What's new

Hai đứa ở Thiềng Liềng...

Ra đảo Thiềng Liềng trúng ngày 16 trăng rằm thật là thú vị, con đường đê vắng vẻ tối hôm đó sáng rõ dưới ánh trăng, gió thổi nhè nhẹ từ những rừng đước vào làm cho cô bạn lạnh co rúm người lại. Được có dịp ngồi nhà chú Tám xem mọi người luyện tập các tiết mục đờn ca tài tử, nhâm nhi trà bánh, rồi được chú Tám giải thích này nọ về loại hình nghệ thuật đặc trưng của xã đảo này, quả thật là một trải nghiệm đẹp….


P1030397800x600.jpg



P1030394800x600.jpg



Gần 200 hộ dân xứ đảo đa số thuộc diện nghèo khó, sống nhờ hạt muối mặn của biển. Học sinh ở đây rất khó khăn, chúng vừa học vừa phụ giúp gia đình kiếm tiền bằng các công việc như chăn thả dê, mò cua bắt ốc…nhưng tính tình lại rất thật thà và lễ phép. Nhớ mãi bóng dáng của những cậu học trò nhỏ lầm lũi đi trong màn đêm để kịp chuyến đò qua bên đảo Thạnh An, chuyến đò dài 45 phút và ngày nào cũng như ngày nào: sáng đi chiều về. Những đứa học cấp III thì phải bắt thêm 1 chuyến đò nữa mất 45 phút từ Thạnh An vào Cần Thạnh để học, nhưng có vẻ như trên đảo Thiềng Liềng không có nhiều nhà có điều kiện cho con đi học xa như vậy…


P1030410800x600.jpg



Những con đò chở chữ cho dân đảo Thiềng Liềng….


P1030420800x600.jpg



Ngày về huyền ảo trên những ruộng muối…


IMG_299800x600.jpg



IMG_311800x600-1.jpg
 
Một cuộc sống yên bình, nhẹ nhàng đang diễn ra quanh đây, đứng ngay đây bạn có thể cảm nhận được, một buổi trưa nhẹ nhàng chỉ có tiếng tiếng sóng vỗ trên bờ đê. Ngồi xuống đâu đó, bạn cảm thấy cuộc sống thật chậm..


P1030159800x600.jpg



Xóm làng sống ngăn với những cơn sóng bằng cái đê bao này, xen lẫn giữa những con đường, những ngôi nhà dân là những khoảng rừng đước xanh rì, nhìn mát mắt…


P1030160800x600.jpg



P1030165800x600.jpg



P1030167800x600.jpg



Phía bên kia có một khu mà mấy anh trai trong xã chơi môn bi sắt, cũng khá ngạc nhiên khi biết môn này lại được chơi ở đây. Mình thấy môn này rất phổ biến ở Phú Quốc, mấy tay người Pháp chiều nào cũng ra cái sân cỏ la ỏm tỏi.…


P1030161800x600.jpg



P1030163800x600.jpg



Con đường trên đê khá đẹp, nó uốn cong cong như một vòng tay ôm lấy đảo, một bên là biển, một bên là màu xanh rì của rừng đước. Hai đứa cứ lẳng lặng bước tới, chả nói với nhau câu gì, cũng tự ngầm hiểu đi tới khi nào hết cái triền đê này thì dừng lại…


IMG_097800x600.jpg
 
Người ta cũng tận dụng nguồn tài nguyên biển bằng cách cho đổ từng đống đá tại những vị trí nước nông, để tạo thêm môi trường cho các loại thủy sản như tôm, cá, hàu cư trú. Có quá trời ốc hương nhỏ li ti bám trên những bờ đá ở chân để, rồi nào là cua đá chạy lên chạy xuống kiếm ăn, thấy bóng người là lại chui rúc nhanh vào sau các khe đá…


P1030166800x600.jpg



Anh chị chủ nhà nói con đê này dài tầm 4kms, nó không làm bao quanh hết đảo mà chỉ chạy từ trạm biên phòng, rồi chạy qua cả nhà anh chị tầm trăm mét, dọc triền đê lâu lâu lại có những con đường ximang dẫn vào làng chài. Người ta có qui hoạch khá khéo léo các đường ngang dọc để người dân có điều kiện đi lại cũng như tiện ra vào biển. Nhìn qua cũng có thể hiểu bao nhiêu sức người, sức của để có con đê như thế này…


P1030172800x600.jpg



Đọc thêm bài báo này để mọi người có thể hiểu hết ý nghĩa của con đê bao biển này đối với bà con xã đảo Thạnh An. Đặc biệt là vùng biển giáp với tỉnh Vũng Tàu rất dễ bị sạt lở...

“Chuyến đò sáng từ thị trấn Cần Thạnh ra đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ, TP.HCM vắng khách. Vắng nhưng lại có vẻ nặng nề hơn bình thường. Người tài công già rít hơi thuốc dài, trĩu nặng tâm tư: "Chắc đây là những chuyến đò cuối cùng rồi...".

Nhiều người, nhiều gia đình đã mấy đời chôn nhau cắt rốn ở hòn đảo này, nhìn từ trên cao thấy nó mong manh như chiếc lá mạ giữa biển khơi. Mấy năm liên tục bão chờn vờn quét qua lại hòn đảo nhỏ này, tưởng như muốn bứng phăng nó đi. Giờ đây bão càng ngày càng dữ, người ta đang tính chuyện di dân. Nhưng đi hay ở, chọn lựa này đối với cư dân ở đây thật không dễ gì…

Một thời "đãi bạc"

Ông Bùi Văn Hai, 81 tuổi, một cựu dân Thạnh An, chỉ bãi đảo hướng về vùng biển Bà Rịa - Vũng Tàu đã bị xói lở nghiêm trọng, có thể làm biến mất cả hòn đảo. Dân và chính quyền phải góp công sức xây dựng một kè đá để chặn sóng, cố gắng giữ lại sự tồn sinh cho đảo. Ông cũng chỉ biết lịch sử lập làng trên đảo qua lời kể truyền miệng của người già đi trước. Chuyện rằng đó là các lưu dân chạy lánh nạn cường hào, chiến tranh đói kém.

Ban đầu họ đi đánh cá, tình cờ phát hiện ra một đảo nhỏ có địa thế rất đẹp nằm giữa vùng biển Vũng Tàu, Đồng Nai và Cần Giờ. Họ bỏ đất liền, dắt díu nhau ra đây. Mặt đảo thấp, thường xuyên bị triều dâng ngập, phải dựng nhà sàn ở. Từ những năm 1960 của thế kỷ trước, nhà liên kế đã xuất hiện trên đảo. Dân tập trung sinh sống đông đến hàng ngàn người và mưu sinh bằng nghề biển.

Thuở đó, Thạnh An rất dễ sống. Vùng biển này giàu tôm cá. Dân nghèo không có ghe thuyền chỉ cần tung lưới ven bờ cũng dư ăn. Ông Quảng Văn Mây, ngư dân 77 tuổi, giã nghề gần 20 năm, hào hứng nhớ lại một thời tung hoành "đãi bạc" trên biển này: "Tui đi biển một ngày, đủ ăn nửa tháng". Thời vàng son, ông Mây từng là người giàu nhất đảo. Ông có bốn đôi tàu đánh giã cào. Một chuyến ra khơi, 60 thanh niên Thạnh An đi bạn cùng. Thuyền lặc lè cá tôm, họ chở thẳng qua bến Vũng Tàu bán.

Ôn lại chuyện cũ, các cựu dân Thạnh An tâm sự ngày xưa họ không chỉ dễ sống nhờ biển, mà cũng chẳng lo thiên nhiên bất trắc như bây giờ. Người dân cứ cất nhà tạm bằng cây lá để ở. Bão tố với họ chỉ là chuyện ở đâu đâu...

Nỗi lo hôm nay

"Lần đầu tiên đối mặt với bão số 9 (Durian), nhiều người dân chủ quan lắm. Họ không tin bão có thể tàn phá hòn đảo này" - anh Lê Hồng Phúc, chủ tịch Hội nông dân xã Thạnh An, nhớ lại. Đến khi bão vào, đánh sập tan hoang và hư hỏng hơn 100 căn nhà, mọi người mới giật mình nghĩ rằng hòn đảo nhỏ này quá mong manh giữa biển khơi. Theo anh Phúc, ông trời còn thương Thạnh An. Nếu bão trùng lúc triều cường, sóng tràn qua đảo mà chiều ngang chỉ rộng vài trăm mét, đánh sập nhà dân thì thiệt hại nhân mạng và tài sản còn kinh hoàng hơn.

Đưa tôi đi thực tế hòn đảo mà chạy xe máy chưa tới 10 phút đã chẳng còn đường để đi, anh xe ôm Nguyễn Thắng Đức tâm sự: "Sau trận bão lớn số 9 năm rồi, dân Thạnh An mới hoảng về sự mong manh giữa biển của đảo nhỏ như chiếc lá mạ này". Nhiều ý kiến chuyên môn đã khẳng định một hòn đảo quá nhỏ, quá thấp, nhà dân cư xây dựng sơ sài, lại không có đồi núi hay rừng cây bảo vệ, cách đất liền ít nhất 30 phút ghe máy thì một trận bão lớn quét thẳng vào sẽ gây hậu quả khó tưởng tượng nổi. Đặc biệt, trong tình hình thiên tai ngày càng khó lường với những siêu bão dồn dập hiện nay, Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân về thị sát Cần Giờ đã quyết định xúc tiến nhanh việc di dời dân xã đảo vào đất liền.

Vừa tâm sự, anh Phúc vừa chỉ tôi xem đám đông thanh niên đang ngồi đánh bài, tán gẫu trong giờ lao động và khẳng định đó cũng là vấn đề của đảo. "Ngoài thiên tai, sự bế tắc kinh tế và các chính sách xã hội cũng là lý do phải di dân". Sinh ra ở đảo, anh Phúc năm nay ngoài 40 tuổi, hiểu rất rõ tình hình kinh tế Thạnh An. Theo anh, từ sau năm 1990, tài nguyên hải sản ngư trường này giảm dần. Đặc biệt, từ khi nước sông Thị Vải đổ ra bị ô nhiễm nặng bởi các nhà máy thì lượng cá tôm cạn kiệt hẳn. "Ngày xưa, ngư dân Thạnh An làm một ngày đủ sống nửa tháng, bây giờ làm ngày nào ăn ngày đó. Thậm chí có ngày họ kiếm không đủ tiền xăng dầu".

Trước hôm tôi ra đảo, đại biểu Hội đồng nhân dân TP.HCM đã có cuộc tiếp xúc cử tri Thạnh An. Nội dung di dân được tập trung trao đổi rất nhiều. Một số người không muốn bỏ nơi chôn nhau cắt rốn. Nhưng đa số cử tri đều đồng thuận đi. Họ tin rằng chuyện vào đất liền không chỉ vì họ, mà còn cho con cháu. Chắc chắn trong đất liền dễ phòng tránh thiên tai nguy hiểm, tương lai các em sẽ thuận lợi hơn trong học hành, việc làm, y tế và các chính sách xã hội khác.

Là người có gia đình ba đời trên đảo, anh Lê Văn Trung - phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc huyện Cần Giờ, nguyên chủ tịch xã Thạnh An - hiểu tâm tư người dân quê mình. "Điều bà con đang băn khoăn nhất là dân biển lên gò sẽ sống như thế nào? Từ hòn đảo chơi vơi giữa biển được về thị trấn Cần Thạnh định cư là tốt lắm, nhưng bà con có được làm nghề cá, nghề muối thuận tay? Nếu không thì sẽ thay nghề gì để sống?".
Giã từ xã đảo, tôi về đất liền trên chuyến đò muộn. Biển êm. Đò cũng vắng khách, nhưng hình như vẫn nặng nề vì chở theo bao trăn trở của người dân Thạnh An” (Sưu tầm)


Với nhiều người, chuyện di dời không đơn thuần là tìm vùng đất mới, có cuộc sống mới an toàn hơn, mà đó là vấn đề về mảnh đất bao đời cha ông đã làm ăn sinh sống, dù khó khăn, vất vả mấy cũng vẫn mong ước được ở lại..


P1030177800x600.jpg



“Hơn 1.000 hộ dân xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ, sẽ phải di dời đi nơi khác từ nay đến năm 2010, để phòng tránh thiệt hại do thiên tai.
Đảo Thạnh An nằm ngoài biển, cách trung tâm huyện Cần Giờ ở phía Đông TP HCM khoảng 15 phút đi ghe, là xã nghèo nhất thành phố mang tên Bác. Vì xã đảo nên hơn 4.500 nhân khẩu ở đây thường xuyên chịu cảnh sống trong điều kiện bị sạt lở, tổn thất do gió bão, triều cường, thậm chí có thời gian bị tê liệt hoàn toàn sau bão số 9 hồi cuối năm ngoái. Mới đây, UBND TP HCM đã quyết định di dời toàn bộ dân xã đảo đến nơi an toàn, ước tính kinh phí khoảng 600 tỷ đồng. Đây là cuộc dời dân có quy mô lớn nhất TP HCM, tính đến nay.

Sở Quy hoạch Kiến trúc đang lấy ý kiến các Sở ngành về địa điểm di dời toàn dân xã Thạnh An. Hai địa điểm an cư dân khả thi đã được nghiên cứu và đề xuất. Thứ nhất là các khu đất hướng về phía Bắc sông Đồng Đình, hiện đang trống. Theo quy hoạch chung của huyện Cần Giờ được phê duyệt năm 1998, địa điểm này sẽ là khu dân cư đô thị.

Phương án 1 được xem là thuận lợi cho việc xây dựng các công trình giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao. Ngoài ra, đây cũng là nơi trú ẩn an toàn cho tàu tránh bão và duy trì cuộc sống người dân với nghề đánh bắt thủy sản. Tuy nhiên, vướng mắc hiện nay là phải xây dựng cầu qua sông Đồng Đình để kết nối với thị trấn Cần Thạnh - trung tâm hành chính huyện Cần Giờ - nhưng kinh phí vẫn chưa được duyệt.
Trong khi đó, vị trí thứ hai gồm các khu đất trống chếch về hướng Nam sông Đồng Đình. So với phương án thứ nhất, địa điểm này có nhiều điều kiện thuận lợi để kết nối hạ tầng hơn và không cần xây cầu qua sông. Thế nhưng nơi đây lại không phù hợp với định hướng quy hoạch khu cư dân thị trấn Cần Thạnh, vì ảnh hưởng đến phong tục tập quán và nghề biển của cư dân xã đảo Thạnh An.
Hiện nay, ngoài phương án chọn địa điểm di dân, huyện Cần Giờ vẫn chưa có chính sách cụ thể nào về hỗ trợ di dời cho hơn 1.000 hộ dân xã đảo duy nhất của TP HCM. Dự kiến, đề án sẽ được trình UBND vào tháng 10.

Khảo sát của chính quyền huyện Cần Giờ, hơn 99% dân cư sống trên xã đảo Thạnh An đều mong muốn sớm được di dời để ổn định cuộc sống” (Sưu tầm)


Đi lang thang một chặp cũng tới được cuối con đê. Hướng này của con đê nhìn về thấy thành phố Vũng Tàu bên tay trái, tay phải là rừng được ngập mặn. Khi nước xuống, người dân hay ra khu vực này bắt cua, bắt ốc, những thứ đó ở vùng này vẫn còn khá nhiều…


P1030174800x600.jpg
 
Đi đâu có cũng có bọn trẻ tíu tít theo sau, cười nói luyên thuyên không kịp trả lời luôn. Cái xã đảo này nhỏ lắm, bạn là người lạ mới bước chân vào đảo là mọi người hỏi han nhau “ai vậy, ai vậy…” liền ah. Tới khúc này phải quay về nhà lại nhưng đi bằng đường ximang nối ra bờ đê chứ không ngược theo bờ đê nữa. Đi vào trong một chút là thấy không khí nóng lại, nhà ai cũng đóng bớt cánh cửa tránh nắng. Qua mấy tiệm tạp hóa, lũ trẻ cứ nhao nhao đòi mua cái này cái kia, hồi sáng mới phát quá trời kẹo mà giờ này đòi nữa…


P1030176800x600.jpg



Thấy trời khá nóng, hai đứa mua mấy quả dưa về bổ ăn cho mát. Lúc đầu mấy đứa trẻ còn ngại ngại đứng lấp ló ngoài cánh cửa, khi được mời vào thì chúng kéo nhau vào đầy nhà, ăn hồn nhiên và còn la to ra đằng cửa “dưa ngon quá, quất đi tụi mày….”. Cũng nhờ vì thế mà 2 quả dưa ăn sạch sành sanh trong vài phút…


P1030180800x600.jpg



Ăn no đã đời rồi chúng lại túa ra sân chơi trò ném lon, cũng nhờ thế mà cái xóm đỡ phần im ắng….


P1030181800x600.jpg



Xóm nhỏ yên bình…


P1030187800x600.jpg



P1030178800x600.jpg



Mình ngồi trên bờ tường của sân vận động hóng gió mát, hai thằng con nít cứ sát lại bắt chuyện “ Thầy, thầy biết vẽ con gà không thầy…..thầy biết vẽ cái cây không thầy…..thầy biết vẽ ống chích không thầy…”. Nghe qua giật mình hỏi “con thấy ống chích này ở đâu”, nó nhe hàm răng mất mấy cái răng cửa ra nói “con thấy ở trong bệnh viện đó, cái này chích tay đau lắm…”


P1030185800x600.jpg
 
Nghe nói trăng rằm hôm đó là ngày có “siêu trăng” gì đó, nhìn hoài thấy có to hơn bình thường là bao đâu. Thật ra ở cái xóm này, ngày có trăng nào mà nhìn con trăng không lớn và rõ chứ. So với ánh trăng kia, những ánh đèn loe loét trong các ngôi nhà quanh đây chỉ như ánh sáng của đàn đom đóm trong đêm. Tối về được bác Năm cho ăn món cá khô ướp muối, sau đó chiên lên, ăn đậm vị ghê. Tối nay nhà họ ăn chay nên chỉ làm sơ sơ món mặn vậy cho tụi này vì sợ không ăn được món chay. Bữa tối xong là tắm rửa, coi tivi một chút rồi đi ra biển ngắm trăng. Cái phòng tắm có 4 phía thì chỉ được xây 3 vách, 1 cái vách kia không có cửa trống hoác, rồi gió thổi ào ào từ trên đầu trống không xuống nữa. Trời đêm khá lạnh….


P1030188800x600.jpg



Từ nhà ra biển cách có vài bước chân, lũ chó chắc biết tiếng chân người lạ nên sủa inh ỏi. Ánh trăng sáng thật, nguyên một vùng biển như được chiếu đèn. Tìm một chỗ khô ráo ngồi ngắm cảnh biển đêm cũng hay hay. Ánh trăng để lại trên mặt biển một vệt sáng dài, trông như 1 dải màu vàng óng ánh, cứ dập dềnh nhấp nhô lên xuống. Lâu rồi mới lại có dịp ngắm trăng ở biển đêm thế này, gió lành lạnh thổi từng cơn vào bờ, thi thoảng mới thấy có ánh đèn của những con tàu cá ở ngoài khơi xa. Cô bạn có vẻ đang enjoy khung cảnh dễ chịu này, mọi thứ im phăng phắc trừ tiếng sóng ầm ì đánh vào bờ đá. Xa xa có thể thấy ánh đèn sáng rực trog đêm từ phía Vũng Tàu….


IMG_107800x600.jpg



Hình như đêm trăng ở vùng biển đảo thì lúc nào cũng lãng mạn và đẹp lạ kì. Ánh trăng khi tỏ khi mờ sau những đám mây, không gian như đứng lại, cũng lạ là không có cả một tiềng con trùng đêm. Rồi hai đứa lại rủ nhau đi dạo tham quan cuộc sống về đêm ở đây. Xã đảo sẽ cúp điện hàng ngày từ 12h đêm cho tới 6h sáng hôm sau, nhà ai cũng trông tối om dù đã cố thắp sáng một bóng đèn..


P1030201800x600.jpg



Tại những ngã ba ngã tư thì còn có không khí hơn nhờ các hàng quán, người ta tụ tập lại uống nước, tán dóc, hóng mát hay ăn bữa khuya…


P1030202800x600.jpg



Ngay gần cầu cảng là náo nhiệt nhất, tiếng người ta cười đùa vui vẻ, tiếng chân chạy rầm rầm của lũ trẻ, rồi cả tiềng hát karaoke vọng ra từ quán chè nữa…


P1030203800x600.jpg



P1030204800x600.jpg



Quán này là đông vui nhất đảo, có tầm 5-6 bàn cho khách ngồi ăn chè, phía góc nhà là dàn karaoke, khách ngồi ăn chè được relax bằng giọng ca live của ca sĩ ngồi trong góc. Chưa thấy sự kết hợp nào tiện lợi như kiểu này, anh chủ quán phải chạy lui tới không ngừng vì khách vào đông quá, vì cái dàn karaoke lúc hát lúc không. Chả thấy ai phàn nàn, không hát được nữa thì đi ra ăn chè, rồi đi về. Mua cho mỗi đứa một ly chè, bọn trẻ có lẽ thích lắm, bu quanh lấy cái tủ kiếng mà chọn món. Những dây đèn nhấp nháy quấn vào mấy cái cột nhà làm trang trí trông khá vui mắt. Bên kia đường là quán café Điểm Hẹn có treo mấy cái đèn lồng kiểu Hội An. Dàn karaoke lại play được trở lại, anh chủ thấy không có khách ca nên tự ca luôn, vừa ăn chè lại được nghe hát thì quá là ok…


P1030205800x600.jpg
 
Thuở đó, Thạnh An rất dễ sống. Vùng biển này giàu tôm cá. Dân nghèo không có ghe thuyền chỉ cần tung lưới ven bờ cũng dư ăn. Ông Quảng Văn Mây, ngư dân 77 tuổi, giã nghề gần 20 năm, hào hứng nhớ lại một thời tung hoành "đãi bạc" trên biển này: "Tui đi biển một ngày, đủ ăn nửa tháng". Thời vàng son, ông Mây từng là người giàu nhất đảo. Ông có bốn đôi tàu đánh giã cào. Một chuyến ra khơi, 60 thanh niên Thạnh An đi bạn cùng. Thuyền lặc lè cá tôm, họ chở thẳng qua bến Vũng Tàu bán.
Một trong những lý do "bạc bị cào sạch" đây nè...
Người Việt mình dzậy đó... tự mình làm, tự mình gây ra, rồi tự mình than!
 
Ở nhà bác Năm quá tiện luôn, sáng sớm bước ra khỏi cửa nhà là thấy mặt trời mọc phía sau những con sóng. Ngồi trên bờ đê tận hưởng những luồng không khí mát mẻ trong lành của buổi sáng….


IMG_132_stitch800x600.jpg



Bốn bề vắng lặng, rì rào con sóng…


IMG_133800x600-1.jpg



Lúc này nước biển rút xuống khá nhiều, làm lộ ra những kè đá ăn sâu ra biển mà ngày hôm qua khi mình đi ngang qua khó mà thấy được. Những bờ kè làm bằng đá tảng to, chất thành đống là nơi cho con tôm cua sinh sống. Thấp thoáng là bóng của dân địa phương đang cặm cụi đi bắt cua, gỡ hàu trong những viên đá. Mình cũng lò dò theo những kè đá này đi hướng ra biển, mấy ông chú lớn tuổi ngồi im câu cá, chốc chốc lại kéo lên coi có con cá nào mắc mồi không….


P1030216800x600-1.jpg



Từ đây nhìn vào xã đảo Thạnh An…


P1030221800x600.jpg



P1030220800x600.jpg



A new day has come…


IMG_135800x600-1.jpg



IMG_141800x600-1.jpg
 
Trên đê cũng có lác đác người dân địa phương đi tập thể dục buổi sáng, dưới biển thì cuộc sống mưu sinh đã bắt đầu rồi…


P1030222800x600.jpg



Bữa sáng trông khá ngon mắt và lạ miệng, người ta nấu hai nồi cháo khá to: một nồi chén lá dứa, một nồi cháo đậu đen, món chính là nồi cá kho còn nóng hổi kia. Nhìn là thấy muốn ăn rồi….


P1030223800x600.jpg



Ai ăn thì đươc phục vụ một tô cháo tô, nóng hổi, một cái chén nhỏ đựng vài khúc cá và vài muỗng nước cá kho. Giá tầm 5K – 7K gì đó, khách hàng toàn là hàng xóm sát nhà không ah, ai tới mua cũng tự động chọn các khứa cá trong nồi mà múc, bà chủ chẳng phàn nàn gì. Chưa ăn kiểu thế này qua nhưng ngon miệng lắm, làm một hơi hết sạch tô cháo…


P1030224800x600.jpg



Sáng nay kế hoạch là qua bên đảo Thiềng Liềng, giờ tàu chạy là tầm 10-11h, nói chung là không có fixed nên muốn đi thì bạn phải chạy ra hỏi chủ đò cho chính xác. Giờ này còn khá sớm, về nhà nằm nghỉ một chặp lấy sức, anh con rể bác Năm cũng đã đi chợ cá sáng mới về. Anh ấy hiền lành và siêng năng ghê: đi ghe nguyên buổi tối, sáng về phụ vợ ra chợ bán cá, trưa về nấu cơm cho cả nhà, rồi cả giặt đồ nữa chứ. Anh có ý chuẩn bị bữa cơm trưa mời hai đứa ăn trước khi đi nhưng chắc là không kịp vì không biết mấy giờ đò chạy nên cứ ra bến sớm ngồi chờ cho chắc ăn. Lúc chia tay cám ơn anh mà anh cứ lí nhí trong miệng “sao không ăn cơm xong rồi hãy đi…..”. Bác Năm thì chở hai đứa ra bến tàu, bỏ ở quán café để bác ấy ra bến tàu hỏi cho chính xác giờ tàu chạy, cũng sớm được tầm 20 phút. Mọi người ngồi quán café tán dóc, bác kể mấy cô con gái của bác lấy chồng ở Cần Giờ, Vũng Tàu, Sài Gòn, theo chồng luôn. Mấy anh con trai cũng đi làm xa, ai ở nhà thì bác cũng ráng lo cho có một công việc để sinh sống. Bác khoe ngôi nhà mà anh rể mới xây là do từ khi bác giới thiệu việc đi đánh cá theo ghe cho mà mới có tiền xây đó. Năm sau bác cũng sửa lại nhà để mỗi khi nước dâng lên, ngôi nhà gỗ cũ kĩ của bác không còn lo bị nước tràn vào nữa. Bác cứ dặn đi dặn lại mãi là qua bên Thiềng Liềng thì liên hệ người hàng xóm mà bác quen biết, cứ nói là do bác Năm giới thiệu. Rồi còn hẹn là khi nào có dịp quay lại đảo Thạnh An thì phải nhớ ghé thăm nhà bác, bác cháu gặp nhau biết nhau là cái chữ duyên.

Đây là con đò đi qua đảo Thiềng Liềng, trong nó khá hơn đò đi từ Cần Thạnh qua Thạnh An nhiều, sóng có vẻ khá lớn, con thuyền lắc lư không ngớt. Nhìn vào trong khoang đã thấy nhiều dáng người nằm vật vạ ra trên băng ghế, cũng không cần phải xuống sớm làm gì, cứ thư thả. Đi mấy cái vụ sông nước này kì lắm, đi bon bon mấy tiếng đồng hồ trên biển thì không sao chứ mà con đò dừng một chỗ lắc lư qua lại là cái đầu lúc đó mới bị say….


P1030226800x600.jpg



Mỗi khi có ai muốn leo lên đò là anh lái đò lại nhảy từ nóc xuống đỡ lên. Cái kiểu phải đạp lên cái bánh xe oto gắn trước mũi đò trơn tuột thế kia, không cẩn thận trợt chân là ngã xuống nước ngay. Chuyến đò cũng chỉ đa số là hàng hóa, nhu yếu phẩm phục vụ cho dân trân đảo Thiềng Liềng, vài cán bộ ban nghành gì đó qua công tác..


P1030229800x600.jpg



Lại một chuyến đò lênh đênh trên biển nữa, nghe nói mất tầm 1 tiếng mới tới đảo Thiềng Liềng…


IMG_180-r800x600-1.jpg



“Ấp Thiềng Liềng: đảo nằm trong đảo

Ấp đảo Thiềng Liềng là nơi xa xôi, nghèo khó nhất TP. HCM. Trên đảo chỉ có duy nhất 1 trường mẫu giáo và tiểu học. Học sinh cấp 2 phải vượt biển để qua Thạnh An đi học mỗi ngày. Học sinh cấp 3 phải trọ học ở thị trấn Cần Thạnh.

Ấp Thiềng Liềng từ lâu là một cù lao bốn bề sông nước, kênh rạch chằng chịt, điện lưới quốc gia chưa được kéo tới, là nơi đầu sóng ngọn gió, không được nhiều người biết đến. Người ta vẫn thường hay gọi Thiềng Liềng là đảo trong đảo, vì từ trung tâm huyện mất 45 phút đi đò qua trung tâm xã Thạnh An, rồi cũng mất ngần ấy thời gian đi đò qua đảo Thiềng Liềng.

Những đứa trẻ ở cái ấp “đảo nằm trong đảo” này từ nhỏ đã quen sóng nước. Đi học lớn lên cũng bám vào con nước, những gia đình nghèo khó, vất vả thường sớm định hướng cho con vào công việc truyền thống của gia đình. Một số trẻ em vẫn đang cắp sách đến trường, nhưng ngoài những giờ đi học phải phụ thêm cho gia đình để đỡ đần gánh nặng mưu sinh của cha mẹ.

Cả trung tâm xã Thạnh An và ấp Thiềng Liềng đều là những hòn đảo ngập mặn tách rời khỏi đất liền. Ở Thiềng Liềng có 184 hộ dân, một nửa trong số đó là hộ xoá đói giảm nghèo. Ở đây chỉ có một ngôi trường duy nhất là trường tiểu học Thạnh An, phân hiệu Thiềng Liềng, toàn trường có 62 học sinh. Sĩ số cao nhất là 17 em lớp 3. Các bé mẫu giáo và học sinh cấp II cũng học chung ở đây. Hầu như học sinh ở đây học đến cấp II là nghỉ học đi làm muối. Nếu muốn học tiếp, các em phải trọ học ở thị trấn Cần Thạnh, phương tiện đến trường duy nhất của các em là những chuyến đò tròng trành giữa biển cả. Những ngày sóng lớn, chuyến đò trở thành nỗi khiếp đảm của học sinh ở đây” (Sưu tầm)
 
Mình cũng không biết phương hướng tàu chạy là gì luôn, đại loại theo bản đồ là thế này nè. Đảo nằm đâu đó đoạn cù lao Phú Lợi và mấy cái cù lao nhỏ quanh đó…


2009huyencangio.gif



Nhìn vậy chứ ở đây có rất nhiều cù lao lớn bé, con tàu cứ đi loanh quanh qua lại mấy nhánh sông nằm ngăn cách cù lao, y như mê cung. Đi hết ngã ba này lại tới cái ngã ba khác, thi thoảng cũng có tàu bè đi đánh cá chạy qua, nói chung là hệ thống kênh rạch khá chằng chịt…


P1030233800x600.jpg



P1030234800x600.jpg



Người ta cũng cho cắm mấy cái bảng chỉ dẫn cho tàu bè qua lai trên đoạn này…


P1030235800x600.jpg



Mỗi cù lao tùy vào điều kiện đất đai trên đó mà có người sinh sống hay không, nhưng kể ra cũng khá cách biệt với cuộc sống bên ngoài. Nó y như một thế giới thu nhỏ với vài ba gia đình làm nghệ muối, đi ghe sống quay quần với nhau. Vui nhất là lúc đón trả khách ở mấy cái “bustop” trên đường đi, khách muốn xuống chỗ nào chỉ cần ra đứng trước mũi con đò chỉ chỉ tay ra dấu là anh lái đò biết ngay. Đò sẵn lòng đón trả khách ở bất cứ cái “bustop” nào, đại loại như thế này…


P1030236800x600.jpg



P1030237800x600.jpg



Khách muốn đi đò cũng vui lắm, họ ngồi sẵn trên thuyền của mình, thấy đò chạy ngang qua thì chèo thuyền mình tới sát mạn đò, rồi dang tay nhờ người kéo lên…


P1030238800x600-1.jpg
 
Chạy sâu vào bên trong mấy cái cù lao không khí mát mẻ hẳn, nắng trưa cũng có vẻ bớt oi hơn, những rừng cây đước mọc hay bên con kênh nhìn xanh xanh dễ chịu…


P1030241800x600.jpg



P1030243800x600.jpg



Vài cái ghe nhỏ đi giăng lưới, chắc họ cũng sống trong các cù lao gần đây…


P1030244800x600.jpg



Những ngôi nhà sống cách biệt thế này thường phải tự trang bị đầy đủ cho mình lượng nước ngọt cần dùng hàng ngày, thức ăn thì sẽ được mua và gửi theo các chuyền đò hàng ngày qua lại đảo Thiềng Liềng. Thế mới thấy hết tầm quan trọng của những chuyến đò này….


P1030245800x600.jpg



Cảnh mấy khu rừng được mọc trong các cù lao….


P1030246800x600.jpg



P1030247800x600-2.jpg



P1030248800x600.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,812
Bài viết
1,138,737
Members
192,762
Latest member
duythanh225
Back
Top