What's new

Hai đứa ở Thiềng Liềng...

Ra đảo Thiềng Liềng trúng ngày 16 trăng rằm thật là thú vị, con đường đê vắng vẻ tối hôm đó sáng rõ dưới ánh trăng, gió thổi nhè nhẹ từ những rừng đước vào làm cho cô bạn lạnh co rúm người lại. Được có dịp ngồi nhà chú Tám xem mọi người luyện tập các tiết mục đờn ca tài tử, nhâm nhi trà bánh, rồi được chú Tám giải thích này nọ về loại hình nghệ thuật đặc trưng của xã đảo này, quả thật là một trải nghiệm đẹp….


P1030397800x600.jpg



P1030394800x600.jpg



Gần 200 hộ dân xứ đảo đa số thuộc diện nghèo khó, sống nhờ hạt muối mặn của biển. Học sinh ở đây rất khó khăn, chúng vừa học vừa phụ giúp gia đình kiếm tiền bằng các công việc như chăn thả dê, mò cua bắt ốc…nhưng tính tình lại rất thật thà và lễ phép. Nhớ mãi bóng dáng của những cậu học trò nhỏ lầm lũi đi trong màn đêm để kịp chuyến đò qua bên đảo Thạnh An, chuyến đò dài 45 phút và ngày nào cũng như ngày nào: sáng đi chiều về. Những đứa học cấp III thì phải bắt thêm 1 chuyến đò nữa mất 45 phút từ Thạnh An vào Cần Thạnh để học, nhưng có vẻ như trên đảo Thiềng Liềng không có nhiều nhà có điều kiện cho con đi học xa như vậy…


P1030410800x600.jpg



Những con đò chở chữ cho dân đảo Thiềng Liềng….


P1030420800x600.jpg



Ngày về huyền ảo trên những ruộng muối…


IMG_299800x600.jpg



IMG_311800x600-1.jpg
 
Từ xa xa khi thấy đò tới là người thân chạy ra đứng đợi, vẫy tay ra dấu cho đò cập vào bờ…


P1030249800x600.jpg



Con đò cập thật sát vào bờ để cho người già và trẻ con xuống bờ an toàn. Anh lái phụ có nhiệm vụ giúp đỡ hành khách như thế này…


P1030251800x600.jpg



P1030252800x600.jpg



Nhưng có lẽ do con tàu chạy có trớn quá nên leo hơi lố lên bờ, sau đó nó không quay ra vùng nước được nữa, thế là hai anh em nhà đò hì hục dùng sào đẩy con đò ra xa bờ…


P1030253800x600.jpg



Cù lao này đang làm vụ muối, nhìn thấy những ruộng muối cả đống muối đã được thu hoạch. Thường thì người ta gánh muối về cất trong kho để bảo quản sạch sẽ, đảm bảm chất lượng tốt hơn khi bán cho thương lái…


P1030254800x600.jpg



P1030255800x600.jpg



Mải mê ngắm cảnh mà đò tới Thiềng Liềng rồi, đò mới đó đã đi được 1 tiếng. Thấy nó rẽ vào một ngã ba, rồi đi chậm lại, bác tài nói lớn đánh động mọi người “ tới rồi, hết tiền”. Ai dù đang mệt mỏi nằm vật vã cũng lo dậy mà đi lên bờ cho mau, đứng trên buồng lái nhìn sơ qua đảo hai đứa khẽ nhăn mặt vì một lý do “cái đảo này nhìn nóng quá”…


P1030265800x600.jpg
 
Đảo thật hoang sơ và cuộc sống người dân nơi đây có vẻ còn lam lũ quá, tuy nhiên cũng có những cái riêng rất đặc biệt của nó và không << đụng hàng>> với những nơi khác. Đang ngóng chờ những diễn biến kế tiếp của bác.
 
Đây là khu center của đảo, một con đường betong kéo dài được chục mét, còn phía xa kia là con đường trải đá dăm bụi mù. Trước cửa mỗi nhà là một hệ thống năng lượng mặt trời, trông khá ổn…


P1030269800x600.jpg



Ấp đảo Thiềng Liềng có điện


Người dân ấp đảo Thiềng Liềng phấn khởi, rủ nhau sắm sửa đồ dùng vì dự án điện mặt trời ở đây vừa hoàn thành đúng vào dịp tết. Ngày 27-1, Tổng Công ty Điện lực TP.HCM và UBND huyện Cần Giờ làm lễ khánh thành dự án điện mặt trời cung cấp cho người dân ở ấp Thiềng Liềng, xã Thạnh An, huyện Cần Giờ. Theo ông Hứa Ngọc Thuận, Phó Chủ tịch UBND TP, đây là một trong những nơi chưa có đường dây kết nối vào mạng lưới điện quốc gia nên dự án này rất có ý nghĩa đối với người dân.


Trắng đêm ngóng điện

Ấp Thiềng Liềng là một đảo nhỏ chưa có đường giao thông bộ kết nối với trung tâm hành chính của xã Thạnh An. Từ trung tâm huyện Cần Giờ, tàu thuyền phải đi mất hơn 1 tiếng mới đến nơi. Sáng 27-1, hầu hết những người dân sống ở đây đều vui mừng, hớn hở khi nhắc tới đề tài “điện đóm”. Ông Nguyễn Văn Tư (73 tuổi, ngụ tổ 40) vừa bật chiếc quạt máy do con ông mới mua cho vừa kể: Trước ngày đóng điện, ông Tư và người dân ở ấp này cứ thao thức, hồi hộp cả đêm để chờ. Đóng điện xong, ông thức đến 2 giờ sáng để coi tivi. “Sướng nhất là giờ đây sau một ngày lao động chúng tôi được xem, được biết toàn bộ tình hình cuộc sống cả nước diễn ra trong ngày qua tivi. Trước đây, chúng tôi có điện chạy máy nhưng lúc đủ, lúc thiếu nên chỉ xem được tivi đen trắng. Giờ có điện mặt trời thì con cái nó sắm cho cái tivi màu, quạt điện và cả nồi cơm điện để xài” - ông Tư vui vẻ khoe.

Cầm hai cây đèn dầu làm bằng lon bia và lon nước ngọt trên tay, bà Phan Thị Lệ, sống ở tổ 42, nói tết năm nay nhà bà sẽ đón tết rộn rã hơn năm trước. Em Hồ Thanh Tâm (đang học lớp 9 Trường THCS Thạnh An, con của chị Lệ) cũng tỏ ra rất vui vì không phải lọ mọ đốt đèn dầu học bài nữa và sẽ nỗ lực học hành hơn để được vào đại học. Ông Nguyễn Văn Trễ 81 tuổi, ngụ tổ 41, lại càng mừng hơn vì lâu nay ông nghĩ chẳng bao giờ nhà ông có điện để sử dụng cả ngày. Lúc xài máy phát điện, cả ấp chỉ dùng được vài ba tiếng vào chiều tối. Ban ngày, nếu trời nóng quá thì phải quạt tay, ra bờ sông hóng gió hoặc đi tắm cho bớt nóng. Còn giờ thì khác, nhiều người tối nào cũng thức đến 9-10 giờ đêm để coi tivi. Cả ấp không còn cảnh tối mù, mọi người đóng cửa ngủ sớm mỗi khi đêm xuống như trước. Nhiều nhà đang mua thêm đèn điện để bàn cho tụi nhỏ học bài.


Nhiều vùng sâu, vùng xa sẽ có điện

14,8 tỉ đồng được đầu tư cho dự án điện mặt trời tại ấp Thiềng Liềng. Đây là nguồn vốn đầu tư xây dựng của Tổng Công ty Điện lực TP. Ông Phạm Quốc Bảo, Phó Tổng Giám đốc Công ty Điện lực TP.HCM, cho biết đây là dự án “làng điện mặt trời” lớn nhất trong cả nước. Vì đường dây điện không thể kéo ra đảo nên điện mặt trời được xem là phương án hiệu quả, ít tốn kém nhất. Điện mặt trời là nguồn năng lượng sạch, thân thiện với môi trường và góp phần bảo vệ sinh thái cho Cần Giờ - “lá phổi xanh” của TP.

Theo ông Huỳnh Cách Mạng - Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ, xã đảo Thạnh An hiện còn hai ấp và 170 hộ gia đình đang sống trong rừng (để giữ rừng) chưa có điện để dùng. Phó Chủ tịch UBND TP Hứa Ngọc Thuận cho biết TP có chủ trương đầu tư cung cấp điện nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân ở những xã đảo, vùng sâu, vùng xa. Thời gian tới, TP sẽ chỉ đạo các đơn vị liên quan khảo sát và đầu tư điện mặt trời cho những trạm y tế, những khu dân cư chưa thể kết nối lưới điện quốc gia ở những vùng sâu, vùng xa thuộc các huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi…

Ngày 13-9-2010, TP có quyết định thực hiện dự án đầu tư điện mặt trời cho người dân ở ấp Thiềng Liềng. Đầu tháng 1-2011, công trình được triển khai xây dựng. Đến ngày 26-1, dự án hoàn thành và được đóng điện. Ngoài việc cung cấp điện cho 174 hộ dân ở ấp Thiềng Liềng, điện cũng đã đến được các cơ sở công cộng như ban quản lý ấp, trạm kiểm lâm, trạm y tế, Trường Tiểu học Thiềng Liềng, trạm hải quan, trạm kiểm soát biên phòng. Chủ đầu tư của dự án là Tổng Công ty Điện lực TP. Trung tâm Năng lượng mới và Phát triển nông thôn làm thiết kế. Toàn bộ dự án có 172 hệ thống điện mặt trời cung cấp điện cho toàn ấp. (Sưu tầm)



Mỗi trụ diện thế này đều có đánh số thứ tự để theo dõi bảo trì, giá tiêu dùng ban đầu là khoảng tầm 40K/tháng nhưng kể từ ngày sử dụng tới giờ chưa thấy ai tới thu tiền điện cả. Đây là sức sống, niềm hi vọng và là niềm vui không nói nên lời cho toàn bộ bà con của xã đảo Thiềng Liềng….


P1030270800x600.jpg



Hai đứa lại lang thang đi tìm nhà hàng xóm của bác Năm đã giới thiệu, cô này cũng tên là Năm luôn. Đúng cái xã nhỏ thật, mới hỏi có vài câu là biết ngay nhà cô Năm ở đâu. Ngôi nhà nằm cách bến đò tầm chục mét, ngôi nhà có vẻ khá mới với hàng rào sơn màu xanh. Qua vài câu hỏi thăm sơ sơ, cô Năm sắp xếp chỗ ở cho hai đứa. Cô bạn mang theo ít quần áo phát cho trẻ em mà không biết ai thật sự cần nó, rồi cả size áo nữa, lơ ngơ phát không đúng cái họ cần thì lại mất tác dụng. Cuối cùng quyết định gửi hết đồ cho cô Năm, cô lựa ra theo size rồi mang cho hàng xóm, như vậy vừa nhanh, vừa hợp lý….


P1030274800x600.jpg



Hai đứa giờ mới cảm thấy đói bụng, sáng giờ vừa mệt, vừa lo lắng là không biết tối ngủ đâu nên không để ý tới cái bụng. Cố Năm tính nhờ thằng nhỏ đi mua mì gói và trứng về nầu nhưng sợ làm phiền, hai đứa tự đi cho mau. Cách đó vài căn nhà là một quán bán hủ tíu, bún riêu. Vố hỏi thấy còn nước lèo la mừng lắm, có cái gì cứ nấu lên bỏ bụng đã, không dám đòi hỏi nữa…


P1030276800x600.jpg



Quán này bán nguyên ngày nên ghé giờ nào cũng có thể có cái ăn, thằng nhóc con cô chủ chịu khó đạp xe lọc cọc đi mua dùm 2 chai nước. Cô bán hàng chưa nấu xong tô bún mà mình uống gần hết chai nước lạnh rồi. Ngồi nhìn cô chạy tới lui nấu ăn mà cái bụng sôi lên, sáng giờ ăn có chén cháo với mấy quà chuối cau mà…


P1030279800x600.jpg



Đây rồi, bữa trưa. Quá ngon và quá tuyệt…


P1030280800x600.jpg
 
Giờ mới có dịp hỏi thăm nhau, cô chủ cũng có 2 đứa con đều đang học cấp I tại trường ở ngay đảo Thiềng Liềng, cái xe đạp cũ lúc nãy là phương tiện đi lại rất quí đối với thằng bé để đi học hàng ngày. Trong nhà trong đang chiếu mấy bộ phim tình cảm dài tập sướt mướt của Hồng Kông, rồi hàng xóm mang disc qua nhờ play cho coi ké nữa. Khi nói về điện đóm, cô vui lắm vì từ ngày có điện cuộc sống đỡ vất vả hơn, rồi còn có cái xem hàng ngày cho đỡ buồn chứ trên hòn đảo này biết lấy gì giải trí vui chơi. Thằng bé ngoan lắm, nói chuyện lễ phép, cô bạn tặng nó 2 cuốn vở, 1 thước kẻ, 1 bút chì, 1 eraser, 1 bút Thiên Long, ai cũng thấy niếm vui trong mắt nó. Giờ này tầm 2pm, hai đứa bàn nhau là nên đi phát quà kẻo không kịp và sẽ phát quà cho bọn trẻ gặp trên con đường đê này. Cô Năm cũng sẵn lòng support hai đứa, cô cho mượn cái xe đạp của thằng con. Sau khi chuẩn bị hết là khởi hành thôi, con đường dài phía trước đang chờ…


P1030285800x600.jpg



Con đường betong nhanh chóng thay bằng con đường đá dăm, nghe nói chạy hết một vòng con đường này dài tầm 5kms. Con đường tuy lởm chởm đá nhưng lại uốn cong xuyên qua những ruộng muối, trông thật đẹp…


P1030284800x600.jpg



Cũng may là hôm đó thời tiết khá mát mẻ, chứ giờ này mà đạp xe chở nhau đi hết con đường này với mình là “impossible mission”. Bên này con đường là dòng kênh chảy êm đềm, là rừng đước xanh xanh, lũ trẻ con dùng mấy tấm xốp làm phao nổi, vùng vẫy trong làn nước mát lạnh. Đứa nào cũng cười tít mắt khi được phát kẹo…


P1030282800x600.jpg



Bên kia là những ruộng muối xâm xấp nước…


P1030286800x600-1.jpg



Làm muối là nghề sinh nhai chính ở xã đảo này, cái nghề này cũng thất thường lắm vì phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết. Năm ngoái giá muối không cao nhưng bù lại là trúng mùa nên cuộc sống diêm dân cũng ok, năm nay vừa mất mùa lại vừa mất giá nữa. Muối được làm trên những ô ruộng vuông vắn, thấy vậy chứ đi một buổi nhìn thấy người ta làm ra hạt muối mà đúng là “mặn” thật, còn chưa kể là mấy cái bệnh nghề nghiệp nữa. Mắt ai cũng đỏ hoe do hơi nóng của những ruộng muối bốc lên, ai cũng muốn đeo kiếng để bảo về con mắt nhưng lại thấy vướng víu, không tiện cho việc đi lại nên ai cũng thôi….


P1030288800x600.jpg



Từ những ô nước thế này….


P1030287800x600.jpg



Sau vài ngày lao động, nhờ cái nắng của ông trời thì thu được sản phẩm lúc đầu như vầy…


P1030291800x600.jpg
 
Thu hoạch…


P1030290800x600.jpg



P1030295800x600.jpg



P1030293800x600.jpg



Biết là khó khăn, vất vả nhưng nghề làm muối đã tồn tại trên xã đảo này bao năm rồi, ngoài nghề này thì không biết làm cái gì để lấy đi đổi gạo. Mùa làm muối kéo dài từ tháng 10 tới hết tháng 4-5 năm sau, nhưng những năm nay thời tiết khá bất thường nên những khó khăn lại thêm khó…


P1030298800x600.jpg



Có dịp ngồi nói chuyện với người dân mới hiểu sự khó khăn của nghề này là như thế nào. Dù trời có nắng thì dù nắng bao nhiêu cũng được, cái nóng trên những ruộng muối này dù sao cũng “dễ chịu” hơn trời mưa. Mưa có nghĩa là công cốc, muối lại trở thành nước, lại phải làm lại từ đầu….


P1030303800x600.jpg



Mỗi ô ruộng muối đều được nối thông với các rãnh dẫn nước mặn xung quanh, hôm nay vào nước để cho nó bay hơi tạo độ mặn, hôm sau lại tiếp tục dẫn nước tiếp cho tới khi nào độ mặn đạt mức chuẩn thì thôi. Dụng cụ dẫn nước mặn hoạt động như cái guồng quay nước thu nhỏ trên vùng Tây Bắc, quay nhẹ tay hay nặng tay là do mình tự điều chỉnh. Quay nhẹ thì nước vào ít, quay nặng thì nước vào nhiều và nhanh hơn…


P1030304800x600.jpg



Cô bạn mình được người dân hướng dẫn cách xem độ mặn trên dụng cụ đo…


P1030306800x600.jpg



Ở đây có một con đường chạy tắt qua những ruộng muối, nó kéo dài tới tận phía bên kia đảo, sát con kênh lớn. Bên này đường là những kho trữ muối sau khi thu hoạch, mỗi kho chứa được tầm chục tấn muối. Thường thì người chủ thuê thợ về làm công cho mình, nhưng đến khi mất mùa thì họ cũng xin làm nghề gánh muối thuê cho các chủ ghe thu mua muối….
 
Bên kia đường là những mái nhà nằm im lìm trên nhưng mô đất nhô cao, bao quanh là rừng đước với bộ rễ nhô cao….


P1030308800x600.jpg



Để tạo cái nền cứng cho muối hình thành, người ta phải gia cố cho nền thật cứng, dùng một dụng cụ như con lăn, vừa lăn vừa ấn thật mạnh xuống nền đất để tạo độ cứng. Dụng cụ này còn có tác dụng gia cố thành cho những ruộng nước được chắc chắn…


P1030309800x600.jpg



P1030310800x600.jpg



Một cái kho chứa muối trông như thế này nè…


P1030312800x600.jpg



Bên trong có bắc sẵn những tấm ván hoặc tấm bạt để khi gánh muối vào kho hay xuất kho thì đi lên đó cho sạch sẽ…


P1030314800x600.jpg



P1030313800x600.jpg



Năm ngoái giá muối tầm còn dao động quanh 26K/giạ, mùa này chỉ còn 24K/giạ, mỗi giạ tầm khoảng 33kgs. Năm nay được mùa, năm sau lại mất mùa thì phải làm lại từ đầu là chuyện thường, giá cả thì người làm muối không quyết định được. Có bao cái khó với nghề này nhưng không làm muối thì biết làm gì bây giờ…


P1030315800x600.jpg
 
Chào tạm biệt mọi người hai đứa lại đạp xe đi tiếp, từ trục đường chính hai đứa rẽ qua một cây cầu vì thấy có mấy mái nhà. Ngay cả những cây cầu này cũng là điều xa xỉ với xã đảo, toàn là do sự hỗ trợ từ thành phố, hoặc những mạnh thường quân…


P1030320800x600.jpg



Đi đâu gặp trẻ con cũng biết hỏi có chừng đó câu “con có đi học không?...học lớp mấy?...con viết bút chì hay bút bi?...” Có một điểm chung là tụi trẻ ở đây đứa nào cũng ốm, đen, chân không mang dép nhưng rất lễ phép với người lớn…


P1030322800x600.jpg



Từ đây nếu muốn đi qua nhà hàng xóm thì phải đi qua cái cầu thế này, nhìn sơ qua thì không hình dung được, nó là mấy cây gỗ đóng tạm, kết hợp với cả mấy cái ghe nhỏ, bạn phải bước lên cầu, rồi chuyển qua ghe, rồi qua cầu lại thì mới qua tới bờ bên kia. Đi qua cầu thì không lo, chỉ lo cái xe đạp dựng ngoài đầu đường không có ai coi, trong giỏ còn nhiều vở và kẹo cần phát…


P1030321800x600.jpg



P1030323800x600-1.jpg



Qua cái cầu rồi lại mò tìm gò đất cao mà lội đi tiếp vì giờ này nước lên, con đường đất hàng ngày chìm mất tiêu rồi….


P1030325800x600.jpg



Bên kia bờ là mấy ruộng muối nhỏ, có vài người đang quay cái guống lấy nước vào, rồi còn có cả một đàn dê nữa….


P1030324800x600.jpg
 
Nhìn xa xa thấy có nhà mà có lẽ nước ngập quá không dám đi tiêp, hai đứa qua lại đường chính đạp xe đi tiếp. Con đường đê này đẹp lắm, nếu bạn có dịp đi xe đạp sẽ cảm nhận được ngay, còn nếu đi xe máy thì chạy vù một phát hết luôn, chẳng kịp thấy cái gì. Ở đây cũng có một kho muối, mấy anh thợ đang hì hục gánh muối về kho…


P1030328800x600.jpg



P1030329800x600.jpg



Muối trên ruộng được gom lại thành từng đống nhỏ, sau đó mọi người dùng cái dụng cụ trong như cái bay múc muối bỏ vào thúng….


P1030333800x600.jpg



P1030334800x600.jpg



Sau đó gánh về kho chứa…


P1030331800x600.jpg



Thấy có người lạ, mấy anh khá vui vẻ, cười đùa chọc ghẹo tụi này. Anh hỏi có muốn thử gánh cho biết không, gánh không khéo cả người cả muối nằm xuống ruộng luôn quá….


P1030335800x600.jpg



P1030337800x600.jpg
 
Ngoài trời dù có mây một chút, nhưng không khí quá là oi ả, mồ hôi cứ thi nhau chảy ra nhễ nhại. Cô bạn mình thì rất hứng thú làm quen với dân địa phương, mấy anh cũng rất nhiệt tình hướng dẫn, giải thích mọi câu hỏi về nghề làm muối cho cô ấy. Họ nói chuyện khá vui vẻ và hào hứng…


IMG_272800x600-1.jpg



Ngồi phía trên bờ đê này, nhìn thấy những bóng người lặng lẽ làm việc trên những ô ruộng muối thấy sao mà người ta chịu thương chịu khó quá trời. Đang miên man suy nghĩ thì tiếng mấy con dê kêu inh ỏi làm mình phải ngước lại coi cái gì, thì ra một cô bé đang lùa chúng về nhà nhưng chúng lại thích đi tạt ngang tạt dọc để ăn mấy bụi cây nằm sát kho muối. Khi được phát mấy cuốn vở và bút, cô bé rất lễ phép cúi đầu thật sâu lễ phép cám ơn. Lâu rồi không được thấy lại những cử chỉ lễ phép như thế đó, học trò nghèo ở quê mà, đứa nào cũng vậy…


P1030342800x600-1.jpg



Hai đứa lại tiếp tục đạp xe, lúc này cũng tới mé kênh bên phía kia rồi, nơi này lâu lâu thấy có mấy tàu chở container chạy qua, người ta đặt mấy cái phao nổi để hướng dẫn tàu thuyền qua lại….


P1030343800x600.jpg



P1030344800x600.jpg



Hai chai nước mang theo uống đã cạn sạch, hình như toàn mình uống, cô bạn hăm hở khám phá ruộng muối và phát quà cho trẻ nên chả thấy hỏi nước luôn. Nhìn thấy một cái quán có mấy cái ghế, có mấy tán dừa khô bao quanh mà không sure là phải quán nước hay không vì không thấy có ai hay trưng bày gì hết. Cũng hơi thấm mệt nên vào ngồi tạm trước tính sau, bạn mình đợt này đi mang có ít hành lý, còn lại mang toàn đồ cho bọn trẻ. Ở công ty cô ấy cũng có đồng nghiệp muốn đi theo để phát quà nhưng mình sợ là không quen di chuyển liên tục, nhất là mấy chuyến đò nên cô ấy hẹn lần sau sẽ đi theo nhưng vẫn cố gắng gửi theo chút quà….


P1030345800x600-1.jpg



Ông bà chủ quán có 2 đứa con gái đang tuổi đến trường. Ai cũng được nhận quà…


P1030346800x600.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,812
Bài viết
1,138,737
Members
192,762
Latest member
duythanh225
Back
Top