YKNXD
Phượt tử
Re: Group Facebook "Gia Đình Phượt" đi Mộc Châu, 1 ôm mất mạng, 1 xế chấn thương sọ n
Các bạn thân mến,
Theo dõi topic này từ đầu đến giờ và thấy hơi buồn vì một số (một số thôi nhé, không phải là đa số) hình như vẫn chưa nhìn nhận vấn đề một cách đúng đắn. Cái cốt lõi là cách chúng ta đứng lên sau mỗi sai lầm, ứng xử với nó. Vì vậy mình thử trao đổi và chia sẻ thêm một vài kiến thức đã thu lượm được trong quá trình làm việc có liên quan tới sự AN TOÀN và RỦI RO mà các bạn đã đề cập tới trong topic này ngõ hầu góp chút gì đó để cùng các bạn chung tay xây dựng một cộng đồng tốt đẹp hơn.
1. Nói chung về AN TOÀN:
Trước đây, người ta định nghĩa AN TOÀN là: KHÔNG CÓ tai nạn hay sự cố, KHÔNG CÓ nguy hiểm hay rủi ro, TRÁNH được các lỗi, TUÂN THỦ luật lệ...
Vào khoảng những năm đầu TK21 thế giới đã có cái nhìn mới, cách tiếp cận mới về AN TOÀN:các mối NGUY HIỂM và SAI LỖI là yếu tố SẴN CÓ trong hoạt động và định nghĩa lại như sau: AN TOÀN là trạng thái mà khả năng gây hại tới con người hoặc tài sản được giảm xuống và duy trì bằng hay dưới một mức độ chấp nhận được (Acceptable Level) thông qua quá trình liên tục nhận dạng các mối nguy hiểm (Hazard Identification) và quản lý an toàn rủi ro (Safety Risk Management)
Về quá trình phát triển của định nghĩa mới này có thể tóm lại như sau:
- Từ trước đây và cho tới giữa những năm 1980s thì Technical Factors là nguyên nhân chủ yếu gây ra các tai nạn
- Đến khoảng giữa thập niên 1970s khi trình độ kỹ thuật của con người đã dần cải thiện, tân tiến, hiện đại hơn thì Human Factor bắt đầu nổi lên và thường là nguyên nhân chính gây ra các tai nạn
- Và đến giữa những năm 1990s khi phương tiện kỹ thuật đã tiến bộ, con người được đào tạo bài bản và có ý thức an toàn hơn thì nguyên nhân chính của các vụ tai nạn lại thường là do lỗi của tổ chức (Organizational Factors)
Từ đây các bạn có thể suy luận vụ này là ở giai đoạn nào nhé
2. Nhân tiện nói chuyện về NGUYÊN NHÂN TAI NẠN thế giới có cách nhìn như sau:
Khi các ĐIỀU KIỆN RỦI RO TIỀM ẨN (Latent conditions) có sẵn trong tổ chức như: các quyết định của người điều hành, quản lý và quy trình tổ chức, cách thức tổ chức; có sẵn trong đặc điểm của địa phương, có sẵn trong sai lỗi của con người ==> xuyên thủng hàng rào của các quy định, kỹ thuật hiện đại cũng như khả năng đã được đào tạo và ý thức an toàn của con người ==> thì tai nạn sẽ xảy ra
Công thức TAI NẠN sẽ như sau:
LATENT CONDITIONS + ACTIVE FAILURES (ERRORS OR VIOLATIONS) = ACCIDENT
Nói như trên thì sẽ có bạn phản bác lại: Có lần tôi chạy 80km/h ngã có làm sao đâu chỉ xây xước chút thôi
ĐÚNG vậy, vì đó chỉ là Serious Incidents phần chìm của tảng băng và mình cung cấp thêm cho các bạn một hình ảnh để hiểu thêm về vấn đề này:
Theo tổng kết các vụ tai nạn: Khi có từ 1k - 4k nguy cơ tiềm ẩn thì sẽ sản sinh ra khoảng 100 - 1000 sự cố; khi có 100 - 1000 sự cố tự nó sẽ sản sinh ra khoảng 30 - 100 Sự cố nghiêm trọng và cuối cùng là sẽ có 1 - 5 tai nạn xảy ra.
ĐIều này có nghĩa là từ 2008 đến nay, khi các bạn đi phượt chúng ta đã làm nảy sinh ở đâu đó khoảng 100 đến 1000 các sự cố nho nhỏ
3. Mình thấy các bạn tranh luận : Rủi ro là chia đều, VN mình xe máy nhiều hơn ô-tô nên dĩ nhiên tai nạn nhiều hơn, nước ngoài ô-tô nhiều hơn xe máy thì dĩ nhiên đi ô-tô tai nạn cũng nhiều hơn hay hệ số an toàn của ô-tô và xe máy cái nào cao hơn cái nào... vậy cũng xin cung cấp thêm cho các bạn cái nhìn khác về vấn đề này.
VD trong ngành Hàng không, hiện nay VNA giải quyết vấn đề này bằng một ma trận dựa trên mức độ nghiêm trọng (SEVERITY) và tần suất xảy ra (PROBABILITY) của các vụ việc
Với vùng đỏ và vùng cam là vùng nguy hiểm, vùng vàng phải xem xét lại thì nếu như áp dụng cho các hoạt động của vụ này chắc chắn chúng phải nằm trong vùng nguy hiểm đâu đó ở 4B hoặc 5C.
Quay trở lại với mục tiêu chính, cộng đồng phượt chúng ta cần phải làm gì để đưa các hoạt động của mình về vùng xanh - vùng rủi ro chấp nhận được?
Vậy chúng ta hãy chung tay cùng ADMIN diễn đàn giải quyết các bước sau:
1. Xác định các mối nguy hiểm khi đi phượt.
2. Thu thập thông tin về các mối nguy hiểm khi phượt
3. Đánh giá rủi ro (sử dụng ma trận rủi ro)
4. Sắp xếp mức độ ưu tiên cần xử lý.
5. Đưa ra giải pháp loại trừ hoặc giảm thiểu
6. Triển khai các giải pháp.
7. Đánh giá lại giải pháp đã làm
8. QUay trở lại bước 2
CHỉ là chút chia sẻ trong lúc ngồi chờ sếp họp, có gì chê trách các bạn cứ trao đổi thêm nhé
Các bạn thân mến,
Theo dõi topic này từ đầu đến giờ và thấy hơi buồn vì một số (một số thôi nhé, không phải là đa số) hình như vẫn chưa nhìn nhận vấn đề một cách đúng đắn. Cái cốt lõi là cách chúng ta đứng lên sau mỗi sai lầm, ứng xử với nó. Vì vậy mình thử trao đổi và chia sẻ thêm một vài kiến thức đã thu lượm được trong quá trình làm việc có liên quan tới sự AN TOÀN và RỦI RO mà các bạn đã đề cập tới trong topic này ngõ hầu góp chút gì đó để cùng các bạn chung tay xây dựng một cộng đồng tốt đẹp hơn.
1. Nói chung về AN TOÀN:
Trước đây, người ta định nghĩa AN TOÀN là: KHÔNG CÓ tai nạn hay sự cố, KHÔNG CÓ nguy hiểm hay rủi ro, TRÁNH được các lỗi, TUÂN THỦ luật lệ...
Vào khoảng những năm đầu TK21 thế giới đã có cái nhìn mới, cách tiếp cận mới về AN TOÀN:các mối NGUY HIỂM và SAI LỖI là yếu tố SẴN CÓ trong hoạt động và định nghĩa lại như sau: AN TOÀN là trạng thái mà khả năng gây hại tới con người hoặc tài sản được giảm xuống và duy trì bằng hay dưới một mức độ chấp nhận được (Acceptable Level) thông qua quá trình liên tục nhận dạng các mối nguy hiểm (Hazard Identification) và quản lý an toàn rủi ro (Safety Risk Management)
Về quá trình phát triển của định nghĩa mới này có thể tóm lại như sau:
- Từ trước đây và cho tới giữa những năm 1980s thì Technical Factors là nguyên nhân chủ yếu gây ra các tai nạn
- Đến khoảng giữa thập niên 1970s khi trình độ kỹ thuật của con người đã dần cải thiện, tân tiến, hiện đại hơn thì Human Factor bắt đầu nổi lên và thường là nguyên nhân chính gây ra các tai nạn
- Và đến giữa những năm 1990s khi phương tiện kỹ thuật đã tiến bộ, con người được đào tạo bài bản và có ý thức an toàn hơn thì nguyên nhân chính của các vụ tai nạn lại thường là do lỗi của tổ chức (Organizational Factors)
Từ đây các bạn có thể suy luận vụ này là ở giai đoạn nào nhé
2. Nhân tiện nói chuyện về NGUYÊN NHÂN TAI NẠN thế giới có cách nhìn như sau:
Khi các ĐIỀU KIỆN RỦI RO TIỀM ẨN (Latent conditions) có sẵn trong tổ chức như: các quyết định của người điều hành, quản lý và quy trình tổ chức, cách thức tổ chức; có sẵn trong đặc điểm của địa phương, có sẵn trong sai lỗi của con người ==> xuyên thủng hàng rào của các quy định, kỹ thuật hiện đại cũng như khả năng đã được đào tạo và ý thức an toàn của con người ==> thì tai nạn sẽ xảy ra
Công thức TAI NẠN sẽ như sau:
LATENT CONDITIONS + ACTIVE FAILURES (ERRORS OR VIOLATIONS) = ACCIDENT
Nói như trên thì sẽ có bạn phản bác lại: Có lần tôi chạy 80km/h ngã có làm sao đâu chỉ xây xước chút thôi
ĐÚNG vậy, vì đó chỉ là Serious Incidents phần chìm của tảng băng và mình cung cấp thêm cho các bạn một hình ảnh để hiểu thêm về vấn đề này:
Theo tổng kết các vụ tai nạn: Khi có từ 1k - 4k nguy cơ tiềm ẩn thì sẽ sản sinh ra khoảng 100 - 1000 sự cố; khi có 100 - 1000 sự cố tự nó sẽ sản sinh ra khoảng 30 - 100 Sự cố nghiêm trọng và cuối cùng là sẽ có 1 - 5 tai nạn xảy ra.
ĐIều này có nghĩa là từ 2008 đến nay, khi các bạn đi phượt chúng ta đã làm nảy sinh ở đâu đó khoảng 100 đến 1000 các sự cố nho nhỏ
3. Mình thấy các bạn tranh luận : Rủi ro là chia đều, VN mình xe máy nhiều hơn ô-tô nên dĩ nhiên tai nạn nhiều hơn, nước ngoài ô-tô nhiều hơn xe máy thì dĩ nhiên đi ô-tô tai nạn cũng nhiều hơn hay hệ số an toàn của ô-tô và xe máy cái nào cao hơn cái nào... vậy cũng xin cung cấp thêm cho các bạn cái nhìn khác về vấn đề này.
VD trong ngành Hàng không, hiện nay VNA giải quyết vấn đề này bằng một ma trận dựa trên mức độ nghiêm trọng (SEVERITY) và tần suất xảy ra (PROBABILITY) của các vụ việc
Với vùng đỏ và vùng cam là vùng nguy hiểm, vùng vàng phải xem xét lại thì nếu như áp dụng cho các hoạt động của vụ này chắc chắn chúng phải nằm trong vùng nguy hiểm đâu đó ở 4B hoặc 5C.
Quay trở lại với mục tiêu chính, cộng đồng phượt chúng ta cần phải làm gì để đưa các hoạt động của mình về vùng xanh - vùng rủi ro chấp nhận được?
Vậy chúng ta hãy chung tay cùng ADMIN diễn đàn giải quyết các bước sau:
1. Xác định các mối nguy hiểm khi đi phượt.
2. Thu thập thông tin về các mối nguy hiểm khi phượt
3. Đánh giá rủi ro (sử dụng ma trận rủi ro)
4. Sắp xếp mức độ ưu tiên cần xử lý.
5. Đưa ra giải pháp loại trừ hoặc giảm thiểu
6. Triển khai các giải pháp.
7. Đánh giá lại giải pháp đã làm
8. QUay trở lại bước 2
CHỉ là chút chia sẻ trong lúc ngồi chờ sếp họp, có gì chê trách các bạn cứ trao đổi thêm nhé