What's new

Hà Giang – nơi “anh tài” tụ hội

Mây núi Hà Giang – “anh tài” tụ hội

Quán đông nghẹt những người, đám bàn ghế chen chúc đặc kín vỉa hè tận mấy hộ, có vẻ như vẫn không đủ chỗ. Đã hơn 8h tối, trời lất phất mưa, chúng tôi chụm vào nhau quanh cái ghế con kê cốc, chia nhau từng bụm không gian chật chội. Cốc trà của tôi đã gần cạn, mà cơn khát vẫn chưa nguôi ngoai.

Có vẻ tôi hơi bị “shock” trước cái thằng đang vung tay chém gió và nhả khói như đầu tàu trước mặt. Ngay cả trong những giấc mơ điên rồ nhất, tôi cũng không tưởng tượng nổi một đứa có cái điệu bộ kỳ cục ấy, lại sắp dẫn dắt linh hồn mình trong một hành trình mơ ước. HG, cái ước mơ tưởng đã gần mà lại hóa xa xôi…

Tôi nhìn sang hai cô bé ngồi bên, hai khuôn mặt tươi tắn vừa gặp đã thấy như quen nhau từ lâu lắm. Thêm thằng ku má phính môi đỏ đang hồn nhiên lắp ba lắp bắp bên cạnh. Hiện tại, với con số 6 ôm (gồm cả hai người đang há mỏ chờ từ đầu SG) và 3 xế, chúng tôi có cơ chẳng đi được cùng nhau chuyến này.

Chúng tôi đã uống cạn tuần nước, mưa vẫn thoang thoảng ngoài hiên. Chờ mãi chẳng có thêm ai đến, cũng không một cú điện thoại cáo bận, nhờ giữ chỗ. Thằng Chuối vẫn vừa rít thuốc, vừa ngẳng cổ cò thao thao về những chiến tích đã đạt được, những lần đổ đèo, vượt suối, băng rừng... tôi nghe mà thấy mình vô cảm. Trái lại, Mr. Đạt và Ms. Chuê (sau đây tôi xin trân trọng gọi là Mụ Đạt và Lão Chuê) mang đến cho tôi cảm giác yên tâm phần nào. Chụm gần hơn vào hai cô bé kia, chia sẻ cùng nhau nỗi lo lắng mơ hồ, chúng tôi quyết định tiếp tục chờ đợi...
 
Last edited:
Lần "đầu tiên" bao giờ rất thú vị, ấn tượng với những hồi ức của bạn về chuyến đi này, bạn thêm ảnh minh họa cho sinh động.

Các bạn có phải đoàn này không?

Tác nghiệp tại Cà phê Phố Cổ - Đồng Văn
_DSC9667.jpg

Đúng rồi bác! đây là ảnh em Mai đang tác nghiệp , vậy các bác là 2 ông bạn độc hành trên 1 con Cào cào và 1 con Ju
 
Lần "đầu tiên" bao giờ rất thú vị, ấn tượng với những hồi ức của bạn về chuyến đi này, bạn thêm ảnh minh họa cho sinh động.

Các bạn có phải đoàn này không?

Tác nghiệp tại Cà phê Phố Cổ - Đồng Văn
_DSC9667.jpg

Em nhớ ra bác rồi, may thế có bác vào động viên kịp, suýt chút nữa lại ngồi nói xấu nốt thì ... :T

Em kêu gọi mọi người tăng cường ảnh minh họa mà chẳng ai giúp, em lại đang low tech, ko up được.

Thôi thì cứ đành bút chiến suông vậy.:gun
 
Gần trưa, chúng tôi ghé thăm cụm di tích Cây đa Tân Trào. Nếu là trước đây, chắc tôi sẽ giãy lên đành đạch, thăm những nơi này thật chẳng khác gì tự xếp mình ngang mấy cụ lão thành cách mạng, hoặc các vị về hưu, hay đỡ thảm hơn, các bé nhi đồng quàng khăn đỏ. Nhưng bây giờ, khi chân đã trót mọc nốt ruồi, tôi chẳng chê nơi nào sất. Không vào thì biết đến bao giờ mới có dịp ghé thăm một di tích lịch sử lẫy lừng như thế.

Cây đa Tân Trào hóa ra không long lanh oai hùng như chúng tôi tưởng tượng, chí ít cũng không bằng tấm ảnh in trong tờ rơi mà với mức vé 8k/người, chúng tôi được phát tại cổng kèm theo lời dặn: “cứ đi vào trong đó mà tìm!”:shrug::shrug::shrug:

Không một người chỉ đường, không một lời giới thiệu, cả khu di tích vắng lặng đến hoang tàn. Chị chàng chụp ảnh thuê vè vè xe máy đón lõng chúng tôi từ ngoài cổng, bỏ nhỏ: “lần sau đừng mua vé, cứ đi thẳng vào là được”. Đến là ngứa tiết! Khéo lại còn có lần sau?!X(

Chúng tôi lượn xe máy quanh bãi đất rộng quây rào, không thể tin nổi vào mắt mình cái gốc cây bọc xi măng rệu rã tựa vào một đống giàn giáo kia lại chính là cây đa lịch sử. Tôi cứ nhay đi nhay lại Pucca: “nhìn kỹ vào hình xem có đúng không!”

Không còn câu trả lời nào khác, chúng tôi ngán ngẩm quay đi, chẳng buồn chụp ảnh.

Chúng tôi tìm đến Lán Nà Lừa, gửi xe và đi bộ qua một cây cầu nhỏ. Cũng như cây đa Tân Trào, Lán Nà Lừa chẳng để lại ấn tượng gì. Có chăng là chúng tôi đã quen với sự hoang tàn, vắng lạnh và sự bảo tồn di tích hời hợt nửa vời của dân mình nên không còn thấy shock như lúc đầu.

Quay ra, cả đám dừng chân bên dòng suối nhỏ, nơi các anh em, mờ mắt vì ảo tưởng gái dân tộc tắm tiên, thấy một đám ồn ã bên bờ suối từ xa đã vội vã lao đến. Hóa ra chỉ là mấy chị già đang giặt quần áo. :LLSuối róc rách và các chị thì đập bồm bộp đồm độp, tiếng vắt nước sồn sột…

Nắng ban trưa, chói lòa con đường nhựa nằm im lìm phía ngoài tán cây râm mát. Phát sốt vì nắng và bụi đường cả nửa ngày trời, các chị em sung sướng tháo mũ, bỏ khăn, lột áo … vã nước suối rửa mặt. :LL=))Cả đám ngồi thụp xuống, răm rắp như trẻ mẫu giáo, một…hai…, nào vén tóc, nào vã nước, nào vò khăn … Đang đê mê mát lạnh thì chợt phát hiện hai cẳng chân lông lá chình ình trước mặt. Ối giời ơi! Hóa ra nãy giờ rửa mặt bằng nước ngâm chân của ông trời con này mà không biết! Chị em ôm nhau mà cười.

Theo quyết sách của trưởng đoàn, chính là mụ Đạt khả kính, chúng tôi dẹp hết mấy điểm thăm quan còn lại, một lô xích xông những nơi được đặt tên rất kêu mà tôi chẳng còn nhớ nổi chút nào. Con cún oánh cho ba lần tức khắc phải khôn lên. Chúng tôi, chỉ cần qua hai bài học là tự rút được kinh nghiệm, quyết định không … ngu nữa.

Lần chần, luyến tiếc, chúng tôi bỏ lại sau lưng dòng suối mát trong, lên xe trực chỉ hướng thị xã Tuyên Quang ăn trưa. Đứa nào cũng đói cào cả ruột.
 
Mụ bẻ cua, ôm cua vèo vèo, tốc độ không hề thay đối

chị tả rất chân thật leader của nhóm mình, kkeekee, nhưng cho e bổ sung, tốc độ của leader chỉ có 60km/h mà, đi thích thiệt....^^, cứ hỏi chị Ca Giao là thực nhất. :D
 
@Pucca: mụ Đ với xế của chị đã thống nhất với nhau, chỉ có 60km/h thôi mà, nhất định thế, không cao hơn tí nào đâu mà =))
@Ms. Chuê: thực ra đang chụp em Hường, em đang nép vào một bên cửa để chờ đến lượt :D. Nhìn ảnh thì tưởng thế thôi, cái anh này chụp lấy khung hình ác quá
 
Vừa thấy mặt tôi, ku Thanh ré lên:

- Tại chị bảo bọn em là chíp hôi nên xe em bây giờ hỏng rồi đấy…

Chưng hửng, tôi bảo nó:

- Người đã nhõng nhẽo, xe cũng nhõng nhẽo nữa sao em? Thủng săm là tại em chứ tại chị cái gì?

- Em không biết – nó giở bài cùn – tại chị chê em…

Mặc xác thằng bé với mớ lý sự trẻ con của nó, tôi quay vào quán tìm đặt đồ ăn. Vừa đi được non trăm mét đã gặp sự cố, trưa trầy trưa trật, chúng tôi chẳng còn cách nào khác là ăn cơm ngay tại nhà hàng duy nhất bên đường. Cái xe nhõng nhẽo kia đã có đám đàn ông xử lý.

Mụ Đạt vốn vẫn định cả đoàn sẽ chạy ra ngoài thị xã ăn trưa, dù sẽ hơi muộn. Ngoài đó mụ có cơ sở, đồ ăn rất ổn, giá cả lại phải chăng. Là mụ bảo thế.

Chủ quán cáo bận, cũng đã quá trưa, không làm hàng. Thấy chúng tôi méo xệch, và lôi thôi lếch thếch một lũ đang vật lộn với bơm vá săm lốp ngoài hiên, bèn thương tình gọi điện cho ai đó, hỏi hộ. Sau nhiều phút điện thoại, hỏi qua hỏi lại cả hai bên, anh chàng nhiệt tình chỉ cho tôi quay về chỗ cây đa Tân Trào, rẽ phải, tìm cái nhà sàn to nhất. “Sẽ có người chờ ở đấy” – Anh bảo.

Sau khi thống nhất với mụ Đạt, rằng xe sửa mất khoảng 15-20 phút, nếu phải chờ làm cơm lâu quá thì thôi, chúng tôi vẫn theo kế hoạch cũ, ra “cơ sở” của mụ, tôi và Pucca đội nắng vù ngay đi.

Hai chị em còn đang băn khoăn trước hai cái nhà sàn nằm chênh chếch nhau, chưa quyết được cái nào to hơn, thì phát hiện một cánh tay từ ô cửa sổ phía bên phải. Người đàn ông bên trong ô cửa giơ cao cái điếu cày, rõ ràng đã biết chúng tôi là ai, tìm gì.

Mất đôi phút đồng hồ quý báu để tháo được đôi giày dã chiến, tôi vào đề luôn, cơm canh có những gì, giá cả bao nhiêu, và quan trọng nhất là lúc nào thì xong. Người đàn ông béo trắng có khuôn mặt lạ lùng lần đầu tiên tôi bắt gặp trong đời, từ đầu đến cuối chưa lúc nào động đậy cơ mặt khi nói chuyện, tựa hồ không có cảm xúc, không phản ứng trước bất cứ chuyện gì. Tưng tửng, đấy có tưng đấy món, đầy đặn, nóng sốt, nhà chuyên nấu cơm cho khách qua đây, không phải lo. Và chốt lại câu quan trọng nhất: “khoảng một tiếng, ở đây không có đồ làm sẵn, không để tủ lạnh, khách đến mới nấu nên mất thời gian”.

Tôi giãy lên, cái miệng không động đậy lập tức thốt ra một câu vớt vát: “chừng nửa tiếng là xong”.

Không hài lòng với cái kiểu thời gian co giãn bất thình lình của anh chàng liệt cơ mặt, lại không được thấy tận mắt đồ ăn có tươi ngon, đầy đặn thật không, tôi và Pucca bàn nhau thôi lâu thế thì quay lại TQ, đằng nào xe cũng sắp sửa xong rồi. Hì hục đi lại giầy, tôi từ biệt anh chủ quán. Anh quay lại với cái điếu cày bên chõng nước, không hé một lời, khuôn mặt vẫn lạnh te, vô cảm.

Chị em tôi trở về, hớn hở như vừa được ăn khoai bở, khoe ở đây làm lâu, đồ có vẻ không ngon, giá lại chẳng mềm, thôi chúng mình chạy thẳng về TQ mà ăn cho lành. Bình sinh tôi ghét nhất những thứ không rõ ràng, khó đoán định, dù chỉ là một bữa trưa, giờ thoát được thì mừng lắm. Thế mà mụ Đạt liếc xéo:

- Đặt đi! Ra TQ ko kịp đâu.

- Không còn đồ ăn hay làm sao? Tôi sốt ruột, vừa bỏ đi giờ phải quay lại thì ê mặt.

- Không còn đồ ăn, ra đến đấy muộn lắm rồi – Mụ lại chúi xuống cái vành xe – Cứ ăn ở đây đi, 35k/người cũng được.

Cực chẳng đã, tôi và Pucca đành lên xe...
 
Thoáng thấy bóng tôi từ đầu cầu thang, chị vợ đã khoát tay gọi mấy đứa con bật bếp, bắc nồi. Lúc trước khi chúng tôi bỏ đi, bếp đã bật chị đành sai con tắt, giờ thấy đến lại bật. Chị vẫn tươi tỉnh, mau mắn, chẳng tỏ chút nào hả hê, cay cú hoặc giả mếch lòng. Đàn bà thật đúng là giống loài bao dung, độ lượng, vị tha vô bờ bến …

Nhưng đàn ông chẳng phải cái giống ấy. Từ lúc đặt chân lên bậc thang gỗ sơ sài, tôi đã sắm sẵn cho mình một bộ mặt hớn hở vô tư nhất trần đời. Tôi lướt qua mặt anh chồng, tránh không nhìn vào mắt anh, cười toét một cái rồi hồn nhiên ngồi thụp xuống … tháo dây giầy. Thế mà bước qua chỗ tôi để xuống bếp, Liệt Mặt vẫn chua cho một câu, tỉnh rụi: “Quay lại à? Đã bảo nhà này chuyên làm cơm cho khách, không phải lo rồi mà cứ lăn tăn…”

Cái giá cuối cùng cho bữa trưa là 40k/người, không bớt, đổi lại chúng tôi có đủ cơm canh rau dưa, một con gà và một cân thịt lợn, xào nấu tùy ý khách. Còn có cả drink là trà đá (tất nhiên, tôi và Pucca phải dày mặt đòi quyền lợi, dù chỉ một bình trà). Thú thực là lúc trước nghe anh bảo đoàn 12 người thì chỉ một con gà 2kg, chặt làm hai đĩa, chúng tôi đều nghĩ chắc lại là thứ gà lai vừa bở vừa nhạt, cả lũ lặn lội lên đây không lẽ chịu xơi đồ ẩm ương? Giờ được anh vạch hẳn đùi cho sờ nắn, bóp nặn (là tôi nói đùi con gà), trong bụng đã ưng lắm nhưng ngoài mặt vẫn vờ vịt:

- Có mỗi một con, cả đoàn đói nhăn từ sáng sớm. Anh làm ơn chặt nhỏ không lát nữa chúng nó oánh nhau.

Nói xong tôi chạy mất, vẫn kịp thấy cái nhìn của anh quét khắp mặt tôi, chỉ ánh mắt là hơi động đậy.

Rửa mặt mũi chân tay xong, tôi đảo qua bếp, dòm ngó đòi hỏi, kì kèo thêm được một món rau. Và hoàn toàn yên tâm khi tận mắt nhìn thấy tảng thịt lợn tươi hồng nẫy nuột chị vợ đang bỏ vào nồi. Mọi việc coi như xong, tôi trèo lên nhà sàn, kiếm chỗ trải khăn tranh thủ nằm ngủ được phút nào hay phút ấy trước khi cả đội kéo về.

Thế mà trong căn nhà sàn mát lộng, ánh nắng rát cháy dường như đã bị đẩy xa tít ngoài kia, tôi cố đến đâu cũng không chợp mắt nổi một phút. Dưới bếp vẳng lên dồn dập âm thanh băm chặt, xào nấu xì xèo. Chẳng mấy chốc, tiếng bọn con trai đã vang lên nheo nhéo ngoài bậu cửa.

Bữa trưa được dọn ra nhanh chóng, đầy ngồn ngộn hai cái chõng tre. Có gà rang gừng, thịt luộc, lòng gà xào su su, canh rau ngót, rau cải luộc, măng ớt ngâm, cơm gạo tẻ thơm … tươi ngon, nóng sốt đúng như lời quảng cáo. Chủ nhà nấu nướng cũng thật vừa miệng. Sung sướng, cả bọn quây lại đánh chén thùm thụp, chẳng buồn để mắt đến anh chủ đã gieo mình trên cái võng đằng kia, đong đưa hờ hững. Mắt anh, tất nhiên chẳng lúc nào thèm liếc về phía bọn tôi lấy nửa cái. Anh nằm ngắm cái mái lợp lá gồi của nhà anh. Hay mớ bằng khen, huân chương, ảnh lãnh tụ, báo Đảng … lồng khung kính treo đầy hai bức vách. Chắc thế!

Cái con gà thật là ngon ngoài sức tưởng tượng. Không có bia, chỉ có trà đá và nước Bò húc pha từ buổi sáng, chúng tôi lập tức làm cái việc cần làm là nhớ – về – lão – Chuê – với – niềm – tiếc – thương – vô – hạn …

Tôi nhận ra một sự thật đau lòng là đội quân này sức đánh chén thật không bằng một góc đám yểu điệu thục nữ phòng tôi. Cuối bữa, thịt gà thịt lợn vẫn còn la liệt, bọn con trai đã lác đác buông đũa. Tôi nép mình sau hai cái lưng, cố né khỏi tầm kiểm soát ra đa quân sự của cái anh Liệt Mặt có khả năng nhìn – mà – như – không – nhìn, hạ thấp giọng: “Mọi người làm ơn ăn cố thịt gà đi, ngon lắm đừng để phí, uổng công em với Pucca lăn ra mặc cả…”

Mấy đứa trẻ mau chóng thu dọn chõng bát nồi niêu. Chẳng thể giấu đi đâu mấy miếng thịt gà óng ả còn nằm ngổn ngang trêu ngươi trên đĩa, anh này nằm canh sát sạt thế, tôi ngồi nhăn răng cười nghe anh mát mẻ, hả hê một cách … hững hờ: “Thế này mà cứ đòi hai con. Giờ thịt thêm con nữa, nhá!”

Mụ Đạt tợp xong chén trà đã nhấp nhổm giục đi ngay. Nhưng chúng tôi nào được dạn dày như mụ, căng da bụng tất phải chùng da mắt, nhất định đòi nghỉ dù chỉ vài phút.

Gần hai giờ trưa, cái nắng ong ong thiêu đốt sáng bừng mảng sân và con đường nhỏ phía trước nhà. Bên kia khung cửa sổ, cây đa Tân Trào một thời oai hùng nức tiếng, giờ đứng trơ ra dưới nắng, im lìm chết chóc. Cảnh tiêu điều lạnh lẽo cô liêu của một di tích lịch sử chẳng còn làm chúng tôi bận tâm như lúc trước. Già trẻ gái trai đồng loạt nằm xoài ra bên nhau, la liệt như bãi biển trời tây.

Gió giời hây hẩy, gió quạt phe phẩy. Mười hai cái lưng cùng giãn ra trên sàn gỗ mộc, khoan khoái. Bên kia chõng nước, mụ Đạt đang bắt đầu cơn chém gió chính thức đầu tiên của cuộc hành trình.

Gió vẫn hây hẩy, phe phẩy. Anh Liệt Mặt vẫn nằm liệt xác trên cái võng thưa, hờ hững có mắt như mù, có tai như điếc.

Gió mát rượi thổi qua ô cửa sổ có cái lan can bé xíu, cồn lên một ngọn tiếc nuối. Chúng tôi uể oải nhấc chân, chuẩn bị ra đi. Như chỉ chờ có thế, anh Liệt Mặt cũng nhấc xác khỏi võng, hỏi han, hò hẹn… Rồi ngỏ ý muốn có một cái khăn rằn như của chúng tôi làm kỷ niệm.

Nhón mấy bước trên cái sàn tre ghép ẽo ợt mà mát rượi của nhà anh, tôi mang lại cho anh cái khăn, vừa cười thật tươi vừa cố nhìn xoáy sâu vào đôi mắt thản nhiên vô cảm.

Chỉ thấy mơ hồ le lói những tia nghịch ngầm cố giấu.

Mình mà có thêm thời gian bên cái lão này chắc lại nhiều trò vui lắm đây …

Chúng tôi rồ ga, lao vào trong nắng.
 
- Nhà này chay tịnh quá, chả có ảnh ọt gì cả.
- Mà đồ ăn bỏ phí thế, đi ăn mà còn gà, thịt, xôi ... cứ gói túi đem đi, lúc dừng lại sửa xe hay nghỉ dọc đường lôi ra ăn vừa ngon vừa đảm bảo sức chạy tiếp.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,744
Bài viết
1,136,836
Members
192,568
Latest member
tasecolongbien
Back
Top