What's new

Forester-Bạn là ai?

So với hình của bác homeless man thì cây trong ảnh của vietnamnet màu nhạt hơn, nhìn hình và gân lá thì không đủ chi tiết để so sánh. Ngoài ra trong bài viết trên không thấy nêu Bắc Cạn có. Phát hiện của bác homeless man chắc được các nhà khoa học trên ghi công. :D

Ghi cái giề, bà con mấy trục dân tộc ở đó họ ăn hoài có ai ghi công đâu. Theo người địa phương, giảo cổ lam có 3 loại: loại 3 lá, 5 lá và 7 lá. Hôm rồi chợ phiên Xuân Lạc mấy chị người Mông bán loại 3 và 5 lá như thế này.

sieuthiNHANH2009062117125y2ninjfmmz282736.jpeg

Tớ hỏi rồi, với sự giúp đỡ của địa phương, chắc chắn đoàn sẽ tự hái lấy để ăn. Cho chú GL ở nhà thẫn thờ :gun.
 
Nơi chúng tôi phượt, có rất nhiều người Mông sinh sống. Một bản người Mông cách đường otô 10 km. Mùa khô có thể đi bằng xe máy. Sau đó đi bộ khoảng một giờ thì đến chỗ này. Nếu có dịp quay lại đây vào cuối năm thì cảnh rất đẹp.

sieuthiNHANH2009062217226mde1yzy3mw252818.jpeg

Cái tôi muốn kể không phải là những ngôi nhà và phong cảnh. Tôi sẽ kể kỹ trong các phần tiếp theo. Vì đây mình đang kể chuyện các món ăn, nên tôi đưa một bức ảnh để các bác thấy với địa hình, địa vật như thế này thứ lương thực duy nhất của họ là ngô. Vùng cao nguyên đá Hà Giang, các bác chắc cũng đi nhiều. Có bác nào thưởng thức món mèn mén của người Mông chưa?

Khi tôi đến đây, hộ gia đình này đang nhờ anh em dựng ngôi nhà gỗ. Tất cả mọi người đến làm giúp chỉ ăn một bữa cơm. Không lấy công, không tính toán.

sieuthiNHANH2009062217226mtrjy2mzog301151.jpeg

Đó là lý do tại sao trên bếp lửa, có món cá khô cắt khúc được đảo với tí mỡ và nước cho chóng mềm.

sieuthiNHANH2009062217226ytyyytdjm2223122.jpeg

Mặc dù chúng tôi nói đã chuẩn bị đồ ăn từ sáng khi ở ngoài huyện vào, chủ nhà vẫn lẳng lặng vét bát gạo cuối cùng trong cái bao tải dứa cũ lép kẹp để nấu một nồi cơm. Với họ, cơm trắng là một thứ gì đó thật xa xỉ, chỉ dùng trong những trường hợp đặc biệt. Ngày hôm đó, đứa con lớn của chủ nhà sốt cao không cất được đầu dậy. Thế mà bố nó cũng không nấu cơm gạo trắng. Đám thợ cất nhà giúp không lấy công, chủ nhà cũng không nấu cơm trắng. Chỉ khi chúng tôi đến (gần trưa, thợ đã nghỉ chuẩn bị ăn) họ mới nấu cơm :(

sieuthiNHANH2009062217226ztiwoddind214934.jpeg

Những người khác thì ăn như thế này. Một chậu mèm mén to, một bát cánh bí luộc, một bát canh cải hái ngoài vườn, không hề rửa trước khi nấu, để chống nghẹn vì mèm mén quá khô với một ít cá vụn.

sieuthiNHANH2009062217226yjawotfin2180306.jpeg

Còn mâm cơm mời chúng tôi thì như thế này. Nếu là các bác, các bác có nuốt được không?

sieuthiNHANH2009062217226njljyjq3mt188053.jpeg
 
Đã lâu lắm rồi, dễ có đến mấy trục năm, được xem phim vợ chồng A Phủ trước cả khi được học cái chuyện vừa này của Tô Hoài mới được biết đến cuộc sống của người Mông, mới được biết món mèn mén. Trông vậy, biết vậy chứ chưa bao giờ hình dung ra cái món này nó như thế nào, nó ăn thế nào. Và giờ đây khi được tận mục sở thị, trải nghiệm chắc chắn sẽ là một kinh nghiệm không bao giờ quên được.

Ngô lấy về để cả bẹ trên gác bếp, nó khô và cứng kinh khủng. Cắn một hạt mà để lệch không khéo hạt ngô vàng biến thành trắng (cái hạt trắng là răng gãy).

sieuthiNHANH2009062317326zmflmwzlzt241973.jpeg

Ngô được xay trên cái cối xay bằng đá nặng khiếp, do các chị các mẹ trong nhà đảm nhiệm. Các hạt ngô sau xay được loại bỏ mày và cám, sau đó trộn ít nước và bỏ vào trõ đồ. Ngô này phải đồ rất lâu, có khi đến mấy ngày. Ngô nở, đóng thành từng bánh rất cứng và khô. Nếu đập nhỏ thì tơi ra như cám vậy.

Đúng là với loại mèn mén này, đũa bát trở nên thừa thãi. Đũa không gắp được bột ngô, bát không thể chan canh vì ngô sẽ vữa.

sieuthiNHANH2009062317326mzixmjmxzg171069.jpeg

Người Mông, dù lớn hay bé, mỗi người một cái thìa to như cái muôi, xúc một miếng mèn mén, lại múc một muỗng canh, thế là chén. Không phải rườm rà đũa bát, lại rất khoa học. Người Kinh nhìn thấy (và cả người Tày, Dao) thì chê. Nhưng đúng là người Mông họ đã thích nghi quá chuẩn với điều kiện, môi trường sống, đã thành văn hoá, tập quán là cái mà các dân tộc khác phải tôn trọng.

sieuthiNHANH2009062317326n2u3ztfkzd209474.jpeg
 
Chúng tôi quá ngại trước sự nhiệt tình của bà con. Họ còn khó thế mà vẫn mời mình. Mà họ cũng đâu có nhiều lời. Mời ăn cơm thì bảo vào uống nước. Nếu họ mời mà mình không đáp lại tấm thịnh tình của họ, sẽ không có lần thứ hai. Đây là bài học cho tất cả những ai muốn sống và làm việc được với người Mông.

Chúng tôi chuyển tất cả xôi ruốc, trứng rán cho mấy đứa trẻ con chủ nhà. Mấy anh em còn hộp sữa nước nào (mang đi để uống thay nước) thì đưa hết cho đứa trẻ đang sốt. Cũng có một túi thuốc cá nhân to nhưng không dám đưa vì không biết nó bị bệnh gì. Nhỡ dùng thuốc của mình nó làm sao thì lại thành làm phúc phải tội. Nhưng không quên nhắc chủ nhà, buổi chiều cho con ra trạm y tế xã khám (cách nhà hơn 2 tiếng đi bộ).

Mấy anh em xin một bát mèn mén và ăn. Chủ nhà làm một bát đầy. Hai anh em ăn mãi đến cuối bữa vẫn còn thế này.

sieuthiNHANH2009062317326zjdintaxot175168.jpeg

Bốc một cục mèn mén vào mồm nhai tí một. Cảm giác như nhai các hạt gì lạo xạo trong miệng. Phải nhai rất lâu mới dám nhuốt. Phải cố gắng lắm mới ăn hết bát mèn mén này.

sieuthiNHANH2009062317326y2eyzjvlnd132958.jpeg


sieuthiNHANH2009062317326ogq5nte1ow153067.jpeg

Bên cạnh, mọi người vẫn nhiệt tình ăn. Họ ăn cái này quanh năm vì ngoài ra rất ít có loại lương thực nào khác.

sieuthiNHANH2009062317326zwjkytrlzw203919.jpeg

Bỗng chỉ có một ước mơ không biết khi nào mới thành hiện thực. Đó là tất cả bà con ta ở trên này được ăn hạt gạo dẻo thơm. Gạo ta làm ra cho người ta ăn. Không phải cái gì ngon cũng đem xuất khẩu hết. Vẫn biết quy luật phát triển không đồng đều, không phải mọi nơi, mọi chỗ đều như nhau, nhưng mình vẫn không thôi nghĩ về điều này. Và đó là một trong những lý do mình có mặt ở đây.
 
Đọc bài của bác như đọc sách tham khảo. Rất nhiều thông tin.
Chuyện của anh Long cũng có thể viết thành truyện, dựng thành phim, nhưng cũng chẳng để làm gì. Nhìn anh Long lúc nào cũng vui vẻ thấy cũng an lòng. Ít ra còn được cái thanh thản, ít nghĩ.
Nghèo như thế này chứ nghèo hơn cũng có. HN hay SG gì cũng có cả. Cái vòng nghèo-bệnh-dốt lẫn quẫn khó mà thoát được. Cách giải quyết triệt để là cả nước giàu lên thôi. Rồi tự khắc sẽ đâu vào đấy. Trước mắt giúp được gì thì cứ giúp, chứ cứ nặng lòng mãi thì cũng chẳng đi đến đâu.
Cám ơn bài viết của bác nhé.
 
Em rụt rè giơ tay phát biểu với các bác mấy dòng.Thực, đọc từng dòng, từng chữ của bác @HomelessMan mà cứ thấy đau hết cả lòng. Em đọc nửa đêm, hôm sau rảnh rỗi nhảy vào Phuot lại tìm đọc lại .Đọc 1 cách nhẹ nhàng, rón rén .Câu văn của bác tác giả bình dị, chậm rãi, không quá trau chuốt hay nhấn nhá mà không hiểu sao em thấy thấm lạ kỳ .Chân thành cảm ơn bác vì loạt bài này, nó giá trị hơn rất nhiều những bài báo,phóng sự xã hội này nọ trên báo mà hằng ngày em vẫn đọc .
Đọc để hiểu thêm 1 vài điều, và thấm hơn được rất nhiều điều .
Cảm ơn bác !
 
Nghèo như thế này chứ nghèo hơn cũng có. Cách giải quyết triệt để là cả nước giàu lên thôi. Rồi tự khắc sẽ đâu vào đấy.

Rất nhiều người nghĩ thế bác ạ. Và ngay cả bác cũng nghĩ vậy. Vấn đề là nó lại không như vậy mới khổ cho bà con nghèo. Một thực tế mà tất cả các bác đều thấy là thằng Mỹ, cả nước nó giàu thế (bao giờ mình đuổi kịp nó, hu hu :() mà vấn đề nghèo đói ở Mỹ vẫn còn rất nhức nhối :Dam.

Chỉ sợ khi mình giàu lên, khoảng cách giàu nghèo tăng lên thì chỉ làm cho cái bất bình đẳng xã hội nó tăng lên theo mà thôi. Trong quá trình phát triển, người nghèo và nhiều nhóm yếu thế khác bị đặt ra ngoài cuộc chơi và chẳng được hưởng nhiều cái thành quả của phát triển. Có chăng, cái mà họ nhận được là các mặt trái của phát triển như: ô nhiễm, cạn kiệt tài nguyên, thất nghiệp, tri thức và văn hóa bản địa hao mòn mất mát...

Trong quá trình cả nước giàu lên (chắc còn lâu lắm, dài lắm) thì chả lẽ để người nghèo dài cổ đợi để vấn đề của họ được giải quyết. Sợ rằng lúc đó sẽ là quá muộn thôi.

Trước mắt giúp được gì thì cứ giúp, chứ cứ nặng lòng mãi thì cũng chẳng đi đến đâu.

Đúng là trước mắt chưa đi đến đâu nhưng bác bảo, những đứa bỏ phố lên rừng như tụi em thì cũng khó mà không nặng lòng được.

Cám ơn các bác đã đọc và ủng hộ (wait)
 
Trong cái rủi có cái may. Đáng nhẽ giờ này đang phượt lên BT uống rượu. Tin cấp báo từ địa phương, do ảnh hưởng cơn báo số 3, BK đang mưa tầm tã. Hà Nội mới bắt đầu mưa. Với tinh thần Ăn chơi ngại gì mưa rơi thì đoàn ta vẫn đi để chịu trận. Nhưng mà có khi lại vất vả lắm cũng nên. Thôi, em kể tiếp vài câu chuyện hầu rượu các bác nhá.
------------------------------------------------------------

Vẫn biết bà con rất nghèo, đói, quanh năm ăn mèn mén (người Mông), cơm ngô (người Dao) nên mỗi khi phượt tại các bản mà có điều kiện, chúng tôi lại tổ chức ăn chung, có khi cả bản lên đến 60-70 người. Những hoạt động như vậy cũng là một trải nghiệm lý thú khi sống và làm việc với bà con. Nhưng bên cạnh đó cũng tạo thêm nhiều công việc khác thường với chúng tôi.

Ở các làng bản xa xôi, không thể mua được lương thực và thực phẩm như ý. Chúng tôi thường chuẩn bị sẵn từ huyện và mang vào. Rau có khi mua tại chỗ, cũng có khi mua tại huyện.

Việc nấu ăn ở các bản xa rất khó khăn vì nhiều lẽ như: Không có đủ nồi niêu bát đũa và đôi khi là không có nước, không đủ chỗ cho tất cả mọi người...

Chúng tôi phải phối hợp có khi là mấy người tháo vát trong thôn để lo nấu nướng. Cơm được nấu dưới chân dốc, sau đó cho tất cả vào gùi chở đến nơi ăn. Một người lái, một người ngồi ôm gùi, đi được trên con đường đất gồ ghề cũng là bản lĩnh của dân phượt.

sieuthiNHANH2009062617626ymizyjm1yj178935_1.jpeg


sieuthiNHANH2009062617626nznjmzrhmt189680_1.jpeg

Cái nơi chúng tôi tổ chức ăn chung là một điểm trường cắm bản được xây trên đỉnh núi. Đó là ngôi nhà xây, mái lợp tôn mầu đỏ. Những nơi xa nhất trong thôn để đến được đây phải mất cả tiếng đồng hồ đi bộ.

sieuthiNHANH2009062617626ymewowvhy2201129.jpeg


sieuthiNHANH2009062617626ndm4nmywyz161192.jpeg


Toàn cảnh ngôi trường trên đỉnh núi.

sieuthiNHANH2009062617626zmfkztzlzt171413.jpeg


sieuthiNHANH2009062617626ota5mjk2m2182802.jpeg


sieuthiNHANH2009062617626njjjzwuznj164664.jpeg
 
Bữa cơm cũng đạm bạc thôi và bao giờ cơm cũng nấu nhiều nhất vì chúng tôi biết: cơm trắng với mọi người ở đây đã là thứ xa xỉ.

Trong ngôi trường cắm bản chưa hoàn thiện, chúng tôi mấy trục người làm một vòng lớn cùng ngồi ăn với bà con. Hôm đó chỉ có thịt rang, măng luộc và nồi canh to. Cố lắm đi mượn mấy nhà mới gom đủ bát đũa. Dùng luôn mấy cái vung sứt sẹo để thay đĩa. Bà con mình ăn nhanh lắm. Chỉ một loáng là hết bay. Tôi lặng lẽ vừa ăn vừa quan sát, trung bình mỗi người cũng được 3-4 bát đầy.

sieuthiNHANH2009062617626yzjin2zkym168511.jpeg


sieuthiNHANH2009062617626zjg0mdgznt115354.jpeg


sieuthiNHANH2009062617626ztk3ngzmzw165171.jpeg

Chúng tôi, khi ở nhà cũng chẳng ăn được bao nhiêu. Nhưng trong không khí như này với bà con, cũng ăn rất ngon miệng. Hay tại leo núi nhiều đói quá? Trong vòng có 6 chị người Mông. Lúc đầu còn rất ngoại ngùng, nhưng sau cũng hòa chung cùng mọi người ăn cơm rất tự nhiên.



sieuthiNHANH2009062617626zdjimgvimg166102.jpeg


sieuthiNHANH2009062617626yte2ymiwzj168590.jpeg


sieuthiNHANH2009062617626mwixodhjn2138096.jpeg


 
Em rón rén để bác homeless man biết là em đọc đi đọc lại nhiều lần những bài viết người thật việc thật của bác và lần nào cũng cay mũi cay mắt.

Bác có thể kể thêm về chuyện học hành của các em nơi vùng cao này được không ạ? Em mong lắm.

Và em cũng rón rén khen bác đẹp trai một lần nữa. Đẹp trai lại đẹp nết thế này, đời này còn mấy ai hả giời.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,720
Bài viết
1,136,053
Members
192,486
Latest member
HanhQuang
Back
Top