What's new

Hà Giang - Cao Bằng: những cung đường tình yêu

Mặc dù ở Forum này đã có quá nhiều topic về Hà Giang rồi, nhưng em cũng xin mạn phép được mở thêm một cái thớt nữa về miền đất đáng yêu này - Nơi mà em đã đi, đã đến và đã chết đứ đừ ngay từ cái nhìn đầu tiên ấy :L.

Chuyến đi được bắt đầu một cách hết sức vu vơ vào một ngày đầu tháng 9, hai con vịt ham chơi chán làm gặp nhau trên net:
- Chán quá rồi mày ạ. Thèm đi đâu đó quá.
- Tao cũng thế. Sắp phắn về nhà làm rồi. Hay trước lúc tao về thì làm 1 chuyến nhá. Hà Giang đê!
- Ok! 1 tuần trăng mật cho 2 đứa mình!

Và thế là 2 tuần lọ mọ tìm cung đường và lịch trình hợp lý nhất cho chuyến đi 7 ngày bắt đầu. Nghe đến HG cũng nhiều và mơ ước được đến đó cũng đã có từ lâu lắm rồi nhưng mãi đến h mới có cơ hội để đi. Trước lúc lên đường em cũng lê la đến mòn chuột và keyboard ở phuot.com, cũng nhân được không ít những lời khuyên có, can ngăn cũng có vì cung đường Hà Giang rất khủng. Đối với những kẻ mới lần đầu chân ướt chân ráo đi phượt, nhất là với phận nữ nhi như em, chưa từng chạy đường núi bao h và cũng chưa từng tự chạy đường đồng bằng quá 40km/ngày thì đúng là liều lĩnh thật!

Nhưng với tinh thần "Điếc không sợ súng"; “Bây giờ hoặc không bao giờ”, “Đi hoặc tự cắt tiết”, không từ một thủ đoạn nào, cuối cùng 3 đứa em (2 vịt, 1 cò) cũng đã thực hiện được hành trình mơ ước của mình.

Nhân đây em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các bác, các anh chị em ở phuot.com đã quan tâm và động viên em rất nhiều trên từng cột mốc, từng khúc cua :L. Nhờ đó mà em càng có quyết tâm để tăng thêm sự liều lĩnh của mình :T đấy ạ. (He he, nghe đúng kiểu diễn văn tổng kết :LL)
 
Giá đỗ tương, món này không thấy có ở Hà Nội, không biết ăn có ngon không

IMG_1071.jpg


Món giá đỗ tương này mình đã ăn bên TQ (khá phổ biến) nhưng khẩu vị vẫn ko thể hợp :)
 
Tôi vào nhà ngó nghiêng một vòng , quả thật là ngôi nhà sàn này quá xa xỉ so với dân Hà Nội như tôi. Nếu bê nguyên cả dinh cơ này về mà đặt ở Hà Nội thì không biết giá bao nhiêu tỷ.
Lòng nhà hơi rộng cho một gia đình ở (khoảng 100m2), có 1 bộ bàn ghế gỗ để tiếp khách (theo kiểu miền xuôi), 2 giường ngủ cho khách khứa, phòng ngủ của anh chị Hòm được quây kín bằng ván gỗ cũng giống kiểu nhà đồng chí Cơ ở bản Lao Sang.
Sát mái nhà là hệ thống gác xép để chứa đồ bao gồm thóc lúa, ngô, thóc giống dự trữ... có thang lên đàng hoàng và được sắp xếp rất quy củ.
Nhà anh chị Hòm đã có điện lưới, có TV với truyền hình vệ tinh, đèn neon để thắp sáng và anh Hòm cũng mới sắm điện thoại di động để liên lạc.
Nhìn chung, nhà anh chị Hòm thuộc diện tương đối khá giả tuy nhiên vẫn mang đậm tính truyền thống và những nét văn hóa của người Dao.

IMG0072A.jpg


IMG0077A.jpg


IMG0075A.jpg


Đối diện với bếp lửa sát vách nhà là bàn thờ của gia đình. Ngày trước, người Dao thường thờ Bàn Vương với tranh thờ tuy nhiên giờ đây họ đơn giản thờ tổ tiên và các bậc thần linh để mong an lành cho gia đình. Trên bàn thờ có 2 câu đối chữ hán hai bên và đặc biệt có 2 cuốn sách bằng chữ Hán làm bằng giấy bản viết tay.

IMG0073A.jpg
 
Last edited:
Sau khi mang đồ đạc vào nhà chị Hòm, sắp xếp gọn ghẽ, tôi nhờ chị bắt cho một con gà để tối làm thịt cả nhà cùng ăn và không quên nói với chị cho tôi ăn thử món thịt lạp hấp dẫn, chị vui vẻ đồng ý đi chuẩn bị đồ ăn.
Tôi tranh thủ đi lang thang ngắm nghía khắp bản Lũng Đàm trước khi trời tối. Bản này các gia đình ở khá thưa nhau, nhà này cách nhà kia khoảng một hai trăm mét.

IMG0100A.jpg


IMG0095A.jpg


IMG0092A.jpg


IMG0091A.jpg


Một dòng suối nhỏ cung cấp nước cho cả bản

IMG0110A.jpg


Bà con ở đây sống chủ yếu bằng làm nương, trồng cải dầu và chăn nuôi bò

IMG0107A.jpg


Hoàn toàn không thấy có hiện tượng săn bắn thú rừng hay khai thác lâm sản nơi đây, cả một khu rừng nguyên sinh cạnh bản vẫn còn nguyên.
 
Rất tiếc là tôi không biết chữ Hán nên không đọc được nội dung của 2 cuốn sách nhưng chắc chắn nó chứa đựng nhiều điều thú vị và văn hóa tín ngưỡng của người Dao.
Đó là sách dùng để tính lịch, xem ngày tháng tốt xấu và một số quy định thuộc về phong tục tín ngưỡng của người Dao. Mình đã đọc tài liệu nói về những cuốn sách này nhưng chưa được thấy cuốn sách như trong ảnh bao giờ. Cảm ơn bạn đã chia sẻ. Giá mà chụp bằng máy ảnh cho rõ và nét hơn nhỉ
 
Rất tiếc là tôi không biết chữ Hán nên không đọc được nội dung của 2 cuốn sách nhưng chắc chắn nó chứa đựng nhiều điều thú vị và văn hóa tín ngưỡng của người Dao.
Đó là sách dùng để tính lịch, xem ngày tháng tốt xấu và một số quy định thuộc về phong tục tín ngưỡng của người Dao. Mình đã đọc tài liệu nói về những cuốn sách này nhưng chưa được thấy cuốn sách như trong ảnh bao giờ. Cảm ơn bạn đã chia sẻ. Giá mà chụp bằng máy ảnh cho rõ và nét hơn nhỉ

Vâng, 2 cuốn sách này khá dầy và họ rất quý, tôi phải nói khéo mới mượn được họ để chụp ảnh rồi lại treo vào chỗ cũ ngay ngắn. Giá mà máy ảnh của tôi không hết pin thì sẽ chụp được đầy đủ và rõ nét hơn.
 
Từ phía dưới nhìn lên nhà chị Hòm, ngôi nhà nằm trên một sườn dốc khá cách biệt.

IMG0113A.jpg


Bà con ở đây đặc biệt rất thân thiện với tôi cũng giống bà con người Dao ở Bến Thân, Phú Thọ. Ai gặp tôi cũng chào hỏi, mời vào nhà chơi, vui vẻ trả lời những câu hỏi của tôi, thậm chí còn sẵn sàng mời cơm. Lũ trẻ cũng rất ngoan và đáng yêu, luôn chỉ trỏ cho tôi xem cái nọ cái kia.

IMG0123A.jpg


Nhìn chung, cuộc sống ở đây rất khấm khá, nhà nào cũng có vẻ sung túc, nhà cửa khang trang, có ao cá, vườn rau, lợn bò đầy chuồng.

IMG0121A.jpg


IMG0122A.jpg


Một đàn lợn con rất đáng yêu

IMG0116A.jpg
 
Tôi bắt gặp một bà mẹ rất trẻ đang địu đứa con nhỏ trên lưng ngồi sang sảy gạo. Hình ảnh sao mà đẹp thế không biết, tiếc là không có máy ảnh ở trong tay.

IMG0119A.jpg


Một đứa bé vô cùng đáng yêu đứng ngó tôi, tôi dùng điện thoại chụp nghịch ngợm một kiểu, trông cũng vui.

IMG0125A.jpg


Dòng suối trong vắt chảy quanh co trong bản

IMG0126A.jpg
 
Đi loanh quanh một lúc thì trời tối hẳn, giờ này gà bắt đầu lên chuồng để bắt làm thịt. Tôi quay trở về nhà chị Hòm xem có phải giúp gì không.
Về đến nhà thì thấy anh Hòm cũng đã về, rất may là chị Hòm cũng biết nội trợ nên tôi không phải làm gì cả, tôi vào ngồi cạnh bếp lửa nói chuyện với anh Hòm. Anh Hòm rất hiền và ít nói, anh cho biết nhà anh có 3 đứa con, con gái lớn đã đi lấy chồng, 1 thằng con trai năm nay 18 tuổi đang chuẩn bị lấy vợ, một đứa nhỏ đang đi học. Chị Hòm năm nay mới 39 tuổi nhưng đã lên chức bà, hai anh chị ngang tuổi nhau. Ở đây vẫn còn tục mua dâu, anh Hòm cho biết ngày trước anh "bán" con gái đi làm dâu được 12 đồng bạc, không rõ quy đổi ra tiền là bao nhiêu vì không ai bán cả mà chỉ dùng đồng bạc để cưới xin. Năm tới nếu con trai anh đi lấy vợ, nhà anh sẽ phải mua dâu mất 20 đồng bạc.
Con trai ở đây vẫn còn tục cấp sắc, cứ trên 10 tuổi là phải làm, nếu không sẽ bị coi là chưa trưởng thành.
 
Nhân đây lại nói thêm về lễ cấp sắc của người Dao

Cấp sắc là một thủ tục không thể thiếu của đàn ông Dao. Lễ cấp sắc cũng tương tự như lễ thành đinh của một số dân tộc khác. Đối với người đàn ông dân tộc Dao được cấp sắc mới được coi là người đàn ông đã trưởng thành, được làm nghề cúng bái và được giao tiếp với cõi âm. Lễ cấp sắc có nhiều bậc: 3 đèn, 7 đèn và 12 đèn.
Ông thầy trong lễ cấp sắc phải chọn thầy cao tay, ngày tháng cấp sắc được chọn rất cẩn thận, người được cấp sắc cũng phải thuần thục các nghi lễ trong các bản sắc. Việc cấp sắc trong gia đình được tuân thủ từ trên xuống dưới. Buôỉ lễ cấp sắc có thể làm thủ tục cho một người hoặc vài người cũng được nhưng phải là số lẻ. Người đàn ông có vợ thường là những người được cấp sắc, tức là để được coi là người đàn ông trưởng thành bắt buộc phải qua lễ cấp sắc.
Lễ cấp sắc có nhiều bậc, bậc đầu tiên họ được cấp 3 đèn và 36 binh mã, đây là nghi thức thông thường được diễn ra trong lễ cấp sắc của người Dao. Bậc 2 họ được cấp 7 đèn và 72 binh mã và cuối cùng là 12 đèn và 120 binh mã. Nhón Dao Tiểu Bản thường chỉ cấp sắc ở 2 mức độ: 3 đèn và tẩu slai hoặc 7 đèn trở lên ( đối với nhóm Đại Bản) thì người đàn ông Dao mới trở thành thầy cúng. Thầy cúng có 2 cấp: Sài có là người theo thầy để giúp và học việc; sài tía là người đã trải qua lễ cấp sắc 3 đèn hoặc 7 đèn.
Việc đầu tiên của lễ cấp sắc là gia chủ phải làm cơm, rượu cúng báo tổ tiên về việc chuẩn bị và hẹn thời điểm tiến hành lễ cấp sắc. Sau đó phải nuôi 2 con lợn 1 đực 1 cái chuẩn bị cho việc cúng bái trong lễ cấp sắc . Ngoài ra phải chuẩn bị lợn, gà, rượu, gạo…để làm cỗ và vài trăn nghìn tiền mặt để bồi dưỡng thầy. Thường là một lễ cấp sắc 3 đèn thì cần 3 thầy, 7 đèn thì 7 thầy. Ông thầy cả gọi là chí chẩu sai hoặc cô tàn sai, các thầy phụ gồm: dần chái, tình mình, pá tạn, tông tàn.
Ngày hành lễ cấp sắc thường được tiến hành vào những tháng cuối năm. Trước khi hành lễ , người cấp sắc phải kiêng khem một số thủ tục như: không được nói tục chửi bậy, không được quan hệ vợ chồng, không được để ý đến phụ nữ…. Thời gian tiến hành lễ cấp sắc 3 đèn kéo dài từ 1 đến 2 ngày; cấp sắc 7 đèn kéo dài 3 đến 5 ngày.
Các nghi lễ chính trong lễ cấp sắc gồm lễ trình diện, gia chủ mổ lợn để tế lễ tổ tiên. các thầy cúng phải tẩy uế xong mới đánh trống mời tổ tiên về dự, sau đó thầy cúng làm lễ khai đàn, nhằm báo cho tổ tiên biết lý do của buổi lễ. Lễ thụ đèn , người được cấp sắc phải ăn mặc chỉnh tề ngồi trước bàn thờ, hai tay giữ một cây tre, nứa, ngang vai có đục và xuyên một thanh ngang dài vừa tầm vai để thày đốt đèn, đặt nến để làm lễ. Đặc biệt trong lễ cấp sắc là cấp đạo sắc cho người thụ lễ với 10 điều cấm và 10 điều nguyện, tại đạo sắc này tên âm của người thụ lễ được ghi luôn để khi chết về được với tổ tiên. Quan trọng nhất trong nghi lễ là cấp pháp danh cho người thụ lễ. Người thụ lễ lấy vạt áo để hứng gạo từ thầy cả và bố đẻ. Sau đó các thầy sẽ dạy cho người thụ lễ một số điệu múa.
Kết thúc nghi lễ, các thầy múa để dâng rượu, lễ vật tạ ơn thần linh. Từ đây chàng trai thụ lễ đã được coi như một người đàn ông trưởng thành hoàn toàn về thể chất cũng như tâm linh.

Nguồn: Việt báo

Một vài hình ảnh sưu tầm về lễ cấp sắc của tác giả Nguyễn Trường Giang


Các chàng trai người Dao Lùng Tao nhân vật chính của buổi lễ cấp sắc cho người trưởng thành

1243224922_img.jpg



Chuẩn bị váy áo, đồ lễ cho lễ cấp sắc

images1791593_2.jpg


Đồ lễ cúng cấp sắc

images1791595_3.jpg


Những đồ nghề của thầy mo cúng trong lễ cấp sắc

images1791599_4.jpg


Thầy "Mo nhất" Người quan trọng của buổi lễ cúng cấp sắc

images1791601_5.jpg


Thầy " Mo nhị" người trợ giúp đắc lực của thầy mo nhất trong lễ cúng

images1791605_6.jpg
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,425
Bài viết
1,175,793
Members
192,098
Latest member
vnae888
Back
Top