What's new

[Tổng hợp] Hà Tây, từ quá khứ lại về quá khứ

Thế là từ 1/8/2008, không còn tỉnh Hà Tây nữa.

Vốn xa xưa, không có địa danh Hà Tây, thì giờ không còn Hà Tây, cũng đâu có gì là lạ ?

Thế nhưng, dường như người ta đã quen thuộc với miền đất đó, đến nỗi giờ mất đi, cũng thấy một phần chua xót và cô quạnh.
 
Topic này trôi lâu quá rồi. Hà Tây, Bắc Ninh... luôn là những điểm đến cực kỳ thân quen. Đối với mình, ngay từ nhỏ, đã bị ấn tượng với cái giản dị, nâu sầm của làng xã, với cái trầm mặc, đơn sơ của những ngôi chùa, ngôi đình...

Một góc nhìn của Đình So.. Ở nơi này, ngồi nói chuyện, uống chèn trà ven đường, mọi người bảo dù được đổi tên là Hà Nội, nhưng với những người dân nơi đây, vùng này vẫn mãi là Hà Tây, vì Hà Nội thực sự là rất khác.

lang10.jpg


lang11.jpg


Nhìn từ xa

lang12.jpg
 
Đôi rồng đá bậc thềm của đình So cũng thuộc loại của độc lắm đấy, hình như là duy nhất có kiểu này.

Thường rồng đá làm bậc có 2 kiểu: rồng nguyên con và long vân, tức là rồng ẩn vào mây, hay mây hình rồng. Đôi rồng này của đình So lại chỉ có đầu và đuôi, còn khúc thân hoàn toàn chỉ là thành bậc thẳng tắp, nghĩa là không có thân. Mà đầu rồng cũng được cách điệu rất đẹp, phải nói là rất độc đáo, nửa rồng nửa mây, không hẳn long vân mà cũng không hẳn chân long.

Chỉ sợ phơi gió sương, lại chỗ đường xe trong làng lại qua, trẻ con chơi đùa, có ngày sứt hỏng mất. Hoặc đại gia chơi đồ cổ nào một đêm tối sai tay chân đến bứng về, thì nguy to.
 
Đôi rồng đá bậc thềm của đình So cũng thuộc loại của độc lắm đấy, hình như là duy nhất có kiểu này.

Thường rồng đá làm bậc có 2 kiểu: rồng nguyên con và long vân, tức là rồng ẩn vào mây, hay mây hình rồng. Đôi rồng này của đình So lại chỉ có đầu và đuôi, còn khúc thân hoàn toàn chỉ là thành bậc thẳng tắp, nghĩa là không có thân. Mà đầu rồng cũng được cách điệu rất đẹp, phải nói là rất độc đáo, nửa rồng nửa mây, không hẳn long vân mà cũng không hẳn chân long.

Chỉ sợ phơi gió sương, lại chỗ đường xe trong làng lại qua, trẻ con chơi đùa, có ngày sứt hỏng mất. Hoặc đại gia chơi đồ cổ nào một đêm tối sai tay chân đến bứng về, thì nguy to.

Hí hí, có bác ở đây rồi... Bác diễn giải giúp em một số bức tranh cổ này với. Chụp ở chùa Trăm Gian.

Có phải là Diêm Vương và đầu trâu mặt ngựa khôgn bác :D:D

lahan11.jpg


lahan10.jpg


lahan13.jpg
 
Trùng hợp quá, em vừa định hỏi bác Chitto thì có bài báo ở trang Dantri này.


Nguồn: http://dantri.com.vn/c20/s20-383586/so-phan-la-ky-cua-nhung-buc-tranh-co-chua-tram-gian.htm



"Số phận lạ kỳ của những bức tranh cổ chùa Trăm Gian


Sau 18 năm bị lấy cắp và lưu lạc xứ người, 4 bức tranh cổ trong bộ tranh “Thập điện Diêm vương” mấy trăm năm tuổi đã được Công an TP Hà Nội trao trả cho ni sư Thích Đàm Quang, trụ trì chùa Trăm Gian (Tiên Phương, Chương Mỹ, Hà Nội).

Báu vật biến mất

Trong những ngày đầu xuân năm mới 2010, chúng tôi đã có mặt tại Quảng Nghiêm Tự để được tận mắt chiêm bái những báu vật này. Gặp sư trụ trì Thích Đàm Quang đang đứng ngoài hiên tam bảo, thầy chia sẻ: “Từ hôm tranh được đưa về, tôi luôn phải để những bảo vật này vào tầm mặt, không dám lơ là phút nào. Những ngày trời mưa to gió lớn thế này, bọn trộm càng dễ bề hoạt động nên tôi lo lắng lắm. Chỉ sợ bảo vật rồi lại không cánh mà bay”.

Theo chân ni sư Đàm Quang vào phòng khách của nhà chùa, chúng tôi nhận thấy 4 bức tranh “Thập điện Diêm vương” được dựng ngay ở cạnh cửa phòng, nơi có đông tăng ni Phật tử của nhà chùa đi lại nhất. 4 bức tranh được tạc bằng gỗ mít nặng mấy chục kilôgam, trải qua gần nghìn năm đã lên màu đen bóng.

Ở Việt Nam có hàng trăm bộ tranh “Thập điện Diêm vương” do hàng trăm tác giả sáng tạo dựa vào nội dung tác phẩm Phật giáo như “Thập Vương kinh” hoặc tác phẩm Đạo giáo như “Ngục lí truyện”, nhưng bộ tranh ở chùa Trăm Gian thuộc loại cổ và quý nhất. Nội dung trên mỗi bức tranh thường là phần trên Phán quan ngồi giữa 2 bên có người hoặc quỷ sứ đứng hầu để xét hỏi tội, phần dưới là các tầng địa ngục mà tội nhân phải nhận các án trừng phạt như đeo gông, trói, chặt đầu, bỏ vào vạc dầu...

Theo lời kể của ni sư Thích Đàm Quang thì niên đại của bộ tranh Thập điện Diêm vương tương đương với lịch sử của ngôi chùa Trăm Gian cổ kính. Cách đây gần nửa thế kỷ, khi ni sư Đàm Quang còn nhỏ thì đã quen với 10 bức tranh Diêm vương đồ sộ treo dọc ở hành lang dẫn lên đại điện. 4 bức tranh trông cũ kỹ nhưng có một uy lực đáng sợ khiến ai chạm mắt vào cũng đều phải cúi đầu kính cẩn.

Sau khi trụ trì cũ là sư cụ Thích Đàm Hiền viên tịch, ni sư Đàm Quang lên tiếp nhiệm, 4 bức tranh vẫn tại vị ở chỗ cũ, không ai nghĩ một ngày nào đó có kẻ “to gan, lớn mật” dám vào chốn linh thiêng để thực hiện hành vi sai trái.

“Tôi nhớ ngày đó cách đây khoảng 18 năm. Hôm đó tôi và các thầy trong chùa đi học ở bên chùa Bà Đá. Ở chùa chỉ còn có mấy bà vãi ngủ trông nom. Không hiểu sao đêm đó, lòng tôi cứ nóng như lửa đốt. Sáng hôm sau tôi về chùa thì hay tin 4 bức tranh cổ trong bộ “Thập điện Diêm vương” đã không cánh mà bay. Ngay lập tức nhà chùa đã báo cho bên công an nhưng dù các đồng chí công an đã rất cố gắng nhưng vẫn chưa thể tìm ra tung tích 4 bức tranh.

Hơn một năm sau, nhà chùa lại thêm một phen chấn động khi thêm 4 bức nữa trong bộ tranh quý tiếp tục bị trộm lấy mất. Như vậy bộ tranh “Thập điện Diêm vương” chỉ còn lại 2 bức trong suốt mười mấy năm qua.


Cùng với sự nỗ lực của các đồng chí công an, nhà chùa chúng tôi cũng không ngừng dò hỏi các đạo hữu, Phật tử và du khách khắp nơi về tin tức của 8 bức tranh cổ. Cách đây ít năm, cũng có vị khách hiểu biết về đồ cổ cho biết, 8 bức tranh “Thập điện Diêm vương” hiện đã được đưa sang Trung Quốc và không biết đang lưu lạc ở nơi nào trên đất nước rộng lớn đó. Có thể nói đến thời điểm trước khi 4 bức tranh được Công an Hà Nội trao trả cho nhà chùa thì niềm hy vọng tìm lại 8 bức tranh cổ đã không còn”, ni sư kể lại.

Trong những năm gần đây, để lưu giữ lại hình ảnh của bộ tranh đã góp phần làm nên những giá trị văn hóa, tâm linh cho ngôi chùa nghìn năm tuổi này, ni sư Thích Đàm Quang đã có ý đi tìm và sưu tầm lại những hình ảnh về các bức tranh cổ bị đánh cắp để làm lại bộ tranh này. Tuy nhiên, nhà chùa mới chỉ tìm được 2 bức ảnh do các vị đạo hữu đã từng vãn cảnh chùa Trăm Gian chụp lại. Chính vì thế khi 2 đồng chí trinh sát của Phòng CSĐT tội phạm về TTXH - Công an TP Hà Nội tìm đến chùa với 4 bức trên tay thì sư trụ trì Đàm Quang chỉ biết nghẹn ngào rơi nước mắt.

Trở về sau 18 năm lưu lạc

Việc tìm lại được 4 bức tranh cổ vô giá trong bộ “Thập điện Diêm vương” của chùa Trăm Gian không phải là một sự ngẫu nhiên mà là cả một quá trình điều tra, theo dõi công phu của lực lượng Cảnh sát đặc nhiệm, Phòng CSĐT tội phạm về TTXH - Công an TP Hà Nội.


Sau một thời gian dài trinh sát và theo dõi chặt chẽ quy luật hoạt động của một số đối tượng buôn đồ cổ xuyên quốc gia, các chiến sĩ công an đã khám phá ra một đường dây chuyên săn lùng đồ cổ liên quan đến nhiều đối tượng ở Việt Nam và một số nước trên thế giới. Trưa 27/5/2009, qua công tác nghiệp vụ, đội 4, PC14 Công an TP Hà Nội đã nhận được nguồn tin của quần chúng cho biết có một đường dây tiêu thụ cổ vật trộm cắp được tại các chùa chiền sẽ được đưa ra nước ngoài bằng đường hàng không để tiêu thụ.

Hai bức tranh may mắn còn ở lại với chùa Trăm Gian.

Mật phục trên đường cao tốc Bắc Thăng Long - Nội Bài tới trưa 27/5/2009, tổ công tác đã phát hiện một chiếc xe Ford Everest 7 chỗ, màu trắng có nhiều dấu hiệu nhận dạng trùng khớp với nguồn tin của người dân. Sau khi yêu cầu dừng xe để kiểm tra hành chính, tổ công tác đã phát hiện trong xe có 3 hộp xốp đựng 3 bát hương bằng sành sứ với hoa văn rồng mây bên mặt ngoài, 2 hộp giấy đựng 4 bức tranh điêu khắc bằng gỗ đã lên màu đen bóng.

Người điều khiển chiếc xe trên tên là Nguyễn Hoàng đã không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc số hàng trên. Hoàng cho biết được một người nước ngoài gọi điện thuê chuyển hộ 2 kiện hàng trên với giá cao từ thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh về hồ câu cách sân bay Nội Bài khoảng 100m, đến đó sẽ có người ra nhận hàng. Nghi là đồ cổ, Hoàng hỏi lại vị khách trên thì được vị khách khăng khăng khẳng định đó chỉ là đồ giả cổ, chỉ có giá trị trang trí đơn thuần. Chỉ đến khi bị lực lượng công an bắt giữ, Hoàng mới ngớ người ra khi biết số hàng trên là những cổ vật bị đánh cắp tại các chùa chiền ở Việt Nam.

Ngay sau khi bắt giữ được số cổ vật trên, Công an TP Hà Nội đã tiến hành xác minh đó là số cổ vật vô giá bị ăn cắp tại chùa Phổ Minh (Nam Định) và Trăm Gian (Chương Mỹ, Hà Nội). Trong đó có những cổ vật đã bị lấy trộm cách đây gần 2 thập kỷ như 4 bức tranh trong bộ “Thập điện Diêm Vương”. Theo giới sành cổ vật Hà thành thì mỗi bức tranh khắc gỗ này có giá trị tối thiểu là 100.000 USD trên thị trường đồ cổ hiện nay."
 
Về bộ tranh Thập điện Diêm vương chùa Trăm gian, các nơi viết không thống nhất về niên đại. Như trong bài báo trên (và một số bài báo khác) thì viết là các bức này gần nghìn năm. Đó là do "nhà báo" lấy theo tuổi đời của ngôi chùa.

Chùa thì theo lịch sử được dựng từ đời Lý, cách đây gần nghìn năm thật. Nhưng thực tế tất cả các công trình bằng gỗ đều được làm lại từ đời Lê, cách đây khoảng 400 năm. Như thế các bức tranh khắc gỗ kia có tuổi lâu nhất cũng chỉ khoảng 400 năm mà thôi.

Những chạm khắc gỗ cổ nhất ở Việt Nam còn lại cũng chỉ từ đời Trần, lâu nhất là khoảng 700 năm, chứ lấy đâu ra đồ gần nghìn năm. Viết phóng đại lên tí cho nó hấp dẫn.

Nói về nạn ăn cắp cổ vật, thì đến tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay chùa Tây Phương, cao đến 2m, nặng mấy trăm cân còn bị trộm khênh mất, đến giờ hai mươi năm chưa tìm được. Tượng chùa Mễ Sở cao gần 3m cũng bị khuân lên ôtô, nhà chùa phát hiện ra đuổi chục cây số lấy lại được, đưa ra chính quyền thì kẻ trộm với chính quyền gần như là một, cho nên đâu lại vào đấy.
 
Nói về nạn ăn cắp cổ vật, thì đến tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay chùa Tây Phương, cao đến 2m, nặng mấy trăm cân còn bị trộm khênh mất, đến giờ hai mươi năm chưa tìm được. Tượng chùa Mễ Sở cao gần 3m cũng bị khuân lên ôtô, nhà chùa phát hiện ra đuổi chục cây số lấy lại được, đưa ra chính quyền thì kẻ trộm với chính quyền gần như là một, cho nên đâu lại vào đấy.

Có khi báo chí viết ra như này, thấy giá trị của các bức tranh như vậy thì có khi dân thường cũng nổi hứng "trộm" mất... :)):)) Suy cho cùng thì vẫn do đời sống kinh tế vẫn còn nghèo khó, chục năm nữa có khi các cổ vật được trả lại hết ý chứ, lúc đó khi thừa ăn thừa mặc thì mức cảm nhận và bảo vệ văn hóa tốt hơn chăng... Hy vọng lễ hội hoa không còn cảnh giặc hoa nữa. :))

Em có ảnh tranh khắc gỗ nữa,

lahan12.jpg

Sau mấy tấm tranh này, chùa vẫn còn rất nhiều tranh khắc gỗ các vị la hán, nhưng em thì mù tịt và không phân biệt nổi.. Em sẽ post từng tấm một, các bác giảng dạy cho em nhé.
 
La hán chùa Trăm Gian - cũng giống như là ở chùa Tây Phương, chùa Mía, thực ra là các Tổ của dòng Thiền tông, chứ không phải La hán theo truyền thống Trung Quốc (500 vị) như được tạc thành tượng ở chùa Bái Đính.

Do đó bức tranh khắc gỗ trên có thể là vị Tổ thứ 13 là Ca-Tỳ-La-Ma. Khi đó có con rắn lớn (mãng xà vương) định ăn thịt, nhưng ông đã thuyết pháp khiến con rắn cũng phải kính trọng, không dám làm hại.

Một số tượng Tổ tôi có viết ở đây: 18 tượng Tổ chùa Tây Phương.

Các pho tượng La hán hay tượng Tổ do nghệ nhân sáng tác không nhất định theo khuôn mẫu như tượng Phật, do đó không phải lúc nào cũng phân biệt được chính xác hình dạng và hành trạng của các vị đó. Có những vị có biểu tượng đặc biệt (như có con rắn ở trên) thì còn nhìn nhận ra được, nhưng có nhiều vị không có đặc trưng đó.
 
Bác chitto này mục nào cũng tham gia được cả, bái phục. Bác ở miền nam hay miền bắc vậy? khi nào off ở Hà Nội cho tớ tham gia với
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,681
Bài viết
1,135,139
Members
192,381
Latest member
Khoa11zz
Back
Top