What's new

Forester-Bạn là ai?

Người dân ở vùng cao này có ngô là lương thực chính. Vì ngô trồng một vụ, ăn quanh nên việc bảo quản đáng ra phải rất cẩn thận, kỹ lưỡng thì ngô mới không hỏng. Tuy nhiên thực tế, bà con làm rất đơn sơ.

Ngô không bẻ tươi mà thường cắt ngọn, phơi cả bắp trên cây cho khô rồi mới bẻ. Nếu trong quá trình phơi mà gặp mưa ngô rất dễ bị hỏng. Sau khi thu về thì đổ trên gác lửng. Đó thường là căn gác rộng làm phía trên bếp, ở đưới chất củi đốt để hong khô. Bếp lửa được dịch chuyển đều bên dưới để ngô ở trên khô đều. Sau đó họ để quanh năm. Như trong phần trên đã trình bày, người dân địa phương không thích ngô lai do không để được lâu. Có giống ngô lai, lá bi (bẹ) bao không kín bắp ngô do đó ngô hay bị mọt, rất chóng hỏng.

sieuthiNHANH2009042511417nwi1ndrlyj491234.jpeg



sieuthiNHANH2009042511417njflmtq2nw516735.jpeg

Củi to chất ở dưới đốt có khi hàng tuần

sieuthiNHANH2009042511417mzhkzdzmyt998155.jpeg

Nhiều hộ bóc vỏ và phơi khô rồi mới để lên gác

sieuthiNHANH2009042511417mdjiogu4mw517061.jpeg

Hay chất đống thế này

sieuthiNHANH2009042511417ywu0y2qwmz1355752.jpeg

Và mưa là tèo luôn

sieuthiNHANH2009042511417mmvlztu2zm1064262.jpeg

Ở cuối thung lũng Lủng Trang có một cái vũng to. Nghe nói mấy năm trước dân bên Tuyên Quang sang đào vàng sa khoáng tạo lên. Sau chính quyền địa phương cấm, canh giữ nghiêm ngặt họ mới thôi.

Toàn thung lũng dưới một góc máy qua cái vũng vàng sa khoáng này.

sieuthiNHANH2009042511417zjm3ntkxzw1030710.jpeg
 
lịch phải phụ thuộc vào tour guide là bác vô gia cư, xem bác ấy khi nào có kế hoạch lang thang vùng đấy tiếp. Nghe chừng tự đi hơi khó.
 
lịch phải phụ thuộc vào tour guide là bác vô gia cư, xem bác ấy khi nào có kế hoạch lang thang vùng đấy tiếp. Nghe chừng tự đi hơi khó.

Mình cố gắng cắt hết râu ria (nếu đủ thông tin sẽ lập topic mới) viết song cái topic này sớm để kể với tất cả các bạn những điều mình biết về vùng đất, con người ở nơi này. Mình nghĩ vẫn còn rất nhiều điều thú vị ở phía trước để chia sẻ. Sau khi kết thúc topic này mình sẽ bàn lịch đi nếu các bạn vẫn còn muốn đi.

Nếu bạn nào muốn tự đi cũng được, PM cho mình, mình cung cấp thêm thông tin và địa chỉ liên lạc.

Còn có lý do nữa là nếu đi muộn chút (tháng 6-7) sẽ có cơ hội chén cái này, các bạn có biết là cái gì không? Các bạn cứ đoán, mình sẽ kể trong các bài tới.

sieuthiNHANH2009043011918mmuzndljow1490021.jpeg
 
:T
Còn có lý do nữa là nếu đi muộn chút (tháng 6-7) sẽ có cơ hội chén cái này, các bạn có biết là cái gì không? Các bạn cứ đoán, mình sẽ kể trong các bài tới.

sieuthiNHANH2009043011918mmuzndljow1490021.jpeg

Là con nhộng khuông, phải không? Lần này thì không dám khẳng định nữa, chất rừng trong tớ nhạt nhiều rồi.:T
 
Last edited:
Dấu ấn của người Pháp để lại ở Việt Nam đậm nét nhất là ở các công trình xây dựng (nhà cửa, giao thông) và phát hiện ra các khu mỏ khai khoáng. Trong bản đồ khoáng sản Việt Nam, phần lớn các mỏ ở Việt Nam đang khai thác được phát hiện từ thời Pháp. Chúng em được kể rằng, để tìm hiểu một vùng, người Pháp cử các chuyên gia đến vùng đó ba cùng với người dân, thậm chí lấy vợ người bản xứ, để nghiên cứu, ghi chép, tìm tòi và vẽ bản đồ. Các cơ sở dữ liệu mà họ để lại rất lớn, không biết mình có tiếp cận được không.

Ví dụ để khai thác thiếc ở Tĩnh Túc, người Pháp làm con đường từ Nà Phặc (Bắc Kạn) đi Tĩnh Túc (Cao Bằng). Ở trên tuyến đường đó có đèo giờ trên bản đồ ghi là đèo Co-lia. Ghi thế thì ai biết được nguồn gốc thế nào? Năm 1992 em đi Tĩnh Túc có dừng lại cái đèo này. Người dân địa phương kể là đèo này tên phiên âm là Cô-le (chắc từ nguyên bản tiếng Pháp là Colleres?) là tên của một kỹ sư người Pháp chỉ huy làm con đường này. Sau ông này bị sốt rét, chết tại đây. Người ta lấy tên đặt cho con đèo. Còn mộ thì làm bằng đá trắng chôn dưới chân đèo. Những ngày trời quang, từ đèo này vẫn nhìn thấy mộ. Hàng năm, vẫn có người đến trông nom.

Người Pháp tại Bản Thi cũng vậy. Họ nghiên cứu cái vùng này rất kỹ. Chiến dịch Thu-Đông 1947, Pháp nhảy dù Chợ Mới, Chợ Đồn; đưa quân ngược sông Hồng đánh Tuyên Quang. Vị trí mà Pháp muốn hội quân trong chiến dịch này chính là Bản Thi. Tại sao lại Bản Thi? Vì nếu được như vậy, họ sẽ làm được một vòng cung bao vây toàn bộ ATK Định Hoá-Chợ Đồn-Sơn Dương. Và hơn nữa, người Pháp hiểu rất rõ vùng này.

Các tầng khai thác từ thời Pháp. Người dân địa phương nói các quả núi giờ đã rỗng cả, không biết sụp lúc nào.

sieuthiNHANH2009050112018nde2n2i5nd985381.jpeg

Và khai thác hầm lò hiện nay.

sieuthiNHANH2009050112018ymy4mdg3zt415396.jpeg

Thông tin thêm về cái mỏ này: Nguồn-Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam

Mỏ kẽm chì Chợ Ðiền
1- Vị trí địa lý: Mỏ nằm trên địa phận các xã Bản Thi, Quảng Bạch và Ðồng Lạc của huyện Chợ Ðồn, tỉnh Bắc Cạn.
2- Ðơn vị quản lý khai thác: Công ty TNHH nhà nước một thành viên Kim loại màu Thái Nguyên.
3- Giới thiệu sơ lược mỏ: Mỏ được phát hiện và khai thác từtrước thời Pháp thuộc. Năm 1972 - 1984 đã tiến hành thăm dò tính trữ lượng quặng ở 14 khu. Kết quả tính trữ lượng cấp B + C1 + C2 đạt 4,4 triệu tấn quặng tương ứng với 107.263tấn Pb và 354.000 tấn Zn, trong đó trữ lượng quặng trong cân đối là 1,6 triệu tấn quặng ôxyt và 1,3 triệu tấn quặng sulphur.
4- Hoạt động khai thác mỏ: Mỏ kẽm chì Chợ Ðiền đã được Công ty Kim loại màu Thái Nguyên khai thác từ năm 1985 ở các khu Suối Teo, Lũng Cháy, Khuổi Khem, Phia Khao, Lũng HoàI, Mán, Suốc, Bô Pen, Bình Chai, Cao Bình, Sơn Tịnh, Lapointe, Bô Luông, Ðèo An.
- Trữ lượng huy động vào khai thác: 1,6 triệu tấn quặng ôxyt và 651.000 tấn quặng sulphur. - Công suất thiết kế: Quặng ôxyt: 70.000 tấn/năm Quặng sulphur: 30.000 tấn/năm -Sản lượng khai thác hàng năm khoảng 50.000 tấn quặng ôxyt và 40.000 tấn quặng sulphur.
- Trữ lượng còn lại đến đầu năm 2004: Quặng ôxyt: 0,88 triệu tấn Quặng sulphur: 0,513 triệu tấn Tại mỏ Chợ Ðiền có Xưởng tuyển quặng sulphur công suất 30.000 tấn quặng nguyên khai/năm; Lò quay sản xuất bột kẽm ô xyt công suất 100.000 - 130.000 tấn quặng ôxyt/năm; đang xây dựng Nhà máy điện phân kẽm công suất 10.000 tấn Zn/năm tại Thái Nguyên.

Ðể chuẩn bị nguồn tài nguyên cho những năm tiếp theo, Công ty Kim loại màu Thái Nguyên đang tiến hành thăm dò các mỏ kẽm chì nằm ở khu vực xung quang mỏ Chợ Ðiền như Bản Thi, Than Tàu, Ðầm Vạn.

Thông tin về sự tác động của mỏ đến người dân.

http://vovnews.vn/Home/Ban-Thi--quotThung-lung-xamquot/20071/50742.vov
 
Kể những điều to tát trên thì ai cũng biết. Quay lại kể chuyện nhỏ hơn để thấy người Pháp ở Bản Thi, ngoài khai thác quặng thì họ làm thêm những gì?

Người dân tộc bản địa tại đây không có đền, chùa và thờ cúng như người Kinh. Các tế lễ của họ chủ yếu diễn ra tại gia đình. Có dịp em sẽ kể sau.

Khi người Pháp đẩy mạnh công cuộc khai khoáng, lao động điạ phương không đáp ứng được nhu cầu sử dụng nên họ mộ rất nhiều người từ vùng Thái Bình, Nam Định lên đây làm công nhân. Cách mộ phu mỏ chắc cũng giống như mộ phu đồn điền cau su, được mô tả trong các chuyện ngắn của Nguyễn Công Hoan. Người dân sẵn sàng bỏ làng xa xứ, tha hương cầu thực nhưng rõ ràng họ không bỏ được đức tin của mình. Họ vẫn là những người nông dân cần phải đi lễ chùa vào ngày rằm, mùng một, các ngày tết như Nguyên Tiêu, Thanh Minh, Đoan Ngọ, Xá tội vong nhân, Trung Thu, Ông Táo, Nguyên Đán…Do đó ở Bản Thi người Pháp cũng cho xây đền và chùa.

Chùa Bản Thi nằm tại thôn Hợp Tiến cũng có đầy đủ tượng, khánh, chuông như một ngôi chùa ở đồng bằng Bắc Bộ. Tuy nhiên, vào thập kỷ 60-70 của thế kỷ trước, nó đã bị phá nhiều. Nghe kể rằng, khánh chuông đã bị đem nấu chảy hết và những người trực tiếp phá sau này đều chết bất đắc kỳ tử hết thảy.

Rất may, trên đỉnh núi Phia Khao còn lại một ngôi đền nhỏ gọi là đền Trần. Đền thờ Đức Thánh Trần do ngài được thỉnh từ ngôi đền Trần tại Nam Định (gần đường 10 lối đi về cầu Tân Đệ). Như vậy có thể thấy, ngoài phần xác, người Pháp cũng rất chăm lo cho phần hồn của những người mà họ thuê. Đặc biệt là để an ủi những người những người luôn ốm đau, bệnh tật do ảnh hưởng của quặng chì.

Đền là một ngôi nhà cấp bốn, ba gian có hậu điện nhỏ xây thụt vào trong, sau này mới làm thêm cái mái vảy phía trước. Trước năm 2007, nó nhỏ bé, hoang sơ, cỏ cây mọc lút. Tôi biết được điều này do để ý đến tấm ảnh nhỏ treo tại cửa đến trước khi nó được cải tạo. Hiện nay nó đã được cải tạo, xây lại cổng và sân. Do ở trên núi cao, lúc nào cũng mờ mịt khói sương và thường chỉ mở cửa vào rằm, mùng một. Đền do một ông từ ở dưới Hợp Tiến lên trông nom.

sieuthiNHANH2009050212118zwuyzgy0nd1279212.jpeg


sieuthiNHANH2009050212118zjgxzmfiow846838.jpeg


sieuthiNHANH2009050212118mwq3otywot946415_1.jpeg

Cái đặc biệt của ngôi đền này là những viên ngói từ thời Pháp. Đây cũng chính là loại ngói lợp các mái che trên đầu và cuối cáp cũng như cái nhà có ma trong thung lũng. Tuy nhiên ở đó chỉ còn các viên ngói vỡ, chắp lại không rõ chữ. Rất may tại đền này, khi người ta cải tạo, một số viên ngói cũ thay ra vẫn còn nguyên vẹn và tôi chụp được.


sieuthiNHANH2009050212118oduxmddlmt987011.jpeg


sieuthiNHANH2009050212118ywiyyme2mz966180.jpeg
 
Tại sao người ta nghèo?

Về phong cảnh, vùng đất ở đây em đã kể nhiều. Các bác, với trang bị hiện đại, đi một lần về còn kể hay hơn em. Vậy nên em mở cái sub-topic này để phượt sâu vào thân phận của người dân nơi đây, cái mà thời gian phượt tính bằng ngày, bằng tháng khó mà đi hết được.

Các phượt gia đi và kể các câu chuyện bằng hình ảnh. Em thấy có rất nhiều ảnh chụp lại sự nghèo khó của người dân ở các vùng sâu, vùng sa mà các bác đổ ra trong nhiều topics sau những chuyến đi ác liệt. Kia là chú bé trần truồng, sống như cỏ dại trong rừng. Này là ngôi nhà mái rách bươm, tường toang hoác với bếp lạnh lanh tanh bành, nồi xoong méo mó sứt sẹo, tung tóe. Những khuôn mặt xanh xao, gày gò với ánh mắt buồn tê dại, ngẩn ngơ. Những dáng đi xiêu vẹo, ngật ngưỡng vì rượu cuốn trong những mớ giẻ ránh bẩn thỉu không đủ che kín những chỗ cần che...

Đã bao giờ các phượt gia day dứt tự hỏi: Tại sao người ta nghèo thế? Câu hỏi này nghe có vẻ kỳ quái, nghèo là nghèo thôi chứ biết tại sao. Người bình tĩnh hơn ở ngoài nhìn vào thì bảo, nó (gia đình nhà nó) nghèo là vì nó lười lao động lại hay ăn, bóc ngắn cắn dài sao lại không nghèo. Nó nghèo là vì nó ít đất mà lại ham đẻ nhiều. Nó nghèo là vì nó ngu dốt, gàn dở, làng xóm không ai chịu được, hay vì ốm đau, bệnh tật, rủi ro hoạn nạn...

Em đã từng hỏi một người dân tộc là anh có biết tại sao mình nghèo không? Anh ta nói ngay mà không cần phải nghĩ ngợi nhiều: Em nghèo là vì bố mẹ em nghèo, chẳng giúp đỡ được gì. Khi họ chết, cũng chả để lại cho em tí của cải nào nên em cứ nghèo mãi...thật là bó tay?

Những lý do trên thoạt nghe thật có lý, thật đúng, thật đáng thương, thật phức tạp. Cái nọ là tiền đề (hệ quả) của cái kia, móc vào nhau nhùng nhằng khó gỡ.

Em cũng biết nhiều phượt gia, không chỉ phượt qua những nơi người nghèo sống, không chỉ chụp ảnh họ và đưa nên mạng, xem và bình phẩm như một đặc điểm của vùng đất mình đã lướt qua, mà còn có nhiều người đang cố gắng giúp họ-những nhân vật trong tấm ảnh của mình, bằng cách này hay cách kia, thoát nghèo. Ví dụ như cháu bé trần truồng thì cho quần áo. Các em đói ăn thì cho mì tôm. Những em bỏ học vì không có tiền mua sách, bút, không có lớp học thì ta biếu sách, xây trường...

Những cái đó có thực sự giúp được người dân thoát nghèo? Đã có phượt gia nào tự hỏi?

Xã Bản Thi mà em kể rất giàu quặng. Câu chuyện em kể dưới đây có thể giúp các bác có câu trả lời tại sao người ta nghèo chăng?

Những mỏ lớn, quặng nhiều các xí nghiệp quốc doanh khai thác:

sieuthiNHANH2009050412319mjmynje4zm1342493.jpeg


sieuthiNHANH2009050412319nzuxzja1yj1342251.jpeg


sieuthiNHANH2009050412319njywzdmyn21393698.jpeg

Con suối chảy từ trên đỉnh suống dưới chân núi, mùa lũ cuốn theo đất đá và ít quặng. Ở đâu cũng mong vùng mình không có lũ lụt. Còn ở đây, lũ to cũng tốt dù dân làng hoàn toàn bị cô lập do cầu bị cuốn trôi nhưng hết lũ là có quặng để mót.

sieuthiNHANH2009050512419mmqxnzy4ot1081338.jpeg

Mùa khô nước cạn, người lớn, trẻ con, bà già, phụ nữ đều kiên nhẫn đào bới mót quặng.

sieuthiNHANH2009050512419ytjhnjcyog1964360.jpeg


sieuthiNHANH2009050512419odmymwy2nz1674957.jpeg

Tôi cũng đi bới quặng với bà con. Mặc dù được dạy cách nhận biết quặng nhưng tôi chỉ có một cục đúng trong 5 cục nhặt được.

sieuthiNHANH2009050512419y2i2zmi0mj1244061.jpeg

Vấn đề là tại sao người dân sống cạnh nguồn tài nguyên giàu có mà vẫn nghèo?
 
Không chỉ ở đây, không chỉ ở vùng giàu khoáng sản, mà nhiều, nhiều vùng khác trên khắp đất nước..., và ngay ở giữa HN, vẫn có rất rất nhiều người nghèo.

Xưa tư bản Pháp giàu, giờ Tư bản đỏ cũng giàu.

Nhớ câu chuyện các bạn F19 kể về vụ đi Ba Khe năm nào.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,725
Bài viết
1,136,351
Members
192,512
Latest member
hthuong2204
Back
Top