What's new

[Tổng hợp] Hà Tây, từ quá khứ lại về quá khứ

Thế là từ 1/8/2008, không còn tỉnh Hà Tây nữa.

Vốn xa xưa, không có địa danh Hà Tây, thì giờ không còn Hà Tây, cũng đâu có gì là lạ ?

Thế nhưng, dường như người ta đã quen thuộc với miền đất đó, đến nỗi giờ mất đi, cũng thấy một phần chua xót và cô quạnh.
 
Cuối năm, có một ngày rỗi, lại tìm về núi Tổ - Ba Vì. Ba Vì của ngày xưa là một nơi thiêng liêng, là linh địa của người Việt và cả người Mường, ngọn núi trấn giữ đồng bằng sông Hồng, là kết nối của miền ngược với miền xuôi. Do đó dù núi chẳng phải cao nhất, dù sông không phải lớn nhất, nhưng núi Tản - sông Đà vẫn luôn là hình tượng rõ ràng nhất về non sông.

Một vạt dã quỳ đơn sơ bên đường, vàng chút thôi, nhưng cũng đủ ấm.

46362439.jpg
 
Lên một chút là khu nghỉ dưỡng ở cốt 400. Đây là khu vực người Pháp đã quy hoạch từ những năm 1940, đã từng có xây dựng nhưng rồi dang dở. Giờ đây khu nghỉ dưỡng này có lẽ cũng chỉ đón khách đoàn đặt trước, bởi dịch vụ xem ra cũng không có gì.

Bên cạnh khu này có triền núi với thông thoáng đãng, đi dạo cũng có chút thi vị.

46362456.jpg


Rồi đường tiếp tục leo lên cao hơn nữa. Càng lên cao càng lạnh. Dù rằng ở dưới chân núi nóng nực bao nhiêu, thì lên đến đây cũng đều lạnh. Cũng vì thế người Pháp trước kia đã từng quy hoạch toàn bộ khu vực thung lũng ở cốt 1000 giữa hai đỉnh núi làm khu nghỉ mát, và dự định sẽ phát triển còn hơn Tam Đảo.

46362467.jpg
 
Last edited:
Núi Ba Vì có ba ngọn, ngọn ở giữa là Ngọc Tản, hay Tản Viên, Tản nghĩa là cái tán ngọc, tán tròn, vì đoạn gần đỉnh dốc dứng, hơi thắt lại. Truyền thuyết kể rằng Đức Thánh Tản Viên - Sơn Tinh, vị đứng đầu của Tứ Bất Tử người Việt ngự trên đỉnh núi này. Ngài là Thần Tổ của bách thần đất Việt, nên được tôn là Nam Thiên Thần Tổ. Ngự ở đây, ngài trấn giữ giữa trời và đất, giữa núi và sông, giữa thần và người.

Người ta kể rằng do đỉnh núi thắt lại nên không ai leo được lên đỉnh, nhưng chính Thánh Tản đã làm phép đưa một số thợ lên đỉnh núi để dựng một ngôi đền nhỏ, là đền Thượng. Vì đền dựng cheo leo bên vách núi nên rất nhỏ, rất đơn sơ, thế nhưng vô cùng linh thiêng. Người nào thật tâm thành, chí nguyện, mới có thể lên đó để cầu nguyện với Thần.

Ngày nay, con đường lát đá đã được dẫn thẳng lên đỉnh núi, hơi dốc một chút nhưng vẫn dễ đi.

46362488.jpg
 
Last edited:
Đường lên đỉnh Ngọc Tản, nhìn xuống mới thấy trên núi cao trong lành thế nào !

Toàn bộ vùng đồng bằng bên dưới, độ cao dưới 1000m đều bị bao phủ trong một lớp mây mù, hơi ẩm. Lớp mây mù này nếu ở dưới sẽ không cảm nhận thấy, nhìn lên trời chỉ hơi mờ mờ. Nhưng đứng trên đỉnh núi nhìn xuống mới thấy nó giăng ngang, trải ra vô tận. Trong lớp mù đó còn có bao nhiêu khói bụi của các nhà máy, của đốt rơm rạ, của khí thải, của tất cả những thứ gọi là nhân thế.

Vượt lên trên, màu trời xanh ngăn ngắt. Trời vẫn xanh như thế, nhưng chẳng qua người ta không thấy được trời xanh...

46362498.jpg


46362893.jpg
 
Last edited:
Đền thờ Thánh Tản Viên mới làm lại, chỉ là một gian nhỏ. Chỗ này vách đá lõm vào trong tạo thành một hõm đá, người ta làm thêm một mái chìa ra ngoài, thế là tạo thành một "ngôi đền" kiểu "một mái".

Tuy nhiên, người bỏ công dựng cái nếp đền này là theo thờ Tứ phủ, nên phía trước thiết lập ngay chỗ để lên đồng. Trong đền thì bày tượng lung tung của Tứ phủ, xanh đỏ lòe loẹt, chán chẳng buồn chụp. Bên cạnh thì có ngay một gian nhà còn to hơn "đền" của người "trông giữ", dân tình thường gọi là "nhà đền".

Bên cạnh có lối leo lên đỉnh núi. Xưa kia không ai dám lên đỉnh, vì đó là nơi thiêng liêng nhất, nơi Thần ngự. Nhưng nay bậc thang làm đến đó, và trên đó cũng đang xây dựng.

Leo lên đến đỉnh, tôi thực sự chán ngán khi chính giữa vị trí cao nhất là một pho tượng đồng mới đúc, với tên đề Mẫu Cửu trùng thiên !!!

Than ôi, giờ đây cái kiểu thờ cúng đạo Mẫu đã lấn át đến độ chiếm chỗ của Thần Tổ nước Việt. Một vị Mẫu mơ hồ được dựng ra từ thế kỉ 16 đã chiếm trọn chỗ cao nhất, ngồi cả trên đỉnh của vị Thần chung Việt - Mường có từ thuở Hùng Vương. Pho tượng tay phải cầm cuộn sách, tay trái bưng hình Bát quái, một thứ pháp khí Dịch học và Đạo giáo; một pho tượng lai căng.

Đáng buồn. Bức ảnh này chẳng phải để đẹp đẽ gì, mà chỉ là cho thấy cái pho tượng mới đang ngồi lên đầu Thánh Tản.

46362784.jpg
 
Last edited:
Truyền thuyết kể rằng xưa kia Cao Biền làm tiết độ sứ, đi khắp nơi để trấn yểm long mạch đất Giao Châu, rất nhiều thần bị Cao Biền diệt. Cách diệt thường là ra vẻ lập đàn cúng tế thần, rồi khi thần hiện lên thì sát hại. Hoặc là lấy kim khí yểm vào các chỗ hiểm để chặt đứt long mạch. Đến Tản Viên, Cao Biền định biết là nơi linh khí tụ hội nên ra sức trấn yểm, nhưng Thánh Tản chỉ bay qua và nhổ nước bọt vào.

Ấy thế mà ngày nay, người ta lại trấn cả lên đầu núi một pho tượng đồng ! Theo quan niệm cổ thì đồng, sắt, vàng là đồ trấn yểm rất mạnh.

Ba đỉnh núi, thì ở giữa là Ngọc Tản, nơi Thánh Tản - Sơn Tinh ngự. Một bên là ngọn núi Vua, một bên là núi Ngọc Hoa. Núi Vua ngụ ý là nơi dành cho Vua Hùng, còn Ngọc Hoa là tên công chúa con vua Hùng, (có sách nói Ngọc Hoa chính là tên của Mị Nương, vợ của Sơn Tinh). Ngọn núi Vua cao nhất, sau đó mới đến Ngọc Tản, rồi Ngọc Hoa. Như thế cũng đúng vì Cha sẽ ở cao hơn con gái và con rể. Nhưng Ngọc Tản ở vào chính giữa, nên thiêng liêng nhất. Hơn nữa Hùng Vương thì ngự ở núi Nghĩa Lĩnh - Phong Châu, nơi đây chỉ là tượng trưng mà thôi. Một bên là nơi vọng về cha, một bên là vợ nhìn về, cái thế của Tản Viên uy nghiêm là thế.

Gần đây ở gần đỉnh núi Vua có dựng đền thờ Hồ Chí Minh. Cá nhân tôi không thích thú gì với điều này, nên quyết định không đến đó. Các cụ xưa bảo một nước không có hai vua, một núi không có hai Thần. Nay thì trên đỉnh đầu đền Thượng có tượng đồng trấn giữ, bên kia có đền thờ HCM dòm sang, liệu Thánh Tản có phải đang bị xâm chiếm đất đai quá nhiều rồi không ???

Từ đỉnh Tản Viên nhìn sang đỉnh núi Vua:

46362785.jpg
 
Last edited:
Có người hỏi làng Kim Quan, nên tôi đến Kim Quan !!!

Làng Kim Quan gần Liên Quan, ven bờ sông Tích. Hình như xưa cũng có nhiều nhà cổ đá ong lắm. Nhưng giờ thì chẳng còn mấy nữa. Những ngôi nhà cũ giờ xây lại hai ba tầng cả rồi. Một số nhà nhiều tiền thì lại dùng đá ong làm tường cho nó phong cách, nhưng chỉ là sự bắt chước thô sơ...

Còn lại vài ngõ cũ. Vào trong ngõ, một người đàn bà vừa ra khỏi nhà, lân la hỏi chuyện. Nói muốn tìm chỗ nào còn nhà cổ đá ong, ba hớn hở bảo ngay: bên kia kìa, có mấy ngôi nhà mới xây bằng đá ong đẹp lắm, to lắm. Thôi thế thì thôi. Thấy bảo không thích nhà mới, bà cười cười : "Thế có cho tiền không để tôi mở cửa mà vào xem nhà"... (NO)

54078802.jpg
 
Em đã đọc hết topic này thấy các bác đã đến rất nhiều địa danh và những ý kiến bình luận rất bổ ích vì quê Em ở xứ Đoài mây trắng mà.
Tuy nhiên em thấy có vẻ như thiếu sót khi ko nhắc đến Suối Hai - Đồng Mô, nơi đó ta cũng có thể đi thuyền trên Suối Hai để sang đảo sim rậm rạp um tùm, mùa sim chín thì tha hồ mà ăn( đến gìơ em vẫn nhớ vị ngọt của sim đến nao lòng). Lòng hồ Suối Hai rộng mênh mông hút tầm mắt với bao câu chuyện về loài Giải khổng lồ ( theo em là giống cụ rùa Hồ Gươm): em còn nhớ vào khoảng những năm 1993 rất nhiều người đi tắm ở đó bị Giải đớp chân, có trường hợp bị rút xuống nước đến chết đuối.Rất nhiều người dân nhìn thấy những con Giải to như cái nong, lưng mốc trắng nổi lên. Chính quyền ngày đó ra sức bắt hoặc tiêu diệt dẫn đến việc bây giờ thỉnh thoảng mới thấy nổi. Thật là tiếc! Đúng là những thứ mà ta đã mất đi thì mới thấy giá trị của nó, khi còn nó thì lại ko giữ gìn!
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,677
Bài viết
1,135,087
Members
192,371
Latest member
bancadoithuongonl
Back
Top