What's new

Hồi ức Fanxiphăng

Nghe lời bác Xito, em đặt gạch topic này :D Em leo Fan năm 2000 thời còn tương đối khó đi. Cảm xúc tương đối, để tìm lại bài rồi up lên đây. Topic này chắc sẽ đắt khách vì Fan là 1 nơi rất đáng đến và hiện có rất nhiều người đã leo Fan. Riêng lão HoangbQuang có thể gọi là Fan Quái vì lời hứa sẽ leo Fan đủ 9 lần (tính đến thời điểm hiện tại lão đã thực hiện được 5 hay sao ấy?)

Gạch đặt rồi, mời các Fanxiphang Conquerers và Lão Fan Quái :D
 
Các bác có leo Fan thì hú phát..iem nhất quyết phải đi cho máu...để đến già khg đi được thì "pực" mình lắm..
 
Thị Trấn SaPa

Chuyến tàu nhanh đi chậm Hà Nội – Lào Cai cũng đưa lũ chúng tôi đến ga Lao Cai lúc 9h sáng. Như vậy là chậm hơn so với dự kiến gần 2 tiếng đồng hồ. Chuyến đi này cả đoàn có 17 người gồm có HưngPM, Tùng cao, HồngDV, PhươngPTA, Thảo Huỳnh (FPS HCM), DânDH (FPSHCM), HuyH (FIS HN), CườngTAQ( F-Elead); MinhNQ3; HươngVTH; TânTT; NamVH; KhangVQ; ThanhTC; Tùng tươi (bạn hưngPM) Quỳnh Hoa (bạn KhangVQ) và tôi. Về đến Sa Pa cũng đã non nửa ngày trời. Đường về SaPa đèo dốc quanh co nhưng phong cảnh khá đẹp. Có nét gì đó tương đồng giữa Sa Pa và Đà Lạt nhưng Sa Pa có vẻ nghèo hơn Đà Lạt và thiên nhiên Sa Pa như thật hơn. Thị trấn Sa pa không còn cổ kính như người ta vẫn tả trên sách báo. Sa Pa giờ đã có nhiều khu nhà kiên cố và nhiều khu dân cư mới với lối kiến trúc hiện đại hình hộp như ở nhiều đô thị khác. Có lẽ nét cổ kính và hoang sơ của Sa Pa chỉ còn có thể được nhận ra khá rõ nét ở khu vực nhà thờ trung tâm và chợ Sa Pa cùng cách ăn mặc mang đậm văn hóa của người dân tộc vùng cao. Nhưng nét cổ kính của kiến trúc ở đây cũng không thể che lấp được những đổi thay theo xu hướng phố hóa vùng cao. Những chị bán hàng người dân tộc không chỉ bán những món hàng thổ sản mà còn bán rất nhiều những món hàng có xuất xứ từ Trung Quốc. Những gian hàng lưu niệm trong khu chợ trung tâm tràn ngập đồ thổ cẩm công nghiệp mà có lẽ nó có xuất xứ từ Trung Hoa. Những gian hàng bán các món đồ dùng leo núi như xẻng gấp, dao găm, đèn pin cũng đều là những món hàng mà xuất xứ của nó có lẽ cũng từ Trung Quốc. Có cảm giác mua đồ lưu niệm ở Sa Pa khó mà mua được những món đồ được làm từ chính đôi tay của đồng bào vùng cao. Khu trung tâm của thị trấn Sa Pa không có những khách sạn cao tầng sang trọng nhưng cũng tràn ngập những dịch vụ Massage, xông hơi, tắm lá thuốc. Không biết những dịch vụ này ở Sa Pa có nhiều công đoạn như dịch vụ này ở dưới xuôi hay không nhưng nghe nói rằng giá cả rất rẻ so với dưới xuôi và Nam Nữ đều được phục vụ trong cùng một khu vực của tiệm. Có vẻ như thị trấn Sa Pa có rất nhiều khách sạn tư nhân với nhiều dáng vẻ khác nhau nhưng tựu trung lại cũng là để phục vụ cho nhu cầu dừng chân quá cảnh của khách leo núi trước khi leo Phan Xi Păng hoặc về lại Lao Cai.
Trước chuyến đi này tôi cứ nghĩ con gái Sa Pa phải trắng trẻo và xinh đẹp hơn hẳn con gái dưới xuôi nhiều lắm. Không hiểu sao trong buổi chiều rong ruổi leo núi Hàm Rồng ở Sa Pa mới thấy sự thật không phải như tôi nghĩ. Kể cũng lạ, khí hậu của Sa Pa trong lành và mang tính ôn đới nên đáng ra con gái ở đây da phải trắng như trứng gà bóc mới phải. Ấy thế mà em nào em nấy da cứ hơi sậm màu như màu bánh mật. Duyên thì có duyên nhưng không thích lắm. Những cái sự xinh đẹp của con gái Sa pa cũng không ảnh hưởng nhiều lắm đến sự thơ mộng và lãng mạn của chuyến đi bởi lũ chúng tôi gần như không quan tâm nhiều lắm đến con gái Sa Pa mà chỉ quan tâm đến con gái của nhà trồng được.

Suốt buổi chiều đầu tiên lang thang ở Sa Pa, cả bọn lượn lờ khắp thị trấn đến mỏi nhừ cả đầu gối. Thị trấn Sa pa cũng nhiều dốc như ở Đà Lạt nhưng dốc ở đâu hình như cao hơn và dốc hơn ở Đà Lạt rất nhiều. Cả thị trấn như lọt thỏm trong một lòng chảo hẹp và chỗ nhà trọ của mấy anh em chúng tôi ở lưng chừng vách chảo. Thành ra một buổi chiều đi đi về về hai ba lần từ nhà xuống chợ từ chợ về nhà là chân cẳng mỏi nhừ như người bị đánh. Không ít người trong số cả bọn cứ leo một cuốc từ chợ về nhà là chui thẳng vào toilet. Lúc đấy mới hiều thế nào gọi là mệt vãi. Tùng Cao là người tích cực viếng thăm toilet nhất. Đều đặn đến nỗi lũ chúng tôi đều bụng bảo dạ rằng quả này đường lên Phan có bao nhiêu đèo dốc thì bấy nhiêu lần Tùng cao gửi lại yêu thương cũng nên.
 

Attachments

  • FIL9691.jpg
    FIL9691.jpg
    76.5 KB · Views: 188
Khởi hành

Mờ sáng ngày hôm sau anh em đánh thức lẫn nhau lục tục chuẩn bị đồ đạc để bắt đầu cuộc hành trình. Trời mưa nặng hạt hơn nhiều so với ngày hôm trước. Suốt đêm trước, cả bọn trải 4 cái nệm trong 1 phòng lớn rồi tổ chức sinh hoạt tập thể trước khi ngủ. Chia tổ chia tốp xong thì cả bọn lục tục kéo nhau đi nằm sớm để lấy sức cho ngày khởi hành leo đỉnh Phan Xi Păng. Đêm vùng cao gió thổi vun vút trộn lẫn với mưa nặng hạt cứ rào rào ngoài ô cửa sổ. Gió thổi luồn qua khe cửa gỗ nghe rin rít rồi luồn vào trong chăn thốc vào người lạnh buốt. Từ trong Nam ra Bắc được hưởng cái lạnh cuối mùa ở giữa vùng cao quả là cũng có nhiều cảm xúc khó tả.

8h sáng chúng tôi lên ô tô để xe đưa đến Trạm Tôn, điểm khởi đầu cho chuyến chinh phục đỉnh Phan. Trời vẫn tiếp tục mưa xối xả và mây đen vẫn không ngớt vần vũ trên bầu trời Sa Pa. Chúng tôi đi cùng những người bạn đường sẽ gùi đồ ăn thức uống, chăn ấm, lều bạn cho chúng tôi trong vòng 3 ngày leo núi. Họ đều là những người dân tộc bản địa và phần đông trong số họ ở bản Sìn Hồ. Những người bạn đường này thường được dân leo núi gọi bằng cái tên Poster. Họ không cần trang bị từ đầu đến chân như lũ chúng tôi. Không cần giày có đinh hoặc giày bộ đội, cũng không cần phải khoác những chiếc áo ấm một vài lớp để chống lại cái lạnh của núi từng, cũng không cần phải dùng những đôi tất chân dài tới gối bao bọc kính từ dưới bàn chân lên đến cẳng chân để chống lại vắt rừng. Kể cả những chiếc áo mưa mà họ dùng cũng không cần cầu kỳ như của chúng tôi. Không cần phải là áo mưa bộ hay áo mưa dơi. Tất cả đều là áo mưa mảnh quấn quanh cổ và đủ che cho chiếc gùi nan nặng trĩu đồ ăn thức uống lẫn lều bạt chăn chiếu cho cả đoàn. Tôi hỏi Tour guide, một cậu người gầy guộc và có phần hơi nhỏ nhắn rằng mỗi gùi đó nặng chừng bao nhiêu kg. Câu trả lời là xấp xỉ 30 ký lô cho mỗi gùi. Cả đội chúng tôi có 17 người thì có 13 chú Poster. Như vậy tổng cộng cũng có tới gần 400Kg hàng hóa đi theo chúng tôi trên đường chinh phục Phan Xi Păng.
 

Attachments

  • chuan bi.jpg
    chuan bi.jpg
    60.5 KB · Views: 192
Last edited:
Tiều đề topic hết sức nhảm nhí :LL :LL :LL
Dream come true rồi còn mơ với mộng cái zề ...?:T
Theo em, phải đổi lại thành "Hồi ức Fanxipang", các bác chưa leo Fan hẹn nhau vào "Giấc mơ Fan". Thế nhỉ? ;) :))
 
Tiều đề topic hết sức nhảm nhí :LL :LL :LL
Dream come true rồi còn mơ với mộng cái zề ...?:T
Theo em, phải đổi lại thành "Hồi ức Fanxipang", các bác chưa leo Fan hẹn nhau vào "Giấc mơ Fan". Thế nhỉ? ;) :))

Đã sửa rồi, mấy ô chưa đi vnvirus, babel, chuoiday tập hợp lại rồi hú các lão làng đi phát đi!
 
Đã sửa rồi, mấy ô chưa đi vnvirus, babel, chuoiday tập hợp lại rồi hú các lão làng đi phát đi!

Lần này đi anh sẽ ở lại Sapa, đi thăm các bản xung quanh thôi.
 
Cả đoàn khởi hành trong cảnh mưa gió nhớp nháp. Chặng đầu tiên cả lũ còn phân công nhau đi bám sát nhau theo từng tốp như đã chia từ ở nhà. Có lẽ lần đầu tiên đi vào rừng nên ai cũng sợ bị lạc. Đi đầu là đám HưngPM (đi đường toàn gọi là Hưng Lợn), HồngDV, MinhNQ; PhươngPTA…vv, tôi với Khang VQ (cả đội toàn gọi là Khang Lợn) và Tùng Cao được giao nhiệm vụ đi sau chốt hậu. Không biết có phải vì Tùng Cao có chiều cao đáng kể nên cho đi sau để lỡ có lạc đường còn nhìn thấy đoàn đi trước mà đi hay không nhưng chỉ được đoạn đầu lúc còn hừng hực khí thế, những giờ phút tiếp theo gần như cả đội mạnh ai người nấy đi. Đoạn đầu leo núi là một đoạn xuống dốc. Anh em ai cũng hào hứng, người đi trước thấy chướng ngại vật trên đường hoặc thấy chỗ sình lầy đều hô lên để người đi sau biết đường mà tránh. Vừa hô vừa hát vừa kể chuyện cười vừa nói phét với nhau nghe râm ran cả một khu rừng. Khí thế hừng hực như đi đánh trận. Chừng 30 phút sau cả đoàn chỉ còn nghe thấy tiếng thở gấp của những người leo núi. Đi hết đoạn xuống dốc thì phải đến đoạn leo dốc. Cả hội vừa leo vừa thở, cấm thấy ai nói với ai câu nào. Mưa vẫn nặng hạt như mưa rào. Những tán cây bụi thấp dưới chân núi không đủ dày để che mưa và nước mưa vẫn quất thẳng vào người, vào mặt nghe ràn rạt. Nước mưa thấm vào ba lô của chúng tôi khiến nó như nặng hơn nhiều lần so với trọng lượng ban đầu của nó chỉ chừng 3kg. Biết phải leo núi trong điều kiện ẩm ướt và mưa gió nên áo quần vật dụng mang theo đều được chúng tôi gói gém và bọc kín trong những bọc nilon để tránh ướt. Tuy vật những chiếc ba lô thời thượng có nệm mút ở lưng để đeo cho đỡ đau chỉ khiến cho chúng tôi thêm vất vả vì chúng dễ ngấm nước. Những chiếc áo mưa dơi mà chúng tôi tự hào là sẽ che chắn kín đáo cho toàn thân trong cơn mưa rừng xối xả bắt đầu trở nên vướng víu kỳ lạ. Đi đến đâu cũng vướng cây rừng và gai bụi thấp. Gai cào vào áo mưa như muốn kéo chúng tôi tụt lùi trở lại. Những bước chân mỏi mệt vì chưa quen với việc leo dốc như rờ rẫm dưới mặt đất đầy bùn đất nhão nhoẹt và ướt nhẹp. Lũ chúng tôi phải cắt ngắn bớt tà áo mưa phía trước để việc di chuyển được dễ dàng hơn. Thế nhưng tà còn lại phía sau cũng bị cây rừng kéo cho rách toạc còn thảm hại và ngắn cũn cỡn hơn cả tà phía trước.
 

Attachments

  • Phan.jpg
    Phan.jpg
    61.1 KB · Views: 190
Leo tiếp nào

Hề hề gọi là hồi ức mới đúng. Lên đây kể chuyện đã đi để những người chưa đi lấy thêm cảm hứng. Vui là vui cái lúc hồi tưởng này mới là vui lâu dài, đời người là những chuyến đi mà các bác. Em kể tiếp nhá:
Đường Trạm Tôn nổi tiếng khúc khuỷu, dốc đội dốc, hiểm trở và khó leo nhất trong số các con đường len Phan Xi Păng. Già buổi trưa chúng tôi mới đến trạm nghỉ chân nằm ở một khoảng bằng phẳng giữa lưng chừng núi. Đói, và lạnh. Mặt mũi người nào người nấy phờ phạc, môi thâm đen và tay chân thì lạnh cóng. Chiếc quần gió nhẹ tênh mà tôi mua dưới chợ Sa Pa để leo núi đã rách toạc đũng từ lúc nào. Và như thế là một cái quần đã ra đi. Không biết những chặng sau có dễ leo hơn không chứ cứ nghe lời tour guide nói thì đoạn sau còn khó leo hơn đoạn trước nhiều lần. Mọi người móc đèn cầy ra để đốt lên và hơ tay cho có cảm giác đang được sưởi ấm. Gel xoa bóp được móc ra để sử dụng nhằm làm nóng cơ thể và làm giảm cảm giác nhức mỏi. Vài ba đứa trong đoàn vẫn còn đủ sức nhảy múa cười đùa nhưng thực ra là nhảy để có cảm giác vận động cho cơ thể nóng lên nhằm chống lại cái lạnh và nhớp nháp của mưa rừng. Sau 1 tiếng đồng hồ ăn uống nghỉ ngơi cho lại sức chúng tôi lại lên đường. Cảm giác đang được khô ráo như vỡ tan một cách nghiệt ngã và đột ngột ngay sau khi chúng tôi thò chân vào những đôi tất, đôi giày ướt nhớp nháp, lấm lem đầy bùn đất. Ước gì được một đôi dép rọ như những anh Poster mà đi vào chân thì hay biết mấy.
 

Attachments

  • tram nghi 1.jpg
    tram nghi 1.jpg
    46 KB · Views: 173
  • suoi am.jpg
    suoi am.jpg
    23.1 KB · Views: 182
  • hon nhien cho do lanh.jpg
    hon nhien cho do lanh.jpg
    56.3 KB · Views: 198
Leo nữa nào

Chặng đầu tiên của đoạn buổi chiều là một đoạn dốc đứng dài ngoẵng và trơn trượt. Mất hẳn cảm giác thả lỏng cơ thể và bắt đầu thấy xuống sức nhanh chóng hơn tưởng tượng. Tôi bắt đầu tụt dần lại phía sau cả đòan. KhangVQ và Tùng cao vẫn đi cạnh để trông chừng tôi. Cứ bò 5 phút lại nghỉ 5 phút. Đoàn bắt đầu tách top trông thấy. NHững chiếc còi nhựa mà chúng tôi mua để dùng cho việc phát tín hiệu bắt đầu phát huy tác dụng. Đi một đoạn lại đứng lại lấy sức để thổi còi. Chỉ cần nghe tiếng còi đáp lại để biết mình không đi lạc và có định hướng. Gió vẫn không ngớt và dường như càng lên cao gió thổi càng mạnh. Cây bụi thấp bên sườn núi đổ rạp trong gió và gió luồn qua từng vách núi thổi ù ù tạo cảm giác lạnh lẽo đến gai người. Giữa trùng trùng điệp điệp núi non và mây mù, gió hú, lũ chúng tôi không đứa nào cảm giác được cái đẹp hay cái hùng vĩ của núi rừng Phan Xi Păng. Chỉ thấy mệt và mệt.

Đoạn đường càng đi càng thấy dài ra và càng đến những dốc cao đèo sâu trơn trượt như đổ mỡ. Đường lên trạm tôn có rất nhiều đoạn dốc gấp và hẹp lại trơn đầy bùn nhão. Những đoạn này người ta đã đúc các tay vịn bằng bê tông để làm điểm tựa cho người leo núi. Tôi với Tùng cao bảo nhau không biết có phải PMU 18 nó làm không? Nếu bọn nó mà làm cái tay vịn này thì không cẩn thận có khi chết hết cả lũ vì gãy rào mà rơi xuống vực. Chính trên những đoạn đường này, một cô Tây đã mất mạng khi trượt chân rơi xuống vực sâu. Tôi, Tùng Cao, KhangVQ, MinhNQ3 và Thảo Huỳnh vừa đi vừa lầm nhẩm câu khấn của anh SơnTT nhưng chỉ nhớ được mỗi một câu Dear My English Girl…

Đoạn này trời mây vần vũ không sao chụp ảnh rõ được mà cũng không dám móc máy ảnh ra vì sợ máy bị ẩm hơi nước thì đến lúc lên đỉnh không chụp ảnh được
 

Attachments

  • may mu.jpg
    may mu.jpg
    35.5 KB · Views: 188
  • dinh 1.jpg
    dinh 1.jpg
    44.2 KB · Views: 183

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
58,887
Bài viết
1,172,362
Members
191,762
Latest member
78winesq
Back
Top