What's new

Hai đứa ở Quan Lạn...

Ngọc Vừng đúng với cái tên của nó - viên ngọc bừng sáng giữa biển – với một bãi biển cát trắng nguyên sơ trong lành, những vỏ ốc, những đàn cá nhỏ bơi tung tăng mà bạn chỉ cần đưa tay ra là dễ dàng tóm lấy được. Cũng có một vài nhà nghỉ được xây dựng trên bãi biển nhưng có lẽ còn lâu lắm mới tới ngày khách du lịch kéo tới đây rầm rộ, nghỉ homestay với một anh lính ở ngay “center” của đảo, đêm về nhìn cảnh vật xung quanh mờ mờ với các ánh đèn sao trống vắng quá. Dễ có cảm giác lính, bộ đội trên đảo còn đông hơn người dân, họ vừa làm nhiệm vụ, vừa chăm lo cải thiện cuộc sống thiếu thốn bằng cách trồng rau, nuôi dê, nuôi bò. Con đường quanh đảo do bộ đội đang phá núi xây, rồi đây sẽ là con đường tham quan đảo thu hút thêm khách du lịch tới với Ngọc Vừng. Có dịp ngồi trên bờ kè đá ngắm biển trời bao la, ăn một bữa cơm đơn sơ với các anh bộ đội giữa rừng, bạn sẽ nghĩ một ngày nào đó nếu có dịp, có lẽ mình sẽ trở lại nơi này….


P1040171800x600.jpg



Đảo Vĩnh Thực được tiếp thêm sức sống nhờ những trụ điện xây thành một hàng chạy dài từ đất liền, những chuyến cano hàng ngày đưa hàng hóa, du khách qua lại hai bờ. Trong một buổi chiều ửng nắng, Vĩnh Thực đẹp tuyệt vời với những con đường betong kiên cố, chạy loanh quanh qua những dãy núi như một sợi chỉ sáng màu. Ngọn hải đăng là điểm nhấn của hòn đảo này, từng cơn sóng cứ vỗ về mãi các triền đá, lâu lắm mới nghe một tiếng động lạ khiến mình trở về với thực tại, cũng chỉ là tiếng sóng mà thôi…


P1040696800x600.jpg



Đảo Quan Lạn những ngày ấy trời nhiều mây và khá lạnh so với hai đứa vốn quen sống trong Nam nhiều nắng ấm. Dù có tìm hiểu trước đường đi nước bước nhưng đôi lúc cũng không khỏi bỡ ngỡ nhưng cuối cùng mọi thứ cũng ok. Vài người khi nghe nói tụi này ở trong Nam ra chơi hỏi: “sao trong Nam biển và thời tiết đẹp vậy không đi mà ra tận ngoài này làm chi?”, mỗi nơi có một vẻ đẹp riêng mà, với lại đi vì thích đi thôi. Hai đứa thuê xe đạp chạy một vòng từ xã Quan Lạn qua xã Minh Châu, trong suốt hành trình là những xóm làng quê đặc trưng miền Bắc, những mái nhà ngói ngả màu theo năm tháng, những con đường vắng vẻ tới nao lòng. Quan Lạn đang chuyển mình từng ngày, những ngôi nhà hợp mốt đang được xây dựng để đón những vị khách từ nơi xa, nhưng chỉ ngay phía sau những dãy nhà mặt tiền đó thôi là những ngõ nhỏ rêu phong, những hàng rào hoa giấy, những ruộng lúa xanh mơn mởn hòa với cảnh đồng áng thân quen. Sá sung là một đặc sản cao cấp ở Quan Lạn, nó là nồi cơm cho người dân đảo, mấy bác lớn tuổi tâm sự là nhờ có con sá sung mà họ xây được nhà, mua được xe máy và gửi con đi học xa. Một vài người nhanh chóng nắm lấy cơ hội kinh doanh, những bungalow nghỉ dưỡng đang từng ngày thành hình trên các bãi tắm ở Minh Châu. Biển trời phẳng lặng tới ngạc nhiên, như một tấm gương phản chiếu bầu trời sẫm màu, nước chỉ gợn lăn tăn dưới những vòng xe đạp quay đều…

Hai đứa ở Quan Lạn…


QL3.jpg
 
Đọc bài này đúng là trải nghiệm thực tế! Anh có thể cho em biết chi phí đi lại 1 chuyến như thế này thì tốn khoảng nhiêu nhỉ?
 
To Taba: nếu bạn muốn đi đảo Quan Lạn thì nên đi vào những ngày thường thì đỡ chi phí đi rất nhiều. Vé tàu round trip khoảng 200K, giá phòng là 350K, ăn một bữa ít nhất là 50K, thuê xe đạp là 30K, xe máy + xăng là 200K. Nói chung phí sinh hoạt ngoài đây là khá mắc.


Chắc thanh niên đi làm việc xa hay sao mà thấy mấy cụ già nhàn nhã tỉa cây, xới mảnh vườn, tưới nước cho những luống rau….


P1040271800x600.jpg



P1040272800x600.jpg



Thế là lại hết một buổi chiều, hai đứa lo đạp xe về nhà trước khi trời quá tối, tranh thủ tắm rửa, ăn cơm và ngủ sớm để ngày mai còn về lại đất liền theo chuyến tàu sớm. Nhà anh Phong tối đền trông lung linh như một cái discotheque, đẹp nhất trong khu center này. Anh khoe là những ngày cuối tuần mấy chú lính, thầy cô giáo ở ngôi trường đối diện hay dân trong làng hay đổ về nhà anh hát karaoke, uống café. Rồi khi nhà ai có lễ cuới, hỏi, sinh nhật thì cũng về nhà anh tổ chức do nhà anh Phong có sẵn loa, bàn ghế, rồi cả đèn chớp tắt nữa. Anh nói mình mà ra đúng mấy ngày đó vui lắm, anh tính năm tới đầu tư xây cái phòng karaoke kín đáo để tối có thể hát khuya một chút, không gây ảnh hưởng cho bà con…


P1040276800x600.jpg



Nước sinh hoạt ngoài này cũng khá thiếu, nước rửa mặt đánh răng thì lấy nước sạch trong thùng, còn nước tắm rửa này nọ thì lấy nước trong bể. Hic hic hic…mình tắm nước trong bể màu như màu trà, chịu thôi ở đảo mà. Ở đây điện đóm rất hạn chế, nên nhà ai có như cầu xài điện như kiểu nhà anh Phong thì phải sắm sửa thêm cái máy phát, mỗi cái bóng đèn trong nhà hàng tháng cũng làm anh mất vài trăm ngàn nhưng do phải kinh doanh nên cứ để sáng trưng lên như thế. Tiếng máy nổ nghe khá ồn nhưng còn đỡ hơn là tối thui tối mù….


P1040279800x600.jpg



Anh hối mọi người đi tắm rồi còn ăn cơm, nguyên ngày lang thang rồi. Nói thế chứ anh Phong cũng chẳng dư mấy thời gian nấu cơm, hết khách tới mua rau thịt về nấu ăn tối, tới trẻ con chốc chốc lại ghé mua kẹo, nhiều nhất có lẽ là mấy anh lính, họ ghé vào mua thiếu kí sổ, khi nào lãnh tiền trợ cấp thì trả. Lính mà, khi thì gói thuốc, gói xà bông, có mấy anh chơi sang còn chung nhau mua mồi nhậu, nhờ anh Phong chế biến giúp nữa. Mình thấy anh busy làm đồ nhậu cho mấy anh lính, hỏi lấy đồ ăn trưa ra hâm lại ok rồi, không cần nấu thêm. Anh Phong nói là đổ hết rồi, nấu cái mới ăn cho nó ngon miệng. Ngoài này ăn uống ngon lắm, cá mực tôm toàn đồ fresh, còn có cả món “Tây” là thịt đùi hun khói nữa, nghe cũng khá lạ ha…


P1040281800x600.jpg



Hai đứa cung chả phụ anh Phong được gì ngoài dọn chén đũa và…ngồi chờ. Cuối cùng bữa tối nóng hổi cũng được mang lên, có rau , có mực tươi và thịt đùi hun khói….


P1040288800x600.jpg



Hôm nay vợ không có nhà nên anh Phong quá là busy, ngồi ăn cơm mà phone reo liên tục, khách hàng đặt hàng cho ngày mai qua lấy ấy mà. Nhà anh có con chó con tên là Sumo, mũm mĩm lắm, nó thấy mùi thức ăn là chạy quanh chân bàn kêu ăng ẳng, nó to tròn như cục bông gòn, rất dễ thương. Anh em ngồi ăn, tán gẫu, anh Phong tâm sự là ra đây làm nghĩa vụ rồi lấy vợ ở lại luôn, vị trí kinh doanh này rất tốt cho công việc hàng ngày của anh. Tuy bán nhiều thứ lặt vặt nhưng được cái có nhiều khách hàng, chỉ riêng mấy anh lính của các doanh trại hàng ngày chạy ra vô thôi là anh mệt rồi, chưa kể đám học trò hết chạy ra mua cây kẹo lại chạy vô mua cái bánh. Đi nguyên ngày, tối về ăn no quay, lại được tắm nước ấm nữa, quả là không có gì sướng bắng. Ngoài phố đêm tối thui, nhà anh Phong là sáng nhất, xa xa cũng có tiềm tạp hóa nhưng ánh đèn chả bao nhiêu so với màn đêm….


P1040286800x600.jpg
 
Nhà hàng xóm cũng không sáng sủa hơn là mấy…


P1040284800x600.jpg



Nhìn xa xa qua Xóm Cũ, có vài ánh đèn….


P1040285800x600.jpg



Mình cũng nhờ anh Phong book trước xe tuktuk sáng tới đón, có tầm 5 khách trên xe. Cám ơn anh Phong rất nhiều, anh thật dễ tính và hiếu khách. Ở lại nhà anh nguyên 1 ngày đêm, ăn uống, tắm nước nóng này nọ đủ thứ mà a charged khá bình dân, nghĩ bữa tối nguyên dĩa mực tươi và dĩa thịt xông khói mà anh lấy có 100K là quá hữu nghị….


P1040290800x600.jpg



Sáng ra bến tàu sớm, đón tàu về lại đất liền, cảm giác về cuộc sống và con người ở Ngọc Vừng vẫn còn ngờ ngợ trong tâm trí. Một cuộc sống quá nhẹ nhàng, yên bình và khí trời trong lành dễ chịu. Tiếp tục hành trình là hòn đảo Vĩnh Thực nằm về phía Móng Cái. Cũng không cách xa đất liền là mấy nhưng khá đẹp với những eo biển trong xanh, con sóng rì rào, ngọn hải đăng nằm uy nghi trước biển, rồi một cuộc sống còn nhiều nét làng quê của dân đảo nữa. Khá thú vị…


“Đảo Vĩnh Thực (Móng Cái) gồm 2 xã Vĩnh Thực, Vĩnh Trung, diện tích tự nhiên gần 5.000 ha, dân số trên 4 ngàn người. Nhân dân trên đảo chủ yếu sống bằng nghề ngư và nghề nông, nhưng gặp nhiều khó khăn: thiếu phương tiện và ngư cụ đánh bắt; diện tích đất canh tác ít (chiếm 6,5% diện tích tự nhiên), hệ thống thủy lợi chưa được đầu tư nhiều. Do sản xuất không phát triển, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, nên người dân thường rời đảo vào đất liền sinh sống. Trước thực trạng trên, tỉnh và TX Móng Cái đã dành nhiều nguồn vốn để đầu tư cơ sở hạ tầng, thúc đẩy KT-XH phát triển, nâng cao đời sống nhân dân các xã đảo. Để đầu tư một cách đồng bộ, hiệu quả và mang tính toàn diện cho đảo, ngày 5-5-2003, Ban Thường vụ Thị ủy Móng Cái ra Nghị quyết số 12/NQ-TU về phát triển KTXH 2 xã đảo đến năm 2010. Nghị quyết xác định: Phát triển KT-XH đảo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm gắn liền với sự phát triển thị xã, cần tập trung cao sự lãnh đạo của Đảng bộ thị xã, huy động nhiều nguồn lực để phát huy các thế mạnh.

Mặc dù từ năm 2004, thị xã gặp rất nhiều khó khăn khi không được giữ lại một phần nguồn thu từ hoạt động xuất nhập khẩu, nhưng thị xã vẫn ưu tiên tập trung đầu tư cho 2 xã đảo. Từ sự đầu tư của tỉnh, thị xã và các chương trình mục tiêu, đến nay trên đảo đã có trường học cao tầng, điện lưới quốc gia, đường xuyên đảo và các đường liên thôn, trạm y tế, các công trình hồ đập thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp… Hơn 4 năm qua, đảo đã được đầu tư 32 công trình lớn nhỏ với tổng số vốn gần 50 tỷ đồng từ các nguồn vốn Biển Đông, ngân sách tỉnh, thị xã và nhân dân đóng góp. Những công trình lớn phải kể đến là đường nhựa 10km xuyên đảo (19 tỷ đồng), đê Hòa Bình và đường vào cảng Vạn Gia (mỗi công trình khoảng 4 tỷ đồng), trường học cao tầng cho 2 xã… Đáng chú ý là thị xã đã dành tỷ lệ vốn đầu tư lớn để xây dựng các công trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu, phát triển sản xuất nông nghiệp. Trong hơn 4 năm qua, Vĩnh Thực được đầu tư 11 công trình trọng điểm về thủy lợi với tổng số vốn 14 tỷ đồng.

Hiện đảo đã chủ động được việc tưới tiêu cho trên 80% diện tích sản xuất nông nghiệp. Đi đôi với đầu tư, thị xã đặc biệt quan tâm đến các hoạt động khuyến nông, khuyến ngư và hỗ trợ nhân dân vay vốn, phát triển sản xuất. Từ khi có Nghị quyết 12 đến nay, thị xã đã dành 300 triệu đồng cho hoạt động khuyến nông, khuyến ngư; tổ chức 27 lớp tập huấn kỹ thuật cho nông dân, ngư dân trên đảo. Thị xã ưu tiên hỗ trợ nhân dân trên đảo về giống lúa, giúp nông dân loại bỏ các giống cũ năng suất thấp, đưa giống mới ngắn ngày, năng suất cao vào gieo trồng. Các Ngân hàng NN&PTNT, Chính sách xã hội đã cho 115 lượt hộ trên đảo vay gần 800 triệu đồng để tạo việc làm, phát triển sản xuất. Các mô hình trang trại vườn đồi, thâm canh cây lúa bằng các giống mới năng suất cao, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên đảo đã thực sự mang lại hiệu quả, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân. Nhờ được đầu tư lớn, nên sản xuất nông nghiệp trên đảo có bước phát triển nhanh: Năng suất lúa trung bình đạt 35,2 tạ/ha/vụ, sản lượng lương thực bình quân đạt 1400 tấn/ha/năm.

Thị xã và các xã đảo cũng hỗ trợ ngư dân đẩy mạnh khai thác thủy sản. Được vay vốn và tạo các điều kiện, ngư dân trên đảo đã mua sắm và đóng mới được 144 phương tiện đánh bắt thủy sản. Sản lượng đánh bắt hằng năm trung bình đạt300 tấn. Hiện thị xã đang quy hoạch các vùng nuôi hải sản tập trungtrên đảo theo hướng khuyến khích và hỗ trợ nhân dân nuôi cá lồng bè và các loại nhuyễn thể. Đến nay, số hộ khá và giàu trên đảo tuy chưa nhiều nhưng số hộnghèo chỉ còn 2,8% (cả thị xãlà 3,3%), riêng xã Vĩnh Trung không còn hộ nghèo. Nếu trước đây, giao thông giữa đảo và đất liền gặp nhiều khó khăn, thì nay đã thuận tiện hơn rất nhiều. Cảng Vạn Gia được đầu tư lớn, tàu, xuồng cao tốcra, về thường xuyên làm cho hoạt động giao thương trên đảo khá sôi nổi. Nhiều đoàn khách du lịch khi đến Móng Cái đã ghé đảo để tham quan, du lịch sinh thái. Sự nghiệp giáo dục, y tế trên đảo có tiến bộ. Đến nay, các trường học trên đảo được cao tầng hóa. Năm 2005, cả 2 xã đềuhoàn thành chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS. Các trạm y tế được đầu tư xây dựng, trang bị, đội ngũ cán bộđược đào tạo tăng cường, cơ bản đáp ứng nhiệm vụ khám chữa bệnh ban đầu và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

Những năm tới, thị xã tiếp tục đầu tư để phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản và du lịch trên đảo. Với sự quan tâm đầu tư của tỉnh, thị xã, sự nỗ lực của cán bộ, nhân dân địa phương, Vĩnh Thực đang ngày càng đổi thay. (Sưu tầm)



Chiều bình yên ở Vĩnh Thực…


QL7.jpg
 
Con sá sùng trông như vầy nè….


P1030993800x600.jpg



Cá này ăn như thế nào vậy bác chủ thớt? Mùi vị ra sao?

Thịt con này nhiều đạm nên rất ngọt, các hàng phở thường cho vào nồi nước dùng để đun cho ngọt nước.

Con này nếu để tươi thì xào với cái gì ăn cũng ngon, nhưng hơi hiếm vì nó không giữ tươi được, và giá đắt.

Thông thường họ xử lý ngay bằng cách lộn ngược và rửa sạch cát bên trong rồi phơi khô và mang bán. Khô rồi thì nướng, rang, xào.. (thơm khỏi nghĩ) là tủy thôi, và uống với bia thì tốn bia lắm.
 
To nguoinhaque66: mình chưa có dịp ăn con sá sùng này qua, cảm giác thật là không dám ăn vì nhìn nó hơi sợ. Lúc ở nhà của một chú chuyên thu gom và xử lý sá sùng tươi, chú nói con sá sùng này dễ chịu lắm, chế biến sao cũng được: chiên, xào, luộc...


Từ cảng Cái Rồng muốn đi lên Móng Cái bạn phải đi một chuyến xe ôm ra ngã ba, rồi bắt xe bus tới ngã ba Bưu Điện, tại đây có rất nhiều xe khách đi Móng Cái đậu sẵn. Mà cũng hên xui nữa, có khi lên xe phải chờ tầm 1 tiếng xe mới chạy, bạn nên ăn trước cái gì cho no bụng trước nếu không khoảng 3 tiếng sau xe mới dừng ở trạm nghỉ ăn uống. Suốt tuyến đường là cảnh đón trả khách lên xuống không ngừng. Vật vờ hoài cũng tới được bến xe Móng Cái, mình thì lại quên mất số phone của công ty chuyên chạy tuyến Móng Cái – Vĩnh Thực nên không biết có còn kịp chuyến tàu không. Tới bến xe là lo tìm số phone gọi ngay cho anh tài xế hỏi, bảng hướng dẫn đề là 4.30pm mới đi, khi nghe mình gọi hỏi có đúng thế không thì anh tài xế hỏi ngược lại là mình đi mấy người, nghe nói có 2 người là anh nói chờ 5p’ nữa chạy ngay trong khi còn hơn 30p nữa mới tới 4.30pm….


P1040631800x600.jpg



Lúc xuất bến xe có 2 khách là mình và cô bạn, đi một chặp vào cái bến khác nữa để đón thêm khách và bốc dỡ hàng. Lúc này thì học sinh và hành khách lên chật kín cái xe. Xe chạy khoảng 22kms để tới bến tàu, hành khách ở dọc tuyến đường này có thể tận dụng chuyến xe bus này luôn. Khách ra đảo loe ngoe vài mống nhưng học sinh thì ngồi chật mấy hàng ghế….


P1040633800x600.jpg



Vé đi xe bus gồm gồm nhiều options, ai đi gần gần không cần vé, chỉ có ai ra đảo thì mới mua vì giá vé đã bao gồm cả vé cano chở bạn ra đảo, có cả loại vé có xe đưa bạn ra xã Vĩnh Trung cách khu cầu cảng Vĩnh Thực tầm 8kms. Các bạn có thể nghĩ ở xã Vĩnh Trung vì nơi đây mới là center của đảo, bến cảng ở xã Vĩnh Thực chỉ toàn là cơ quan nhà nước, đồn biên phòng, hải quan, tối buồn lắm, chỉ có điều khi muốn về lại đất liền thì phải mất công đi xa ra lại cầu cảng…


P1040634800x600.jpg



Mất 45 phút thì tới cảng, người ta làm ăn khá chuyên nghiệp, có sẵn mấy cái xe bus đậu sẵn để rước khách đi tuyến ngược lại từ Vĩnh Thực – Móng Cái…


P1040635800x600.jpg



Có 2-3 hãng xe đang hoạt động trên tuyến này, khách của hang nào thì được hướng dẫn lên cano của hang đó. Lần đầu tiên đi đảo bằng cano, mỗi cano chở được khoảng 8-10 người tùy theo hàng hóa chở theo…


P1040636800x600.jpg



P1040638800x600.jpg
 
Sau khi thấy hành khách ổn định, anh lái cano tăng tốc, chạy ào ào lướt trên con sóng đúng nghĩa, bỏ lại phía sau những vệt nước trắng xóa văng tung tóe. Bạn phải ngồi thật vững và ổn định, không được xoay lung tung kẻo làm mất thăng bằng…


P1040738800x600.jpg



P1040642800x600.jpg



Đi cano y như chơi mấy trò cảm giác mạnh, rất thích thú, cano chạy lượn qua lượn lại tránh những cồn cát nông làm kẹt cái chân vịt. Gió thổi muốn bay cái nón, đồ đạc của ai thì người đó cố mà giữ, rớt xuống biển thì chủ cano không chịu trách nhiệm…


P1040641800x600.jpg



Đảo Vĩnh Thực cũng không xa lắm, từ trong đất liền này còn nhìn thấy rõ mà, trông qua thấy đảo cũng khá lớn và trải dài. Đầu phía này là ngọn hải đăng, đầu phía bên kia là Cửa Đại. Người ta kéo điện ra đảo nhờ các trụ điện như thế này, lúc này nước biển lên khá cao nên không nhìn thấy gì cứ nghĩ chắc làm móng trụ phải sâu lắm, chứ khi nước rút mới thấy lộ ra các cồn cát nằm trải dài dưới chân mấy cái trụ điện…


P1040646800x600.jpg



Chạy cỡ 15p’ là tới cảng Vạn Gia rồi, nhìn xa xa thấy có mấy cái nhà cao tầng cứ nghĩ là nhà trọ, ai dè toàn là cơ quan nhà nước cả…


P1040647800x600.jpg



P1040648800x600.jpg



Mấy chiếc xe khách là để chở những ai mua vé chạy xã Vĩnh Trung…


P1040649800x600.jpg
 
Cano cập vào cầu cảng Vạn Gia, tại đấy bạn có thể hỏi thuê xe máy từ các bác xe ôm, giá tầm 150K – 200K/day, bạn nhớ hỏi mua vé cano + xe bus để ngày mai về luôn vì nó có rất nhiều giờ chạy khác nhau. Nhà trọ thì hỏi thăm mấy quán nước gần đó. Nếu bạn muốn ở trọ ngày xã Vĩnh Thực để sáng ra đi cano về trong đất liền cho thuận tiện thì ở đây chỉ có 1 nhà trọ duy nhất, ăn sáng hay cơm tối cũng có 1-2 quán bán mà thôi…


P1040650800x600.jpg



Đây là nhà trọ tụi này ở, giá tầm 120K/day, chủ nhà thì thường không có ở nhà, cô chủ có một quán bán nước ngay cảng mà nhà thì cách đó tầm trăm mét, cửa nẻo free ai vô cũng không care, mình hỏi lấy chìa khóa phòng thì cô ấy cười bảo chả cần khóa làm gì, có ai vô phòng mấy đứa đâu mà khóa. Mình thật tình cũng không quen được với cảm giác đi đâu mà để cửa không khóa, thấy nó sao sao ấy. Cô chủ nói là đi đâu thì đi cho thỏa thích, sáng mai trước khi về thì ghé quán nước của cô thanh toán tiền phòng là ok…


P1040655800x600.jpg



Nhìn mấy tòa nhà xây cao to, bề thế, sơn phết sạch sẽ là nhà của các cơ quan nhà nước đấy, dân cư thì thưa thớt, nhà chỉ lụp xụp tạm bợ để buôn bán phục vụ cho khách tại cảng Vạn Gia…


P1040652800x600.jpg



Nhà nghỉ Hoàng Đỏ đang được nâng cấp thêm, có tầm 4 phòng trọ cho khách vãng lai, nhưng có một anh cán bộ ra công tác book nguyên 1 phòng dài hạn cả năm nên giờ chỉ có 3 phòng. Khu này nằm ở phía sau, còn khu phía trước là khu phòng cho mấy anh làm giao thông, cầu đường, cán bộ hải quan thuê dài hạn năm này qua năm khác. Chú chủ nhà đang nhờ mấy anh thợ làm lại hệ thống ống nước, chú rất thân thiện, nhờ chú hỏi thuê cái xe máy chạy vòng vòng là chú gọi ngay cho mấy tay xe ôm lại cho tụi này thương lượng. Nhà nghỉ này khá sạch sẽ, ngăn nắp và cũng an toàn. Mấy cái phòng không có khách ở cũng chỉ đóng lại, không hề khóa gì cả…


P1040654800x600.jpg



Cô chủ nhà mang cho bọn này tấm trải mới, vật dụng vệ sinh đầy đủ, hướng dẫn cách bật máy nóng/lạnh. Lúc đầu phòng mình chọn thì có tivi nhưng lại không có màn, sợ tối ngủ khó chịu với bọn muỗi, mình nhờ cô cho ở phòng nào có màn, cô nói muốn phòng nào cứ vào ở, cửa mở hết. Phòng có màn lại không có tivi, thế là ngủ nghỉ thì bên phòng này, còn coi tivi thì chạy qua phòng bên cạnh, chưa thấy ở trọ chỗ nào mà free & easy như vậy….


P1040653800x600.jpg



Thuê được cái xe máy giá 50K/hour, bao luôn xăng, thế là lang thang đi dạo ngắm cảnh thôi. Từ Vĩnh Thực chạy ra xã Vĩnh Trung mất tầm 6-7kms, con đường lúc trải nhựa, lúc betong khá tốt và vắng, chạy hầu như ít khi gặp xe máy đi ngược lắm…


P1040659800x600.jpg



P1040660800x600.jpg
 
Địa hình nơi này khá bằng phẳng, đôi lúc cũng có vượt qua mấy cái đèo ôm quanh núi, nhưng nhìn chung là dễ chịu. Hai bên là cảnh làng quê với những cánh đồng lúa non xanh mát, những mái nhà nằm sát chân núi phía xa xa…


P1040661800x600.jpg



P1040658800x600.jpg



Ở Vình Thực có 2 nơi bạn nên ghé vào tham qua đó là ngọn hải đăng Vĩnh Thực và biển Cửa Đại. Ngay tại ngã 3 xã Vĩnh Trung, nếu rẽ trái là đi hải đăng, còn rẽ phải là đi Cửa Đại. Vừa đi vừa hỏi vì hình như trên đảo chỉ có 2 con đường chính thôi. Bọn này tính chiều nay đi hải đăng, sáng mai đi Cửa Đại nữa là ok. Khu ngã ba Vĩnh Trung khá sầm uất, nhộn nhịp hơn so với bên Vĩnh Thực nhiều, có chợ, quán café, tiệm hớt tóc đầy đủ, nếu biết trước khi nãy mình chịu khó chạy qua đây ở luôn cho nó vui, bên kia buồn quá...


P1040663800x600.jpg



Dọc đường bạn sẽ thấy cảnh người dân làm lúa ngoài đồng, lũ trâu nhởn nhơ gặm cỏ, một cảnh làng quê bình yên quá….


P1040667800x600.jpg



P1040668800x600.jpg



Ai đó vác củi về nhà….


P1040662800x600.jpg



Qua khỏi khu dân cư là hầu như chẳng còn thấy ai, không mái nhà nào luôn, chỉ có con đường chạy uốn lượn không ngừng. Hai bên là rừng thông hoặc những bụi dứa dại…


P1040669800x600.jpg
 
Last edited by a moderator:
Đường vắng vẻ tới ngạc nhiên, hai đứa tà tà hóng mát ngắm cảnh. Không khí trong lành, se se cái lạnh của núi nhưng vẫn chưa được nhìn thấy màu xanh của biển…


P1040670800x600.jpg



P1040671800x600.jpg



Con đường vắt qua mấy ngọn núi, sau đó tới khúc lộ ra bên kia là biển ầm ì, bên này là vách núi. Phải công nhận ai làm con đường này cũng kì công quá…


P1040672800x600.jpg



P1040673800x600.jpg



Người ta tận dụng những khu đất bằng ở dưới chân núi để trồng lúa…


P1040676800x600.jpg



Chạy tầm 12kms đường đèo như thế thì mới lên tới đỉnh núi, xa xa thấy ngọn hải đăng rồi….


P1040677800x600.jpg



Ngọn hải đăng nằm ở đỉnh cao nhất của dãy núi nằm vươn ra biển, từ đây nhìn xuống hai bên dốc là cảnh biển trời đẹp mê mẩn. Bên này là ánh chiều tà với những con sóng bạc vỗ ầm ì vào các dải đá…


P1040678800x600.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,674
Bài viết
1,135,007
Members
192,357
Latest member
pvausashop765654
Back
Top