What's new

Hà Giang - Cao Bằng: những cung đường tình yêu

Mặc dù ở Forum này đã có quá nhiều topic về Hà Giang rồi, nhưng em cũng xin mạn phép được mở thêm một cái thớt nữa về miền đất đáng yêu này - Nơi mà em đã đi, đã đến và đã chết đứ đừ ngay từ cái nhìn đầu tiên ấy :L.

Chuyến đi được bắt đầu một cách hết sức vu vơ vào một ngày đầu tháng 9, hai con vịt ham chơi chán làm gặp nhau trên net:
- Chán quá rồi mày ạ. Thèm đi đâu đó quá.
- Tao cũng thế. Sắp phắn về nhà làm rồi. Hay trước lúc tao về thì làm 1 chuyến nhá. Hà Giang đê!
- Ok! 1 tuần trăng mật cho 2 đứa mình!

Và thế là 2 tuần lọ mọ tìm cung đường và lịch trình hợp lý nhất cho chuyến đi 7 ngày bắt đầu. Nghe đến HG cũng nhiều và mơ ước được đến đó cũng đã có từ lâu lắm rồi nhưng mãi đến h mới có cơ hội để đi. Trước lúc lên đường em cũng lê la đến mòn chuột và keyboard ở phuot.com, cũng nhân được không ít những lời khuyên có, can ngăn cũng có vì cung đường Hà Giang rất khủng. Đối với những kẻ mới lần đầu chân ướt chân ráo đi phượt, nhất là với phận nữ nhi như em, chưa từng chạy đường núi bao h và cũng chưa từng tự chạy đường đồng bằng quá 40km/ngày thì đúng là liều lĩnh thật!

Nhưng với tinh thần "Điếc không sợ súng"; “Bây giờ hoặc không bao giờ”, “Đi hoặc tự cắt tiết”, không từ một thủ đoạn nào, cuối cùng 3 đứa em (2 vịt, 1 cò) cũng đã thực hiện được hành trình mơ ước của mình.

Nhân đây em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các bác, các anh chị em ở phuot.com đã quan tâm và động viên em rất nhiều trên từng cột mốc, từng khúc cua :L. Nhờ đó mà em càng có quyết tâm để tăng thêm sự liều lĩnh của mình :T đấy ạ. (He he, nghe đúng kiểu diễn văn tổng kết :LL)
 
Thầy "Mo tam" thầy này có nhiệm vụ cúng chúng sinh tà ma cho hai thầy mo Nhất và Nhị làm lễ

images1791609_7.jpg


Lễ cúng được bắt đầu

images1791613_8.jpg



Các thiếu nữ phục vụ buổi lễ cấp sắc

images1791615_9.jpg


Lễ cúng đang diễn ra rất gay cấn

images1791618_10.jpg


Bài cúng thần rừng trong lễ cấp sắc của người Dao

images1791621_11.jpg
 
Các thiếu nữ làm duyên trong lễ cấp sắc

images1791623_12.jpg


Hai chú bé này hôm nay được thầy mo và dân bản làm lễ cấp sắc để trở thành người "lớn", vậy là các chú có quyền được có "bạn gái" ngay sau lễ cấp sắc!

images1791625_13.jpg


Bao giờ thì đến luợt cháu làm lễ cấp sắc hả bà?

images1791627_14.jpg
 
... anh Hòm cho biết ngày trước anh "bán" con gái đi làm dâu được 12 đồng bạc, không rõ quy đổi ra tiền là bao nhiêu vì không ai bán cả mà chỉ dùng đồng bạc để cưới xin. Năm tới nếu con trai anh đi lấy vợ, nhà anh sẽ phải mua dâu mất 20 đồng bạc.

Tớ có một ít thông tin thế này: đồng bạc trắng hoa xòe do người Pháp đưa vào Việt Nam và rất thông dụng đối với các dân tộc Tầy, Nùng, Dao, H'mong... ở vùng cao vì ở đó chủ yếu là trao đổi hàng và dùng đồng bạc này để mua, bán đăc biệt là trong thách cưới:)). Đồng bạc hoa xòe một mặt có chữ: "INDO-CHINE FRANCAISE", ở giữa có chữ "PIASTRE DE COMMERCE" nặng 27g; mặt kia có chữ "REPUBLIQUE FRANCAISE", tượng Nữ thần tự do và năm phát hành. Năm càng cũ thì càng quý, giá càng cao. Còn một đồng nhỏ hơn, loại 21g.

Năm 2006 tớ mua được một đồng 27g phát hành năm 1728 (cách nay gần 300 năm), giá 120K đồng. Sau nghe nói giá cao hơn 180-200K nhưng không còn để bán hoặc là bạc giả.

Như vậy, có thể nói lễ 20 đồng bạc trắng là không lớn (khoảng 4 triệu). So với đám cưới người Tày bây giờ thì riêng tiền mặt đã là 6-7 triệu (vùng Tuyên Quang-Bắc Kạn).


Con trai ở đây vẫn còn tục cấp sắc, cứ trên 10 tuổi là phải làm, nếu không sẽ bị coi là chưa trưởng thành.

Cấp sắc-tiếng Dao có nghĩa là lên chức. Nhà giầu, nhiều tiền nhiều lợn thì làm 7 đèn, nhà thường thì làm 3 đèn và mỗi người Dao (cả nam và nữ) trước khi chết phải làm (ít nhất) một lần trong đời. Để tiết kiệm, có khi họ kết hợp cả vợ chồng làm luôn một lượt. Tớ đã được tham dự một lễ Cấp sắc như vậy của người Dao Đỏ và được mời ăn xôi, thịt lợn cũng như chụp được một số ảnh tư liệu. Đám lễ phải có ít nhất 3 ông thầy tào thay nhau cúng trong 3 ngày. Có thể Người Dao ở mỗi nơi có sự khác nhau. Và ngay cả tiếng nói giữa các loại Dao cũng không giống nhau. Tớ nói được một chút tiếng Dao Đỏ, nhưng khi lên Lạng Sơn nói với người Dao Thanh Y thì họ chỉ hiểu cỡ 30%.

Xưa nay mọi người qua Mậu Duệ-Du Già chỉ thấy kể đường khó đi. Nếu biết có người Dao ở nhà sàn như này thì tớ đã chạy vào nghía cái chứ không chạy về xem Căng Bắc Mê trong chuyến đi lần trước. Thôi lần sau đi qua đây rất khoát phải ngủ lại một đêm với bà con=)).
 
Quay lại câu chuyện của tôi với anh Hòm, anh nói ở đây toàn người nhà họ hàng cả, mọi người sống rất bình yên và hòa thuận. Tôi cũng thấy mọi người sang nhà nhau chơi rất vui, ở đây, mọi người quan hệ với nhau rất trong sáng, ai có việc gì cần giúp là họ giúp nhau ngay, không hề tính đến công sá gì cả.
Nhìn thấy anh cu con út nhà anh Hòm nằm nhăn nhó, tôi hỏi cháu bị làm sao vậy, anh Hòm nói nó bị lên cái nhọt ở bụng, phải nghỉ học mất mấy hôm nay. Tôi tới gần và bảo thằng bé vạch áo xem thế nào, cu cậu kéo áo lên thì tôi thấy quả là có một cái nhọt to tướng ở bụng nhìn rất thương. Tôi thì không phải bác sỹ nên cũng chẳng biết làm thế nào, có điều ngày xưa bé tôi cũng bị lên nhọt mãi, chỉ biết lấy kinh nghiệm ngày xưa của mình giúp thằng bé được phần nào.
Tôi mở ba lô lấy túi cứu thương, dùng cồn y tế lau sạch cái nhọt, rồi sau đó lấy nhiều gạc tiệt trùng băng kín bên ngoài để thấm mủ và giữ cho sạch sẽ. Sau đó tôi đưa hết toàn bộ số cồn y tế, băng gạc mang theo cho anh Hòm, dặn anh hàng ngày làm như tôi vừa làm và đưa thêm cho anh 1 lọ vitamin tổng hợp để thằng bé uống cho mát, tăng sức đề kháng, một lọ thuốc giảm đau để uống nếu đau quá không ngủ được. Tôi cũng dặn kỹ anh là nếu thấy thằng bé sốt cao thì phải chở đi ngay bệnh viện, không được chậm trễ.
Xong xuôi thì chị Hòm cũng đã chuẩn bị xong cơm, có món gà luộc, canh bí ngô và món tôi hâm mộ nhất: thịt Lạp xào. Chị Hòm cũng nói, vì mùa này đang giáp hạt nên không có rau xanh, bảo tôi ăn tạm vậy. tôi cám ơn chị và nghĩ bụng, thế này là quá tươm rồi, nhìn đĩa thịt lạp xào mà nuốt nước bọt ừng ực.
 
Những bức ảnh bạn trích dẫn ở trên về người Dao Lùng Tao-Vị Xuyên, bọn tớ đơn giản chỉ gọi họ là Dao Áo dài, trang phục và phong tục rất khác với người Dao Đỏ. Và cả cái lễ Lên chức kia nữa cũng có rất nhiều điểm khác với cái tớ biết. Có mấy cái ảnh tớ chụp để bạn so sánh.


Dao Đỏ-Chợ Đồn-Bắc Kạn

sieuthiNHANH2009080521632zdczzjcyyj213505.jpeg

So sánh với người Dao Tiền có trang phục khác hẳn. Ảnh chụp tại Ngân Sơn-Bắc Kạn. Tuy nhiên đây chỉ là trang phục bình thường. Vì người Dao Tiền trang phục có những đồng xu kết với nhau thành vòng.

sieuthiNHANH2009080521632nwfmnmmxzj161945.jpeg

Người Dao Thanh Y (Dao áo xanh) chụp tại Đình Lập-Lạng Sơn.

sieuthiNHANH2009080521632yzjmytu3yt134603.jpeg

Các cô gái Dao Áo dài -Tuyên Quang luôn vắt vạt áo trước lên dây thắt lưng.

sieuthiNHANH201002144406ymuwy2y5mg212011.jpeg

Nói chung phong tục mỗi nơi mỗi khác nên mới cần phải đi. Nhất định lần sau có cơ hội sẽ qua Mậu Duệ-Du Già:))
 
Chưa bao giờ tôi được ăn một bữa cơm ngon như vậy trong một không gian hoàn toàn mới, vừa có nét hoang sơ, vừa thấm đậm tình người, cái mà giờ đây đang trở nên ngày càng quý hiếm.
Gà ở đây khá đặc biệt, có đùi dài và nhỏ nhưng thịt rất chắc, dai thơm, và ngọt, không béo. Thịt lạp được rửa sạch sẽ cho hết muội than, bồ hóng rồi chặt nhỏ, xào với hành mà không cần cho thêm bất cứ loại gia vị gì. Hành ở đây cũng là loại hành tía, củ nhỏ nhưng rất thơm. Miếng thịt lạp sau khi được xào lên, bì thì dòn, mỡ thì trong vắt ăn sần sật mà không ngấy, thịt nạc thì mềm, ngọt và thơm mùi khói. Miếng thịt vốn đã được ướp muối nên khi xào lên ăn với cơm rất vừa miệng, không bị mặn.
Anh Hòm lấy chai rượu thóc nhà nấu ra đãi tôi, hai anh em vừa uống rượu, vừa hàn huyên trong không khí thật thân tình. Tôi làm một mạch 3 bát cơm với thịt lạp, thịt gà, chan canh bí ngô no căng cả bụng.

IMG0127A.jpg


Ăn uống no say, cả nhà làm một ấm trà ngồi quanh bếp lửa nói chuyện đến 10 giờ đêm mới đi ngủ. Cảm giác được ngủ trong một ngôi nhà sàn của người Dao giữa núi rừng thế này tôi còn thấy thích thú hơn ngủ trong resort 5 sao.
 
Sáng hôm sau, mọi người cùng dậy sớm. Chị Hòm đã nấu sẵn cơm cho tôi ăn sáng. Sáng nay chị đi làm nương giúp người trong bản. Cả nhà ăn sáng xong, chị lấy cơm gói vào lá chuối để mang lên nương ăn, tôi để ý thấy chị chỉ gói độc cơm không mà không mang theo một thứ đồ ăn nào khác, thậm chí là muối vừng. Với họ, việc ăn trưa dường như chỉ là để đỡ đói và không quan trọng lắm, một cách sống thật giản dị, đáng yêu.
Tôi cũng thu xếp hành lý sớm để lên đường. Chặng đường ngày hôm nay khá dài (khoảng 380km) để về Hà Nội sớm. Tôi chia tay anh chị Hòm trong sự bịn rịn, chị Hòm nhắc đi nhắc lại với tôi, "bao giờ qua đường nhớ vào nhà chị chơi nhé". Tôi cám ơn mọi người và nổ máy, rẽ làn sương xuống núi.
Đoạn đường từ Du Già về đến Minh Ngọc cảnh sắc rất đẹp, rừng nguyên sinh um tùm, đường cũng được trải nhựa phẳng phiu nên chẳng mấy chốc tôi đã đến trung tâm xã Minh Ngọc.

Minh Ngọc với dãy nhà sàn bằng bê tông cốt thép xây thành dãy hai bên đường.

IMG0128A.jpg


Tôi qua Thị xã Hà Giang rồi đi dọc sông Lô thẳng về Tuyên Quang, sau đó theo quốc lộ 2C đi giữa một vùng trung du tuyệt đẹp về đến thị xã Vĩnh Yên. Đến 3 giờ chiều thì tôi đã qua cầu Thăng Long về Hà Nội, thay đồ, tắm rửa rồi ra 1A Láng Hạ uống bia với các anh em trong đội cào cào.
Đây thực sự là một chuyến đi gặp nhiều may mắn của tôi, được trải nghiệm và hiểu ra thêm nhiều điều. Mặc dù đã gần 2 tuần trôi qua nhưng đến hôm nay, dư âm của chuyến đi vẫn còn hừng hực trong tôi. Sau chuyến đi, tôi mới hiểu rõ hơn thế nào là các dân tộc anh em, thế nào là bản sắc văn hóa, thế nào là tình người, thế nào là giàu có, thế nào là hạnh phúc.
 
Minh Ngọc với dãy nhà sàn bằng bê tông cốt thép xây thành dãy hai bên đường.

IMG0128A.jpg

Nếu bạn biết sao lại có những ngôi nhà lai căng, dở ông dở thằng ở hai bên đường kia ý chắc chắn bạn sẽ càng hiểu rõ hơn nữa "thế nào là bản sắc văn hóa, thế nào là tình người, thế nào là giàu có, thế nào là hạnh phúc". Nhưng thôi, những "chuyện vặt" đó tốt nhất là không nên biết vì nhân tình thế thái ở đâu mà chả thế:(.
 
Nói ra câu nào sâu chít câu đấy!

Nếu bạn biết sao lại có những ngôi nhà lai căng, dở ông dở thằng ở hai bên đường kia ý chắc chắn bạn sẽ càng hiểu rõ hơn nữa "thế nào là bản sắc văn hóa, thế nào là tình người, thế nào là giàu có, thế nào là hạnh phúc". Nhưng thôi, những "chuyện vặt" đó tốt nhất là không nên biết vì nhân tình thế thái ở đâu mà chả thế:(.

Dạo này cụ không ló mặt ra đi nhậu nên cụ có nhiều câu Đắc nhân tâm quá.(c)...hum nào cụ không tĩnh tâm thì ới anh em đi nhậu tý đê (beer)

attachment.php

Cày sâu cuốc bẫm tặng cụ người rừng này :D Con bò này cũng được mấy chục kg tái gàu đới cụ ơi :))
 
Hôm nay tình cờ xem thread "Nối yêu thương trên những chặng đường... " của bạn ovuong, thấy 2 bức hình em bé Mông ở Đồng Văn thú vị quá.

IMG_5736.jpg


IMG_5735.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,425
Bài viết
1,175,785
Members
192,098
Latest member
vnae888
Back
Top