What's new

Hà Giang - Cao Bằng: những cung đường tình yêu

Mặc dù ở Forum này đã có quá nhiều topic về Hà Giang rồi, nhưng em cũng xin mạn phép được mở thêm một cái thớt nữa về miền đất đáng yêu này - Nơi mà em đã đi, đã đến và đã chết đứ đừ ngay từ cái nhìn đầu tiên ấy :L.

Chuyến đi được bắt đầu một cách hết sức vu vơ vào một ngày đầu tháng 9, hai con vịt ham chơi chán làm gặp nhau trên net:
- Chán quá rồi mày ạ. Thèm đi đâu đó quá.
- Tao cũng thế. Sắp phắn về nhà làm rồi. Hay trước lúc tao về thì làm 1 chuyến nhá. Hà Giang đê!
- Ok! 1 tuần trăng mật cho 2 đứa mình!

Và thế là 2 tuần lọ mọ tìm cung đường và lịch trình hợp lý nhất cho chuyến đi 7 ngày bắt đầu. Nghe đến HG cũng nhiều và mơ ước được đến đó cũng đã có từ lâu lắm rồi nhưng mãi đến h mới có cơ hội để đi. Trước lúc lên đường em cũng lê la đến mòn chuột và keyboard ở phuot.com, cũng nhân được không ít những lời khuyên có, can ngăn cũng có vì cung đường Hà Giang rất khủng. Đối với những kẻ mới lần đầu chân ướt chân ráo đi phượt, nhất là với phận nữ nhi như em, chưa từng chạy đường núi bao h và cũng chưa từng tự chạy đường đồng bằng quá 40km/ngày thì đúng là liều lĩnh thật!

Nhưng với tinh thần "Điếc không sợ súng"; “Bây giờ hoặc không bao giờ”, “Đi hoặc tự cắt tiết”, không từ một thủ đoạn nào, cuối cùng 3 đứa em (2 vịt, 1 cò) cũng đã thực hiện được hành trình mơ ước của mình.

Nhân đây em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các bác, các anh chị em ở phuot.com đã quan tâm và động viên em rất nhiều trên từng cột mốc, từng khúc cua :L. Nhờ đó mà em càng có quyết tâm để tăng thêm sự liều lĩnh của mình :T đấy ạ. (He he, nghe đúng kiểu diễn văn tổng kết :LL)
 
Rời Mậu Duệ, tôi đến xã Đường Thượng thuộc huyện Yên Minh.

Những phế tích còn sót lại từ thời Pháp thuộc

IMG_1152.jpg


Không rõ đây là đồn bốt hay dinh thự của một kẻ quyền uy ngày xưa

IMG_1154.jpg


IMG_1155.jpg


Giờ đây người ta trồng ngô trong lòng phế tích này luôn, liệu đây có phải là dinh cơ của Sủng Chúa Đà khét tiếng tàn ác xưa kia?

Thung lũng Đường Thượng huyền thoại ẩn hiện sau khe núi đây rồi.

IMG_1153.jpg
 
Spam với bạn chủ topic chút.

Tớ đã từng sống và làm việc với người Dao Đỏ, Dao Tiền (Bắc Kạn), Dao Áo dài (Tuyên Quang), Dao Thanh Y (Lạng Sơn) nhưng chưa bao giờ thấy người dao ở nhà sàn. Trông cái nhà hai trái, lợp ngói âm dương kia thì giống nhà của người Tầy. Theo tớ biết tiếng Dao, từ Miền có nghĩa là người và đôi khi họ gọi mình là Miền (Dao đỏ-Sa Pa).

Rất mong bạn chủ topic giải thích thêm những bức ảnh chụp trên có thật là nhà của người Dao?
 
Spam với bạn chủ topic chút.

Tớ đã từng sống và làm việc với người Dao Đỏ, Dao Tiền (Bắc Kạn), Dao Áo dài (Tuyên Quang), Dao Thanh Y (Lạng Sơn) nhưng chưa bao giờ thấy người dao ở nhà sàn. Trông cái nhà hai trái, lợp ngói âm dương kia thì giống nhà của người Tầy. Theo tớ biết tiếng Dao, từ Miền có nghĩa là người và đôi khi họ gọi mình là Miền (Dao đỏ-Sa Pa).

Rất mong bạn chủ topic giải thích thêm những bức ảnh chụp trên có thật là nhà của người Dao?

Vâng, đây đúng là nhà sàn của người Dao tại bản Ngâm La, chỗ này tôi đã dừng lại khá lâu để nói chuyện với bà con. Nhà sàn được làm bằng gỗ, thường là gỗ dổi cho bền, lợp ngói đất nung bằng củi. Nhà nào trên đỉnh mái cũng trang trí một ngôi sao năm cánh. Đường đi Du Già là lối rẽ lên phía ngôi nhà trên đỉnh của bức ảnh. Tại đây tôi còn gặp một bạn trẻ người Dao, đeo bên mình một cái walkman bật một loại nhạc dân ca của người Dao rất lạ nghe có vẻ thích thú khiến tôi nhớ mãi.
 
Last edited:
Nhân đây, xin đăng lại một câu truyện có liên quan tới thung lũng Đường Thượng này.

Cột đá hành hình và những bí ẩn chưa có lời giải


75012509-29123_cot-da-1.jpg



Chẳng biết chuyện thật hay hư, chỉ biết rằng cây cột đá đó đến ngày nay vẫn tồn tại, như một minh chứng sống động nhất tố cáo bản chất ác độc của một số thổ ty, quan lang ngày xưa.
Đêm ở cao nguyên đá Hà Giang lạnh và heo hút. Bóng tối đặc quánh, như có thể dùng dao xắt được ra từng mảnh. Bên những chén rượu ngô uống mãi vẫn thấy ngọt, chúng tôi được các cụ già ở xã Đường Thượng, huyện Yên Minh kể cho nghe những truyền thuyết về cây cột đá giết người của một thổ ty từng cai quản vùng này cách nay hơn 200 năm, có tên gọi Sùng Chúa Đà. Dinh cơ của thổ ty Sùng Chúa Đà đến nay chỉ còn là phế tích.

Bà Dương Thanh Hương, Phó Giám đốc Bảo tàng Hà Giang, người trực tiếp lên Đường Thượng đưa cây cột đá này về trưng bày, cho biết khi các cán bộ bảo tàng tìm đến thì phát hiện cây cột đá này nằm đổ trên một nương đá, cách UBND xã Đường Thượng vài trăm mét. Người dân vùng này “căm thù” cây cột đá ấy nên hò nhau đẩy đổ. Vì nó nặng quá chứ không thì họ cũng khiêng ném xuống sông xuống suối rồi. Vận chuyển nó về Bảo tàng Hà Giang được cũng là cả một vấn đề. Đó là một tảng đá nguyên khối, cao 1,90m, đường kính 60 cm. Thật may là họ gặp một đội xây lắp đang dựng cột điện ở đây. Bảo tàng đã thuê phương tiện của họ, dùng cẩu ba lăng kéo lê từng mét, qua mấy khúc suối mới đưa được cây cột đá ra đường ôtô.

Thế rồi cũng phải loay hoay đến ngót một ngày, nhờ đủ các “chuyên gia” chằng buộc cẩn thận thì “nó” mới được đưa về an toàn. Ở vùng cao này, xe ôtô đi được qua Cổng trời đã là một kỹ nghệ tuyệt đỉnh của các bác tài già, vậy mà còn chở cây cột đá thì phải có nghề lắm. “Nó” chỉ cần nhúc nhích thì cả người và xe mất hút dưới vực thẳm ngay lập tức.

Câu chuyện được truyền từ đời này sang đời khác, rằng xưa kia thổ ty Sùng Chúa Đà là một người rất khôn ngoan và khỏe mạnh. Trong một tiệc rượu, trai bản thách nhau ai nhảy qua được một cái khe sâu thì sẽ được bầu làm thổ ty. Không ngờ Sùng Chúa Đà nhảy thật. Không phải là nhảy mà là bay vù một cái đã sang bờ bên kia. Trai tráng kinh ngạc, đành phải giữ lời hứa, bầu ông ta là chúa đất. Trong tiếng Mông, Sùng Chúa Đà được hiểu là ông chủ vui tính. Nghĩa là từ một trò thách đố vui mà thành thật.

Tuy nhiên, lại có truyền thuyết nói rằng, Sùng Chúa Đà là một phù thủy, cú nhảy qua khe sâu của ông ta cũng là nhờ phép thuật mà thành. Sùng Chúa Đà còn từng biểu diễn màn ngậm súng kíp. Người hầu nhồi đầy thuốc nổ vào súng kíp để ông ta ngậm vào nóng súng, sau đó một người châm lưa vào ngòi nổ. Súng nổ đùng đoàng mà ông ta không bị làm sao. Từ đó, người dân vùng này càng nể sợ Sùng Chúa Đà hơn.

Sùng Chúa Đà cho người đục đẽo cây cột đá để làm phương tiện tra tấn những đôi trai gái yêu nhau, những kẻ vi phạm luật lệ do ông ta đặt ra. Đôi trai gái sẽ phải đứng áp mặt vào cột đá, hai bàn tay luồn qua hai lỗ tròn, và họ cứ phải đứng như thế trong tình trạng không có quần áo trên người. Tuy nắm được tay nhau nhưng họ không thể nhìn thấy mặt nhau. Cứ đứng như thế giữa trời, giữa đêm đông giá rét hay mưa gió bão bùng, người nào khỏe lắm thì trụ được đến ngày thứ ba, không thì chết vì đói khát, làm mồi cho thú dữ, cho kiến đốt hoặc là đối mặt với hàng trăm ngàn mối nguy hiểm khác.

Sùng Chúa Đà bắt họ phải chết một cách đau đớn như thế là vì truyền thuyết kể rằng, Sùng Chúa Đà có khá nhiều vợ, nhưng ông ta yêu nhất bà vợ thứ ba. Một lần phát hiện vợ ngoại tình với một nô bộc trong nhà, Sùng Chúa Đà điên tiết vì bị phản bội và đã cho người đẽo cây cột đá gấp để hành hình đôi “gian phu dâm phụ”.

Cũng có chuyện kể rằng, vì quá yêu người vợ này nên ông ta không bao giờ cho vợ đi chơi. Nhân một hôm ông ta ngủ say, người vợ này đã lén lút trốn đi chợ phiên. Sùng Chúa Đà vác dao ra đầu núi chờ sẵn, đến khi cô này cưỡi ngựa về qua đã bị ông ta chém chết.

Lại có truyền thuyết nói về cái chết của Sùng Chúa Đà như sau: Khi cô vợ bé bị ông ta giết chết, người nhà cô này không những không thù hận mà còn dẫn cô em gái của cô này đến nhà Sùng Chúa Đà, ngỏ ý được thay thế cô chị. Chúa đất đồng ý nhưng không ngờ đã bị rơi vào cạm bẫy của gia đình cô vợ bé. Khi tiệc cưới đang diễn ra thì có một nhóm người mang theo dao thớt đến nhà Sùng Chúa Đà, nói rằng do bên nhà vợ cử sang để làm cỗ, vì người Mông nấu cỗ không ngon. Sùng Chúa Đà mất cảnh giác đã bị chính nhóm người này dùng dao chém chết.

Đến nay, người Mông nơi đây vẫn tin rằng, oan hồn những người chết do bị hành hình ở cây cột đá này vẫn lẩn khuất, vì thế trai gái yêu nhau đi qua cây cột này sẽ nhanh chóng bỏ nhau, trâu bò có thai đi qua là bị trụy thai, thậm chí người khỏe mạnh đi qua về nhà bị ốm hàng tuần liền… Giờ thì cây cột đá đã được đưa vào khuôn viên Bảo tàng tỉnh Hà Giang./.

Theo Công an thành phố Hồ Chí Minh
 
Last edited:
Đường Thượng là một thung lũng kéo dài khoảng 6km thì bị chắn bởi một dãy núi, nếu vượt qua dãy núi này thì sẽ đi sang thung lũng phía Lũng Tám của huyện Yên Minh, nơi có làng sản xuất lanh mà tôi đã vào thăm.

Giờ đây, màu xanh trù phú đến bất ngờ là hình ảnh đầu tiên đập vào mắt tôi. Đường Thượng có vẻ là 1 xã hoàn toàn của người Mông, khi bước chân vào thung lũng, tôi tự hỏi ngày xưa, liệu người Mông có phải trả giá bằng máu để có được thung lũng đẹp đẽ và trù phú giữa vùng núi đá khô cằn nơi đây hay không????.
Thung lũng này, vài chục năm trở về trước là những nương anh túc bạt ngàn.

IMG_1158.jpg


Giờ đây, toàn bộ thung lũng được phủ một màu xanh của ngô

IMG_1159.jpg


Nhà của người Mông nơi đây rất ngăn nắp và rộng rãi

IMG_1160.jpg


Con đường trung tâm được đổ bê tông phẳng phiu và sạch sẽ

IMG_1161.jpg


Ngô được trồng lẫn với đỗ tương để cải tạo đất và cây lanh

IMG_1162.jpg
 
Last edited:
Rời thung lũng Đường Thượng xinh đẹp, tôi lại tiếp tục hành trình tới Du Già. Đường tới Du Già khá đẹp với suối nước, núi cao hùng vĩ, vực sâu thăm thẳm tuy nhiên độ cao cũng giảm dần, đường ngày càng rộng hơn.

IMG_1163.jpg


IMG_1164.jpg


IMG_1165.jpg


Xuống dưới đây, bà con đã có thể trồng lúa nước vì nguồn nước dồi dào, làng bản cũng trù phú hơn, có ao để thả cá.

IMG_1166.jpg


Chẳng mấy chốc tôi đã đến trung tâm xã Du Già, buổi chiều trung tâm xã vắng tanh.

IMG_1168.jpg


Chợ Du Già mới được xây lại, khang trang và sạch sẽ, chợ họp vào sáng thứ 7 hàng tuần.

IMG_1167.jpg
 
Last edited:
Đến đây thì điều tôi lo lắng đã trở thành thảm hoạ thực sự. Máy ảnh của tôi hết sạch pin dù trước đó tôi phải chụp bằng viewfinder cho đỡ tốn pin. Loanh quanh ở trung tâm xã Du Già một lúc, đổ thêm xăng, tôi lại lên đường định bụng sẽ kiếm một bản nào đó nằm giữa Du Già với Minh Ngọc để xin ngủ nhờ. Lúc này, trời cũng đã về chiều, nếu không tìm được chỗ ngủ thì tôi sẽ phải chạy đêm về Hà Giang nghỉ.

Nhưng thật hữu duyên, tôi chạy qua trung tâm xã Du Già khoảng 4km thì lại gặp một thung lũng tuyệt đẹp với một bên là núi cao, rừng nguyên sinh um tùm, một bên là nương cải dầu của người Dao. Máy ảnh hết pin, tôi đành lấy điện thoại di động ra chụp, chất lượng ảnh xấu thậm tệ nhưng có còn hơn không.

Đàn trâu đang gặm cỏ

IMG0037A.jpg


Con trâu này thấy người lạ tới lãnh địa của mình nhìn tôi có vẻ nghi ngờ

IMG0040A.jpg


Nương cải dầu vừa mới thu hoạch

IMG0038A.jpg


Nếu may mắn đi vào mùa hoa cải dầu, quang cảnh nơi đây chắc sẽ rất đẹp và rực rỡ.

20080330143002m1.jpg


Xa xa là rừng nguyên sinh với nhiều cây cổ thụ

IMG0039A.jpg


Bản cũng ở ngay gần nương cải dầu

IMG0041A.jpg


Sau khi thu hoạch, bà con đốt luôn thân cây để làm phân bón tạo nên một màn khói mờ ảo.

IMG0044A.jpg


Gần đó có mấy chị người Dao đang chăn bò, tôi ra làm quen rồi hỏi xin ngủ nhờ một đêm. Một chị vui vẻ đồng ý, bảo tôi cứ đi về bản trước rồi chị sẽ đuổi bò về theo sau.
 
Last edited:
Một số thông tin về cây cải dầu nơi đây

Cây cải dầu, hướng đi mới trong sản xuất vụ Đông - xuân ở 4 huyện vùng cao

Bao đời nay, người dân 4 huyện vùng cao núi đá mong mỏi tìm đượcgiống cây trồng mới, phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu khắc nghiệt để sản xuất trong vụ Đông - xuân nhằm nâng cao thu nhập, xoá đói, giảm nghèo.

Đáp ứng nguyện vọng của bà con, vụ Đông - xuân năm nay, tỉnh ta đã triển khai Chương trình trồng thí điểm cây cải dầu tại 4 huyện vùng cao núi đá. Với sự quan tâm của lãnh đạo các cấp, các ngành cùng sự vào cuộc tích cực của bà con, Chương trình trồng cây cải dầu đang đạt được những kết quả bước đầu đáng khích lệ, hứa hẹn cây trồng triển vọng trong vụ Đông - xuân trên vùng đất khó.
Do điều kiện khí hậu khắc nghiệt, thiếu nước, khô hạn nên đa phần ruộng, nương trên các huyện vùng cao bỏ không trong vụ Đông - xuân. Cuộc sống của bà con chỉ trông chờ vào diện tích ruộng, nương vụ Mùa. Do đó cuộc sống đã khó khăn lại không có điều kiện để nâng cao thu nhập, việc vươn lên thoát nghèo nhờ sản xuất nông nghiệp càng khó khăn hơn. Mơ ước của bà con bao đời nay đó là nhờ các cấp, các ngành tìm cho vùng cao giống cây trồng mới, phù hợp với điều kiện đồng đất, khí hậu lại có giá trị kinh tế, đầu ra ổn định để nâng cao thu nhập, xoá đói, giảm nghèo. Đây không chỉ là ước vọng của người dân vùng cao mà cũng là nỗi trăn trở của lãnh đạo tỉnh nhà. Vì lẽ đó, vụ Đông - xuân năm nay, tỉnh ta đã triển khai Chương trình trồng cây cải dầu tại các huyện vùng cao núi đá nhằm tạo thành vùng trồng cây nguyên liệu để sản xuất dầu thực vật. Cây cải dầu được người dân nơi đây trồng từ nhiều năm nay, tuy nhiên do chưa có đầu ra ổn định nên bà con chỉ trồng để phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày chứ chưa nhân ra diện rộng. Mặt khác, nhiều năm trước, tỉnh cũng đã trồng thí điểm và khẳng định cây cải dầu có thể sinh sống, phát triển tốt trong vụ Đông - xuân ở nhiều địa phương tại 4 huyện vùng cao núi đá. Những yếu tố đó đã giúp tỉnh có cơ sở để xây dựng, triển khai Chương trình trồng cây cải dầu với mục tiêu tìm cây trồng phù hợp, giúp bà con vùng cao xoá đói giảm nghèo.
Bước vào triển khai, thực hiện, Chương trình trồng cây cải dầu đã nhận được sự quan tâm rất lớn của các đồng chí lãnh đạo tỉnh. Điều đó thể hiện qua nhiều chuyến thăm, kiểm tra thực tế tại các địa phương đang triển khai trồng cây cải dầu tại các huyện Đồng Văn, Quản Bạ, Yên Minh của các đồng chí lãnh đạo tỉnh. Chúng tôi được tháp tùng đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Minh Nhất đi thăm các địa phương triển khai Chương trình trồng cải dầu ở xã Du Già (Yên Minh); Niêm Sơn, Tát Ngà (Mèo Vạc); Phố Là (Đồng Văn). Đến địa phương nào, cá nhân đồng chí Bí thư Tỉnh ủy cũng trực tiếp xuống chân ruộng trồng cải dầu để nắm bắt tình hình thực tế, động viên bà con nông dân, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của bà con. Đồng thời động viên, chỉ đạo chính quyền địa phương quan tâm, triển khai tốt Chương trình, khi thực hiện thành công các địa phương không chỉ tìm được cho mình cây trồng mới, có giá trị kinh tế trong vụ Đông - xuân mà còn nâng cao thu nhận trên một đơn vị diện tích, góp phần nâng thu nhập, xoá đói giảm nghèo. Đối với ngành Nông nghiệp, việc triển khai Chương trình trồng cây cải dầu là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong vụ Đông - xuân năm nay. Tuy nhiên, việc triển khai Chương trình được thực hiện từng bước dựa trên cơ sở khoa học thực tiễn. Đồng chí Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn cho biết: “ Quan điểm của ngành đối với Chương trình trồng cây cải dầu đó là lấy hiệu quả kinh tế đặt lên hàng đầu, do đó trong quá trình thực hiện phải đảm bảo từng bước đầu tư trồng trên cơ sở khoa học thực tiễn gắn với cơ chế thị trường nhằm đạt được mục tiêu về hiệu quả kinh tế, xoá đói, giảm nghèo lâu dài, bền vững”. Từ quan điểm, mục tiêu đó, ngành đã hướng dẫn chi tiết, cụ thể cho các địa phương thực hiện kỹ thuật trồng, điều chỉnh cơ cấu thời vụ, cơ cấu giống cây phù hợp. Cùng với đó, phân công cán bộ kỹ thuật của Sở xuống phối hợp với các huyện vận động, hướng dẫn người dân trồng cải dầu theo đúng thời vụ, chăm sóc đúng kỹ thuật cũng như nắm bắt tình hình để báo cáo thường xuyên với tỉnh. Chính quyền các xã cũng đã tuyên truyền, vận động bà con hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của Chương trình trồng cải dầu đối với sự phát triển chung của địa phương cũng như ý nghĩa đối với gia đình mình. Do đó mỗi người dân nằm trong vùng triển khai trồng cải dầu đều đồng tình hưởng ứng, tích cực phối hợp, tham gia trồng, chăm sóc. Đồng chí Nguyễn Công Tuệ, Chủ tịch UBND xã Du Già cho biết: “Vụ Đông - xuân này, xã được giao trồng 20 ha cây cải dầu, đây là cây trồng mới nên xã đã tập trung cho công tác tuyên truyền, vận động, đó là cắt cử cán bộ trực tiếp xuống từng hộ gia đình nói cho bà con hiểu. Bước đầu bà con chưa nghe vì đó là là cây trồng mới, nhưng vận động nhiều thì bà con cũng đồng tình ủng hộ, tự đăng ký diện tích trồng với xã và nhiệt tình phối hợp với cán bộ kỹ thuật trong việc trồng, chăm sóc. Qua đó xã đã hoàn thành 20 ha theo kế hoạch”.
Nhờ sự quan tâm của tỉnh, ngành chức năng cùng sự đồng thuận của bà con, Chương trình trồng cải dầu đã đạt được những kết quả ban đầu đáng mừng. Tổng diện tích gieo trồng trong vụ Đông - xuân năm này đạt 210 ha, trong đó Đồng Văn trồng 60 ha; Yên Minh, 50 ha; Mèo Vạc, 65 ha; Quản Bạ 35 ha. Hai giống cải được trồng trong vụ này đó là giống cải Miên dầu số 16; giống Hyola 61. Tại các huyện, Phòng Nông nghiệp, Trạm Khuyến nông, Trạm Bảo vệ Thực vật thường xuyên cắt cử cán bộ xuống địa bàn theo dõi sát sao sự sinh trưởng và phát triển cũng như tình hình dịch bệnh của cây. Do đó diện tích cây cải dầu trên địa bàn đang sinh trưởng, phát triển tốt, tuy nhiên do điều kiện thời tiết đầu vụ quá khô hạn nên một số diện tích cây không có khả năng phát triển. Theo báo cáo tiến độ trồng cải dầu của Sở NN- PTNT, diện tích cây cải Miên sinh trưởng, phát triển tốt, cây đã phân ngồng, có từ 40 đến 60% số cây đã có hoa. Mức độ phân hoá ngồng hoa từ cành cấp 1 đến cành cấp 2 thấp, trung bình mỗi cây có từ 4 đến 6 cành hoa cấp 2. So với giống cải Miên, giống Hyola 61 khả năng chống chịu hạn kém hơn, cây sinh trưởng, phát triển chậm hơn, phân hoá ngồng hoa không đồng đều. Đến nay diện tích trồng giống cải này đã phân ngồng, có từ 20 đến 40% cây đã có hoa…Sâu bệnh hại như rệp, sâu xanh, sâu tơ, bọ nhảy cũng đã xuất hiện cục bộ những cán bộ kỹ thuật đã hướng dẫn bà con phun thuốc phòng trừ, ngăn chặn kịp thời. Với sự phát triển thực tế, việc thu hoạch cây cải dầu.
Ngoài việc triển khai trồng cải dầu, tỉnh cũng quan tâm đến vấn đề thu mua sản phẩm cho bà con. Vừa qua, UBND tỉnh đã họp với lãnh đạo các ngành chức năng, 4 huyện vùng cao núi đá và Công ty TNHH Đông Thành để bàn bạc, thống nhất một số nội dung về việc tiêu thụ sản phẩm cải dầu. Công ty TNHH Đồng Thành xây dựng Dự án chế biến hạt cải dầu, đồng thời phối hợp với các huyện bao tiêu toàn bộ sản phẩm của người dân theo giá thị trường. Công ty cũng sẽ nhận được sự quan tâm từ các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của tỉnh trong quá trình xây dựng, thực hiện Dự án.

Như vậy, việc trồng cải dầu cũng như thu mua sản phẩm đã đạt được những kết quả bước đầu. Tuy nhiên, các cấp, các ngành, người dân trồng cải tiếp tục quan tâm, chăm sóc để diện tích trồng cải dầu đạt được những mục tiêu, ý nghĩa đề ra, làm cơ sở thực tế cho tỉnh tiếp tục triển khai quy hoạch mở rộng diện tích, đưa cây cải dầu đến với mục tiêu của tỉnh đó là cây xoá đói, giảm nghèo cho người dân vùng cao núi đá.

Theo Báo Hà Giang điện tử
 
Về đến nhà chị người Dao, tôi rất sửng sốt trước cơ ngơi của nhà chị. Một ngôi nhà sàn rộng khoảng 100m2, với hệ thống chuồng trại được bố trí rất ngăn nắp quy củ, có ao thả cá quây xung quanh rất khoa học và nên thơ.

IMG0102A.jpg


Ngồi hỏi chuyện mới biết chị tên là Lý Thị Tày còn anh tên là Phàn Văn Hòm. Bản này gọi là bản Lũng Đàm, nhà chị Hòm nằm ở độ cao 828m.

Khu chuồng lợn được đặt trên mặt ao cá

IMG0101A.jpg


Ao cá được thiết kế rất mỹ thuật

IMG0104A.jpg


IMG0096A.jpg


Bên ngoài nhà

IMG0051A.jpg


Đây là một ngôi nhà sàn rất truyền thống của người Dao. Tầng trên để ở, dưới gầm là chỗ chăn nuôi gia súc.

IMG0049A.jpg


Ngôi nhà làm 100% bằng gỗ dổi

IMG0094A.jpg
 
Last edited:
IMG0097A.jpg


Có một con cào cào tre dựng ngoài sân

IMG0058A.jpg


Sàn nhà được lát bằng gỗ tấm rộng khoảng 40cm, dài 4m, dày 3cm, phẳng lì, lên nước nhẵn bóng.
Chính giữa nhà là bếp lửa, phía trên là gác bếp.

IMG0070A.jpg


Giống người Dao ở Xuân Sơn, Phú Thọ, bếp lửa là nơi trang trọng nhất và dùng để tiếp khách, sum họp gia đình.

Gác bếp của người Dao cũng gần giống cái tủ lạnh của người thành phố dùng để bảo quản thức ăn, đồ dùng thậm chí là hạt giống.
Một món ăn rất phổ biến của người Dao là thịt lạp. Đây là loại thịt hun khói, để càng lâu càng ngon, dễ chế biến, hợp khẩu vị với tất cả mọi người. Cách làm thịt lạp đơn giản, nhưng đòi hỏi phải kỹ lưỡng. Khi con lợn được phanh ra, người ta xả khổ thịt theo dọc xương sườn, mỗi rẻ xương sườn một khổ bỏ lên nia xát muối (nếu là loại muối có trộn i ốt thì phải rang kỹ, giã nhỏ), bóp rượu, bóp nước vắt từ một loại lá chuyên dùng để ướp thịt, rồi cho vào chảo ủ ba đến bốn ngày, sau đó rửa nước đun sôi để nguội, phơi ráo nước rồi treo trên gác bếp.

Vừa vào nhà chị Hòm tôi đã tia thấy xâu thịt lạp đang treo lủng lẳng trên gác bếp

IMG0068A.jpg


Còn đây là gác bếp

IMG0069A.jpg


Và chân dung của nữ Bồ Tát

IMG0063A.jpg
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,682
Bài viết
1,135,163
Members
192,388
Latest member
go88anicom
Back
Top