What's new

Forester-Bạn là ai?

Bác có thể kể thêm về chuyện học hành của các em nơi vùng cao này được không ạ? Em mong lắm.

Cám ơn bạn Đảo ủng hộ :L.

Có chứ, việc này mình rất quan tâm dù không phải là việc của Forester:(. Nhưng đã lên đến đây, thì hỏi ai là người không lọ mọ :))

Đưa lên đây một tấm ảnh, các bác sẽ thấy tất cả về cái sự học hành của con trẻ ở vùng sâu, vùng xa này. Chi tiết thêm mình sẽ kể ở các sub-topic tới.

Lớp học vùng cao.

sieuthiNHANH2009062717726otjhzgm4nm141346.jpeg
 
Hóng hớt các bài mới mãi trên phượt, thấy các bác bận cả nên chủ yếu là các spam nên đành phải quay lại tự viết tiếp.

Đọc lại một lượt topic xem mình đã viết đến đâu, thấy các sub-tpoics hơi lộn xộn. Mình mới phượt đến Bản Thi, đã đến một số thôn như Kéo Nàng, Phia Khao. Còn mấy thôn nữa chưa đến, còn nhiều đoạn đường hiểm đã đi mà chưa kể, mà cũng không biết bắt đầu từ đâu.

Thôi, bắt đầu lại từ đầu, từ những ngày đầu đặt chân lên đây.

Lúc mới lên, chúng tôi tỏa ra các hướng đi làm quen với bà con. Tôi chọn nơi xa nhất, khó đi nhất để đi. Đó là thôn Khuổi Kẹn.

Khuổi Kẹn là một thôn người Dao vốn có nguồn gốc bên Na Hang-Tuyên Quang và đến đây định cư cũng đã được mấy đời. Sau có mấy người Kinh lấy vợ ở đây và ở lại. Khoảng hơn trục năm trước có 7 hộ dân người Mông đến vùng núi cao phát nương làm rãy và ở lại đó. Tuy cùng trong một thôn nhưng người Mông và người Dao không sống chung với nhau. Hầu hết các hộ dân ở đây là hộ nghèo, sống dựa vào rừng và chăn nuôi trâu bò.

Để đến được Khuổi Kẹn, phải đi qua Kéo Nàng-chính là thôn nhà Long. Mùa khô, có thể đi xe máy đến tận đầu thôn Khuổi Kẹn. Mùa mưa, đường hỏng chỉ có thể đi bộ.

Chúng tôi đi xe UAZ của Hạt kiểm lâm Chợ Đồn đến chân dốc lên Khuổi Kẹn thì phải dừng lại, đường mùa mưa xói lở hết, xe không thể đi được nên chúng tôi chuyển sang đi bộ. Đi cùng chúng tôi có một anh Cán bộ Văn hóa xã và Bí thư chi bộ thôn Kéo Nàng, phụ trách Phia Khao.

Đường thế này, kể cả UAZ hai cầu cũng bó tay. Sau khi xem xét, bác tài quyết định không leo nữa vì đường trơn, đi rất nguy hiểm. Ngay bản thân mình cũng hãi, có nhắm mắt lại cũng không dám ngồi trên xe.

sieuthiNHANH2009062917927otu3zmy5zw145813.jpeg

Ta luy âm bị sạt, xe mà văng xuống đây thì trời cũng không cứu được.

sieuthiNHANH2009062917927mti1mgexnd92619.jpeg

Phải đi bộ mấy cây số. Đoạn đường dốc chỉ còn toàn đá hộc.

sieuthiNHANH2009062917927otm0yzcwng91266.jpeg

Đoạn đường đất thì rất trơn và cũng xói mòn hết cả.

sieuthiNHANH2009062917927ogy4yjhknj96513.jpeg

Những con đường như thế này là một trong những lý do làm cho người ta nghèo :T.
 
Last edited:
Hải thượng tang điền

Vượt qua con dốc đất quanh co lúc nào cũng nhầy nhụa và trơn trượt, có một ngôi nhà nằm biệt lập. Mặc dù hộ dân này thuộc Kéo Nàng nhưng nó lại có vẻ gần Khuổi Kẹn hơn. Chủ nhà là một ông thầy cúng tên K. Ông ta có cái mũi to và lúc nào cũng đỏ như quả cà chua. Người ở đây còn rất mê tín nên thầy cúng là người còn rất được tín nhiệm. Tôi sẽ kể về cái này sau.

Chúng tôi tiếp tục đi đến một con đường bằng trước khi đi tiếp vào con đường mòn dưới tán rừng già. Trong một thung lũng hẹp, chạy dọc con suối có một trạm tuần rừng. Chúng tôi có duyên nợ với cái trạm này lắm vì hay ngủ đêm tại đây. Có mấy năm mà cảnh vật đã thay đổi rất nhiều.

Tôi thật là may mắn khi được chứng kiến sự thay đổi đó. Có cái thay đổi làm người ta mừng. Nhưng có cái lại làm người ta cay mắt. Trong vòng bốn năm, tôi qua lại đây bao lần, đứng cùng vị trí, cùng góc máy chụp lại cái trạm tuần rừng này. Và cũng biết bao lần, công việc cuốn đi, cũng chả chụp được cái nào. Bây giờ có muốn sâu chuỗi lại, muốn so sánh thì cũng chả còn tư liệu. Có chăng chỉ là sự chắp nhặt tình cờ. Tiếc.

Trạm tuần rừng, chụp lần đầu ngày 11.06.2006 khi lần đầu tiên lên đây. Xung quanh là nương ngô xanh mướt và nên trái và đằng sau là hai cây Móc to, có dễ đến mấy trục năm tuổi. Xa xa là ngôi trường cắm bản đang xây dở dang.

sieuthiNHANH2009063018027otaznjbmnt175640.jpeg

Tấm ảnh tiếp theo chụp ngày 21.03.2007 khi đó nương ngô đã thu hoạch xong. Xung quanh trống trải hơn và hai cây Móc to vẫn còn đó. Có thêm một cái nhà gỗ nhỏ lợp fibro làm lớp mẫu giáo cho thôn.

sieuthiNHANH2009063018027mjmwzdk3y2293029.jpeg

Bức ảnh cuối cùng mà tôi có chụp ngày 25.03.2009, lúc này một phần nương ngô đã biến thành ao. Hai cây Móc to không còn. Chắc nó đã được quy ra sâu móc hết rồi. Con đường mòn phía trước nham nhở đất mới. Dù thay đổi không đến mức bể dâu, nhưng lúc này mình hiểu hơn bao giờ hết cái điển tích "Hải thượng tang điền". Lòng bỗng thấy nao nao khó tả. Mới thấy, nơi mình đã qua, đã ở sao mà lưu luyến thế.

sieuthiNHANH2009063018027njc1yjvkmg264548.jpeg
 
Đi tiếp trên con đường mòn, phía dưới là một thung lũng nhỏ, một bên là suối, một bên là núi. Tất cả cái khu rộng lớn này thuộc về một hộ gia đình. Lúa chỉ trồng một năm một vụ, còn lại bà con trồng ngô trên các nương dốc trên cao. Cuộc sống ở đây rất thanh bình, không bon chen, không lo lắng.

sieuthiNHANH2009071519529njyzntgznt37852.jpeg

Con đường đến bản trải đầy lá mục phát ra mùi ngai ngái. Với một người mới chân ướt chân ráo từ phố lên rừng thì cái gì cũng lạ, cũng hấp dẫn. Tôi vừa đi, vừa ngó nghiêng chụp ảnh. Dưới tán rừng âm u, con đường luồn lách qua những khe đá. Đôi khi có những dòng thác nhỏ cắt ngang con đường. Đó là những cảnh không phải lúc nào trên con đường phượt cũng dễ dàng bắt gặp.

sieuthiNHANH2009071519529zdk4ndeyyz62687.jpeg


sieuthiNHANH2009071519529nta0mzrmyt60985.jpeg

Những cánh rừng ngút ngàn trụ lại được đến ngày hôm nay sau khi trải qua cái thời phá rừng trồng sắn là do nó ở sâu quá, xa quá, cao quá, khó đi quá đó thôi. Hơn nữa nó lại mọc trên núi đá. Nó nà ở trên núi đất, phá ra là có đất trồng mì cứu đói thì có xa, có cao, có khó nó cũng bị phá lâu rồi. Khi đi qua rừng chuối dại-loại chuối có hoa đỏ rất đẹp nhưng không có quả-đôi khi có thể lấy cái hoa này làm nộm. Nộm hoa chuối rừng thì ngon lắm, chắc không phải ai cũng được ăn cái món dân dã này.

sieuthiNHANH2009071519529mgi2ntnjzw73428.jpeg


sieuthiNHANH2009071519529ywfhyzhkyt59442.jpeg
 
Bỏ đi chơi lâu quá, giờ quay lại gặm miếng lương khô cất kỹ trong bị lâu ngày này vậy. Có khi thời cúm lợn hoành hành, ở nhà phượt mồm cho nó lành các bác nhỉ=))

Nhớ lại kỷ niệm ngày đầu tiên lên rừng, chính là cái ảnh post ở đầu topic này, sao mà ngố thế. Thực ra lúc đó cũng không phải phượt phọt gì, cũng chẳng phải định làm hàng gì. Chỉ vì là mình đang ở phố, lên rừng thì chưa quen, chưa hiểu, chưa đồng cảm với bà con ở đó mà thôi :T.

Trong khi các cán bộ địa phương thì dép tổ ong, áo để ngoài quần thì mình quần và giầy đều trắng, lại sơ-vin, lại đội cả mũ phớt rộng vành đi để đi rừng. Đúng là phượt dởm thật. Đây này, nhai lại tí các bác xem =))

sieuthiNHANH2009073121131nzlkm2yyy249111.jpeg


sieuthiNHANH2009073121131njvjm2rhmd59340.jpeg


sieuthiNHANH2009073121131ngy3nzrlmm55474.jpeg


sieuthiNHANH2009073121131mzczndmxnz69088.jpeg

Nhưng nói thực các bác, em cũng hòa đồng nhanh lắm. Riêng ở cái chỗ rừng này đã học được bao nhiêu thứ. Em sẽ kể về nguồn gốc cái avata của em, các bác sẽ chẳng nhịn được cười đâu.
 
Last edited:
Bác kể tiếp đi. Những chuyện của bác chắc mọi người ít tham gia "nói leo" được vì ít người có kinh nghiệm quá. Nói lăng nhăng thì lại hóa ra là spam vớ vẩn.

Forest là nghề, là nghiệp của bác, nó lại rất phù hợp với diễn đàn này. Chứ như em (và hầu hết mọi người) mà lấy cái nghề với cái nghiệp của mình lên đây thì thành dở hơi.
 
Sau hơn tiếng cuốc bộ cuối cùng chúng tôi cũng đến được thôn Khuổi Kẹn. Vì lên tầm giữa tháng Sáu nên cây cối xanh tốt, um tùm. Những căn nhà của người Dao, vách gỗ, lợp tấm Phibro như lọt thỏm trong mầu xanh của rừng núi. Tôi đi một vòng quanh lớp mẫu giáo của thôn, giờ mượn làm nơi họp tạm.

sieuthiNHANH2009080321432mmzhmzhhmt48450.jpeg

Đây là dãy núi chắn trước mặt thôn. Nhìn sang bên kia là khu Lùng Khăm mây mù che phủ. Chúng tôi có rất nhiều duyên nợ với vùng này. Chính tôi bị vắt xanh cắn khi trek khu này. Sẽ kể các bác nghe sau.

sieuthiNHANH2009080321432njkwndkxy227894.jpeg


sieuthiNHANH2009080321432mgyyotjimz33672.jpeg

Thôn cũng không có ruộng nước, trừ vài mảnh con con như bàn tay nằm gần nhà. Ngô là lương thực chính của bà con.

sieuthiNHANH2009080321432mtvjywi0nt49981.jpeg


sieuthiNHANH2009080321432yzfmy2rinm56193.jpeg
 
Last edited:
Chúng tôi đến nhà ông trưởng thôn. Ông đã ngoài 70 tuổi nhưng vì chưa có ai thay nên ông vẫn phải làm nhiệm vụ này. Anh cán bộ dẫn đường, cởi bỏ áo ngoài do mướt mồ hôi và làm một bi thuốc lào, dùng bẹ ngô làm đóm.

sieuthiNHANH2009080321432othkndaynj37402.jpeg

Bà con vẫn chưa đến. Ông trưởng thôn lấy cái chày gỗ đánh vào cái mõ làm từ khúc gỗ dài hơn mét đã được đục rỗng ruột. Bà con trong thôn đã có quy ước, khi nào có mõ thì đến tụ tập tại thôn, không phải đi báo. Trừ những hộ ở rất xa, không nghe thấy tiếng mõ, trưởng thôn sẽ nhắn các cháu học sinh về báo.

Nửa tiếng sau khi có mõ bà con bắt đầu đến. Sau vài lần đến các thôn, tôi học được một điều là khi làm việc với bà con, đừng nói chuyện đúng giờ:)). Một điều nữa là người đến thường hay mang theo trẻ em. Có khi đang làm việc, chúng khóc inh ỏi hay ị đùn khiến cả thôn dở khóc dở cười =))

sieuthiNHANH2009080321432mta1zjllzt46779.jpeg


sieuthiNHANH2009080321432ownjnwuxmd45840.jpeg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,720
Bài viết
1,136,053
Members
192,486
Latest member
HanhQuang
Back
Top