What's new

Hà Giang - Cao Bằng: những cung đường tình yêu

Mặc dù ở Forum này đã có quá nhiều topic về Hà Giang rồi, nhưng em cũng xin mạn phép được mở thêm một cái thớt nữa về miền đất đáng yêu này - Nơi mà em đã đi, đã đến và đã chết đứ đừ ngay từ cái nhìn đầu tiên ấy :L.

Chuyến đi được bắt đầu một cách hết sức vu vơ vào một ngày đầu tháng 9, hai con vịt ham chơi chán làm gặp nhau trên net:
- Chán quá rồi mày ạ. Thèm đi đâu đó quá.
- Tao cũng thế. Sắp phắn về nhà làm rồi. Hay trước lúc tao về thì làm 1 chuyến nhá. Hà Giang đê!
- Ok! 1 tuần trăng mật cho 2 đứa mình!

Và thế là 2 tuần lọ mọ tìm cung đường và lịch trình hợp lý nhất cho chuyến đi 7 ngày bắt đầu. Nghe đến HG cũng nhiều và mơ ước được đến đó cũng đã có từ lâu lắm rồi nhưng mãi đến h mới có cơ hội để đi. Trước lúc lên đường em cũng lê la đến mòn chuột và keyboard ở phuot.com, cũng nhân được không ít những lời khuyên có, can ngăn cũng có vì cung đường Hà Giang rất khủng. Đối với những kẻ mới lần đầu chân ướt chân ráo đi phượt, nhất là với phận nữ nhi như em, chưa từng chạy đường núi bao h và cũng chưa từng tự chạy đường đồng bằng quá 40km/ngày thì đúng là liều lĩnh thật!

Nhưng với tinh thần "Điếc không sợ súng"; “Bây giờ hoặc không bao giờ”, “Đi hoặc tự cắt tiết”, không từ một thủ đoạn nào, cuối cùng 3 đứa em (2 vịt, 1 cò) cũng đã thực hiện được hành trình mơ ước của mình.

Nhân đây em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các bác, các anh chị em ở phuot.com đã quan tâm và động viên em rất nhiều trên từng cột mốc, từng khúc cua :L. Nhờ đó mà em càng có quyết tâm để tăng thêm sự liều lĩnh của mình :T đấy ạ. (He he, nghe đúng kiểu diễn văn tổng kết :LL)
 
Và cũng lại tình cờ tôi đọc được bài này

Những đứa trẻ 'con lai' ở Sa Pa

Cánh xe ôm ở Sa Pa nói, muốn biết ở đây có nhiều “con lai” như thế nào thì hãy chọn ngày cuối tuần, ngày của lễ hội. Thời điểm đó, trẻ con từ trong các bản ra thị trấn rất nhiều.

Hình ảnh những đứa trẻ tóc vàng thường thấy ở bản làng người Mông.

t230373-2.jpg


Người dân sinh sống lâu năm ở Sa Pa, khẳng định họ chứng kiến nhiều trẻ em mặc dù mẹ là người dân tộc nhưng con thì “tóc vàng mắt xanh”, những đứa trẻ này hay lên thị trấn vào ngày cuối tuần vào các buổi chợ phiên. Họ gọi các cháu có đặc điểm như thế là “con lai”, mặc dù chưa có một bằng chứng thuyết phục.
Từ thành phố Lào Cai, du khách muốn lên Sa Pa phải vượt đoạn đường dốc hơn ba mươi cây số bằng xe buýt mấy chục chỗ ngồi. Thuỷ, một hướng dẫn viên du lịch khơi mào buổi nói chuyện, Sa Pa mùa này vắng khách, đêm trời trở lạnh. Mười giờ sáng, mà đoạn đường ngắn lên tâm điểm du lịch Sa Pa bao phủ bởi cơ man sương mù, dày đặc, trắng xoá, che kín cả lối đi.
“Con lai” đấy!
Hết mùa hè, khách lên du lịch Sa Pa cũng ít hơn, chủ yếu là du khách quốc tế trú ngụ trong những khách sạn cổ kính, hoặc nhà nghỉ rẻ tiền. Ngay trước cổng nhà thờ thị trấn, nhiều phụ nữ dân tộc Mông, Dao, Giáy mời khách mua quà lưu niệm.
Thử nói chuyện về “con lai”, một chủ quán nước ngay cạnh nhà thờ nói ở đây nhiều lắm. “Bây giờ không như ngày xưa, khéo ăn thì no, khéo co thì ấm. Hôn nhân cũng thoải mái hơn. Có đứa trẻ con rất giống Tây, tóc vàng, da trắng còn mẹ của những đứa trẻ này thì da đen”, người chủ quán nước này, cho hay.
Cánh xe ôm ở Sa Pa nói, muốn biết ở Sa Pa có nhiều “con lai” như thế nào thì hãy chọn ngày cuối tuần, ngày của lễ hội. Thời điểm đó, trẻ con từ trong các bản ra thị trấn rất nhiều, gặp những đứa “con lai” tóc vàng là không hiếm. “Đấy, đứa bé mà người phụ nữ Mông địu sau lưng là con lai đấy, anh nhìn có giống “con lai” không”, chủ quán nước chỉ cho tôi. “Con lai”, theo cái chỉ tay của người phụ nữ này thì đó là một bé gái, tóc vàng, chừng hai tuổi. Mẹ của cháu, thật thà nói rằng bà là người dân tộc Mông, đến từ xã Hầu Thào gần đó.
Cũng người mẹ này, trả lời chồng bà cũng là người Mông. Bà không biết “con lai” là gì, rồi quay sang người bạn cùng xuống chợ phiên nói bằng thứ tiếng dân tộc, cười rưng rức rồi bỏ đi. Nếu chỉ nhìn “tóc vàng” mà khẳng định là “con lai”, có vẻ rằng hơi sớm, bởi trẻ con vùng núi cao này, suốt ngày đội nắng, tóc làm sao mà không vàng cho được!
“Sinh sống ở đây được sáu bảy năm, em biết ở Sa Pa có một số đứa trẻ lai Tây. Nhưng Tây tốt lắm, khi có con với phụ nữ dân tộc thì người ta không bỏ rơi con mình, nhưng do bà mẹ không cho đưa con ra nước ngoài nên hàng tháng họ vẫn gửi tiền về nuôi con”. Một nhân viên của công ty du lịch Lào Cai cho biết như vậy.
Nét đặc sắc của du lịch Sa Pa, hầu như hướng dẫn viên đều là người bản địa, phần lớn họ là phụ nữ. Và ở đây, những đứa trẻ sớm rời ghế nhà trường từ cấp tiểu học, cũng theo người lớn làm du lịch, bán đồ thổ cẩm và các vật dụng “cây nhà lá vườn”. Các em bé này nói tiếng Anh đủ để khách quốc tế phải ngạc nhiên. Chưa thể khẳng định kết quả của những “hợp đồng du lịch” ấy sẽ tạo ra kết quả là những đứa con mang hai dòng máu khác nhau, nhưng đó cũng chính là điểm khởi nguồn cho những mối tình “Mông — Tây”.
Nhiều sơn nữ dưới ngọn núi Hoàng Liên Sơn lên Sa Pa (Lào Cai) làm du lịch. Trong các chuyến hướng dẫn du khách nước ngoài tham quan, tình cảm nảy sinh và có những cuộc tình xuyên biên giới giữa phụ nữ người Mông với các chàng trai nước ngoài hình thành, rồi họ nên duyên chồng vợ. Và cũng ở vùng đất du lịch sôi động vào loại bậc nhất miền Bắc này, người ta đang rỉ tai nhau về những “đứa con lai”, giống người Tây như đúc.
Hàng ngày dẫn khách đi tham quan, hướng dẫn viên du lịch một công ty ở Sa Pa cho biết, người nước ngoài rất có cảm tình với phụ nữ người Mông, mỗi lần khách quốc tế hỏi họ là dân tộc gì, dù là người Dao, Giáy, họ cũng hay nhận là người Mông.
Khi đêm xuống, nhiều cặp tình nhân gồm chàng trai là người nước ngoài, và cô gái là người Mông mà dân bản địa hay gọi là cặp “Mông — Tây” hay ra quán đồ nướng ở trung tâm thị trấn Sa Pa ăn uống. “Trông họ rất tình tứ. Bằng cảm nhận thì mình nghĩ những đứa trẻ da trắng, tóc vàng, mắt xanh bắt gặp đâu đó ở vùng đất này đó là con lai. Nhưng chứng minh sự thật, thì khó lắm”, hướng dẫn viên này nói.
Người phụ nữ mang trang phục của đồng bào dân tộc Giáy có tên Vàng Vui, ở xã Tả Van không giấu giếm khi nói rằng, người Mông nói tiếng Anh rất giỏi nên người Tây chỉ thích lấy phụ nữ Mông. Theo những người sinh sống ở vùng đất du lịch này, càng đi vào những địa điểm nhiều khách du lịch tham quan như Hầu Thào, Cát Cát, thung lũng Mường Hoa thì dễ tìm ra những đứa trẻ con lai. “Chỉ có Tây “đi bộ”, Tây balô mới có con rơi, khách tử tế không ai làm vậy cả”, một người dân ở đây nói ý kiến của mình.
Phó giám đốc trung tâm văn hoá huyện Sa Pa, ông Giàng Seo Gà, nói rằng mặc dù có con lai thật nhưng cơ thể của đứa con đó không trắng như người châu Âu. “Tôi biết có trường hợp con lai, nhưng sinh ra không giống ông bố mà giống người Mông cơ, không giống người Tây mà giống người ta”. Những ngày ở Sa Pa, nhiều khách du lịch chứng kiến cặp vợ chồng là người dân tộc, nhưng đứa con địu sau lưng người mẹ thì giống trẻ em nước ngoài không thể tả. Tóc bàng bạc, da trắng nõn, mắt cháu bé cũng thăm thẳm màu xanh. Tôi định lấy máy ảnh ghi lại khoảnh khắc này, nhưng lại thôi, bỏ đi bằng sự tiếc nuối. Đôi vợ chồng sau đó địu con đi về phía bãi Đá Cổ nằm ở thung lũng Mường Hoa. Ghi nhận về các trường hợp “con lai”, thật sự mới chỉ qua những lời kể.
Nguồn: Zin
 
Và đây là câu trả lời của tác giả Trần Trúc Lâm

Nguồn gốc Miêu tộc


Về sau, nhiều nhà sử học đồng ý rằng trong thời cổ đại giống Hmong xuất phát từ châu Âu, di dân dần đến vùng đồng khô Siberia (Tây Bá Lợi Á), rồi mới đến định cư ở lưu vực sông Hoàng-hà vài ngàn năm trước. Huyền thoại của dân tộc Hmong còn lưu truyền vẫn nhắc đến tổ tiên của họ vốn đã sống ở một vùng quanh năm tuyết phủ, băng giá, ngày và đêm kéo dài đến cả 6 tháng. Với người Hmong sống ở vùng nhiệt đới Đông Nam Á, chẳng hề thấy tuyết cho nên ngôn từ họ dùng để kể chuyện là "nước cứng" và "cát trắng mịn".
Số phận dân Hmong bắt đầu gắn liền với sử Trung quốc có thể vào khoảng từ 3000 trước TL đến 1200 trước TL.
Khoảng 2700 trước TL, những di dân từ Siberia đã đi dần xuống vùng trung thổ qua khu vực mà ngày nay gọi là Manchuria, Hà-bắc khi khí hậu ấm áp hơn cho phép, và người Hmong đã định cư tại lưu vực sông Hoàng-hà ở vùng thượng Hà-nam. Lúc bấy giờ đã có bộ tộc Hoa Yangshao chiếm cứ vùng Thiểm tây, Sơn tây và Hà nam cả ngàn năm trước. Bộ tộc này chỉ là bộ lạc miền núi chuyên về phá rừng du canh. Về sau bộ tộc Hoa Yangshao này hòa nhập với bộ tộc Hoa Lungshan chuyên về ruộng nước ở Sơn đông.
 
"Tốt nhất bạn hãy liên hệ với khách sạn Hoa Cương tại Mèo Vạc để gọi điện hỏi họ là chính xác nhất, tuy nhiên tôi lại quên ko ghi lại số điện thoại của họ"

Thông tin về ks Hoa Cương này:
Quản lý ks: Phạm Thị Quyên, thị trấn Mèo Vạc, Huyện Mèo Vạc - Hà Giang
ĐT: 0219.3871888
0944.571.888
 
Cấp sắc-tiếng Dao có nghĩa là lên chức. Nhà giầu, nhiều tiền nhiều lợn thì làm 7 đèn, nhà thường thì làm 3 đèn và mỗi người Dao (cả nam và nữ) trước khi chết phải làm (ít nhất) một lần trong đời. Để tiết kiệm, có khi họ kết hợp cả vợ chồng làm luôn một lượt. Tớ đã được tham dự một lễ Cấp sắc như vậy của người Dao Đỏ và được mời ăn xôi, thịt lợn cũng như chụp được một số ảnh tư liệu. Đám lễ phải có ít nhất 3 ông thầy tào thay nhau cúng trong 3 ngày. Có thể Người Dao ở mỗi nơi có sự khác nhau. Và ngay cả tiếng .
Tớ không biết thông tin về việc ở người Dao Lễ cấp sắc (một số vùng gọi là lễ Lập tỉnh) có ở cả nam cả nữ bạn có thể nói rõ hơn được không? Theo chỗ tớ biết thì lễ cấp sắc chỉ dành cho con trai. Đây là một buổi lễ để cộng đồng chấp nhận người đó đã trưởng thành, có quyền tham gia các hoạt động của bản làng (giống với lễ Thành Đinh của người Việt xưa). Tất cả con trai người Dao đều phải qua lễ cấp sắc (3 đèn) mới gọi là đã "lớn" nếu không vẫn chỉ là một đứa trẻ tuổi đời đã lớn và có gia đình....
 
Cấp sắc-tiếng Dao có nghĩa là lên chức. Nhà giầu, nhiều tiền nhiều lợn thì làm 7 đèn, nhà thường thì làm 3 đèn và mỗi người Dao (cả nam và nữ) trước khi chết phải làm (ít nhất) một lần trong đời. Để tiết kiệm, có khi họ kết hợp cả vợ chồng làm luôn một lượt. Tớ đã được tham dự một lễ Cấp sắc như vậy của người Dao Đỏ và được mời ăn xôi, thịt lợn cũng như chụp được một số ảnh tư liệu. Đám lễ phải có ít nhất 3 ông thầy tào thay nhau cúng trong 3 ngày. Có thể Người Dao ở mỗi nơi có sự khác nhau. Và ngay cả tiếng nói giữa các loại Dao cũng không giống nhau. Tớ nói được một chút tiếng Dao Đỏ, nhưng khi lên Lạng Sơn nói với người Dao Thanh Y thì họ chỉ hiểu cỡ 30%..

Người Dao chia ra làm 5 nhóm chính (Dao quần chẹt, dao thanh y, dao áo dài, dao đỏ và dao tiền) Người Dao là con cháu của Bàng Hồ. Và lễ cấp sắc hay còn gọi là lễ thành đinh, lễ Tủ Cải... Nhưng tất cả đều có 1 điều chung là lễ này dành cho Nam giới.
+ Con trai đến tuổi trưởng thành phải làm lễ này mới được dòng họ công nhận là người lớn, mới có tiếng nói trong dòng họ.
+Trong một gia đình phải làm lần lượt, nếu bố chưa làm thì con cũng chưa được làm, hoặc nếu nhà nghèo anh chưa làm thì e chưa được đến lượt.
+ Phụ nữ ko phải làm lễ này,
+ Các thầy cúng khi hành lễ thường mặc trang phục của người phụ nữ. (bởi trước đây thầy cúng là là phụ nữ nhưng do phụ nữ 1 tháng phải có ngày kiêng riêng nên dần dân nhiệm vụ cúng, làm lễ được chuyển giao cho nam giới)
+ Người đàn ông trụ cột của gia đình người Dao thường đọc được chữ Nho (theo tiếng Quan Hỏa) đó là sách cúng của mỗi gia đình.

Sơ lược về lễ Cấp sắc của người Dao theo tìm hiểu của em. E xin khẳng định phụ nữ Dao ko bao giờ làm lễ cấp sắc./.
 
Bác Battramdao cho tôi hỏi ngày mùng 10 âm này có buổi chợ phiên nào không? Mai tôi đi Hà Giang nên muốn đến một phiên chợ vùng cao nào đó để mua cân thịt thuê xào uống rượu ngay tại chợ giống như bác mô tả ấy. Thứ hai nữa là từ thị xã Hà Giang lên Đồng văn xa bao nhiêu km và xe con có bò lên được không? Lần trước tôi mới chỉ đến Quản bạ thôi nên lần này tôi muốn đi Đồng văn một chuyến. Thanks bác trước.
 
Bác Battramdao cho tôi hỏi ngày mùng 10 âm này có buổi chợ phiên nào không? Mai tôi đi Hà Giang nên muốn đến một phiên chợ vùng cao nào đó để mua cân thịt thuê xào uống rượu ngay tại chợ giống như bác mô tả ấy. Thứ hai nữa là từ thị xã Hà Giang lên Đồng văn xa bao nhiêu km và xe con có bò lên được không? Lần trước tôi mới chỉ đến Quản bạ thôi nên lần này tôi muốn đi Đồng văn một chuyến. Thanks bác trước.

Tình hình là nếu đúng lịch thì chợ Lũng Phìn sẽ họp vào ngày 9 âm lịch (thứ 5), chợ Đồng Văn, chợ Mèo Vạc họp ngày 12 âm lịch (chủ nhật), chợ Phố Cáo, Xà Phìn, đều họp lùi nên phải gọi điện hỏi trên đó mới biết được lịch chính xác.
Từ thị xã Hà Giang lên Đồng Văn là 152km, cách đây 2 năm em đã lái Kia Morning đi một vòng Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mã Pì Lèng, Mèo Vạc rồi. Đợt vừa rồi thấy các anh em lái Matiz lên ầm ầm.
Chúc bác một chuyến đi vui vẻ.
 
Hôm 23 tôi đi lên Đồng Văn gặp buổi chợ phiên ở Quyết Tiến gần Quản Bạ ấy bác battramdao ạ. Tôi vào chợ và cũng gặp cánh đàn ông Mông ngồi la liệt uống rượu với thịt lợn, nhưng họ không cả thuê xào mà chỉ nhúng qua thịt vào cái nồi nước giống như kiểu bò tái ấy, nhìn khiếp luôn. Định giơ máy lên chụp nhưng đàn ông Mông uống rượu vào ánh mắt nhìn sắc lạnh như mắt con báo đang săn mồi, thấy lạnh hết cả sống lưng nên bỏ ngay ý định đó. Hà Giang có cái gì đó thật mê hoặc làm ngưởi ta không thể chán được dù thực sự mảnh đất này không có nhiều địa danh, di tích để hấp dẫn ngay từ đầu. Với tôi, một ngày rất gần đây thôi, tôi sẽ lại lê la trở lại miền đất đó.
 
Thực ra người Mông cũng như các dân tộc khác rất hiền và thuần tính. Bác cứ chụp ảnh thoải mái, vào xin họ chén rượu, miếng thịt hòa nhập với họ rất vui. Hà Giang cũng có rất nhiều địa danh, di tích hay, có điều là ta chưa khám phá hết thôi. Chúc mừng bác,
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,254
Bài viết
1,174,627
Members
192,010
Latest member
phucdoi1123
Back
Top