What's new

Forester-Bạn là ai?

Những ngôi nhà có ma trong thung lũng

Như đã thấy thấp thoáng trong ảnh chụp toàn cảnh thung lũng, các khu nhà đổ nát được xây từ thời Pháp để phục vụ nơi ăn, ở của các ông chủ tây. Đặc trưng của các ngôi nhà này là tường xây bằng đá cực dày. Em xem xét kỹ, có nơi dày hàng mét. Các mái lợp đã sụp đổ từ lâu, cửa cũng không còn. Các song sắt cửa sổ bị cạy nham nhở để lấy sắt, cây cối rêu phong mọc um tùm trên các bức tường. Người dân ở đây được hỏi sao không vào đây sống, chỉ cần lợp lại mái là ở tốt gấp trăm lần những cái nhà lợp lá tạm bợ kia, nhưng họ nói nơi đó có ma. Về phía chính quyền nói các bức tường không an toàn nên không cho dân vào ở.

Khu nhà Pháp cũ này gồm 3 cái nhà. Cái lớn nhất ở giữa gồm các phòng to rộng. Cái bên trái chia làm nhiều ngăn nhỏ, có bệ đá giống như nơi giam hay kho tàng. Cái bên phải như là bếp. Bậc lên nhà chính cao hơn mét. Quả là mang được vật liệu xây lên cái nhà này, không biết bao nhiêu người phải bỏ mạng.

sieuthiNHANH2009042311217ogrhnjzjot2612255.jpeg

Bức tường rêu phong.

sieuthiNHANH2009042311217ztlhogm4n22587896.jpeg

Có khi phải già nửa thế kỷ, mới lại có thằng tây mũi lõ đến bên cái nhà này.

sieuthiNHANH2009042311217mwe5m2zlmm2569613.jpeg


sieuthiNHANH2009042311217zwuzndvhod2422544.jpeg
 
Cái chỗ này tổng cộng cách xa HN bao nhiêu km, bao nhiêu giơ` xe hả bạn Forester ? Tổ chức chỗ này thành địa điểm du lịch hành xác cho các bạn trẻ chính lại hay và mới lạ ra phết!
 
Cái chỗ này tổng cộng cách xa HN bao nhiêu km, bao nhiêu giơ` xe hả bạn Forester ? Tổ chức chỗ này thành địa điểm du lịch hành xác cho các bạn trẻ chính lại hay và mới lạ ra phết!

Thực ra chỗ này không xa Hà Nội lại rất gần Ba Bể (Khu bảo tồn Nam Xuân Lạc chính là một bộ phận-vùng đệm-của Vườn Quốc gia Ba Bể). Nếu có thể đi được, ở đây 01 ngày thì phê lòi bác ạ. Sau đó có thể rút đi Ba Bể.

Đến đây đi theo cung đường:

HN-TNguyên: 90 km

TN-Chợ Chu: 50 km

Chợ Chu-Bằng Lũng: 50km

Bằng Lũng-Bản Thi: 30 km

Bản Thi-Phia Khao-Bình Chai: 10km

Đường núi quanh co, vòng vèo đi hết 5-6h

Tuy nhiên khu này nằm trong khu bảo tồn và khai thác quặng, người ngoài khi đến cũng phải làm một số thủ tục cần thiết thì mới lên được ạ. Còn bọn em, như thổ dân ở đó, lại đi xe biển xanh 97 Bắc Kạn, lên lúc nào cũng được :D.
 
Có lẽ đã kể nhiều về phong cảnh thôn Phia Khao này, nay cũng nên có vài dòng về đời sống của người dân nơi đây.

Phia khao là ngọn núi cao trên 1000 m, các khu xung quanh thì thấp hơn và có các thung lũng cũng tương đối bằng phẳng và người dân quần cư tại đó. Dân trên Phia Khao di biến động nhiều. Thời Pháp chủ yếu và người Kinh do các chủ mỏ đưa từ dưới xuôi lên (Thái Bình-Nam Định) làm cu-li. Người Kinh còn ở đây cũng đã đến thế hệ tứ 4. Những người giỏi đã hạ sơn hết, tập trung tại thôn Hợp Tiến (trung tâm xã Bản Thi) hay ra thị trấn Bằng Lũng hay về xuôi. Số người ở lại hiện giờ cũng rất khó khăn. Đất rộng, người thưa nhưng khí hậu khắc nghiệt, mùa khô rất thiếu nước nên đời sống kinh tế khó khăn. Ở trên núi cao, cái gì chuyển lên cũng khó và đắt. Nếu đi bộ luồn rừng xuống núi phải mất 2 tiếng. Sau này có xe chở quặng lên xuống thì xin đi nhờ.

Năm 2008, không kể công nhân khai mỏ có hộ khẩu nơi khác, số dân ở đây là 127 người trong đó 3/4 là người Dao đỏ. Một sô mới di chuyển đến thay thế các hộ dân hạ sơn. Hiện giờ đã có 4 hộ đi Tây.....Nguyên nên số dân càng giảm. Số hộ nghèo chiếm trên 60% chia làm hai khu Phia Khao và Bình Chai. Lủng Trang nằm trong vùng lõi có 5 hộ gia đình Dao đỏ chủ yếu là anh em với nhau.

Trên bản đồ thấy rõ Phia Khao cách Bình Chai-Lủng Trang rất xa. Đi tắt núi phải mất non tiếng. Bình Chai chính là đầu cáp tời quặng của người Pháp ngày xưa, hiện nằm lọt trong khu bảo vệ nghiêm ngặt.

sieuthiNHANH2009042411317njk2nmyxnz1854620.jpeg

Người dân trong thung lũng hẻo lánh này sống bằng trồng Ngô một vụ, chăn nuôi gia súc (trâu, bò, lợn) và trồng rau bán cho khu công nhân khai thác quặng. Rau bí được trồng nhiều bên Lủng Nì (một cái thung lũng nhỏ hơn đi theo đường mòn, sâu vào phía trong khu bảo tồn, là chấm đen tiếp theo trên bản đồ). Nói chung rau bán rất rẻ, khoảng 1k/mớ trong khi quả trứng 2k/quả. Trong mấy hộ Dao đỏ có ông Đặng Văn Quyền và Đặng Pu Sỉ là hai anh em có tất cả 18 khẩu. Ảnh chụp gia đình ông Đặng Văn Quyền-Lủng trang.

sieuthiNHANH2009042411317ztgxyzczzj1142192.jpeg

Bà Đặng Thị Man, vợ ông Quyền, 57 tuổi còn giữ được nét cũ của người Dao (Mán). Đó là mái tóc cạo ngắn.

sieuthiNHANH2009042411317ogvjzwq1od873278.jpeg

Mớp và bí để nhà ăn, không bán. Các bác ạ, cái loại này mà luộc lên thì ăn thay cơm được, cứ là ngọt lừ, chả cần mì chính, hay nêm tí thuốc sâu cho giống dưới xuôi mình.

sieuthiNHANH2009042411317zjhinwvjyt753786.jpeg

Một quả bí non, còn nguyên vết răng nhím cắn đêm qua. Cái con này mà còn ăn quanh quẩn đâu đây trong vườn rau này thì sớm muộn gì cũng lên đĩa làm mồi nhậu thôi.


sieuthiNHANH2009042411317zgiyntu4zd773966.jpeg
 
Last edited:
Chúng em có nghiên cứu kỹ xem cái thung lũng này, ngoài ngô thì trồng được gì? Lúa trồng ở đây cũng rất tốt và lại có nước quanh năm do nằm kẹt giữa các rặng núi cao. Trước đây bà con cũng đã trồng thử và rất tốt. Sau phải bỏ vì chuột phá hết. Những con chuột núi, bé nhưng phá phách rất tài, rất nhiều năm bà con mất mùa vì nó, nên sau này không trồng nữa nên đất để hoang, chỉ trồng một vụ ngô.

Gạo ở đây phải mua từ chân núi lên, rất đắt nên chỉ dịp đặc biệt mới bỏ ra nấu cháo ăn. Không phải em tò mò hay kể lể khó khăn của họ đâu vì họ cũng không muốn mình chụp ảnh. Chúng em phải ở đó có khi mấy ngày, khi đã thân quen họ mới cho chụp ảnh. Còn những em gái kia, cứ lôi máy ảnh ra là chạy biến.

sieuthiNHANH2009042411317m2e1zmvknj630569.jpeg

Còn lại chủ yếu ăn ngô. Ngô nghiền ra, bỏ mày, cho vào ninh như mình nấu cám lợn ngày xưa vậy. Cái ảnh dưới này là CƠM NGÔ, không phải cám lợn.

sieuthiNHANH2009042411317ntdhnde0yt706244.jpeg

Một góc chạn của gia đình.

sieuthiNHANH2009042411317ntliytu3yj812723.jpeg

Ngô được xay trên những cái cối như thế này. Chủ yếu do phụ nữ làm. Tính trung bình, một ngày họ phải xay 2-3 tiếng mới đủ ăn cho cả nhà. Cái cối nó nặng chết người luôn. Bác nào muốn làm trâu thì theo em lên đây làm tự do, không phải trả tiền học phí.

sieuthiNHANH2009042411317mzlhmdyzzw868425.jpeg


sieuthiNHANH2009042411317mgqzyta2nj1088931.jpeg
 
Tuy nhiên khu này nằm trong khu bảo tồn và khai thác quặng, người ngoài khi đến cũng phải làm một số thủ tục cần thiết thì mới lên được ạ. Còn bọn em, như thổ dân ở đó, lại đi xe biển xanh 97 Bắc Kạn, lên lúc nào cũng được :D.
Hôm nào bác cho em đi ké với, chẳng hiểu sao, em rất mê núi và thung lũng ;)
 
Cả em nữa nhé, em sẽ làm homeless woman

Gửi bạn Chauha và anhminh cùng các bạn khác quan tâm.

Bản Thi là một xã nghèo với rất nhiều rủi ro. Các bạn đọc thêm hai bài báo dưới đây xem có còn muốn đi nữa không? =))

Nói chung, bài báo viết có hơi quá nhưng cũng đã nêu được khó khăn của các xã vùng cao nói chung.

Nếu các bạn còn muốn đi, chúng ta sẽ làm lịch xem đi như thế nào cho tiện :D:)).

http://dantri.com.vn/Sukien/Ca-xa-bi-dau-doc-benh-dau-dau-thap-khop-/2008/12/299891.vip

http://dantri.com.vn/c20/s20-300129/cang-gan-tet-cang-lo-doi.htm
 
Gửi bạn Chauha và anhminh cùng các bạn khác quan tâm.

Bản Thi là một xã nghèo với rất nhiều rủi ro. Các bạn đọc thêm hai bài báo dưới đây xem có còn muốn đi nữa không? =))

Có khó thì mới muốn đi chứ bác, bác cứ lên lịch đi ạ, e thì bất cứ lúc nào cũng đi được.
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,725
Bài viết
1,136,351
Members
192,512
Latest member
hthuong2204
Back
Top