What's new

Forester-Bạn là ai?

Đèo So, phân chia địa phận 2 tình Bắc Kạn và Thái Nguyên. Đỉnh đèo có cột mốc cây số đồng thời là cột phân chia ranh giới hai tỉnh. Chỉ cần đứng ở cột mốc này, bạn có thể có tấm ảnh chụp địa phận hai tỉnh (hai mặt cột ghi khác nhau).

Sau lưng là Thái Nguyên và khoảng cách đến Quốc lộ 3

sieuthiNHANH200903288613odrhzje5mw1207493.jpeg

Quay lại, sau lưng là Bắc Kạn và khoảng cách đến Bằng Lũng-Chợ Đồn

sieuthiNHANH200903288613owe0yza2mz825351.jpeg
nhìn cái ảnh này thấy khoái bác ghê, bác lớn tuổi so với nhiều anh em trong này nhưng cách nói chuyện rất gần gủi, trong nam em có biết bác trung voi cũng một dạng si mê cuồng dại về rừng ngồi với lão ấy nghe lão nói về rừng một lúc mình cũng muốn chuyển ra rừng ở.Bác với lão ấy chắc rất hợp cạ
 
Bàn thêm một số thông tin với bác Chitto.

Vù Hương hay còn gọi là Gù Hương có tên khoa học Cinnamomum balansae, thuộc họ Long Não. Giá trị của nó ở chỗ trong thân và lá có tinh dầu với thành phần chính là long não. Hạt chứa dầu béo. Gỗ tốt không bị mối mọt, có mùi long não nên được ưa chuộng để đóng các đồ đạc trong nhà như tủ bàn, ghế...

Cây Dã Hương có tên khoa học là Cinnamomum Comphora, cũng thuộc họ Long Não (có hương thơm). Như vậy cây ở Bắc Giang không giống với gốc cây của ông Đức trong bài trên.

Tớ sưu tầm được cái ảnh cây Gù Hương để các bác tham khảo. Cây này có cái vỏ rất dặc trưng.

sieuthiNHANH200903298713ytc0ymy5md198332_1.jpeg

Ở Bắc Kạn, người Tày/Dao gọi cây Gù Hương là Tẳng Tó. Dân địa phương vào rừng đào tận gốc, trốc tận rễ, nói chung là hủy diệt cây này. Họ đẽo lấy vỏ từ rễ đến ngọn (phần nhiều dầu nhất) đem bán. Tớ có mua được một chai 0.65 lít loại tinh dầu này, màu ngà vàng, hương thơm dễ chịu. Thường dùng để đánh gió, xoa bóp, làm tan máu bầm vết thương thâm tím...Bác nào muốn có thể đến chỗ mình xem và dùng thử.
 
Last edited:
Tớ muốn hỏi là liệu ở Việt Nam giờ ở đâu còn có thể có cây gỗ to đến như thế không? Không kể đám Siđa trông thì to nhưng toàn là thân phụ, rễ phụ, mà thực ra cũng chỉ vài trăm năm, cỡ nghìn năm khó quá.

Cây gỗ to ở Việt Nam chắc cũng vẫn còn nhưng không nhiều. Theo tác giả Huỳnh Kiên báo Tiền Phong, cơ quan chuyên môn vừa phát hiện một cây gỗ Sao Cát có đường kính khoảng 8m, cao khoảng 50m, trữ lượng hơn trăm m3 gỗ nằm tại lâm phần của Công ty lâm nghiệp Sơ Pai – huyện Kbang, Gia Lai. Đây là cây gỗ Sao Cát lớn nhất Việt Nam. Như vậy to hơn cây Trò Cúc Phương.

Còn ở Bắc Kạn, tớ cũng đến được một trong những cây to nhất. Đó là cây Bông Bạc, mọc trên núi đá. Chắc cũng nhiều tuổi rồi nhưng mình chỉ đoán là hàng trăm tuổi thôi vì cây mọc trên núi đá lớn rất chậm.

Ảnh chụp tư liệu, không có ý định viết bài nên cũng chẳng tìm góc đẹp để lấy. Nhưng được cái người thật, việc thật. Chắc đường kính của nó cũng khoảng trên 3 m.

sieuthiNHANH200903308814ntvkymuznz1818415.jpeg



sieuthiNHANH200903308814yjllmdy1nz1606708.jpeg
 
Chắc các bác cũng biết cây Bao Báp ở Châu Phi. Đây cũng là một trong những loại cây to nhất thế giới. Thế mà em chụp được nó ở Việt Nam đấy. Chính xác là ở Khách sạn Bao Báp trên đường Mai Thúc Loan, Huế. Chỗ này gần nơi ở của gia đình Bác Hồ khi sống tại Huế. Cây này có khi tương lai to nhất Việt Nam mình đấy. Chả hiểu sao, khi phượt ở Huế lại ở đúng trong cái khách sạn này và bây giờ may mắn có hàng để show.

sieuthiNHANH200903308814mtlhodfkzt1682439.jpeg



sieuthiNHANH200903308814ndiwndiynz1580275.jpeg
 
Vù Hương hay còn gọi là Gù Hương có tên khoa học Cinnamomum balansae, thuộc họ Long Não. Giá trị của nó ở chỗ trong thân và lá có tinh dầu với thành phần chính là long não. Hạt chứa dầu béo. Gỗ tốt không bị mối mọt, có mùi long não nên được ưa chuộng để đóng các đồ đạc trong nhà như tủ bàn, ghế...

Cây Dã Hương có tên khoa học là Cinnamomum Comphora, cũng thuộc họ Long Não (có hương thơm). Như vậy cây ở Bắc Giang không giống với gốc cây của ông Đức trong bài trên.

Tớ sưu tầm được cái ảnh cây Gù Hương để các bác tham khảo. Cây này có cái vỏ rất dặc trưng.

sieuthiNHANH200903298713ytc0ymy5md198332_1.jpeg

Ở Bắc Kạn, người Tày/Dao gọi cây Gù Hương là Tẳng Tó. Dân địa phương vào rừng đào tận gốc, trốc tận rễ, nói chung là hủy diệt cây này. Họ đẽo lấy vỏ từ rễ đến ngọn (phần nhiều dầu nhất) đem bán. Tớ có mua được một chai 0.65 lít loại tinh dầu này, màu ngà vàng, hương thơm dễ chịu. Thường dùng để đánh gió, xoa bóp, làm tan máu bầm vết thương thâm tím...Bác nào muốn có thể đến chỗ mình xem và dùng thử.

Bác đã hiện nguyên hình - bác không nhà ạ!=))=))
 
Bác đã hiện nguyên hình - bác không nhà ạ!=))=))


Ô hô, bạn Huongnguyen. Nói như mấy anh hai Sài Gòn là "Trông dzậy mà không phải dzậy" nhá :D:D.

Thiên cơ vẫn chưa tiết lộ nhá, vẫn chưa hết hàng cơ mà. Mà thực sự, đã kể được chuyến phượt ra trò nào đâu. Vẫn mới bung xung ở ngoài, chưa đến địa bàn phượt của bọn mình cơ mà =))=))
 
Em thắc mắc với bác người rừng về post #54 tí:

1. Cái cây trong hình em thấy không giống cây bao báp (Châu Phi) mà em được biết.
2. Cái cây trong hình em đã nhìn thấy nhiều ở bên Lào (Vientiane, Vang Vieng, Luang Prabang).

Hay nó chỉ thuộc họ bao báp thôi hả bác?
 
Em thắc mắc với bác người rừng về post #54 tí:

1. Cái cây trong hình em thấy không giống cây bao báp (Châu Phi) mà em được biết.
2. Cái cây trong hình em đã nhìn thấy nhiều ở bên Lào (Vientiane, Vang Vieng, Luang Prabang).

Hay nó chỉ thuộc họ bao báp thôi hả bác?

Gửi bạn Đảo cái link để đọc thêm về cây Bao Báp tớ chụp nhé. Chắc cái cây bên Lào không phải rồi hoặc nó cũng được mang từ Châu Phi về thôi.

http://vietbao.vn/Khoa-hoc/Phat-hien-cay-bao-bap-lau-doi-nhat-Viet-Nam/70081666/188/
 
Kết thúc cung đường thứ 3.

Từ đèo So xuống đến chân khoảng 3 cây số. Ở đây có trạm kiểm soát liên ngành gồm: Kiểm lâm, CSGT-Thanh tra GT, Thuế. Vì nó là ngã 3 án ngữ tuyến đường 254 Bắc Kạn-Thái Nguyên nên xe chở gỗ, quặng... kiểu gì cũng phải qua đây mới về xuôi được. Nếu đi đường 257 ra thị xã thì còn nhiều trạm hơn.

Nói chung, trạm kiểm soát ở đâu cũng thế. Em chộp được quả ảnh mấy anh áo vàng đang *** mấy chú lơ xe. Chụp xong, chạy mất dép vì sợ nó ách cả mình lại thì toi.

Nói thêm thông tin để các bác phượt gia, phượt tử biết là nếu đi bằng xe tải, kiểu gì đứng lại cũng phải móc ví phát. Kinh nghiệm xương máu nhé. Chúng em có đi một chuyến hàng từ Phú Thọ-Vĩnh Yên-Thái Nguyên-Bắc Kạn (Chợ Đồn-2008) bị chặn 7 phát nhé. Câu cửa miệng là xe chở gì đấy. Xuống đưa 50K (tùy xe to, nhỏ-chở hàng hay không) là quất thẳng không thèm ngó giấy tờ, đỡ mất thì giờ hai bên. Một lần duy nhất trên chặng đường gian khó đó là có anh áo vàng thương tình bảo, thôi anh chỉ xin bao thuốc rồi cầm 30K, tử tế trả lại 20K không uống nước cả cặn :)).

Thì cũng đồng ý là cánh lái xe chở thuê, khi em trao đổi với họ, cũng sẵn sàng chia sẻ cái công chở bèo bọt của mình. Vì họ cũng biết, cái anh áo vàng kia cũng có gia đình, có con đi học, cũng phải chi các khoản phí trường có tên và không tên...Nhưng gét nhất mấy thằng muốn ăn dày. Đã lấy tiền, còn hoạnh họe, dọa nạt, để cánh lái xe phải năn nỉ, ỉ ôi mất thì giờ. Trộn vía, có bác phượt gia nào có nghề chính là phượt, nghề phụ là CA thì lượng thứ cho em nhá =))=))

sieuthiNHANH200903318914otljmmizmg584218_1.jpeg
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,723
Bài viết
1,136,253
Members
192,504
Latest member
Holyza
Back
Top