What's new

Hai lần hành xác ở mũi Đôi

FBI cảnh báo: bài viết mang nặng tính thành tích, nên cân nhắc trước khi xem ;)

Đó là hai lần tôi đi tới mũi Đôi bằng cách nhảy đá men bờ biển và cũng là hai lần độc hành tới mũi Đôi. Lần thứ nhất vào tháng 3/2014 mất bốn ngày, lần thứ hai vào tháng 4/2017 mất hai ngày.

Để tới mũi Đôi, có nhiều cách đi; bạn có thể chọn cách đi tàu; có thể băng rừng, qua những đồi cát nắng cháy, luồn dưới rừng cây bụi đầy gai góc; hoặc có thể nhảy đá. Tôi thì chẳng chọn gì cả, đơn giản nó đến thì làm thôi (just do it). Con đường tôi đi đã được người trước đó gọi là đường ghềnh, tôi thấy chữ “ghềnh” ở đây có vẻ không đúng lắm nên tạm gọi là nhảy đá; có thể đi theo nhánh phía Bắc hoặc đi theo nhánh phía Nam. Nhánh phía Nam xuất phát từ bãi Na. Nhánh phía Bắc có thể xuất phát nhà chú Ba Thanh, dài hơn thì từ nhà chú Hai Châu, hoặc có thể dài hơn nữa.

Nhóm đầu tiên khai phá theo nhánh phía Bắc là nhóm fatjoe92 (Hoàng Minh Khôi) vào năm 2012, nhóm này đi nhảy đá và về bằng đường rừng. Sau đó, một số nhóm có khai phá theo nhánh phía Nam nhưng thông tin không công khai. Năm 2013, nhóm 7 người có nick facebook là Trung Pham, Chu Du (Nguyễn Tiến Hùng), Tuấn Lê, Rồng Ẩn Mình, Thích Ăn Chay (Tân Thanh Lê), Panda Panda (nữ duy nhất), Đỗ Lạ đã đi trọn hai nhánh trong ba ngày: đi nhánh Nam, về nhánh Bắc. Sự thành công của nhóm này đã khởi nguồn cho phong trào đi mũi Đôi toàn nhảy đá.

Mũi Đôi đến với tôi hoàn toàn tình cờ, khi tranduykts (Trần Duy) tạo topic “Cực Đông nhảy ghềnh, vờn sóng đêm trăng”; trước đó, tôi đã nghe qua về địa danh này nhưng chưa có dịp trải nghiệm. Để luyện tập cho chuyến đi, Trần Duy đã khai phá ra cung leo Bà Đen mà bây giờ gọi là Đá Trắng. Trong chuyến luyện tập này, tôi vừa đi vừa ngủ do tối hôm trước phải làm việc đến gần 2 giờ sáng, sau đó chạy đi đón ôm rồi phi lên Tây Ninh, tới nơi là 5 giờ sáng, chỉ kịp chợp mắt chút. Vừa tự ái do bị Trần Duy nghi ngờ về sức khỏe, vừa để tranh thủ đi sớm để cuối tháng 4 tham gia chuyến leo Fansipan từ Lai Châu (chuyến này cuối cùng tôi không đi được) nên tôi quyết định nhảy đá một mình vào tháng 3/2014.

Tháng 9/2015, nhóm Tran Minh Tuyen (mrlonely909) mất một ngày để nhảy đá từ bãi Na ra mũi Đôi nhưng sau đó không đủ sức phải về bằng đường rừng. Nghe nói đầu năm 2016, nhóm Tran Minh Tuyen đi trọn 2 nhánh trong 15 giờ, xuất phát từ bãi Na, không rõ điểm kết thúc ở nhánh phía Bắc. Tin này đến khiến tim tôi lại rộn ràng, lại muốn thử sức một lần nữa. Nhưng cũng phải hơn một năm, tôi mới có thể thu xếp cho chuyến đi thứ hai này, tháng 4/2017.
 
bác có Thể viết chi tiết hơn và nhìu ảnh chụp hơn, ảnh map nhìu hơn dc ko, em đang dưỡng sức tết này solo. mong được các bác giúp đỡ để có tư liệu đi. em cảm ơn.
 
Hiện tại, theo thông tin mình biết, với việc đi nhảy đá, về nhảy đá thì chưa có nhóm nào Sáng ra, Chiều về. Nhóm Tran Minh Tuyen đi 15 giờ cũng là đến bãi Na từ chiều tối hôm trước rồi hôm sau dậy đi từ sớm.

Bạn ơi, nhóm mình 02 người không dẫn đường sáng 06h xuất phát và tối 6h có mặt tại đường quốc lộ. Nhưng mình không khuyến khích đi kiểu này vì hôm sau sẽ bị tê liệt :)).
 
Bạn ơi, nhóm mình 02 người không dẫn đường sáng 06h xuất phát và tối 6h có mặt tại đường quốc lộ. Nhưng mình không khuyến khích đi kiểu này vì hôm sau sẽ bị tê liệt :)).

Bạn đi về bằng thuyền mà, đâu có nhảy đá.
 
Gió hiu hiu mát rượi khiến cho buổi nghỉ trưa của tôi kéo dài, thu dọn hành lý xong cũng gần 2 giờ chiều. Tôi đi lại loanh quanh khu vực đó một hồi thì phát hiện một lối vào rừng. Rừng cây bụi nhưng khá rậm rạp; tôi quyết định chỉ cầm rựa theo rồi bỏ ba lô ở cửa vào, không quên ghi lại tọa độ của điểm hạ ba lô. Trong rừng, có một con đường mòn nhưng đi một chút thì mất dấu, có vẻ như đã lâu lắm không có người qua lại. Tôi bám theo các khối đá để đi, quanh các khối đá, cây cối có thưa thớt hơn chút. Thỉnh thoảng, tôi lại phải dùng rựa phát quang những gai góc, cành cây để lấy lối đi. Loanh quanh một hồi nữa, tôi lên được một khối đá cao. Từ đây nhìn xuống, có thể trông thấy khu vực nút thắt bên phía dưới; phía xa xa là Hòn Đôi.

attachment.php


Zoom gần hơn khu vực nút thắt.

attachment.php


Từ khối đá này, không còn đường đi tiếp, tôi buộc phải quay lại tìm đường khác. Sau khi chui qua khe trống giữa hai khối đá lớn đứng chơ vơ, tôi tìm đường đường đi bằng cách nhảy giữa các tảng đá. Lại tắc rồi; khi đứng trên đá, tôi không thấy gì, chỉ một màu xanh của lá cây. Lùm cây phía trước có dấu hiệu của lối đi vì lá cây không dày đặc, tôi đánh liều trèo xuống, chênh lệch độ cao giữa mặt đá và mặt đất cũng kha khá. Qua đến đây thì có thấy có đường thoát rồi, tôi quay lại thôi.

Quay lại tìm ba lô cũng là một vấn đề nan giải. Lối đi đầy gai góc, đường không rõ ràng, các đường được ghi trên máy định vị thì di dít đan xen nhau. Trước đó, tôi đã cài đặt máy định vị ghi tracklog theo cả quãng đường và thời gian (3 phút lại ghi một lần); mà máy định vị nào thì cũng có sai số, với cùng một điểm, qua hai lần định vị thì sẽ cho hai tọa độ khác nhau (chênh vài mét). Vì vậy, chỗ nào mà đường đi khó hoặc ngồi nghỉ mà không tắt máy định vị thì y như rằng, chỗ đó, tracklog thành đống bùi nhùi. Mất kha khá thời gian mới quay lại được chỗ để ba lô.

Để đi đúng con đường đã tìm được lại cũng nan giải chả kém, cũng bởi lý do như trên. Rút cục, để vượt qua nút thắt này, tôi mất gần 2 giờ đồng hồ. Khi rời khỏi những lùm cây bụi ở phía bên kia, tôi bắt gặp một chú sóc trên nền đất đang lom khom làm gì đó. Chưa kịp rút máy chụp, chú ta đã chạy biến. Còn đây là hình ảnh phía bên kia của nút thắt.

attachment.php


Qua được nút thắt quả là đáng mừng, nhưng quãng đường phía trước còn dài, tôi không dám nghỉ ngơi quá lâu. Lại một tảng đá khác trông như chú cá hề trên đường đi của tôi.

attachment.php


Ở mũi đất nhô ra ngoài biển, có một vùng trũng có thể đi được. Với dự định nhảy đá ban đầu, tôi không muốn đi vào vùng trũng đó nên đã tiếp tục nhảy lên các tảng đá cao ngất. Thế nhưng, loanh quanh một hồi cũng không thể vượt qua mà trời đã về chiều, tôi quyết định dời xuống các tảng đá thấp hơn rồi dựng lều. Lúc đó khoảng 5 giờ 30 phút chiều ngày thứ 3 của chuyến đi đầu.

attachment.php


Trong hình trên, đường đỏ là tracklog của chuyến đi đầu, đường xanh là của chuyến đi sau.
 
bác có Thể viết chi tiết hơn và nhìu ảnh chụp hơn, ảnh map nhìu hơn dc ko, em đang dưỡng sức tết này solo. mong được các bác giúp đỡ để có tư liệu đi. em cảm ơn.

Mình không biết bạn định đi con đường nào và bạn cần thông tin gì nên không thể giúp nhiều được. Ảnh thì có nhiêu thôi; nói thật, đi nhảy đá kiểu này thì chả có dư thời gian và sức lực để chụp nhiều được.

Để có cái nhìn tổng quan, bạn có thể coi blog của Trần Minh Tuyên (thành viên nhóm nhảy đá 15 giờ) nhé:

https://tranminhtuyen.wordpress.com/2016/04/19/tong-hop-cac-cung-duong-o-cuc-dong-mui-doi/
 
Mình không biết bạn định đi con đường nào và bạn cần thông tin gì nên không thể giúp nhiều được. Ảnh thì có nhiêu thôi; nói thật, đi nhảy đá kiểu này thì chả có dư thời gian và sức lực để chụp nhiều được.

Để có cái nhìn tổng quan, bạn có thể coi blog của Trần Minh Tuyên (thành viên nhóm nhảy đá 15 giờ) nhé:

https://tranminhtuyen.wordpress.com/2016/04/19/tong-hop-cac-cung-duong-o-cuc-dong-mui-doi/

Dạ em đi và về theo cái đường màu xanh dương đó bác. Mong bác giúp đỡ

 
Dạ em đi và về theo cái đường màu xanh dương đó bác. Mong bác giúp đỡ


Đường đó (gọi là đường rừng) vốn là đường đi của hầu hết các nhóm, nhưng mình lại chưa đi bao giờ. Vì vậy, bạn có thể hỏi bất cứ ai đã đi mũi Đôi, trừ mình :D

Hoặc bạn có thể cầm theo smartphone hay máy tính bảng, bật định vị lên và đi. Đường mòn đó hiện rõ trên Google Maps.
 
Đêm đó thật là yên tĩnh, không còn sợ tiếng động cơ làm phiền nữa vì vị trí cắm trại nằm tương đối khuất. Buổi tối hôm đó, kiểm tra lại quãng đường còn phải vượt qua thấy còn khá dài nên tôi quyết định sẽ dậy và đi sớm vào ngày hôm sau. Sáng hôm sau, tôi trở dậy từ 4 giờ sáng. Sau khi xong mọi thủ tục thì cũng quá 4 giờ 30, tôi lên đường. Con trăng còn chênh chếch trước mặt, không đủ ánh sáng soi rọi cho những bước chân nặng nhọc; tôi bật đèn pin đội đầu lên. Còn sớm quá, cơ thể chưa kịp quen với vận động mạnh, cộng với ánh sáng yếu ớt, tôi bước đi mà cứ biêng biêng.

Hừng đông, quả cầu lửa đỏ ối nhô lên khỏi mặt biển, một ngày mới lại bắt đầu. Tôi ngồi nghỉ, tranh thủ nhá một chút lương khô; lúc sáng trở dậy, bụng rỗng nhưng không muốn ăn.

attachment.php


Khoảng 9 giờ sáng, tôi tới một dải cát hẹp ven biển. Theo quán tính, tôi lại ngó nghiêng xung quanh, lần này không phải do thiếu nước mà là do tò mò. Trong những hốc đá nước biển còn giữ lại, những chú cá nhỏ xíu đang tăng tăng bơi lội. Dọc theo thân mình mấy chú có sọc chạy dài, hệt như loài cá ngựa vằn người ta nuôi làm cảnh.

attachment.php


Một chai có chứa nước bị vùi gần hết dưới cát; thấy có nước, tôi liền moi lên. Trong chai đầy nước có thể uống được; tôi bỏ vào ba lô phòng thân sau khi đã rửa sạch cát bên ngoài.

attachment.php


Một vỏ chai nước chanh muối Icy của Vinamilk có lẽ do sóng biển đánh vào, bị mắc lại trên bờ cát; trong chai, vẫn còn sót một chút nước. Ngửi thấy không vấn đề gì, tôi uống ngon lành phần nước sót lại đó. Hương vị quả là không tệ.

attachment.php


Ở nơi khô cằn này, không có nhiều loài thực vật có thể sống được; lác đác đây đó, vài bụi cây dứa dại vẫn vươn mình với những khóm lá răng cưa đầy sức sống.

attachment.php


Sóng đánh vào bờ đủ thể loại rác thải của con người, từ vỏ chai, lưới đánh cá, phao xốp đến cả một cái tủ đông với kích thước lớn nữa. Cái tủ đông nằm lại trên những tảng đá lớn, trong đầy nước, và co ro một chú chuột nhắt. Chú ta sơ sẩy chui vào và bị mắc kẹt ở đây. Nếu cứ thế này, chú ta sẽ đầu hàng số phận với tiếng kêu gào của dạ dày dưới ánh nắng như thiêu như đốt thế này. Thôi thì giải cứu cho chú ta vậy, tôi đặt vào đó một tấm ván gỗ, có lẽ là cái thành giường; chú ta phóng lên và chạy biến.

attachment.php


attachment.php


Cũng trên hành trình này, gần trưa, tôi bắt gặp một chú kỳ đà khá lớn, chiều dài cả đuôi khoảng 70 – 80 cm. Chú ta đang nằm phơi nắng hay làm gì đó mà chăm chú nhìn vào một hốc đá. Nhẹ nhàng tiến lại gần, tôi mở bao đeo máy ảnh, định sẽ có một tấm hình để đời. Thật không may, nghe tiếng lách tách, chú ta quay lại, ngó thấy tôi liền chạy biến vào trong hốc đá.
 
Gần trưa, tôi tới được mũi Đá Chôn, là nơi có trạm gác yến sào.

attachment.php


Từ xa, ba khối đá khổng lồ ngạo nghễ chồng lên nhau, nổi bật trên nền trời trong xanh; bàn tay sắp xếp của thiên nhiên thật kỳ ảo. Nếu hình ảnh này có liên quan đến cái “mũi Đá Chôn” thì có lẽ cái tên đó phải là “mũi Đá Chồng” mới đúng.

attachment.php


Zoom lại gần một chút.

attachment.php


Thêm vài bước nữa thì thấy thấp thoáng lá cờ bay phấp phới theo từng làn gió biển. Gần hơn là một căn chòi cũ dựng trên các thân tre đã mục nát. Hình dạng căn chòi dễ làm ta liên tưởng đến cái cầu tiêu; nhưng giữa đất trời mênh mông này, họ làm cầu tiêu làm gì, lấy chất thải để trồng cây chăng ? Dù gì, giữa trưa nắng gắt thế này, tôi cũng không muốn đến tận nơi để tìm hiểu cụ thể, quỹ thời gian còn lại rất hạn hẹp. Trong lần thứ hai, quay trở lại chỗ này, căn chòi rách nát này đã không còn.

attachment.php


Lặng lẽ tiến về phía trạm gác yến sào trên con đường trống trải dưới cái nắng gay gắt buổi trưa. Trạm gác có hai người, một người đã trông thấy tôi nên la lớn: “Ai đó ?”. “Em đi mũi Đôi về. Anh cho em đi qua nhờ một chút !”, tôi trả lời. Tiến lại gần hơn, tôi hỏi đường đi tiếp và được chỉ dẫn tận tình. Đi được một chút thì đã 12h giờ 30 phút, tôi nép vào bóng râm của khối đá lớn để nghỉ ăn trưa. Cũng chả ăn được nhiều, lại lên đường.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,751
Bài viết
1,136,920
Members
192,581
Latest member
oldgmailacc7
Back
Top