What's new

Forester-Bạn là ai?

Đi đến Trạm kiểm tra liên ngành có hai ngả đường. Một đi Bình Trung-Đông Viên 22,6 Km, sau đó ăn vào đường 257 tại Đông Viên. Cái đường này vòng nhưng trong thời gian 2006-đầu 2008, chúng em phải đi vì đoạn này đã sửa lại, tuy xa nhưng không xóc :D.

Đoạn đường 254 từ đèo So đến Bằng Lũng chỉ có 33 cây nhưng phải đến năm 2008 mới làm song. Trước đó toàn đường đất và đá hộc, nhai được nhưng gãy răng các bác ạ :)).

Trên đoạn này có nhiều đèo thấp,cầu, ngầm, các ngả rẽ. Nhưng đường có biển chỉ dẫn, không nhầm được. Gửi các bác mấy tấm ảnh trên đoạn đường này.

sieuthiNHANH200903318914mjuzodbiyj553562.jpeg

Đèo

sieuthiNHANH200903318914yjyyywy0zg484763.jpeg


sieuthiNHANH200903318914owjhodlmnw532042.jpeg

Và đây, Thị trấn Bằng Lũng-thủ phủ huyện Chợ Đồn là điểm cuối cùng của cung đường thứ 3. Nhưng nó là điểm đầu cho các cung đường tiếp theo. Các bác đợi em kể tiếp nhé (BB).


sieuthiNHANH200903318914mdm1ntvhod710236.jpeg
 
Em nhầm, đúng là keo chứ không phải bạch đàn. Em không có chuyên môn nên cũng ú ớ việt gian phết. Nói chung đọc bài của bác biết thêm nhiều.

Hôm này vào Huế em qua KS đó xem thử cái chơi.
 
Last edited:
Thị trấn Bằng Lũng-Chợ Đồn.

Hẳn đã đến Thị trấn Bằng Lũng, trước khi các cung đường tiếp thì cũng nên có vài thông tin sơ lược về cái thị trấn và cái huyện này.

Chợ Đồn nằm phía tây Bắc Kạn, cánh Hà Nội về phía bắc 200-240 km tùy việc các bác đi cung đường 2 hay 3 như em đã mô tả ở trên. Chợ Đồn có 20 xã và một thị trấn có diện tích tự nhiên 913 km tương đương cả Hà Nội trước khi mở rộng, với dân số hiện nay khoảng 50 vạn người. Độ cao trung bình so với mặt nước biển 300-500 m. Đỉnh cao nhất hơn 1000m. Với độ cao này, đủ để có các cung đường đèo dốc thử trình độ tay lái của các phượt gia. Toàn huyện chia làm ba khu là Bắc, Đông, Nam. Địa bàn phượt của chúng em chủ yếu là ở khu Bắc.

Về dân tộc, chủ yếu là người Tày, kế đến là người Dao. Một số dân tộc khác cũng có nhưng tỷ lệ nhỏ như Nùng, Kinh, Hoa, H'mông nhưng phân bố không đều. Trừ thị trấn hoặc thôn trung tâm xã, có sự pha trộn các dân tộc. Còn phần lớn các thôn bản, chỉ có duy nhất một dân tộc như Tày hay Dao. Họ ít khi sống lẵn lộn. Và ở các thôn, các gia đình thường có quan hệ huyết thống họ hàng hay liên gia (thông gia). Trước đây, it có trường hợp người dân tộc này lấy người dân tộc kia. Ngày nay, gái trai tự do tìm hiểu, nên cũng có anh người Tày, lấy chị người Dao nhưng cơ bản là ít, và thường bố mẹ cũng chưa thông, nhưng đành phải chấp nhận "con cái đặt đâu, cha mẹ ngồi đấy".

Dân tộc Tày và Dao là người bản địa, họ sống tập trung theo từng khu. Người Tày ít du canh du cư. Họ ở trong những ngôi nhà sàn lớn, chung nhiều thế hệ. Người Dao du canh, du cư nhiều hơn. Sau này, khoảng những năm 60s của thế kỷ trước, họ được nhà nước đưa về định cư tập trung tại các thôn bản. Các dân tộc khác không phải dân bản địa, thường chuyển về đây sống trong khoảng 150 năm lại đây (khi người Pháp đặt chân lên Việt Nam và đẩy mạnh khai khoáng tại Chợ Đồn) và gần đây do chiến tranh loạn lạc hay mưu sinh.

Thị trấn Bằng Lũng bản thân cái tên của nó cũng đã nói lên địa thế. Đó là huyện lị nằm trong một thung lũng tương đối bằng phẳng. Đi từ đường 254 vào phải qua đèo Lùng Bóng (nhưng dân ở đây chỉ gọi là Lùng Ván). Từ Đường 257 vào cũng phải qua một đèo nhỏ. Có thể nói Thị trấn nằm lọt thỏn trong một thung lũng, ba bề là núi (trừ phía Bắc, núi ở xa hơn).

Em cũng đi được một số huyện lị ở các huyện nghèo của Việt Nam thì thấy cái huyện lị này nó sầm uất hơn hẳn. Một chỉ báo là các hộ kinh doanh, nhà dân ở đây đều có máy phát điện. Không sợ cắt điện luân phiên hàng tháng trời của các bác Trung ương.

Nói chung ăn uống, ở tại thị trấn này đắt đỏ do Chợ Đồn có nhiều doanh nghiệp khai thác mỏ, tiền nhiều, hàng hóa vận chuyển xuôi lên tính thêm cước...Nếu các bác đến Bằng Lũng có thể ở tại Đức Lợi, Lâm Sơn. Ăn có thể đến Ất Nụ, Hùng Sơn, Quán nhà sàn...

Gửi các bác một tấm ảnh chị dân dộc Dao

sieuthiNHANH200904039214njyyn2jlmt1607100.jpeg
 
Tôi tham gia vào diễn đàn rất tình cờ khi đọc một bài báo trên Vietimes-Vietnamnet với tiêu đề được giật tít là "Phượt – Sau ba lần sẽ thành trò nhảm" ... với tôi: Phượt – vẫn sẽ không thành trò nhảm như ai đó đã nói:Dam.

:)
Tớ có nhiều điểm giống bạn: Cũng nhờ bài đó của Phương Anh mới đến với "Phượt", cũng muốn có điều gì bổ ích trong các chuyến phượt của mình, dù tớ chưa làm được. Bạn và nhiều bạn khác đã, đang làm các chuyến phượt hay, bổ ích, nhiều kiến thức chuyên sâu, nhiều phát hiện mới về vùng đất, con người, văn hóa, tôn giáo, phong tục tập quán, lịch sử hình thành phát triển... của các dân tộc, các vùng miền, các quốc gia. Như vậy thì đúng là: "Phượt – vẫn sẽ không thành trò nhảm".

Nhưng tớ thấy Phương Anh cũng không hoàn toàn vô lý; vì không ít Bạn Phượt đi mà không CẢM. Bạn cũng thấy thế mà, nên mới có Potic này! Chúng ta, tớ nghĩ cả Phương Anh cũng đã từng như thế. Quy luật tâm lý lứa tuổi mà. Quan điểm bạn không đồng ý, cũng là tâm tý lứa tuổi mới qua giai đoạn đó của P.A.

Theo tớ không nên phán xét làm gì, mà hãy cùng nhau đi, cùng nhau viết những bài không ai cảm thấy nhảm cả (beer). Cả Phương Anh nữa em ạ.;);)
 
Last edited:
Theo tác giả Huỳnh Kiên báo Tiền Phong, cơ quan chuyên môn vừa phát hiện một cây gỗ Sao Cát có đường kính khoảng 8m, cao khoảng 50m, trữ lượng hơn trăm m3 gỗ nằm tại lâm phần của Công ty lâm nghiệp Sơ Pai – huyện Kbang, Gia Lai.

Hic, chỗ này cũng không gần Pleiku lắm, có vẻ cũng không dễ đến.

Tháng 9 này đi công tác ở Tây Nguyên, không biết có thể lượn những đâu quanh Buôn Ma Thuột mà hay ho khác người một tí không.
 
Một chút thông tin về tên các địa danh

Trên dọc đường phượt, nghe nhiều cái tên địa danh rất lạ tai chả có ý nghĩa gì trong tiếng Việt hay Hán Việt. Rõ ràng đây là do gọi theo tên địa phương, của tiếng địa phương. Mà địa phương thì có nhiều dân tộc. Vấn đề là gọi theo tiếng của dân tộc nào.

Một điều không phải bàn cãi là trong các dân tộc ở vùng núi phía Bắc, người Tày (dân số khoảng 1,2 triệu), Thái (dân số khoảng 1,0 triệu), Mường (dân số khoảng 0,9 triệu) và Dao (dân số khoảng 0,47 triệu) là một trong số các dân tộc có số dân đông và phát triển nhất.

Người Mường phân bố chủ yếu ở Hòa Bình và Tây Thanh Hóa. Nghiên cứu dân tộc học cho thấy, họ chính là cha đẻ của người Việt cổ. Đi qua các vùng của người Mường không thấy nhiều các tên địa danh lạ tai.

Tại các tỉnh như Bắc Kạn, do tỷ lệ người Tày áp đảo lên thường các địa danh hay lấy theo tên của tiếng Tày.

Trong tiếng Tày:

Từ Nà có nghĩa là ruộng, nơi có ruộng nước, không phải là rãy. Từ đó có các tên địa danh như: Nà Phục, Nà Dạ, Nà Điểng, Nà Lốc, Nà Bản, Nà Ngoà...

Từ Khuổi có nghĩa là suối. Các bác đi có thể bắt gặp các tên địa danh như Khuổi Lịa, Khuổi Hoa, Khuổi Vùa, Khuổi Sáp, Khuổi Kẹn, Khuổi Mì, Khuổi Kỳ, Khuổi Linh (Căn cứ ATK-trung TW Đảng tại Chợ Đồn)...

Từ Cốc có nghĩa là cái gốc cây tạo lên các địa danh như: Cốc Tấy, Cốc Nghiến (gốc nghiến), Cốc Quang (gốc Hồng), Cốc Mặn, Cốc Huỷnh (gốc đa)

Từ Phia có nghĩa là núi trong Phia Khao (núi trắng), Phia Trang, Phia Boóc...

Như vậy, nếu ta hiểu được một chút tiếng địa phương, các tên địa danh sẽ không còn lạ với chúng ta nữa.

Dưới đay là một con đèo trên đường phượt khu Bắc Chợ Đồn

sieuthiNHANH200904059414ytm4nmmwnt2242339.jpeg
 
Last edited:
...
Từ Nà có nghĩa là ruộng, nơi có ruộng nước, không phải là rãy. Từ đó có các tên địa danh như: Nà Phục, Nà Dạ, Nà Điểng, Nà Lốc, Nà Bản, Nà Ngoà...

Từ Khuổi có nghĩa là suối. Các bác đi có thể bắt gặp các tên địa danh như Khuổi Lịa, Khuổi Hoa, Khuổi Vùa, Khuổi Sáp, Khuổi Kẹn, Khuổi Mì, Khuổi Kỳ, Khuổi Linh (Căn cứ ATK-trung TW Đảng tại Chợ Đồn)...

Từ Cốc có nghĩa là cái gốc cây tạo lên các địa danh như: Cốc Tấy, Cốc Nghiến (gốc nghiến), Cốc Quang (gốc Hồng), Cốc Mặn, Cốc Huỷnh (gốc đa)

Từ Phia có nghĩa là núi trong Phia Khao (núi trắng), Phia Trang, Phia Boóc...

Như vậy, nếu ta hiểu được một chút tiếng địa phương, các tên địa danh sẽ không còn lạ với chúng ta nữa.

Tiện thể bác xóa mù luôn cho anh em về các từ Nậm, Mường, Huổi (có phải là Khuổi không nhỉ?) Pác, Lũng ... luôn đi :)

Đợt rồi em đi Lào gặp rất nhiều địa danh bắt đầu bằng Ban (bản) rồi Muang, Nam, Huay nữa, định bụng khi về nhà sẽ tìm hiểu kỹ hơn nhưng cứ bận rượu với thuốc lào rồi cũng bỏ lửng :(
 
Tiện thể bác xóa mù luôn cho anh em về các từ Nậm, Mường, Huổi (có phải là Khuổi không nhỉ?) Pác, Lũng ... luôn đi :)

Đợt rồi em đi Lào gặp rất nhiều địa danh bắt đầu bằng Ban (bản) rồi Muang, Nam, Huay nữa, định bụng khi về nhà sẽ tìm hiểu kỹ hơn nhưng cứ bận rượu với thuốc lào rồi cũng bỏ lửng :(

Trong lúc bác chủ thớt đang bận, tớ cầm đèn chạy trước ô tô nhé(NT), ông bạn 6x đồng ý chứ.

Nậm (hoặc Nặm) nghĩa là nước: Khuổi Nặm (Cao bằng) là suối nước.
Mường là làng bản theo Tiếng Mường. Tỉnh Hòa bình, nơi tập chung đồng bào Mường nhất, có câu "Nhất Bi, nhì Thang, tam Vang, tứ Động" để chỉ các mường Bi, mường Thang, mường Vang, Mường Động là các làng lớn nhất của đồng bào Mường ở đây.
Pác là miệng, Bó là giếng là nguồn: Pác bó là miệng giểng, là đầu nguồn. Lũng (hoặc Lùng) là thung lũng, có Lũng Phầy (trên đường 4B) là Thung lũng lửa.

Tiếng Thái (Lào) cùng hệ ngôn ngữ Tày Thái nghe cũng lơ lớ nhau, nhưng vụ này tớ chưa kiểm định nên không dám loạn ngôn:shrug:. "Để hỏi các bạn Lào đã nhé";)
 
Last edited:
Cám ơn bác chủ thớt cho biết về thị trấn Bằng lũng, năm 86 tụi này đến huyện Chợ Đồn, chỗ ảnh bác chụp chợ còn đang tranh tre mái lá. Hai mươi năm rồi...Tiếc là sổ tay thực tập mất rồiX(, nếu không cũng có chuyện hầu các bác. Khi đó ghi chép nhưng sau có nhớ gì đâu:T. Cái thời đi vô cảm mà:Dam, nên nay cũng thông cảm với các em đi sau thôi:L.
 
Trong lúc bác chủ thớt đang bận, tớ cầm đèn chạy trước ô tô nhé(NT), ông bạn 6x đồng ý chứ.

Nậm (hoặc Nặm) nghĩa là nước: Khuổi Nặm (Cao bằng) là suối nước.
Mường là làng bản theo Tiếng Mường. Tỉnh Hòa bình, nơi tập chung đồng bào Mường nhất, có câu "Nhất Bi, nhì Thang, tam Vang, tứ Động" để chỉ các mường Bi, mường Thang, mường Vang, Mường Động là các làng lớn nhất của đồng bào Mường ở đây.
Pác là miệng, Bó là giếng là nguồn: Pác bó là miệng giểng, là đầu nguồn. Lũng (hoặc Lùng) là thung lũng, có Lũng Phầy (trên đường 4B) là Thung lũng lửa.

Tiếng Thái (Lào) cùng hệ ngôn ngữ Tày Thái nghe cũng lơ lớ nhau, nhưng vụ này tớ chưa kiểm định nên không dám loạn ngôn:shrug:. "Để hỏi các bạn Lào đã nhé";)

Nậm có dịch được là sông không bác . Tui thấy có Nậm Na, Nậm Hu , Nậm Rốn.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,723
Bài viết
1,136,257
Members
192,504
Latest member
Holyza
Back
Top