What's new

G17.220911-Hà Giang,Cao Bằng: Nơi ước mơ tan vào nhau...

Tôi đã nghĩ đây sẽ là chuyến đi của năm trong sự bình chọn cho riêng mình. Không phải vì đây là chuyến đi xa, mà bởi những mong chờ lặng thầm bấy lâu nay để ngắm ruộng bậc thang, từ cái lần đầu tiên đặt chân đến Sa Pa, cứ nung nấu mãi không thôi. Đã được chạm vào lúa sau cái ngắm hồ hởi của đợt leo Fan năm trước, thế nhưng vẫn dường như là chưa đủ. Sa Pa có cái đẹp dịu dàng nhưng nhiều hơi thở thành thị quá, tôi thèm một cái gì đó chân quê hơn, xa hơn nơi tiếng người thành phố có thể len lỏi đến. Tôi thèm đi, và thèm được thỏa mãn ngắm nhìn...

***

Khởi hành từ tối bằng xe ô tô đến Hà Giang, chúng tôi, 17 người từ đủ các nơi tụ họp về, nhân duyên là thế :L. Cái cảm nhận đầu tiên về Hà Giang không phải bằng mắt, mà bằng những cái lăn mình trong đêm ngủ trên xe. Hẳn chúng tôi đã đi qua nhưng con dốc rất quanh co, bởi hết bị lăn từ bên này sang bên khác, tôi đã run run để nhận thấy sự nguy hiểm từ cái mà tôi đã thèm được chạm đến từ trước đó, những- con- đường- đèo.

Hà Giang cuối tháng 9 không lạnh mà chỉ hơi se se làm tỉnh giấc nhanh chóng giấc ngủ vùi trên xe. Từ đây, chúng tôi bắt đầu vi vu bằng xe máy...

Cung đường

Ngày 1: Hà Giang - Quản Bạ (47km) - Yên Minh (50km) – Đồng Văn - Lũng Cú – Đồng Văn. Tổng cộng 217km.

Ngày 2: Đồng Văn - Mã Pí Lèng – Mèo Vạc (18km) – Bảo Lạc (55km) – Cao Bằng (160km). Tổng cộng: 233km

Ngày 3: Cao Bằng - Trùng Khánh (61km) - Bản Giốc (23km) - Động Ngườm Ngao - Cao Bằng . Tổng cộng [bó tay]km

Thật sự thì giờ này khi gõ đến đây, cảm xúc của tôi vẫn hơi lộn xộn... Tôi đã mong chờ nhiều hơn thế trong chuyến đi này, những gì chưa gặp được khiến cảm xúc chưa thể trọn vẹn. Thiếu một tiếng khèn, thiếu một bóng hình thiếu nữ dân tộc mà tôi muốn được nhìn trọn trong vài phút, thiếu vắng cái đông đúc như hồi truyện lúc nhỏ vẫn đọc của các phiên chợ... Nhưng bù lại, rong ruổi 3 ngày trên chặng đường dài, tôi được đi từ cái miên man gợi cảm của ruộng bậc thang ở Hà Giang, đến cái thô kệch của cao nguyên đá Đồng Văn. Cảnh vật nơi núi rừng thung lũng cứ trải ra và thay đổi liên tục khiến cảm giác sợ đèo cả cũng vơi đi phần nào. Tôi may mắn trong chuyến đi lần này có bạn đồng hành có chung sở thích chụp ảnh, giờ nghĩ lại, thật ra cả chặng đường, tôi nói chuyện ít hơn hẳn các chuyến khác, mà ngắm nhiều hơn.Và nói thật thì dù có cố đến mấy, tay nghề máy ảnh cùn của tôi vẫn không thể mang hết cái duyên dáng nhưng có dáng dấp cô quạnh, cực khổ của Hà Giang về trong từng khung hình...

[hix, viết tới đây thì sếp gọi ợ, mời mọi người chém tiếp ^0^]
 
Và sống chung với sình và xòe nữa .

attachment.php


Chị này mới xòe xong, tôi quay lại hỏi có sao o ?
Chị ta trả lời : E o sao cả .

attachment.php

Đoàn tôi đi chỉ bui chứ không gặp đường trơn trượt như thời điểm bạn đi. Duy nhất có 1 đoạn khoảng 50m đang làm qua 1 con suối nhỏ chảy từ trên núi xuống là bị trơn. Đi hết con đường đó thật nghĩ lại quả thật là may mắn. :)
 
Tuấn Anh nhắc thì tôi mới nhớ.
Thực ra là về tới Thêm Sang thì người ngợm trông kinh quá. Chẳng biết làm sao mà hai chú này còn hứng thú làm được mấy cái hình.



 
Hơn tám giờ tối (giờ Cao Bằng) thì mọi người kéo nhau đi ăn. Chúng tôi ra ngay quán cơm phía đối diện KS Thêm Sang, hơi chếch về cây cầu một tí. Quán nhỏ, chỉ có hai dãy bàn ăn từ trong ra tận ngoài cửa. Quán thấy có cả ăn và cả nhậu.
Chúng tôi lấy bia ra uống trong khi Hạnh Haydoiday kêu món ăn. Mọi người tỏ ra hưng phấn ngay sau khi bắt đầu ăn và chúng tôi còn qua chúc nhau uống mấy li. Điểm đặc biệt nhất là hôm nay Nhật không uống tí nào mà làm một chai C2. Hình như cậu ta bị hình ảnh của mấy em vận động viên ám hay sao đó???
Bàn bên kia các em cũng uống nhưng không biết là những món gì nhưng mỗi khi sang bàn tôi chúc thì các em được ngay một li bia.

Chào các bạn. Mình chính thức đã trở về Việt Nam sau gần hai tuần thi với các bạn Tung Của. Đi thì vui nhưng với họ mình không còn cảm giác bạn bè thân thiện như xưa nữa!!! Nhưng phong cảnh vẫn là phong cảnh.
 
Các bạn cho mình hỏi vậy chính xác Hà Giang thuộc Đông Bắc hay Tây Bắc ? :Dam

Thấy bác hỏi, tui trả lời dứt khoát 1 tiếng là Tây Bắc, vì Sapa là Đông Bắc, nhìn vào bản đồ VN là có thể định vị nó.

Nhưng ở Wikipedia thì nó lại thế này: Hà Giang là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng, phía Tây giáp tỉnh Yên Bái và Lào Cai, phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang. Về phía Bắc, Hà Giang giáp châu tự trị dân tộc Choang và Miêu Văn Sơn thuộc tỉnh Vân Nam và địa cấp thị Bách Sắc thuộc tỉnh Quảng Tây của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Lần sau đi chuyến HG tui phải cầm theo cái la bàn cho nó ....lành :D
 
Em ơi, Wiki Wikiếc gì. Cái mà Đông Bắc hay Tây Bắc là do phân chia của chúng ta thôi. Giống như người Mỹ chia nước nó làm mấy vùng, hay là nước ta nói Đông Nam Bộ và Nam Trung bộ ý mà. Theo phân chia của các bác nhà ta thì Hà Giang thuộc Đông Bắc. Khi nào định nghĩa lại thì tính lại.
Trước đây, Bình Thuận thuộc Nam Trung bộ, bây giờ lại bảo thuộc Miền Đông. Cái này các bác ở tỉnh biết vì khi nào mời đi họp lãnh đạo các tỉnh Nam Trung bộ mà mời thì tức là thuộc Nam Trung bộ, còn họp Miền Đông mà mời tức là thuộc Miền Đông.
Tất cả sự phân chia này chỉ có tính tương đối thôi.
 
Thấy bác hỏi, tui trả lời dứt khoát 1 tiếng là Tây Bắc, vì Sapa là Đông Bắc, nhìn vào bản đồ VN là có thể định vị nó.

Nhưng ở Wikipedia thì nó lại thế này: Hà Giang là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng, phía Tây giáp tỉnh Yên Bái và Lào Cai, phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang. Về phía Bắc, Hà Giang giáp châu tự trị dân tộc Choang và Miêu Văn Sơn thuộc tỉnh Vân Nam và địa cấp thị Bách Sắc thuộc tỉnh Quảng Tây của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Lần sau đi chuyến HG tui phải cầm theo cái la bàn cho nó ....lành :D

Ôi bạn này, cái dòng màu đỏ kia là sao, là sao?
- Sao (Hà Giang) dứt khoát là ở Tây Bắc vì ... Sapa là ... Đông Bắc? Bạn có nhầm không?
Nhìn bản đồ từ phía Hà Nội nhìn lên, Sapa (thuộc tỉnh Lào Cai) nó nằm bên trái Hà Giang, vậy làm sao Hà Giang là Tây Bắc và Sapa là Đông Bắc như câu trả lời dứt khoát của bạn được? Quá ...ngược.
Thêm nữa, là tài liệu nào nói "Sapa là Đông Bắc" hả bạn, thú thực tôi chứ thấy (trước khi bạn trả lời dứt khoát với bạn phongtuyet)
Chỗ dưới Wiki "nó" nói (Hà Giang) phía Tây giáp Lào Cai đấy bạn, nghĩa là Lào Cai ở phía Tây của Hà Giang, thì làm sao Sapa - thuộc Lào Cai - lại là ... Đông Bắc để cho Hà Giang là Tây Bắc một cách ... dứt khoát được?:shrug:

- Cột cờ Lũng Cú nằm trong tỉnh Hà Giang. Nếu từ phương Nam nhìn lên Lũng Cú, thì thành phố Hà Giang ở bên trái Lũng Cú, Sapa ở bên trái Hà Giang nhiều nữa bạn ạ. Bạn xem bản đồ nào mà định vị ra cái câu đỏ đỏ thế?

Tôi nghĩ bạn phongtuyet hỏi câu hỏi đó là từ đây :
Mã Pí Lèng nó là 1 trong 4 đèo hùng vĩ của vùng Tây Bắc mà anh. Em thấy đường lát gạch như kia hình như không phải ngoài Bắc thì phải. :shrug:
Các bạn cho mình hỏi vậy chính xác Hà Giang thuộc Đông Bắc hay Tây Bắc ? :Dam
Nếu tôi hiểu không nhầm ý bạn phongtuyet, bạn ấy hỏi thế vì cái câu màu xanh của bạn tuananhhalong kia kìa.
Nói đèo Mã Pí Lèng thuộc Tây Bắc thì làm sao mà ổn.
(Wiki thì "nó" có nói Mã Pí Lèng là một trong tứ đại đỉnh đèo vùng núi phía Bắc Việt Nam - chứ không nói là Tây Bắc Việt Nam.)
 
Hi .
Bác tunbo : Trước hết em thank bác tubo . theo em đi phượt mà ko biết mình đang đứng chân ở vùng nào thì có phần thiệt thòi . Em biết HG thuộc Đông Bắc là hoàn toàn chính xác .
Bác haydoiday : thứ lỗi cho em lắm mồn bác xem lại địa lý đi .
Thank đoàn đã cho mọi người thấy HG trong những nét cảm xúc mới . Ảnh đẹp , mong các bác bớt chút thời gian cho mọi người đc mở rộng tầm mắt hơn nữa .
 
Thấy bác hỏi, tui trả lời dứt khoát 1 tiếng là Tây Bắc, vì Sapa là Đông Bắc, nhìn vào bản đồ VN là có thể định vị nó.

Nhưng ở Wikipedia thì nó lại thế này: Hà Giang là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng, phía Tây giáp tỉnh Yên Bái và Lào Cai, phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang. Về phía Bắc, Hà Giang giáp châu tự trị dân tộc Choang và Miêu Văn Sơn thuộc tỉnh Vân Nam và địa cấp thị Bách Sắc thuộc tỉnh Quảng Tây của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Lần sau đi chuyến HG tui phải cầm theo cái la bàn cho nó ....lành :D

@tunbo: Bác hiểu nhầm ạh.
1. Bài của tui ở trang 32 không in đậm hay tô màu câu nào cả.
2. Nội dung của đoạn đó tui lấy từ đây: http://vi.wikipedia.org/wiki/Hà_Giang
3.Từng nghe Sapa ở Đông Bắc, Hà Giang ở Tây Bắc. Vì thế tui cứ đinh ninh chuyến đi HG của đoàn mình là Tây Bắc, nên trên topic lập đoàn tui vẫn nói là Tây Bắc. Giờ có sự thắc mắc của bác phongtuyet về điều này, và xem cái link wikipedia về HG, nên tui mới bảo "cầm theo cái la bàn cho nó...lành" là thế ạh.
Rất cám ơn bác đã làm rõ nội dung này.

@phongtuyet: Bác nói đúng, tui vẫn - sẽ phải bổ sung địa lý cho chính mình :D
 
@tunbo: Bác hiểu nhầm ạh.
1. Bài của tui ở trang 32 không in đậm hay tô màu câu nào cả.
2. Nội dung của đoạn đó tui lấy từ đây: http://vi.wikipedia.org/wiki/Hà_Giang
3.Từng nghe Sapa ở Đông Bắc, Hà Giang ở Tây Bắc. Vì thế tui cứ đinh ninh chuyến đi HG của đoàn mình là Tây Bắc, nên trên topic lập đoàn tui vẫn nói là Tây Bắc. Giờ có sự thắc mắc của bác phongtuyet về điều này, và xem cái link wikipedia về HG, nên tui mới bảo "cầm theo cái la bàn cho nó...lành" là thế ạh.
Rất cám ơn bác đã làm rõ nội dung này.

@phongtuyet: Bác nói đúng, tui vẫn - sẽ phải bổ sung địa lý cho chính mình :D

@bạn haydoiday : có khi tôi hiểu nhầm ý bạn, xin lỗi nhé. Tại đang lúc bác phongtuyet có ý thắc mắc cái chỗ bôi xanh, bạn vào trả lời luôn, nên có thể hiểu chưa đúng ý bạn.
Xem bản đồ dễ dàng nhận ra đèo Mã Pí Lèng nằm lệch sang Đông Bắc, đây :

VNRoad14-15.jpg

Cột cờ Lũng Cú, ta cứ coi là điểm chính Bắc nhé, đèo Mã Pí Lèng trên bản đồ nó chếch sang tay phải của điểm chính Bắc rồi, nó thuộc về Đông Bắc là chắc.​


Còn Hà Giang người ta quy nó về Đông Bắc, chắc vì điểm cực Bắc nằm trên đất (tỉnh) Hà Giang, còn ranh giới Hà Giang - Lào Cai coi như lằn chia Đông - Tây Bắc.

Còn một điều nữa, bạn haydoiday ơi, bạn đừng bực nhé, la bàn dùng để xác định phương hướng thật, nhưng đại khái kiểu thế này : Bạn đang đứng ở một đia điểm, bạn dùng la bàn thì biết đâu là hướng nào (Đông, Tây, Nam, Bắc, ...) thôi.
Còn xác định địa điểm X, Y nào đó thuộc vùng nào (tất nhiên trong khuôn khổ của một quốc gia, một tỉnh chẳng hạn) thì làm sao la bàn nó "nói" cho bạn được? Vì la bàn nó chỉ là cái kim luôn nằm theo trục Bắc - Nam thôi.
Muốn xem địa điểm nào nằm ở phía (hướng) cụ thể nào, phải có một cái mốc để so sánh mới biết được chứ? Giả sử bạn không biết phương hướng Sapa , Cao Bằng ở đâu, đứng ở Lũng Cú và giở la bàn ra xem, làm sao mà biết được Sapa hay Cao Bằng nó ở hướng nào? Phải có cả bản đồ nữa :D
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,463
Bài viết
1,176,095
Members
192,121
Latest member
markekcertifications
Back
Top