What's new

Hà Giang - Cao Bằng: những cung đường tình yêu

Mặc dù ở Forum này đã có quá nhiều topic về Hà Giang rồi, nhưng em cũng xin mạn phép được mở thêm một cái thớt nữa về miền đất đáng yêu này - Nơi mà em đã đi, đã đến và đã chết đứ đừ ngay từ cái nhìn đầu tiên ấy :L.

Chuyến đi được bắt đầu một cách hết sức vu vơ vào một ngày đầu tháng 9, hai con vịt ham chơi chán làm gặp nhau trên net:
- Chán quá rồi mày ạ. Thèm đi đâu đó quá.
- Tao cũng thế. Sắp phắn về nhà làm rồi. Hay trước lúc tao về thì làm 1 chuyến nhá. Hà Giang đê!
- Ok! 1 tuần trăng mật cho 2 đứa mình!

Và thế là 2 tuần lọ mọ tìm cung đường và lịch trình hợp lý nhất cho chuyến đi 7 ngày bắt đầu. Nghe đến HG cũng nhiều và mơ ước được đến đó cũng đã có từ lâu lắm rồi nhưng mãi đến h mới có cơ hội để đi. Trước lúc lên đường em cũng lê la đến mòn chuột và keyboard ở phuot.com, cũng nhân được không ít những lời khuyên có, can ngăn cũng có vì cung đường Hà Giang rất khủng. Đối với những kẻ mới lần đầu chân ướt chân ráo đi phượt, nhất là với phận nữ nhi như em, chưa từng chạy đường núi bao h và cũng chưa từng tự chạy đường đồng bằng quá 40km/ngày thì đúng là liều lĩnh thật!

Nhưng với tinh thần "Điếc không sợ súng"; “Bây giờ hoặc không bao giờ”, “Đi hoặc tự cắt tiết”, không từ một thủ đoạn nào, cuối cùng 3 đứa em (2 vịt, 1 cò) cũng đã thực hiện được hành trình mơ ước của mình.

Nhân đây em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các bác, các anh chị em ở phuot.com đã quan tâm và động viên em rất nhiều trên từng cột mốc, từng khúc cua :L. Nhờ đó mà em càng có quyết tâm để tăng thêm sự liều lĩnh của mình :T đấy ạ. (He he, nghe đúng kiểu diễn văn tổng kết :LL)
 
Càng về gần trưa chợ càng đông

IMG_1056.jpg


một bóng hồng đứng ngẩn ngơ

IMG_1064.jpg


Người Mông mặc những bộ quần áo đẹp nhất để chơi chợ, kể cả lũ trẻ

IMG_1066.jpg


Hàng bán hạt giống, đủ các loại, 100% xuất xứ từ Trung Quốc

IMG_1065.jpg


Giá đỗ tương, món này không thấy có ở Hà Nội, không biết ăn có ngon không

IMG_1071.jpg


Gùi

IMG_1075.jpg


Gừng

IMG_1081.jpg
 
Một người đàn bà đang ôm con nhỏ ngồi bán tóc. Nhìn mụ buôn tóc dùng con dao cạo cắt xoèn xoẹt từng lọn tóc của người đàn bà mà tôi thấy hơi chạnh lòng. Mụ vừa đưa dao thoăn thoắt vừa cười đắc ý. Có một cô người Mông đến, hỏi người đàn bà bằng tiếng Mông là bán bao nhiêu tiền, người đàn bà trả lời là 50.000 đồng, cô kia lẩm bẩm sao bán rẻ thế, có chỗ bán được 200.000 đồng. Thế là mụ buôn tóc chửi té tát bằng tiếng Kinh, mụ dùng những lời lẽ thô tục nhất mà vốn ta hay nghe thấy ở những chợ cóc của Thủ Đô, cũng may là có lẽ cô người Mông kia cũng không hiểu nên bỏ đi.

IMG_1078.jpg


Chợ đã gần tan, các anh Mông đã bắt đầu ngà ngà say, ngoài đầu chợ, một phụ nữ đang cố gắng lôi người chồng đứng dậy nhưng có vẻ không xong, thôi đành ngồi đợi chồng tỉnh rượu rồi cả hai cùng về.

IMG_1097.jpg
 
Một cảnh thường gặp sau các phiên chợ vùng cao là cánh đàn ông người Mông say rượu năm khắp nơi, có người còn vừa nằm vừa hát, có người vứt xe máy bên vệ đường rồi lăn ra ngủ. Tập quán ở đây là thế, cũng giống như ở Hà Nội ta, cánh đàn ông vào nhà hàng ăn đặc sản, uống bia uống rượu say rồi vào WC ói, thế mới vui. Tuy nhiên, có một điều khác biệt là những người vợ Mông, họ không tỏ ra bực mình hay khó chịu, họ lặng lẽ ngồi bên cạnh chồng, che ô cho chồng đợi chồng tỉnh rượu rồi dìu chồng về nhà, lau mặt mũi, phủi bùn đất trên quần áo của chồng cho sạch sẽ. Điều đó tạo nên một nét văn hóa rất hay ở đây, nơi tình người thật rộng lớn và trong sáng.
 
Last edited:
Hết phiên chợ, tôi vào ăn tạm đĩa cơm rang rồi lên đường đi Mèo Vạc.
Qua đèo Mã Pí Lèng, bản của hai vợ chồng người Mông tôi gặp ở hàng thắng cố chắc là đây.

IMG_1110.jpg


Đường vào bản cheo leo hiểm trở ở độ cao 1.101m, say rượu mà lăn xuống thì hơi mệt

IMG_1112.jpg


Nơi cao nhất của đèo Mã Pí Lèng là khoảng 1.100m, thấp hơn tôi tưởng. Chỗ đặt tấm bia thì chỉ cao 1.059m

IMG_1102.jpg


Tôi nảy ra ý định đi thử xuống sông Nho Quế xem sao vì đoạn sông này sắp sửa biến thành hồ nước thủy điện.

Trên đường xuống sông Nho Quế, tôi gặp một cậu bé cưỡi một con ngựa đang phi nước kiệu, cảnh tượng thật là đẹp, nhìn chỉ muốn vứt cào cào trèo lên lưng ngựa phi thử một vòng.

IMG_1113.jpg


Sông Nho Quế đây rồi, rất hiền hòa và trong xanh, cả khu này ít nữa là sâu hàng chục mét dưới nước đây.

IMG_1116.jpg
 
Ngắm nghía sông Nho Quế chán, tôi đi về Mèo Vạc, vào lấy 1 phòng ở khách sạn Hoa Cương, tắm rửa và thật tình cờ, TV đang chiếu bộ phim Into the Wild. Một bộ phim dựa trên một câu truyện có thật về anh sinh viên đẹp trai học giỏi, con nhà giàu Christopher McCandless sau khi tốt nghiệp xuất sắc trường đại học Emory University, anh ta đã từ bỏ thế giới hiện đại phù phiếm và giả dối để về sống hòa mình vào với thiên nhiên, kết bạn với những con người sống chân thành và nhân ái.
Hãy đọc thử một vài cảm nhận của một bạn tôi tình cờ tìm thấy trên internet:

"- Chúng ta đang sống giữa những sự giả tạo vô nghĩa. Mỗi người đều đang đeo một chiếc mặt nạ, lừa mị người khác và tự lừa mị chính mình. Tớ rất thích cái cảnh Alex và Wayne ngồi uống bia trong quán, cả 2 cùng hét lớn “Society! Society!” Alex cảm thấy sợ hãi và mất niềm tin đối với xã hội loài người, cái xã hội mà người ta bị ràng buộc với nhau và với cuộc sống bởi những điều không có thật, bởi những mục đích thực dụng vô nghĩa và bởi cái ham muốn vật chất tầm thường phù phiếm.

- Sự ảnh hưởng của gia đình lên suy nghĩ và cách nhìn của một cá nhân. Vốn dĩ bất kì chúng ta ai cũng lờ mờ có những cảm nhận và suy nghĩ trên, khác nhau là về mức độ. Chúng ta vẫn chịu đựng và chấp nhận được những điều đó. Nhưng Alex thì khác. Sự khác biệt ấy một phần đến từ tính cách của Alex và sự dư giả về mặt vật chất của anh ấy, nhưng phần lớn đến từ gia đình của anh. Chính gia đình đã khiến anh hoàn toàn đánh mất niềm tin vào con người cũng như ý nghĩa của cuộc sống hiện tại. Alex đã lớn lên trong sự giả tạo và lừa dối, chính vì thế anh cảm thấy cả xã hội bên ngoài cũng giống như thế. Và anh quyết định lên đường “into the wild”, tìm về với thiên nhiên nguyên sơ và hoang dã, nơi không có những vỏ bọc đẹp đẽ, những sự an toàn giả tạo và những chiếc mặt nạ.

- Trong lúc xem phim, tớ luôn ao ước có thể sống như Alex. Một cuộc sống đúng nghĩa, với đầy những thử thách, những trải nghiệm và những khám phá mới mẻ. Chỉ trong 2 năm ngắn ngủi nhưng Alex đã sống hơn anh đã sống 21 năm trước, và có lẽ là hơn cả chúng ta sống trong suốt 60 năm."

Đúng là "Every man dies, but not every man really lives"

wild2512a2.jpg


photo_04_hires.jpg


into-the-wild-3-759275.jpg


6a00d83518d15e53ef00e54f2de6678833-.jpg


130809151800Into_The_Wild_2.jpg
 
Xem xong bộ phim, tôi đi ăn tối đi loanh quanh Mèo Vạc ngắm trăng (hôm đó là 13 âm lịch) rồi về khách sạn lăn ra ngủ.
Sáng hôm sau, tôi dậy sớm, gói ghém đồ đạc, trả phòng và lên đường đi Mậu Duệ - Du Già.

Đi một đoạn thì tôi đến Lũng Phìn. Chuyến đi này của tôi thật là có duyên, tôi gặp đúng phiên chợ Lũng Phìn, tên kilimangiaro một lần nữa sẽ phải nhảy lên vì ghen tỵ với tôi . Chợ phiên Lũng Phìn là chợ họp lùi, túc là 6 ngày có một phiên. Nếu tuần trước là họp vào thứ ba, thì tuần này sẽ họp vào thứ hai. Người ở nơi xa đến, sẽ không thể biết được chợ sẽ họp vào ngày nào để mà rình ngày đi.

Chợ Lũng Phìn nằm ở độ cao 1.100m thậm chí còn to và đông hơn chọ Đồng Văn, là nơi giao thương của bà con khắp khu vực từ Mèo Vạc đến Mậu Duệ và Yên Minh. Chợ Lũng Phìn cũng là nơi tập trung nhiều vùng dân tộc hơn chợ Đồng Văn bao gồm Mông, Giáy, Lô Lô, Tày, Nùng và .... Kinh. Tại đây cũng có tuyến xe khách để đưa đón bà con đi chợ xa, vận chuyển hàng hóa từ các nơi đến.
 
Last edited:
Từ ngoài đường cái, tôi đã thấy cả khu vực này đang rất náo nhiệt. Một chiếc xe khách đang xuống hàng, những chú dê được buộc trên nóc xe.

IMG_1121.jpg


Ngay cổng chợ, nhiều người chỉ cắp nách mỗi con gà đi bán, chỉ cần bán được một con gà là đủ tiền mua sắm cho cả tuần.

IMG_1120.jpg


Trâu bò lợn dê... rất nhiều để bán

IMG_1119.jpg


Chợ Lũng Phìn họp trên suốt một khu vực dài đến 500m

IMG_1124.jpg


Hàng bán đồ khô và hoa quả

IMG_1125.jpg


Chọn cày

IMG_1128.jpg


Dây chão để kéo cày làm bằng da bò, da trâu bện lại

IMG_1127.jpg
 
Gặp một chị xinh như hoa hậu người dân tộc Giáy.

IMG_1123.jpg


Nhân đây cũng xin giới thiệu vài nét về dân tộc Giáy vốn ít được nói đến.

Dân tộc Giáy có khoảng 38.000 người, cư trú ở Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu và Cao Bằng. Người Giáy còn có tên gọi khác là Nhắng, Dẳng, Pâu Thìn, Cùi Chu, Xạ. Tiếng Giáy thuộc nhóm ngôn ngữ Tày-Thái.

Người Giáy làm ruộng nước là chính, rẫy chỉ là nguồn thu nhập thêm và thường cũng là chỗ chăn nuôi lợn, gà. Đồng bào nuôi nhiều trâu, ngựa, lợn, gà, vịt, có truyền thống dùng ngựa để cưỡi, thồ, dùng trâu kéo cày, kéo gỗ.

Đàn ông Giáy mặc quần áo, vấn khăn. Đàn bà có áo 5 thân xẻ nách bên phải cài cúc, mặc quần, đầu đội khăn hoặc vấn tóc để trần. Thường có trang trí trên sản phẩm dệt như áo nữ, túi đeo của nữ, gối, rèm cửa buồng, mũ trẻ em.

Làng người Giáy đông đúc, có khi tới cả trăm nhà. Họ ở nhà sàn (ở Hà Giang, Cao Bằng), hoặc nhà trệt (ở Lào Cai, LAi Châu. Gian giữa bao giờ cũng để tiếp khách và đặt bàn thờ tổ tiên. Mỗi cặp vợ chồng có một buồng nhỏ tại các gian khác. Bếp đun đặt ở một gian.

Theo phong tục Giáy, trong các gia đình vị thế nổi bật là người chồng, người cha. Con cái lấy họ theo cha. Nhà trai chủ động việc cưới xin, sau lễ cưới, cô dâu về ở cùng gia đình nhà chồng, tuy vậy việc ở rể cũng là phổ biến. Trước kia người Giáy có tục "kéo vợ", đó là trường hợp cô gái và gia đình cô ta đồng ý nhưng nhà trai không đủ tiền để cưới hỏi đàng hoàng, chàng trai phải tổ chức "kéo vợ".

Phụ nữ Giáy khi mang thai phải kiêng cữ và cúng cầu mong sinh nở yên lành. Dịp đứa bé đầy tháng, có lễ trình báo với tổ tiên và cầu xin tổ tiên phù hộ. Tên, ngày tháng năm sinh của mỗi người được thầy cúng ghi vào miếng vải đỏ, sẽ dùng để so tuổi khi tính chuyện cưới xin và chọn giờ trong việc đám ma của chính người đó.

Người Giáy cho rằng: ngoài thế giới người sinh sống còn có thế giới trên trời và thế giới trong lòng đất. Mỗi người chết đi nếu được cúng quải chu đáo thì được lên trời sung sướng, bằng không, sẽ phải xuống thế giới trong lòng đất đáng sợ.

Trên bàn thờ, người Giáy không chỉ thờ chung các đời tổ tiên mà còn thờ cả "vua bếp", trời, đất. Trong nhà, đồng bào cũng thờ cả bà mụ liên quan đến sinh đẻ và trẻ sơ sinh, thờ thổ thần, có khi thờ cả tổ tiên họ vợ. Những tổ tiên xa xưa được thờ làm "ma" giữ cửa.

Người Giáy có vốn truyện cổ, thơ ca, tục ngữ, câu đố, đồng dao... có nhiều truyện giải thích hiện tượng tự nhiên, có nhiều truyện thơ dài, có truyện kết hợp lời kể với lời hát. Dân ca phong phú, gồm nhiều loại, mỗi loại có nhiều bài, điệu khác nhau, đặc biệt các hình thức hát giao duyên nam nữ là sinh hoạt sôi nổi và hấp dẫn.

Nguồn: Trang tin điện tử của Ủy ban dân tộc
 
Một hàng thuốc nam

IMG_1129.jpg


Khu bán gia súc

IMG_1131.jpg


IMG_1132.jpg


IMG_1134.jpg


Có một sự khác biệt ở đây là Lũng phìn có các hàng bán nước giải khát, thay vì uống rượu, họ uống nước tăng lực, loại nước tăng lực này chắc là có xuất xứ từ Trung Quốc

IMG_1130.jpg


IMG_1136.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,687
Bài viết
1,135,248
Members
192,409
Latest member
u888netim
Back
Top