What's new

Forester-Bạn là ai?

Tên địa danh (tiếp...)

Cám ơn các bác đã ghé thăm và bổ khuyết. Em viết nốt cái tên địa danh theo tiếng địa phương. Em chỉ chọn những cái tên thông dụng thôi. Còn cái tên cụ thể ý nghĩa như thế nào thì phải hỏi người tại địa phương đó thôi.

Tiếng Tày, ở các khu vực khác nhau họ phát âm cũng khác nhau. Khi ta Việt hóa âm của họ, có thể có một số sai lệch. Nhưng khi đã được ghi thành tên riêng rồi thì không đổi nữa.

Trong tiếng Tày, chữ Huổi không có nghĩa gì. Đó chính là âm đọc chệch của chữ Khuổi là Suối. Nhưng ta có tên địa danh là Huổi Cơ, Huổi Khan, Huổi Lếch, Huổi Lóng...

Từ Nậm nhiều nơi đọc và phiên âm thành Nặm nghĩa là Nước như các bác đã bổ khuyết. Ở Bắc Kạn mà không uống rượu Bó Nặm thì coi như chưa đến Bắc Kạn. Tuy nhiên em không thích cái rượu Ngô này. Đây cũng là tên duy nhất dùng chữ Nặm. Các tên địa danh ứng với chữ Nậm nhiều hơn như Nậm Ban, Nậm Cầy, Nậm Chăn, Nậm Khoà....

Từ Khau có nghĩa là Đồi (Tày Ba Bể gọi là Pù). Có rất nhiều địa danh gắn với chữ này như: Khau Tỵ (Đồi trong khu ATK nơi Bác Hồ sống và làm việc hồi kháng chiến), Khau Thăm, Khau Chang, Khau Mơn, Khau Giàng...

Từ Kéo có nghĩa là Đèo. Có rất nhiều địa danh gắn với chữ này như: Kéo Kèn (Chính là cái đèo em chụp gửi các bác ở bài trên), Kéo Mác là đèo phân chia Tuyên Quang và Chợ Đồn trên đường 255, Kéo Đẩy, Kéo Phi...

Từ Phiêng có nghĩa là Bằng phẳng. Ở Bắc Kạn có các địa danh như Phiêng Lầm, Phiêng Liềng, Phiêng Khan, Phiêng Luông, Phiêng Tác, Phiêng Điểm...Có nơi còn đọc chệch là Piêng hay Phiềng.

Từ Đăng có nghĩa là cái Mũi, có các địa danh như Đăng Mò (Mũi bò)

Từ Khuôn có nghĩa là Lòng, có trong các địa danh như Khuôn Tèng, Khuôn Miêng, Khuôn Phay, Khuôn Sum, Khuôn Nhoà...

Từ Pò có nghĩa là Bãi bồi hay Đảo. Như Ba Bể có Đảo Pò Gia Mải (đảo bà góa-Như trong bài em giới thiệu về tắm tại hồ Ba Bể); Pò Bẩu, Pò Cại, Pò Lải, Pò Lạn hay Pò Hèn là địa danh nổi tiếng trong chiến tranh biên giới phía Bắc, đã được đưa vào trong một bài hát thời đánh Tầu.

Có hai địa danh lý thú tại Bắc Kạn là Nà Phặc trên Quốc lộ 3 rẽ vào Ba Bể có nghĩa là ruộng bí. Còn Bó Pija là đoạn ngầm trên đường 254 đi Ba Bể có nghĩa là giếng cá (nhiều cá). Hiện đoạn này đang làm cầu các bác ạ.

Gửi các bác xem cái cầu qua Bó Pija nó đang làm.

sieuthiNHANH200904079615ytu5ytblmz1092466.jpeg


sieuthiNHANH200904079615mdayytrhzd827079.jpeg
 
Last edited:
Nậm có dịch được là sông không bác. Tui thấy có Nậm Na, Nậm Hu , Nậm Rốn.

Nậm (hay theo phát âm nhiều vùng Người Tày, Nùng sử dụng là Nặm) nghĩa gốc là nước, cũng thể hiểu là dòng nước, con nước. Trong trường hợp cụ thể như bác kể thì có thể dịch là Sông. Nhưng nguyên gốc từ "sông" trong tiếng Tày Nùng sông phải là "Tà" (hoặc Thà) cơ. Tôi thấy nguyên gốc người ta nói "Nặm" nhiều hơn: như Kin nặm là Uống nước, háp nặm là gánh nước, nà nặm là ruộng nước khác với nà bốc là ruộng cạn, ruộng hạn. Nậm- thường chỉ là người Kinh phiên âm địa danh thôi. Rượu Bó nặm ở Bắc Kạn chắc là do người Tày đặt tên đấy(beer).

Còn Khau với Pò bác chủ thớt có chút chưa thật xác đáng. Khau: để chỉ núi đất (Theo các nhà nghiên cứu thì cứ cao hơn 610m thì gọi là núi), còn Pò thì chỉ gò đồi (thấp hơn). Bà con nghĩ giống các nhà nghiên cứu thế giới quá :)). Phja là Núi đá (cái này lại không kể độ cao). Đảo= Pò chỉ là trường hợp cụ thể thôi, chứ đúng từ thì cũng dùng từ gốc Hán như tiếng Kinh là = "Tảo" ;). Pjia mới là cá, Phjiêng là bằng phẳng, Bjoóc= Hoa.

Hồi năm 72 em đi sơ tán được học chữ Tày Nùng đới. May bây giờ chữ chưa trả hết=)). Bác chủ thớt đừng giận nhé.
 
Last edited by a moderator:
Cung đường thứ 4: Bằng Lũng-Bản Thi

Bản Thi là một xã nằm ở Khu Bắc huyện Chợ Đồn, cách Bằng Lũng khoảng 30 km. Đây là một địa điểm tương đối nổi tiếng tại Bắc Kạn do là nơi người Pháp tìm ra các mỏ thiếc, kẽm và tổ chức khai thác từ hơn trăm năm nay và được quân Pháp chọn làm nơi hội quân trong chiến dịch Việt Bắc-Thu Đông 1947.

Xã Bản Thi là một xã nghèo gồm 8 thôn, bản: Phia Khao (người Kinh-Dao), Khuổi Kẹn (Dao-Mông), Kéo Nàng (Dao), Hợp Tiến (Kinh-Hoa), Thâm Tầu (Kinh-Dao-Tầy), Bản Nhài (Tầy-Dao), Phiêng Lầm (Dao) và Bản Nhượng (Tày-Kinh).

Sự đa dạng của các dân tộc ở Bản Thi là kết quả của việc di dân cơ học từ thời Pháp. Người bản địa tại đây là người Tày và Dao. Người Kinh lên đây đầu thế kỷ trước chủ yếu là từ Thái Bình, Nam Định do người Pháp mộ lên làm cu-li khai quặng tại đây. Người Hoa, cũng được đưa lên đây để nấu ăn nhưng phần lớn đã về nước hồi cuối 1978. Hiện còn một số người vẫn ở lại và mang họ Chu, Trần.

Người Mông đến đây khoảng chục năm nay do di dân tự do từ Cao Bằng. Hiện số này đang di chuyển về với họ hàng tại xã bên nên chỉ còn vài hộ sống biệt lập trong một khu gọi là Bó Mằn.

Hồi mới lên để có tấm ảnh UBND xã Bản Thi này cũng chết cười.

Mình vừa xuống xe liền rút máy ảnh ra chụp luôn. Trong Ủy ban có người chạy ra xua tay nói bằng tiếng Việt không được chụp (sau này mới biết đó là chị Hà, Phó Chủ tịch). Ông trưởng công an xã (sau này biết là anh Toàn, người trong ảnh) cũng chạy ra nhưng chỉ xua tay không nói gì, vì tưởng mình là người nước ngoài. Nói đến chuyện tưởng này, còn nhiều chuyện cười ra nước mắt, có dịp mình sẽ kể trong một topic khác.

sieuthiNHANH2009041210115ymu5nta0mj1310110.jpeg
 
Last edited:
Cung đường thứ 4 (Tiếp...)

Thực ra để đến được Bản Thi, đường đi khác hẳn so với bản đồ. Nếu là người chưa đi bao giờ và không có người dẫn đường thì không thể nào biết được. Theo bản đồ đến Nà Duồng, cánh Bẳng Lũng 9km thì rẽ trái vào đường 255.

sieuthiNHANH2009041310216njjizjbinw1201476.jpeg

Trong thực tế, đoạn đường này rất xấu, lại đi qua một đơn vị bộ đội gọi là 380, luôn có biển đề là khu vực cấm. Để tránh đi qua đoạn đường này, người ta mở một con đuờng mới, vẫn gọi là 255 nhưng đi từ thị trấn Bằng Lũng theo đường 254 về phía Ba Bể khoảng 2 km, sau đó rẽ trái. Đoạn đường 255 mới này cắt đường 255 cũ ở đoạn gần bản Bây.

sieuthiNHANH2009041310216zgjinza1yt507497.jpeg

Trên đoạn đường này phải đi qua đèo Ba Bồ. Gần đỉnh đèo có một cống thoát nước từ ta-luy dương sang âm. Trong quá trình sử dụng, không được bảo dưỡng nên nước mưa làm sạt ta-luy âm, ăn vào đến 2/3 đường rất nguy hiểm. Hiện chỉ có mấy cái cọc tre sơ sài để báo hiệu đường lở. Đoạn này lại đúng vòng cua, đi không cẩn thận rất dễ rơi xuống vực.

sieuthiNHANH2009041310216y2uzndyyzd1254113.jpeg

Đoạn ăn vào đường 255 cũ có cái biển:

sieuthiNHANH2009041310216mzq3mjzjzd639253.jpeg

Chiều ngược lại, từ phía đường Bản Thi đi ra thì ở đoạn này biển chỉ dẫn là:

sieuthiNHANH2009041310216n2u1mdu1mg388659.jpeg
 
Cái đoạn 255 mới này, hầu như không có dân ở hai bên đường lên đi lại rất vắng vẻ. Mùa đông mây phủ kín đi lại rất không an toàn. Đã có trường hợp một cô bé chăn bò 14-15 tuổi bị 4 thằng thanh niên làm ẩu ở đây. Khi có người phát hiện ra và chạy về gọi người đến cứu giúp, lúc quay lại được thì đã quá muộn. Một số người còn gọi đèo Ba Bồ này là đèo (bị) tụt quần. Nhưng nói chung, nam giới đi ban ngày thì cũng không sợ bị chấn, cướp gì. Nếu là chị em thì cũng tránh đi một mình.

Đến bản Bây bỗng gặp cái biển chỉ một đường đi Tuyên Quang, một đường đi bản Đôn ngỡ đâu sắp đến Tây Nguyên. Bản Đôn ở đây thuộc xã Yên Thượng-Chợ Đồn-Bắc Kạn, không phải bản Đôn-Đắc Lắc. Đoạn qua Bản Đôn cũng là một con đường mới mở, đi qua khu quân sự. Sau này do đoạn Bản Bây-Bản Cậu bị xe chở quặng phá nát đi rất khổ, người ta mới mở đường cho đi vòng qua đây, trước khi gặp lại con đường 255 đau khổ.

sieuthiNHANH2009041310216ytaxodnhot1039113.jpeg

Một số hình ảnh Bản Đôn-Chợ Đồn-Bắc Kạn

sieuthiNHANH2009041310216ytczmwnhmt1015861.jpeg


sieuthiNHANH2009041310216otrizmzlyt1751982.jpeg


sieuthiNHANH2009041310216mjywngi4zm785967.jpeg
 
Mình vừa xuống xe liền rút máy ảnh ra chụp luôn. Trong Ủy ban có người chạy ra xua tay nói bằng tiếng Việt không được chụp... Ông trưởng công an xã cũng chạy ra nhưng chỉ xua tay không nói gì, vì tưởng mình là người nước ngoài.
sieuthiNHANH200903288613owe0yza2mz825351.jpeg

Anh pi a khéo thế! Không nhà, đích thị chỉ là Tây..................... bắc ba lô.=))=))
Phượt kỹ đến từng xăng ti mét thế thì không được không đọc.
"Giàu nhà kho, no nhà bếp". Câu này ví von hơi vênh váo, song, hợp vì công việc cho phép kỹ càng trong vụ mô tả từng chi tiết đặc điểm của vùng đất mà anh đã đi qua. Keep going!
 
Anh pi a khéo thế! Không nhà, đích thị chỉ là Tây..................... bắc ba lô.=))=))

Bạn Huongnguyen, tớ kể thật đấy, không phịa tí nào đâu. Người vùng sâu, vùng xa thì chẳng nói làm gì. Người Sài Gềnh chính hãng còn nhầm tớ giữa Sài Gềnh nhiều lần ấy chứ :)):)).

Tớ đã nói là sẽ kể lại cái này trong một topic khác mà. Mà có nhân chứng, vật chứng đàng hoàng nhé. Không kể suông đâu. Âu đó cũng là những kỷ niệm đẹp khi phượt=))=))

Gửi các bác tấm ảnh khi em phượt từ Bắc Kạn phượt vô Sài Gềnh. Nom em có giống Tây rỏm không mà khối cậu Macho cứ chạy theo phun toàn tiếng Anh, mời em đi rui zẻ.

sieuthiNHANH2009041410316zwrintawnt817265_1.jpeg
 
Dấu ấn của người Pháp tại Bản Thi

Cái này rất đặc biệt. Em phải dừng lại để kể kỹ ạ.

Người Pháp đặt chân lên bán đảo Sơn Trà ngày 31.08.1858 với chiêu bài khai hóa văn minh. Đã hơn 50 năm nó rút khỏi Việt Nam sau gần 100 năm đi khai hóa, không biết đã có những công trình nghiên cứu nào chỉ rõ cái văn minh mà nó đã để lại. Nhưng chắc chắn một điều là nhiều công trình mà nó để lại khiến nhiều người bây giờ cũng còn phải ngỡ ngàng.

Người Pháp đến Bản Thi để khai thác quặng Chì, Kẽm. Khai thác ở đây chủ yếu là công nghệ hầm lò, dùng nhân công rẻ để đào. Khai trường nằm trên núi cao khoảng 1000 m và nằm rải rác tại các ngọn núi khác nhau nên việc chuyển quặng xuống núi rất khó khăn vì không có đường.

Tại Bản Thi, họ dùng công nghệ cáp tời và hệ thống goòng để chuyển quặng.

Trên đỉnh núi, nhiều tuy-nen được đục xuyên núi để xây dựng các đường gom quặng. Quặng được gom về một điểm tập trung đổ vào các gầu sau đó dùng tời cáp chuyển xuống. Nói nôm na như ta ngồi Cabin cáp treo bây giờ.

Khi xuống chân núi, các gầu chạy qua bộ phận đổ và tiếp tục quay ngược lại. Tại chân núi, quặng được chuyển bằng ngựa, xe tải về Đầm Hồng-Tuyên Quang. Sau đó bốc lên tầu nhỏ theo sông Gâm nhập về sông Lô gần Thị xã Tuyên Quang, xuôi về Việt Trì, nhập vào sông Hồng chạy ra biển. Bốc lên tàu lớn, chở về Pháp.

Khi ta tiếp quản cái mỏ này của người Pháp, sau năm 1954 toàn bộ hệ thống trên bị bỏ hết mà chuyển sang dùng đường bộ.

Trong ảnh là phần còn lại của cái goòng chụp tại thôn Phia Khao (Núi trắng-Nơi khai thác quặng chính). Người Pháp rút đi, bà con dùng nó làm bể nước. Thật là tiện lợi.

sieuthiNHANH2009041710616nda2njzlmz1332268.jpeg

Cái hầm đầu tiên trong một loạt 6 cái hầm xuyên núi, nơi đặt các đường goòng gom quặng về đầu cáp.

sieuthiNHANH2009041710616zgjlyze2md1293956.jpeg

Cái hầm thứ hai chụp lại vào mùa đông 03.2007 khi đi rừng tại đây.

sieuthiNHANH2009041710616nmjlnjgxnt1222935_1.jpeg
 
Hồi lên năm 2007, sau cả trăm năm mấy anh đi cùng còn kiếm được thanh tà vẹt sắt của hệ thống goòng. Cái cục mà anh bên trái đang vác chính là cái đó.

sieuthiNHANH2009041710616ywnmnmnjod1169279.jpeg

Đầu cáp là một cái hẻm khoét vào núi với những bể thu, máng trượt phức tạp. Trên có mái che. Sau gần trăm năm, bà con mình phá gần hết. Cái cột to như bắp chân bằng thép cũng bị cưa đi đem bán sắt vụn. Đây là tất cả những cái gì còn lại.

sieuthiNHANH2009041710616nze2zmfmmz1220440.jpeg


Nghĩ mà tiếc cho công sức của bao nhiêu người. Em nghe nói nó được các kỹ sư sản xuất tại Đức, sau đó chuyển qua Đông Dương lắp và tồn tại cho đến khi mình tiếp quản.


sieuthiNHANH2009041710616mzaxngexzj920747.jpeg



sieuthiNHANH2009041710616mwfhztlkyt983413.jpeg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,726
Bài viết
1,136,328
Members
192,512
Latest member
789winkitchen
Back
Top