100000197602905_1450683_603351956_n.jpg

Xuất hiện 1 nhân vật mới và 2 nhân vật cũ trong đoàn, mà thể nào cũng đã cũ rồi, không thể mới tinh được. Kèm theo mà me và sấu, trái cây được bổ sung đúng lúc.
Cả đám ngồi tràn đầy vỉa hè, kế bên được trang trí tấm bảng rất ư văn hóa "Tuyến phố văn minh đô thị, không để xe đạp xe máy trên vỉa hè, từ 7 - 17 g ,..... buôn bán lấn chiếm vỉa hè, lòng đường ... đổ phế thải ra vỉa hè, lòng đường."​
318656_301783756504875_100000197602905_1463099_2051350513_n.jpg

Văn minh quá thể, người người để xe dưới lòng đường, người người uống nước trên vỉa hè, hợp lý và hợp pháp. :D
Phê xong là lại đón xe đi làng hoa Nhật Tân nổi tiếng, lò đào tết đây mà.
Bãi đá, cái tên đơn giản được đặt để chỉ 1 đoạn ven sông Hồng mà nhiều đôi nam nữ thích chụp ảnh rủ rê ghé thăm thú khi hứng khởi, đương nhiên là cả ảnh cưới nữa.
Vì xe đã cập bãi đổ, đi cũng zả tiền, ở cũng zả tiền, với cái luật khá "rừng rú" được phổ biến một cách khá rõ ràng bởi tay trông bãi rất "gừ gừ gấu" khi có đôi trai gái vừa định lấy xe ra mà không zả tiền, cạnh đó là một bà đông âu khá sỏi tiếng Việt đang than phiền 1 bác tài vì thiếu trách nhiệm.
Xem ra văn hóa "sông Hồng" phơi bày ở đây rất chân thật :D
Mà ở đó có cái gì, liệt kê sau "Vài con ngang, 2 ngựa, 1 cái xích đu, 1 cái xe ngựa kiểng, vài khúc gỗ mục, lúng phúng vài bụi cỏ cao, hết .."
Tiếc là không đúng mùa hoa, điểm hoa định ghé khác, rút kinh nghiệm ở Bãi đá, 7 hỏi với anh Hải "trong đó có hoa không ?" - " Giờ trong đấy toàn hoa đểu " - Bác tài phan cho hai từ vui khi đi ra khỏi bãi đá. Nói chung cái vụ này là chưa đạt yêu cầu.
309360_290593164285656_100000049248827_1327383_1613876482_n.jpg

Dẫu sao thì cũng phải chụp cái "đã"​
 
Last edited:
Tiến về thủ đô, thăm thú "Trấn Quốc Cổ Tự", lại thêm cái rủi, Trấn Quốc đang phục chế mái ngói gian thờ, mà đúng là các bác ở đây rất kinh tế và khoa học. Cứ cái gì đẹp rẻ là làm, chứ mà cái cũ rồi phục chế lại cũng cũ mà chắc gì đã bền. Cứ tháo vứt bỏ, làm mới cho nhanh mà bền đẹp. không chừng làm "phục chế" xong lại chuyển thành "Trấn Quốc cổ trên văn tự" cũng nên.
301086_298395686843682_100000197602905_1450757_1520579998_n.jpg
"Ghi chú : Không phải gái trong đoàn. Mà là gái Hà Nội."​
Rồi nơi khai sinh nước "VN DC + CH" cũng được 7 ghé thăm, 2 lần vác cái "xác sống" này ra đây muốn được ngắm nhìn cái "xác ... " vĩ đại trong kia mà đúng 2 lần kín cổng cao tường, vậy mà "người được VN biết đến như danh nhân Văn Hóa thế giới". Buồn khôn tả. :((.
308137_1975007509529_1673335965_1410187_923491614_n.jpg

Và cây cầu lịch sử không thể không đến : "Cầu Long Biên". :D
308265_298398063510111_100000197602905_1450769_701563001_n.jpg


Năm xưa bọn tư bản "bốc lột kiểu cũ" đã phải khuất phục dân tộc anh hùng chúng ta với chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu, ép bọn nó mặt tèm nhem, vừa khóc vừa ký Hiệp định Geneva , nơi mà "16 giờ 30 phút ngày 9/10/1954, tên lính Pháp cuối cùng rút qua cầu Long Biên sang Gia Lâm" hay giờ đây là "tên lính Pháp cuối cùng rút khỏi Hà Nội cũ qua cầu Long Biên sang H...mới".
mà nè "Điện Biên" hãy đợi đấy

Mò mẩm kiếm coi Cầu Long Biên giá bán cây cầu này nhiêu 1 cái ? thì ra là 6.200.000 franc Pháp (1899) + 94,66 tỷ ông cụ (2002).
 
Last edited:
Nhớ lúc xuống gần bến xe dưới chân cầu, một em gái nữa, đương nhiên là gái HN ve vãng nựng "chin" anh Châu.
Eo, đúng là bác Châu nhà mình có cái đẹp mà chỉ có gái HN tinh tế nhận ra. Thế là em cứ lởn vởn lượng lờ lấp ló qua lại chổ anh Châu. Anh Châu rung người nguây nguẩy cổ ngỡ ngàn nhìn 7 như đạp phải đinh. Nhớ lúc đó anh Châu nói ẻm mà quay lại hình như anh cũng trốn luôn thì phải. Sướng rơn người. :D
7 còn nhớ như in cái ánh mắt hồn nhiên hoang dại của con bé ngó nghiêng dọc ngang anh Châu đầy khao khát và mãnh liệt không kém phần dữ dội.

Đám đông thu vén vào hai chiếc taxi vọt sang đường Trúc Bạch chén lẩu ếch,
299234_298426873507230_100000197602905_1451029_1085123417_n.jpg
Giai thoại về hoàn cảnh éo le của bạn H, khi kế toán trưởng đoàn quyết định không ăn mà rút lẹ khỏi quán dù đã đặt đít tháo giầy và bếp nút là lên bàn, khiến bác H phải một phen thốn ... vì dàn tiếp viên nam khá đậm người lâm le với ánh mắt hình dao găm đòi làm "lẩu Hiếu" khi giầy một nơi người một nơi cùng vẻ mặt đã ngớ ngẩn lại thêm phần căng thẳng. :D.
Dù sao thì cũng có cái để bỏ bụng chuẩn bị cho một cuộc "đổ bộ" lên nhà ga Hà Nội nhiều kỷ niệm.​
302300_298436490172935_100000197602905_1451049_56552825_n.jpg
 
Trời thủ đô mát mẻ, những người bạn trong chuyến hành trình với tâm lý thoải mái sau một ngày rong chơi phố phường no mắt và no bụng.

Tranh thủ, một số bạn đã kịp phủ lên người cái hương thơm xà phòng, vẻ mặt tươi mới với tâm trạng phấn chấn. Cô chủ nhà niềm nở dặn dò bọn trẻ về giờ giấc đường đi nước bước cẩn thận và kèm theo câu khích lệ “đây ra ga có 10p đi bộ” làm cả đoàn an tâm. 7 cũng tự tin với khả năng đi bộ tốc độ của mình nên cũng không mấy bận tâm về cái khoảng đúng giờ. (mặc dù 7 lúc nào cũng đi trễ hẹn, trừ họp).

296705_302004783149439_100000197602905_1464377_652731979_n.jpg


8 giờ cả đoàn rục rịch thu dọn gói gém hành lý, tay xách nách mang rảo bước dọc phố Tôn Đức Thắng.

Phố lúc này lên đèn và xe cộ thì đông nghị, in ỏi, ồn ào, đúng là phố thủ đô có khác, lượng ô tô nhiều hơn hẳn Sài Gòn.

Người xe đôi lúc phải tranh nhau mà đi vì lề đường có người mua đứt làm chổ vá xe bày bán tạp hóa, trà nước dưới cái bầu không khi khói bụi nghi ngút, tiếng ầm ầm từ những tiếng động cơ pha lẫn tiếng người ồn ào,còi thì mạnh ai nấy bóp cho sướng tay và cả sướng tai. ( 7 không thích dùng từ nhấn còi )

316213_302006793149238_100000197602905_1464381_400587286_n.jpg

Một tốp 4 người chợt dừng lại mua thêm một số thứ ( không biết có cần thiết hem ?) nhưng thời gian mặc cả hơi khá lâu. Được tới ngã tư đường thì cả đám phải đứng đợi vì tốp ấy không thấy lên.
8g15, bà con vẫn còn nhỡn nhơ phè phởn chờ đợi ở góc ngã tư Quốc Tử Giám – Tôn Đức Thắng. Bằng chứng là vẫn còn tranh thủ ghi hình.

302300_298436490172935_100000197602905_1451049_56552825_n.jpg


7 bắt đầu sốt ruột.

Đi ngược lại và có lời lớn tiếng với tốp sau hối thúc mọi người cần phải đi nhanh để muộn. Quay lại ngã 4 ấy, cùng đoàn đi tiếp đoạn còn lại khoảng 1km với tâm trạng vô tư.
Mọi người ôm, kéo, xách, đeo, địu hành lý đến khúc cua Ngô Sĩ Liên vẫn chưa biết được cái hung tin.
Chợt đến cách 600m còn lại.
Đồng chí Tuân, vẻ mặt bình thường đã không mấy thoải mái đột ngột xuất hiện với bộ dạng hớt ha hớt hãi trắng bệt “ Tầu chuẩn bị chạy, nhanh nhanh lên” – câu nói lớn nhưng lộ rõ sự lo sợ. 7 cũng hoảng quay lại 1 phát, chợt nhận ra khoảng gần 7 đồng chí còn lại chưa thấy đâu.
Nghe nói ở khúc cua đôi trai gái trong đoàn có ghé tiệm thuốc tây ( chẳng biết mua gì mà lựa lâu thế ). Bỏ hết, 7 hối thúc Hiền đột ngột chạy nước rút.

Đồng chí Tuân ôm một cục dũng mãnh lao về phía ga, 7 thì chuyển tư thế từ ôm đạn sang vác đạn băng băng vượt qua hàng rào xe oto xe máy quán nhậu bàn ghế la liệt. Hiền thì thú thiệt hẻm để ý gì phía sau nên không thấy. Tiếng còi ầm ầm rít xét toạt không trung, các chiến sĩ phượt với tốc độ thần kỳ vượt qua mọi chướng ngại nguy hiểm bất chấp đạn lép phát ra nào là “tàu chạy rồi, không kịp đâu”, “ga đóng cửa rồi, đón xe đi ga trên đi”, “cửa ga này đóng zồi, người ta không mở đâu” của mọi thể loại địch : xe ôm gắn máy, xe ôm taxi, chủ quán cóc, ….

Tuân chạy phía trước nên vội quay đầu vì cửa đóng thiệt, 7 nhìn Tuân mặt lúc này còn trắng hơn mông lợn nữa. :D. 7 bắt đầu hoảng loạng mặt dù trước đó chỉ hơi hơi lo. Tuân đổi hướng chuyển sang cổng hành chính, bà con hai bên hành lang ngó ngẩn ngơ vì tiếc nuối thay cho đoàn vì trễ tàu. Chợt 7 nghe thấy tiếng còi tàu rít một hồi dài lần nữa, lóe lên tia hi vọng.

Đứng trên sân ga, người thì nóng, mà gió lại đứng, đêm đen ngịt mà mắt thì tối sầm, chạy loanh quanh tới lui trên sân ra với đôi mắt diều hâu xoáy và không trung tìm kiếm dấu hiệu con tàu hi vọng. Tưởng chừng như cả đám phải ở lại charlie thì lại một nhúm 2 ,3 người đang có tranh chấp với nhau ở đuôi đoàn tàu với ánh sáng trắng cuối tàu mờ ảo.

Lại tăng tốc đột ngột, bốc đầu nhấn chân phắng thẳng đến , chẳng còn kịp nhận ra ai đang tranh cãi, quẳng hành lý lên với sự chào đó của ai thì kệ, miễn lên được tàu, rồi nhảy xuống tàu hổ trợ . Tình hình là Hiếu ôm một thùng quẳng lên, nghe tiếng Tú đang van xin chú nhân viên sân ga, vì người sau lũ lượt kéo đến bít cửa nên 7 bắt đầu thở lo lắng không biết còn ai sót lại không.

Tiếng còi tàu lại rít lần nữa. Sự ồn ào của cả đoàn vì tiếng kêu gọi kiểm tra người, hành lý đã lên hết chưa ? khiến cho các vị hành khách khác (đa số là bọn da trắng) lú đầu khỏi khoan vẻ mặt vài người tỏ ra khó chịu. M..$^%#@$%#~@, cũng may 7 kém tiếng Anh cái khoản chủ đề “răn đe” nên im chứ không thì biết tay:D.

Tiện đây, đồng chí nào giỏi khoảng này dịch hộ 7 câu : “Đầu bố mày đang nóng đấy, nhìn đểu là múc nhé, liệu hồn”, để học thuộc sau này còn phan cho bọn nó đổi màu luôn. Còn khoảng ngôn ngữ cử chỉ thì 7 khỏi chê, nó thuộc loại ngôn ngữ quốc tế dễ nhất. Lườm ngay.
Trong khi Tú thì cứ liếng thoắn “ịt x kiuuu mì, ịt x kiuuu mì”, chắc cũng đang chửi bọn nó đây mà J mà sao cười với bọn tư bản giẫy chết ấy làm gì khó hiểu quá. Lát hồi mới biết là Tú nói “đang mệt, đang mệt” vì là Tú mệt thiệt, mệt sao thì Tu Tran đã kể.

Tàu bắt đầu lê bánh, tâm lý mọi người dần dần ổn định, mặt mầy bắt đầu được bơm máu lên, tim thì đập lại theo tông thường nhật, cơ mặt chưa giãn hoàn toàn.

8g45, cả đoàn điểm danh “sơ bộ” là đầy đủ.

Nhỏ lớn mới đi “tàu hơi nước” chạy deizel kiểu này chẳng hình dung ra nó thế nào mặc dù tiễn ông bố, bà má ở nhà đi hoài mà lên rồi lại xuống.

Cuộc đổ bộ tạm ổn, xong màn đổ bộ, chuyển sang màn duyệt binh. Đến điểm tập kết theo như vé ghi là khoang 1,2 gì đấy Lại phượt ngay trên tàu lăn ray, úi zời 12 toa tàu. Đoàn người rầm rập , rầm rập, tiếng bánh tàu lăn và tiếng bánh xe hành lý lăn cộng hưởng, chân với chân thùm thụp thùm thụp trên nền toa làm mọi người khắp tàu không thể không thắc mắc.

Vài người tò mò kéo cửa khoan ngó nghiêng, lại toàn bọn da trắng bốc lột nhìn đểu dân tộc anh hùng, vài người cười mỉm ( thường là trẻ ) còn lại thì nhìn vầng chán xếp mí chồng mí như miếng carton bốc lớp ngoài lấy gạo dán lên, théc méc và hoài nghi (cái loại già khó chịu đây mà, hi vọng về già 7 ít khó chịu cho xã hội vui vẻ).

Cuộc diễu hành phải nói là đến chừng 10p uốn lượn, chuyển dịch đung đưa tịnh tiến đủ phương qua các cửa chuyển tiếp các toa gió và âm thanh thốc vào tai. Kẻ trước người sau nối đuôi nhau diễu hành qua các toa của bọn da trắng giàu có đang cau có.

Về đến toa, người người an vị. Vợ chồng anh Hải thì mặt mày thanh bình không gợn sóng, còn lại ai ai cũng mệt, người người đều mệt. Giờ thì cái lớp sà phòng (safe Guard trắng loại 125g) tươi mới cách đây 1g không đủ lấn nổi cái mùi tốc độ đã ám bụi bậm.

Lúc này mới tiếp nhận một tin nghe là nóng, chỉ vì thời gian tàu chạy theo vé miệng là 8g45 mà trên vé giấy là 8g30, cộng với cái kiểu khích lệ “đi bộ 10p đến ga” nên ai cũng được tận hưởng cảm giác hừng hực và hùng hục khí thế ấy.
Tú nhận được điện thoại là Phương chưa lên được tàu, đúng là không báo là chẳng ai để ý thật. Thế là đốp chát ổm tỏi trên toa nào là không đổ “ Trần Quí Cáp” nào là ở ga “Gia Lâm” … blab blab blab .

Ga kế tiếp tàu dừng, Hiền chủ thớt lao xuống sân ga ngó dáo giác tìm cửa vào. Hỏi các nhân viên khách vào bên nào và tập trung hướng tầm mắt, 7 cùng Hiền 2 thằng đứng dưới sân ga mà tàu thì rít từng hồi chuẩn bị lăn bánh tiếp khi mà mới dừng được 2 phút.

Đằng xa, một đám người đang quơ tay múa chân và um sùm toan là đánh nhau đến nơi. 7 và Hiền, cứ ngờ ngợ có phải Phương đấy không mà sao lại không vào. Người kéo tay kẻ kéo áo nhất quyết không cho vào. Rồi 5 phút trôi qua thật nhanh, nhân viên tàu thì 2 ông, một ông trước mắng lên nhanh tàu chạy, một ông kết hợp đóng cửa toa “ RẦM” , 7 muốn nhổn đít và đá cái gã đóng cửa thực, nhưng mà cứ đứng đấy cùng Hiền được vài giây thì ông còn lại tỏ ra khá nóng muốn đóng cánh cửa còn lại.

Sốt ruột và không khí ngột ngạt căng thẳng kinh hồn, một dáng người cao cao đội đầu còn đội nón bảo hiểm lao vào cách còn 30m, giờ mới nhận rõ mặt nhau, anh em hồ hởi lao ra khuân phục hành lý định quẳng lên tàu mà chẳng thấy hành lý gì ngoài cái balo, tay xe ôm thì còn chưa được nhận tiền cũng đuổi theo, giá 450k mà đưa 500k chưa thèm zả tiền thừa và hứa sẽ trả sau, tuy nhiên không quên lột nón bảo hiểm của khách :D, bác ấy to con viện cớ là sẽ
“*** m!@#$$%%^^&&**, bố mày làm thịt chúng mày, đợi đấy bố ra đây này”, tay chỉ vào đám nhân viên sân ga vì không cho khách vào, đúng là dân thủ đô làm gì cũng máu lửa.
7 cũng cố ngóng cổ ra sau xem màn chân tay nhưng tầm nhìn hạn chế, tiết hùi hụi. Có đánh nhau như phim thì 7 bo luôn 50k tiền thừa cũng không tiếc

Cuộc đổ bộ Sân ga Hà Nội và giải cứu binh nhì Phương thực sự bắt đầu lúc 8g30 đến 8g50.

Sau đó là màn chăm lo cho gái Tú ngồi phẹt nền tàu, cạnh toilet thông thoáng.

Dù sao thì cũng vui chưa từng thấy, lần đầu đi tàu mà được trải nghiệm đủ cả : đón muộn tàu, rượt đuổi và cả cản tàu nữa cơ. Khó thể quên được. :D

Sau đó, mọi người họp mặt và bàn bạc phương án leo núi cũng như đề cao tinh thần leo núi cho cuộc chinh phục chính của chiến đi này.

Qua đây mới biết, dân tộc ta thần tốc không chỉ trong thời chiến mà thời bình cũng tốc máy lột zên không kém.

(Thứ lỗi bài không có hình nhiều vì chẳng ai có thời giờ mà cầm máy)
 
Last edited:
Cảm ơn bạn Tâm Crazy đã gỡ cái mặt xinh xinh của Mèo ra khỏi những thông tin thứ thiệt về chuyện "lấn chiếm lòng lề đường" ở cafe Lâm nhé. Lần sau có ngồi cafe lề đường là phải tránh xa cái bảng đó ra mới được. :D. Đọc lại hồi ức thấy nhớ quá. Lần đầu trải qua những cảm giác ấy: hì hục rượt đuổi theo tàu, năn nỉ thảm thiết các bác soát vé chờ đoàn sau, dạt hết nam thanh nữ tú qua một bên để đem cái vé "thông hành" ra cho binh nhì Phương và lè lưỡi thở trong cái trạng thái loạng choạng và lơ lửng ở sàn tàu. Haiz haiz, sẽ nhớ hoài đây.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,671
Bài viết
1,170,980
Members
192,326
Latest member
buypaypalaccounts
Back
Top